Hôm nay,  

Số mệnh chữ "ĐÀO"

14/11/201400:00:00(Xem: 16763)

Tác giả: Y Châu
Bài số 4385-14-29785vb6111414

Tác giả là cư dân Miami, đã góp nhiều bài viết tinh tế, luôn cho thấy tấm lòng của ông với đất đai, cây trái quê hương. Bài mới của ông kể về một quẻ bói liên quan đết trái đào.

* * *

Ở Hợp Chủng Quốc thực phẩm tại các chợ không thiếu thứ gì, từ sản xuất tại nội địa hay nhập cảng. Trên mỗi loại hàng hóa đều có ghi nơi sản xuất. Trái đào có lông (peaches) màu vàng ửng hồng, theo trí tưởng tượng của tôi thì giống trái đào tiên mà Tề Thiên ăn, khi "Đại Náo Thiên Cung".

Nhắc tới trái đào, tôi bỗng nhớ bạn Quang và “Ông Thầy”.

Đã lâu lắm, cái thuở mà khí chất còn sung mãn, cứ quanh quẩn một nơi rất buồn chán, thì Quang gợi ý là chúng tôi đi cầu Cây Mai viếng ông thầy Năng. Thầy Năng được Quang giới thiệu là đoán vận mệnh như thần. Gia đình ông Mã, ông Nguyễn mỗi lần đến đây đều phải đến vấn an.

Ông thầy Năng sống bằng nghề hạ bạc: đặt lờ, đặt lọp,... coi quẻ chỉ là việc phụ để "cứu nhân độ thế", không lấy tiền. Những người đến viếng thường tự nguyện đem nhang đèn, để làm lễ cúng bái; sau khi được thầy Năng xem, nếu thấy linh ứng người ta sẽ trở lại hậu tạ, tùy hỷ.

Lúc chúng tôi đến không gặp thầy, bước ra bờ kinh chuẩn bị ra về, thì thấy thầy Năng đang điều khiển chiếc xuồng chở đầy ngư cụ vừa cặp bến.

Trước bàn thờ rất đơn giản, hương trầm bay tỏa khắp nơi, thầy xem vận mệnh của tôi. Thầy hỏi về nhân thân: giờ, ngày, tháng, năm,... thầy Năng nghiêm trang tập trung thần lực khấn vái, rồi lấy tờ giấy hồng đơn, viết cho vô phong bì đưa cho tôi và căn dặn khi về nhà hãy xem!

Nhưng khi rời khỏi nhà thầy thì Quang nôn nóng đòi xem thầy viết gì, vì mỗi lần thầy xem cho ai thầy đưa ngay lời khuyên, có khi nào thầy viết vô giấy để đem về đâu à.

Khoa Phong Thủy, khoa Tướng Số,... đều được đúc kết từ những kinh nghiệm của người xưa, một mặt nào đó cũng giúp ích cho thế nhân ít đơn điệu tẻ nhạt. Nhưng khi chúng ta tin tưởng ơn trên sắp đặt cho mỗi người một số mệnh, nên chăng trong kiếp nầy, khi ta làm việc gì cũng hết mình và sống cho tốt với những người chung quanh, không chừng còn cải số. Khi có "huyền cơ" (nếu ta tin), rồi nhờ thầy lộ bí mật để ta biết rõ quá khứ vị lai, thì cuộc sống của ta khác nào "cái máy", mất đi yếu tố bất ngờ thú vị.

blank
Cành đào trĩu trái.

Quang mở phong bì ra xem thì chỉ có một chữ viết thảo, không rõ ràng, giống như chữ "ĐIỀU", nhưng Quang nói là chữ "ĐÀO". Quang truyền kinh nghiệm cho tôi, thông thường thì mấy ông thầy nói là: "Đào" là số đào hoa, hay "Tiền hung, hậu kiết" là lúc đầu có ít nhiều trắc trở, nhưng hậu vận thì hạnh thông...Tôi định trở lại hỏi thầy Năng cho ra lẻ, nhưng thôi vì đào hay điều cũng không đúng cho tôi chút nào.

- "Đào hoa": tôi không có điều kiện, tướng mạo không dễ nhìn, bắt mắt người khác phái; hơn nữa nói năng không ngọt ngào, mềm mỏng để lấy lòng người, thấy chuyện bất bình là cải hoài không thôi. Đâu có ai chịu nổi, thì làm sao có số đào hoa.

- "Điều": có phần chung chung, ở chỗ tôi người ta trồng điều (đào lộn hột) đầy dẫy. Nhưng còn nhiều chuyện, lắm điều?


"Im lặng là vàng".

*

Sau khi được ở nhiều nơi từ Đồng, Bắc, tới Tây,... thì nghe tin là chúng tôi được đưa đến một chỗ mà nghe tên là thấy thích ngay. Nơi đây, tôi lưu trú không lâu, chừng mấy năm, đó là vườn đào. Giống như cái tên mà mấy ngàn năm trước Tề Thiên Đại Thánh (truyện Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân), lén vào ăn hết đào tiên, khi no nê rồi "hô biến" thành chú kiến nằm ngủ trong trái đào. Nhờ ăn hết vườn đào nên giúp cho Tề Thiên trường thọ, và con cháu bây giờ đông vô kể.

Chúng tôi đến vườn đào vào lúc trời tối, được sư huynh đệ dẫn vào chỗ qua đêm. Đường xá xa xôi, mệt mỏi, sáng hôm sau khi thức dậy thì mặt trời đã lên cao. Chung quanh thì trống trơn, đất màu vàng đặc, chung quanh toàn năng, đưng, lác. Ngoài kia con kinh, thấp thoáng những cây tràm, cây bảy thưa, cây bình bát, song song là con đường nhựa, đá loang lổ bụi mù bay lên mỗi khi có một chiếc xe chạy qua.

Tôi hỏi những người chung quanh về địa danh vườn đào? Họ nói: khi họ đến đây chẳng thấy gốc đào nào! Chắc là lúc ăn trộm đào tiên, vô tình Tề Thiên làm rớt hột đào xuống nơi đây, nhưng thổ nhưỡng không thích hợp nên không còn cây đào nào.

Vườn đào chẳng thấy đào tiên
Nước phèn trong vắt, bóng nghiêng kinh đào

Hết mùa nước, chúng tôi lội nước đi đào kinh để dẫn nước phèn ra sông. Nhưng đây là vùng trũng của Đồng Tháp Mười, cho dù mưa tràn đồng hay đào lắp bao nhiêu con kinh cũng không rửa hết được phèn, mà còn làm dậy phèn hại cây trồng.

Dân miệt vườn thì những loại ngũ quả mang nhiều ý nghĩa: "cầu, sung, dừa, đủ, xoài",... rất dễ trồng, còn điều (đào lộn hột) chỉ thích hợp với đất pha cát, sẽ cho năng suất cao. Trái điều lớn (nhà chuyên môn gọi ngược lại: trái là cuống, hột là trái) có hột ở phía dưới. Trái điều chín rất thơm, chua chua ngọt ngọt, có chứa nhiều nước ăn nhiều dễ ngứa ngái cổ họng. Trái điều xắt từng miếng nhỏ, kèm với rau sống, là món không thể thiếu được khi ăn bánh xèo,... Hột điều già, đem nướng cháy cái vỏ bao bên ngoài, phần nhân còn lại ở bên trong bùi bùi rất thơm. Trong cửa hàng bán lẻ tại Mỹ hiện nay có bán hạt điều khô (cashews), nhãn hiệu "Nice!", ghi nước sản xuất là Brasil, India và Vietnam. Giá đề bán xấp xỉ với đậu phọng (peanut). Tính theo giá bán này, thì nông dân trồng điều tại Việt Nam chắc không có lời, vườn điều chắc là phải đốn bỏ!

Đã lâu lắm rồi tôi không liên lạc được với Quang, nghe đâu Quang bây giờ sống ở cầu chữ "S", Cái Dầu, đã qua cái thời mà khí chất con người sung mản. Anh rất thích đi xem tướng số, ông thầy Năng ở cầu Cây Mai nếu còn ở trên dương thế chắc đã già yếu, nếu có cơ mai một lần nữa nhờ anh dẫn tôi đi viếng thầy Năng, để tạ ơn thầy Năng. Thầy đã viết cho tôi chữ "ĐÀO" (hay "ĐIỀU"), đoán vận mệnh tôi, đều không sai.

Thầy biết trước tôi sẽ lưu trú ở vườn đào. Thầy biết tôi nhiều chuyện, lắm lời sẽ không đem lợi ích gì! Nhưng mà nhiều chuyện là cái tật, chớ không phải cái bệnh nên thầy thuốc cũng chịu thua không trị được!

Xin lỗi thầy.

Y Châu

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,449,825
Năm nay, Chủ Nhật thứ hai của tháng Năm, ngày 13 sắp tới, sẽ là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc sớm bài viết mới của Song Lam. Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Tác giả là một nhà giáo hồi hưu, sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota, hiện cư ngụ với vợ tại Brooklyn Park, MN. Ông cũng từng dạy Anh Văn thiện nguyện tại Trung hoa và Việt Nam và dạy Việt Ngữ cho chùa Phật Ân tại Roseville, MN. Với nhiều bài viết đặc biệt, ông đã tham dự và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Tên thật của nhà giáo họ Đặng là Thống Nhất và người em trai của ông có thên là Độc Lập. Bài viết mới của ông bắt đầu bằng một lời cảm thán với lịch sử “Thống Nhất- Độc Lập fì đâu mà...
Tác giả là một dược sĩ, cư dân Chino Hills, California, đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2007. Bà là nhà văn có 3 tác phẩm đã xuất bản. Ngoài văn chương, sở thích của bà là đàn đương cầm, đã có 2 CD độc tấu nhạc cổ điển và tân nhạc. Sau đây là một truyện ngắn mới được dành cho Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả định cư tại Canada từ 9/1982, tốt nghiệp đại học dược khoa Toronto 1985. Năm 2011, ông góp bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên, một chuyện vui sống động trên chuyến bay từ Hongkong về Bắc Mỹ. Sau đó là bài “Bà Mẹ Tây” hay “Thằng Tầu Con của Mẹ” là bài viết thứ ba của ông, không chỉ sống động mà còn xúc động trong cách viết, cách kể. Sau đây là bài mới nhất của ông, ngày viết được ghi là 30 tháng Tư 2018.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất. Hình ảnh một gia đình này nói lên được phần nào hiện trạng của một gia đình giàu có trong xã hội Ả Rập.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Sau đy là bài viết mới của bà.
Captovan hoặc Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm hai bài viết đặc biệt: “Saigon 68 và Ông Sáu Lèo”, kể về Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan, và bài “Anh Lính Chiến và Người Phóng Viên”, kể về cuộc hành quân tại Phú Lâm A. Bài viết về Mậu Thân thứ ba của ông.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Hôm nay, ngày 30 tháng Tư, mới đọc một hồi ức về ngày này. Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Ông hiện là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Bài viết thứ tư của ông là chuyện Cần Thơ 43 năm trước.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết nhưng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến