Hôm nay,  

Vợ Chồng Người Hàng Xóm

19/11/201400:00:00(Xem: 17974)

Tác giả: Nguyễn Hữu Thời
Bài số 4389-14-29789vb4111914

Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ, nhận giải danh dự từ năm 2000, và liên tục góp nhiều bài viết giá trị, để hỗ trợ và cổ võ việc Viết Về Nước Mỹ. Trước năm 1975, ông là nhà giáo, quân nhân QLVNCH, khóa 18 Thủ Đức. Định cư tại Mỹ, sau nhiều năm làm việc cho Sypris Data System Los Angeles, ông hưu trí cuối 2009. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.

* * *

Tôi còn nhớ hồi năm 2008, tôi có viết bài "Những Người Hàng Xóm Mỹ Của Tôi", và được Việt báo phổ biến trong chuyện VVNM. Trong truyện, tôi đặc biệt kể cạnh sát nhà tôi, bên phía tay phải là nhà vợ chồng anh chị Lopez, khi anh chị mới dọn đến đây là vợ chồng tơ. Giờ thì đã có hai con, và đã ở đây hơn tám năm.. Năm vừa rồi, chị Lopez có bầu thêm đứa con thứ ba, căn nhà ba phòng không đủ cho lũ trẻ, nên họ quyết định bán để dọn đi Texas.

Trước khi dọn đi, anh Lopez qua nhà tôi từ giã. Trong câu chuyện, anh nói hồi mua căn nhà nầy tám năm trước; giá bốn trăm tám mươi ngàn đô-la, nay bán lại được sáu trăm rưởi. Với số tiền nầy, qua Texas, anh sẽ mua căn nhà năm phòng ngủ, đất vườn rộng rãi, thênh thang, tha hồ trồng cây ăn trái, làm sân bóng chuyền, và xây dựng một công viên nho nhỏ cho lũ con anh chơi, khỏi đến công viên công cọng.

Tôi thật thà hỏi:

- Bộ anh ẵm trọn số tiến sáu trăm rưởi, không thuế má gì sao?. Không trừ tiền trả cho dịch vụ buôn bán nhà cửa. Không trả tiền còn nợ nhà băng sao? "

Anh cười toe toét, và trả lời:

- Dù có phải trả thuế, trả cho các dịch vụ bán nhà, broker, sale man, tiền còn nợ nhà băng, tôi cũng lời một số tiền đáng kể. Tha hồ mua cái nhà lớn không cần "đao" trả góp mỗi tháng đâu. Nhà ở Texas rẻ lắm. Chỉ có bảy, tám chục hay trăm ngàn, you có thể mua cái nhà ba phòng trả hết một lần luôn. Khỏi mượn nợ nhà băng. Tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu kỹ rồi. Tôi cũng được biết Thống Đốc Texas thường có những chương trình khuyến khích dân các nơi ở các tiểu bang khác dọn về định cư ở tiểu bang của ông."

Anh còn bồi thêm:

- Nhà ở Cali mắc quá, mỗi năm giá mỗi khác, thuế đất lại cao, bảo hiểm nhà đủ thứ: lụt, lửa, động đất, v.v... Hiện nay, ngân quỹ tiểu bang California thiếu hụt trầm trọng, cắt giảm mọi thứ, ta đi mua hàng thấy "sale tax" tăng, tiền phạt lái xe không đúng luật cũng tăng, chỉ có lương vợ chồng tôi là không tăng thôi. Thêm nữa, mỗi ngày đi làm bị kẹt xe dài dài, lại thấp thỏm lo nạn động đất, cháy rừng, đất chùi, chạy trước còn hơn. Chưa kể đám băng đảng quậy phá nữa đó.

Tôi tò mò hỏi:

- Anh đã có việc làm chắc chắn ở Texas chưa mà đùng đùng bán nhà dời đi như vậy.

- Tôi đã có "job offer" rồi. Tháng sau bắt đầu làm việc ở Houston đây. Mỗi năm, lương trội hơn gần tám ngàn đô-la."

- Chúc mừng anh.

Từ khi anh Lopez bán nhà dọn đi, trụ cây treo bảng bán nhà nhổ bỏ, sân trước, vườn sau cỏ khô cháy vàng, cành hoa ủ rũ, phân chó, phân chồn phóng uế rải rác trưóc sân, sau vườn, và cả trên vĩa hè nữa. Căn nhà hoang vắng. Ban đêm, đèn đóm tối om. Tối tối, tôi đi bơi về thấy ơn ớn, rảo bước đi mau, mở cửa vào nhà cho lẹ. Sáng nay, tôi ra sân cắt tỉa mấy nhánh hoa hồng; trước khi lái xe đến nhà cháu gái út giúp vợ chồng cháu làm "Baby Sitter". Bà giữ trẻ thường ngày đi nghỉ vacation một tuần. Tôi vừa định quay vào nhà thì nghe tiếng gọi bằng Anh ngữ giọng đàn bà; từ căn nhà của anh chi Lopez vừa mới bán:

- Xin chào ông, xin ông vui lòng dừng lại chốc lác. Tôi xin báo ông rõ, chúng tôi vừa mới mua căn nhà nầy, và sắp dọn đến đây."

Tôi ngoảnh mặt nhìn; mới biết là đôi vợ chồng trẻ người Á Châu. Ban đầu, tôi tưởng là người đồng hương mình, trong lòng mừng thầm, hy vọng có người cùng xứ sở là hàng xóm ở gần, còn gì thích thú hơn nữa; khi rảnh rỗi gặp nhau kể chuyện quê nhà, nên vui vẻ, không kịp suy nghĩ gì, đáp bằng tiếng Việt:

- Chào Cô Câu. Cô Cậu mới mua căn nhà nầy hả? Chừng nào dọn đến?

Vợ nhìn chồng, chồng nhìn vợ, rồi cùng lúc quay qua nhìn tôi một cách lạ lùng, ngạc nhiên, trông ngơ ngác, tỏ vẻ không hiểu gì những lời tôi vừa nói. Trong bụng tôi liền nghĩ chắc là họ sinh đẻ ở đây, không đi học tiếng Việt, không biết nói, nghe tiếng Việt nên không hiểu, tôi vừa nói chứ gì! Dáng dấp tôi giống Mễ, bụng to, tóc để dài nhiều tháng không cắt, râu ria xồm xàm (shaggy), sợi trắng, sợi đen xen lẫn. không cắt xén gọn gàng như khi còn đi làm, miệng lại phì phà điếu xì-gà Cuba, lại thêm đội cái mũ rộng vành kiểu Mễ. Có lẽ, họ lầm tôi là người Mễ nên xài tiếng Anh với tôi chăng. Tôi thấy mình quê quá! Thấy mình chưng hửng vô cùng! Lẩm cẩm, lúng túng! Ngượng ngùng! Họ xài tiếng Anh, mình chưa biết ất giáp gì đã phản ứng ra tràng tiếng Việt. Tôi thật ngỡ ngàng, chưa biết nói gì, bỗng người vợ lên tiếng:

- Xin lỗi ông, chúng tôi không rõ ông vừa nói những gì. Chúng tôi là người Trung Hoa.

Tôi hơi thất vọng vì người hàng xóm mới không phải là người Việt mình. Nhưng tôi mau mắn đáp bằng Anh ngữ:

- Chúc Mừng ông bà mới mua nhà ở đây. Chừng nào ông bà dọn đến?

- Chúng tôi cần phải sửa chữa trước đã.

Qua câu chuyện, tôi mới rõ người chồng là Tàu đại lục ở Bắc kinh, vợ là người Mỹ gốc Đài Loan. Chồng đến Mỹ du học chương trình MBA (Master of Business Administration). Cả hai cùng học ở trường đại học USC, Los Angeles. Hôm nay, họ chưa dọn đến, họ chỉ đến xem xét những gì cần sửa chửa trườc khi dọn vào. Người chồng liền giới thiệu tên mình, và đưa tay ra bắt:

- Tôi là Oscar Wang, vợ tôi đây là Jenny.

- Tôi tên là Toy s.

Người vợ vừa hỏi, vừa chỉ tay vào nhà tôi:

- Ông ở căn nhà nầy đã bao lâu rồi?

- Tính đến năm nay, tôi đã ở căn nhà nầy đúng ba mươi bảy năm.

- Hèn chi thấy vườn nhà ông cây cối rậm rạp, bóng mát tỏa ra khắp nơi. Cắt tỉa gọn gàng sạch sẽ. Bông hoa nở rộ đẹp quá." Và cô ta tiếp:

- Ông có thể vui lòng cho tôi qua câu một ít nước để tẩy đi những vết phân chó còn lại trên hè. Điện, nước, ga, chủ cũ họ đã cắt hết rồi. Vài ngày nữa, chúng tôi mới xin mở lại.

Tôi liền chỉ tay về phía vòi nước:

- Vòi nước đàng kia. Ông bà cứ tự nhiên."

Sáng hôm sau, tôi thấy nhiều thầy thợ đến sửa chửa căn nhà. Và nửa tháng sau, họ dọn đến. Điều đặc biệt, họ đem theo tới ba con chó, con nào cũng to bằng con cọp đi nghêng ngang qua lại sau vườn. Trước cổng gắn bảng " Coi Chừng Chó."

Hơn tháng sau, tôi đang ngồi nơi phòng khách, chăm chú đọc tờ Việt Báo, mục" Bé Viết Văn Việt", bỗng nghe tiếng gõ cửa, nhìn ra mời biết là cô Jenny, người hàng xóm mới, tay cầm cái thiệp qua mời tôi ăn tân gia vào thứ Bảy cuối tuần nầy. Người Trung Hoa khi họ mới mở nhà hàng, cửa tiệm, chợ, mới mua nhà, thường tổ chức ăn tân gia thật lớn. Hai vợ chồng trẻ nầy tổ chức tân gia không khác gì những ông chủ chợ, chủ tiệm ăn khi mới mở tiệm, mở chợ, họ thường treo trước nhà hàng, chợ, nhà mới chữ "Grand Opening", và mời bạn bè đến chúc mừng, tiệc tùng, ăn uống linh đình. Vợ chồng Oscar không khỏi có thông lệ đó.

Hôm ăn mừng tân gia, khách Mỹ, khách Tàu, Ấn, Mễ v...v... đến dự thật đông. Nhạc Mỹ, nhạc Tàu, nhạc Mễ mở xập xình cả chiều thứ Bảy mãi tới mười giờ đêm. Tiếng Anh, tiếng Tàu rôm rả suốt buổi. Người hàng xóm tôi mới quen mà cách đối xử với tôi như bạn thân lâu năm. Oscar và Jenny áp dụng đúng câu mà ông bà ta thường nói: "Bán bà con xa, mua láng diềng gần". Hôm tháng trước, lúc tôi đi tập thể dục về, cô Jenny chận tôi ngay trước ngỏ nói nhanh:

- Ông chờ tôi một chốc, rồi lẹ làng chạy ngay vào nhà đem ra hai trái xoài lớn, và một bịch trái vải tươi, nói rằng mẹ cô từ Đài loan mới gởi sang, và muốn chia bớt cho tôi một ít.

Bẵng đi gần hai tháng, tuy là hàng xóm cạnh nhà, tôi không có dịp gặp họ thường; vì giờ giấc sinh hoạt mỗi nhà khác nhau; thì mới hôm qua đây, Oscar thấy tôi vừa đi chợ về, bước đến chào, tay cầm hai cái khẩu hiệu trên ghi hàng chữ viết bằng Anh ngữ, màu đỏ: "Dont buy products made in China. Dont eat food from China", và xin phép được gắn vào cảng xe tôi. Tôi vui vẻ để Oscar gắn vào, và trong bụng nghĩ rằng, anh sinh viên Tàu đại lục du học nầy quảng bá chống mua hàng Tàu, ăn thực phẩm Tàu, chắc là con cháu hoặc anh em gì với những sinh viên Tàu biểu tình chống Tàu cộng ở quảng trường Thiên An Môn năm 1989 đây, và bị lính Tàu đem xe tăng đến đàn áp, giải tán, giết chết và gây thương tích gần ngàn người. Đến hôm nay, thế giới vẫn còn lên án. Tôi nghĩ chắc anh nầy khi học xong không dám trở về Tàu đâu. Tôi liền hỏi để hiểu rõ anh hơn:

- Học xong anh trở về Tàu làm việc?

Nét mặt anh cương lên, trông rất tự tin, trả lời:

- Vợ tôi người Mỹ gốc Đài loan, chắc chắn là tôi ở lại đây rồi.

Tôi nghĩ thầm trong bụng: "Thì ra là vậy. Anh nầy khôn thật. Nếu về Tàu, Tập Cận Bình chụp anh cho vào tù đấy."

Những năm tháng gần đây, chúng ta đọc trên các báo Việt Mỹ, nghe thấy trên truyền thanh, truyền hình, thức ăn, đồ dùng sản xuất bên Tàu nhập cảng qua Mỹ, và các nước trên thế giới có chứa nhiều hóa chất độc hại cho sức khoẻ người dùng, kể cả sửa cho các cháu bé. Chủ nhân sản xuầt không quan tâm đến sức khỏe của người tiêu thụ. Miễn là họ thu nhiều lợi nhuận. Thịt chà bông họ dùng thịt heo chết, heo binh, gà quay, thịt vịt quay họ dùng gà vịt dịch. Ba tháng trước đây, tôi đã thấy trên "youtube" ghi lại: mỗi buổi sáng ở vùng Thẩm Quyên có hai thanh niên Tàu cởi xe gắn máy chạy rảo khắp làng, bên hông có hai cái giỏ lớn đi mua rẻ những con gà dịch đêm qua, chết nằm thẳng đơ về chất đống sau nhà, và nấu một chảo nước sôi thật lớn trụng gà vào, vớt ra nhổ lông, mổ bụng, tẩm thuốc màu, rồi đem quay vàng óng ánh, xong mang ra chợ bán.

Theo tin tức báo chí, đài phát thanh, truyên hình trong những năm tháng gần đây loan báo: Ở Trung hoa đại lục bây giờ, một số lớn đại gia bên Tàu, và con em các cán bộ cao cấp có lắm tiền, nhiều của; tìm cách mua nhà ở Mỹ và các nước Tây phương, rồi xin di dân qua định cư..

Anh Oscar nầy, tôi đoán chắc cũng rơi vào trường họp trên.

Nguyễn Hữu Thời

Ý kiến bạn đọc
15/08/201607:39:18
Khách
Tác giả đã nhấn mạnh hai điểm trong bài viết trên làm người đọc phải quan tâm:
1/ Dạy tiếng Việt cho con em tỵ nạn VN trên đất Mỹ rất cần thiết.
2/ Tác giả lưu ý đồng hương nên rất thận trọng khi dùng thực phẩm Tàu với những dẫn chứng cụ thể. Đáng khen.
20/11/201414:44:00
Khách
Bai viet that hay Bac a. Cam on Bac da cho nhung bai viet nhe nhang nhung rat thuc.
Chuc Bac suc khoe tot de viet nhieu hon!
Chau -Thu
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,138,491
Năm nay, tháng Năm ngày 12, sẽ là Ngày Lễ Mẹ. Mời đọc bài viết của Pha Lê. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ năm của bà.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Bài viết mới là chuyện ngôi nhà đã mất sau tháng Tư 1975.
Tác giả dự Viết về nước Mỹ từ năm 2000, Tám năm sau, ông nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2009. Tác phẩm đã xuất bản: “Lá Số Vượt Biên”. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới, với lời ghi của tác giả: Thương kính viết tặng để tưởng nhớ Anh Tư - Cố Đại úy Pháo đội trưởng Trương Văn C., Tiểu đoàn 183, Sư đoàn 18 Pháo Binh.
Khôi An định cư ở Bắc California. Cô là một kỹ sư từng làm việc ở hãng Intel hơn hai mươi năm. Sau đó, Khôi An trở lại trường lấy bằng Master về Ngôn Ngữ Học rồi đi dạy tiếng Việt ở các trường đại học vùng Vịnh San Francisco. Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2008, cô đã nhận giải Chung Kết 2013. Sang năm 2015, thêm giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những nỗ lực phát huy văn hóa Việt trên đất Mỹ. Từ 2016, cô là thành viên Ban Tuyển Chọn Giải Thưởng Việt Báo. Bài đăng 2 kỳ. Phần cuối: Chuyện 30 Tháng Tư của sinh viên gốc Việt tại Đại Học Stanford 2015 - 2019.
Khôi An định cư ở Bắc California. Cô là một kỹ sư từng làm việc ở hãng Intel hơn hai mươi năm. Sau đó, Khôi An trở lại trường lấy bằng Master về Ngôn Ngữ Học rồi đi dạy tiếng Việt ở các trường đại học vùng Vịnh San Francisco. Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2008, cô đã nhận giải Chung Kết 2013. Sang năm 2015, thêm giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những nỗ lực phát huy văn hóa Việt trên đất Mỹ. Từ 2016, cô là thành viên Ban Tuyển Chọn Giải Thưởng Việt Báo. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài tác giả mới viết sau đám tang của Ó Đen Lý Tống.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ khi tuổi ngoài bát tuần. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết đầu tiên là thư kể về mùa đông băng giá khác thường tại vùng Thủ Đô Hoa Kỳ. Sau đây là bài viết thứ tư.
Tác giả hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến