Hôm nay,  

Món Quà Xuân Năm Nay

05/12/201400:00:00(Xem: 11486)

Tác giả: Gió Đồng Nội
Bài số 4402-14-29802vb6120514

Bạn đã trích ngừa Tdap chưa, trước khi gặp con cháu sơ sinh? Mời đọc bài mới của Gió Đồng Nội, một tác giả đã góp nhiều bài đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ năm đầu tiên. Bà là một chuyên gia từng có 30 năm làm việc tại Trung Tâm Không Gian Kennedy ở Merrit Island, Florida, cùng thời với chương trình phi thuyền coi thoi, 1981-2011. Tháng 7, 2011 bà viết "Những Chuyến Bay Cuối", bài in kèm với hình tác giả chụp khi làm việc trên một trạm không gian quốc tế hiện đã ở ngoài trái đất.

* * *

Mở mắt ra, tôi nằm im lắng nghe cảm giác trong cơ thể. Quay người sang bên trái, nằm đè lên cánh tay chỉ thấy hơi tê tê. Không đau. Không nhức đầu, không chóng mặt, ói mửa. Cũng không cảm thấy mệt mỏi. Êm ru. Không có gì lạ. Thế là mình có thể bắt đầu một ngày như mọi ngày.

Chuyện chi mà quan trọng vậy?

Có gì đâu. Hôm qua tôi đi chích ngừa.

Hằng bao năm nay, trừ trường hợp bị bắt buộc, tôi cố gắng không cho bất kỳ thứ thuốc nào vào trong người mình. Không trong uống, ngoài thoa. Chút đỉnh bôi ngoài da (chống ngứa) không đáng kể. Tôi ăn nhiều loại trái cây để thay thuốc bổ cần uống. Mục tiêm, chích xem như ít xảy ra. Số là từ hồi còn đi làm, có một năm tôi "nghe lời đường mật" của công ty, khuyến khích nhân viên đi chích ngừa cúm (Flu) được tặng (không mất tiền) cho một mũi. Chưa thấy con vi trùng ở ngoài xâm nhập đã biết "đau khổ" vì chất thuốc chủng ngừa này. Đau từ trong đau ra, mình mẩy ê ẩm như vừa bị ai dần cho một trận đòn nhừ tử. Nhức từ ngoài nhức vào. Nước mắt, nước mũi xụt xùi. Mỗi cơn hắt hơi kéo theo "nỗi đau trong tim" (lồng ngực). Nằm nhà nguyên 1 tuần lễ. Thế là từ đó trở đi, tôi "tẩy chay" mục chích ngừa, mà theo thuyết "mặc kệ nó". Mãi đến bây giờ, chỉ vì món quà sắp được nhận mà chúng tôi, cả vợ lẫn chồng sốt sắng làm cái việc từ lâu mình đã bỏ. Món quà của Thượng Đế ban tặng. Đứa cháu nội gái đầu tiên. Nhà tôi lâu nay dương thịnh, âm suy. Ba đứa con trai, thêm hai cháu nội trai.

Chúng tôi đang chờ đón cô công chúa sắp ra đời vào đầu Xuân. Nói theo kiểu người Việt mình thì mùa Xuân sắp đến có nghĩa là một năm mới sắp bắt đầu. Trong khi cuốn lịch treo tường theo Dương Lịch ngày tháng ghi rằng vẫn còn đang Đông. Đất trời vẫn còn lạnh lắm. Nhiều nơi ở miền Bắc tuyết vẫn rơi, một màu trắng ngắt phủ kín không gian. Nếu dùng chim sắt có trở ngại bị đóng băng, đá thì thay đổi phương tiện bằng ngựa sắt cũng không sao. Từ từ rồi ta cũng đến nơi mình muốn. Chúng tôi sẽ đi thăm con, cháu. Tôi đã tính toán, chuẩn bị đâu vào đấy cả rồi thì con trai gọi về hỏi Bố Mẹ đã chích ngừa flu và Tdap chưa? Flu thì không có gì phải bàn. Còn Tdap?

Chắc chắn là chưa vì mình có nghe cái tên này bao giờ đâu. Tdap là cái gì vậy nhỉ, tại sao Bố Mẹ phải chích ngừa? Con nói vắn tắt: Bố mẹ sắp đi thăm "Bún Bò" (tên ông Nội đặt cho đứa cháu gái tương lai sắp chào đời) nên phải làm. Gọi cho văn phòng bác sĩ gia đình thì được trả lời: chích Flu thì ở đâu cũng có. Tdap thì không. Phải đến nơi đặc biệt của chính phủ: Department Of Health mới có "món" này.

Tdap là chữ viết tắt của: Tetanus Diphtheria Acellular Pertussis. Phần đầu nghe quá quen thuộc. Tê-ta-nốt hay Phong đòn gánh thì người Việt Nam ai cũng rành. Chích ngừa ngay từ lúc còn nhỏ xíu, để lỡ có dẫm đinh rỉ sét không sợ bị uốn ván (người cong như quang gánh nặng hai đầu) hay cứng quai hàm (lockjaw) mà chết. Con vi khuẩn này không truyền từ người sang người, nó đến từ đất, bụi, phân thú vật và cả đinh rỉ sét, len lỏi qua những vết cắt, vết thương trên cơ thể mà đem bệnh cho người.

Phần thứ hai, Diphteria. Vi khuẩn gây ra Diphteria làm sưng phía sau cuống họng của người bệnh khiến khó nuốt và khó thở. Nó còn xâm nhập tim, thận và hệ thống thần kinh. Con vi khuẩn này "ưa thích" trẻ em và người lớn tuổi. Trong số bệnh nhân dưới 5 tuổi và trên 40 tuổi mắc bệnh thì cứ mỗi năm người có một người chết vì ngộp thở (suffocation), tim ngừng đập (heart failure) hay tê liệt (paralysis). Tỷ lệ chết quá cao, thật dễ sợ. Đã vậy nó còn dễ lây, lan sang người khác khi người bệnh hắt hơi hay sổ mũi.

Sau cùng là Pertussis. Nghe cái tên thấy có vẻ như có bà con, họ hàng gần, xa, chi đó với con vi trùng ho lao quá. Cùng giòng HO (không phải Hát Ô đâu nhé). Một loại bệnh chỉ có nơi con người. Vướng phải con vi khuẩn mang đàm vào phổi này, bệnh nhân sẽ bị nghẹt ống khí quản (windpipe), đau ba sườn khi ho. Hơi thở đi vào khí quản hẹp tạo ra tiếng kêu oo..p nghe như ooping nên còn có tên là Whooping cough. Người bị bệnh sẽ khó ăn uống, khó thở và không dễ dàng dứt bỏ những cơn ho quặn, thắt người thường kéo dài vài tuần lễ. Ho đỏ mặt, tía tai. Ho không kịp thở. Ho dài, lâu. Có trường hợp lâu đến 100 ngày nên Pertussis còn được gọi là Ho ba tháng mười ngày (100-day cough). Không biết bên Tầu ngày xưa Đắc Kỷ ho gà có phải là bệnh này không?


Phần lớn vi khuẩn gây bệnh truyền từ trẻ em sang người lớn. Ngược lại, Pertussis truyền từ người lớn sang trẻ em, nhất là những người hay gần gũi con trẻ. Tội nghiệp em bé mới sinh ra đời; hệ thống miễn nhiễm chưa phát triển nên rất dễ bị người lớn lây sang làm em khó thở, động kinh hay hư hại não bộ, hiếm trường hợp bị chết. Thống kê của bộ Y Tế Hoa Kỳ cho biết mỗi năm có từ 800 ngàn đến 3.3 triệu người bị Pertussis.

Tóm lại, Tdap gồm 3 thứ: Tetanus, Diphtheria và Pertussis. Thứ nào cũng nguy hiểm. Chả thế mà Bộ y tế Hoa Kỳ khuyên dân chúng mỗi 10 năm nên chích ngừa một lần Tdap. Phần tôi, cả 60 năm nay, Tetanus mới chích có 1 lần, hai thứ kia chưa hề nghe tên, dịp này chích lại tất cả là hợp lý quá xá. Cơ hội 10 năm nữa e hơi...khó để có.

Tôi đã có hai cháu nội trai, đứa lớn 7 tuổi, đứa nhỏ 1 tuổi rưỡi, mãi đến nay mới nghe nói đến chích ngừa Tdap. Thật ngạc nhiên vì đây là điều quan trọng mà những gia đình sắp có con lần đầu tiên cần biết mà sao không được phổ biến?

Gần 40 năm trước, khi có bầu con đầu lòng, bác sĩ (ở miền Đông Bắc) cũng đâu có dặn chích ngừa thứ gì. Hay hồi đó các loại bệnh này không xuất hiện nhiều như bây giờ? Tôi chợt nhớ đến đứa cháu, con ông anh. Cách đây hơn 30 năm, Cháu mất khi mới được hơn 4 tháng tuổi tại nhà người giữ trẻ. Khám nghiệm tử thi ghi lý do: chết bất thình lình (Sudden Death) khi đang ngủ. Không biết có liên hệ gì đến Tdap không? Nỗi đau đã nguôi nhưng thắc mắc vẫn nằm yên trong tâm khảm, vì không ai muốn động đến chuyện buồn đã qua.

Thôi thì để yên bụng mọi người, chích ngừa cho vui vẻ cả làng. Thương con, thương cháu thì việc chích ngừa là chuyện nhỏ. Nói thế chứ khi đi chích ngừa, ông nội cứ lẩm bẩm: Chỉ có con bé cháu nội bắt tội được ông thôi (làm biếng). Tôi dặn người y tá dán miếng băng keo (band aid) có hình hoa lá cành và cho cái kẹo mút (lollipop) để chọc quê ông vì trước khi chích ngừa, đọc chỉ dẫn cứ sợ thuốc có phản ứng phụ. Rốt cuộc chỉ như con kiến đốt chút xíu.

Cô y tá bảo đem tờ chứng nhận đã chích theo, đưa cao qua khung kính cửa sổ làm bằng thì con trai mới mở cửa chính cho vào (nói nghe dễ xa nhau quá). Nói nào ngay, Bố Mẹ bé cũng đã chích ngừa nói chi đến ông, bà, nội, ngoại. Tuy là của chính phủ, Department Of Health này chích lấy tiền túi của mình. Đưa thẻ bảo hiểm sức khoẻ họ "làm lơ" (không nhận). Chích Flu mất 25 đô la (uổng thiệt, biết vậy làm liền trong hôm dự tiệc Lễ Tạ Ơn ở hội Cao Niên có các dược sĩ của Wallgreen chích free thì khoẻ rồi), thuốc Tdap là 56 đồng. Cộng thêm tiền công $12.48 nữa thành gần 94 đô cho một người. Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn. Không ngừa lỡ mang bệnh thì tiền mua thuốc, viếng bác sĩ, có khi là bệnh viện thì sẽ tốn nhiều lần hơn. Tôi tự bảo mình thế. Vả lại, người xưa vẫn bảo phòng bệnh hơn chữa bệnh mà. (Biết vậy mà đâu có làm vậy. Cái tật "chưa thấy quan tài chưa đổ lệ" của tôi chưa bỏ được).

Biết thêm một tí mới hiểu ra tại sao nhiều người Mỹ không muốn thấy người lạ mặt đụng chạm (nắm tay, chân hay hôn) vào con của họ. Ai biết ai bịnh hoạn, đau yếu thế nào. Lỡ lây cho em bé thì khổ cha mẹ chúng. Chẳng lẽ lại hỏi người muốn nựng em bé là đã chích ngừa thứ này, thứ nọ chưa thì kỳ cục quá. Người Việt mình vốn dễ dãi, cứ nghĩ có thương người ta mới muốn bồng, muốn nựng em bé. Mấy ai để ý đến vấn đề sức khỏe. Không biết thì đâu có sợ. Bệnh thì cả ngàn thứ, biết thứ nào mà chích ngừa?. Riêng tôi, tự dặn lòng nên cẩn thận cho người khác được chừng nào, quý chừng đó. Con ai người ấy ôm, cháu mình, mình ẵm là tốt nhất.

Từ lúc chuẩn bị "nhận quà", Bố đã đi lựa từng thanh gỗ, mua ở tận xưởng cây về đẽo, gọt, cưa, cắt rồi tự tay đóng chiếc nôi đu (cradle) cho con. Bà nội thức khuya may các tấm chăn đủ màu, đủ kiểu, đủ cỡ cho cháu đắp. Cắt, ráp từng miếng vải, rồi may, thêu tên, nhồi bông gòn vào con thú để cháu ôm. Mọi người cùng hoan hỉ, hào hứng chờ đón. Món quà càng quý càng phải được trân trọng. Để giữ gìn "món quà Xuân" đặc biệt này cho thêm tốt, thêm đẹp thì chuyện gì ông, bà, cha, mẹ chẳng làm.

Tạ ơn Trời đã cho bé Bún Bò sự sống, làm một thành viên trong đại gia đình chúng tôi. Bé chính là nguồn vui, là món quà đặc biệt của chúng tôi có trong mùa Xuân năm nay. Xin chia sẻ niềm vui này và kính chúc bạn đọc Việt Báo an khang, thịnh vượng trong năm mới.

Gió Đồng Nội

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,294,753
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến