Hôm nay,  

Người Bán Than và Dấu Chấm Than

20/10/201400:00:00(Xem: 14807)

Tác giả: Trà Khan
Bài số 4365-14-29765vb2102014

Tác giả họ Nguyễn, hiện là cư dân Garden Grove, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ. Mỗi bài đều cho thấy tấm lòng. Sau đây là bài viết mới nhất. Mong ông tiếp tục viết.

* * *

Trên đất khách xa lạ này, đâu mấy ai biết đến một người đàn ông mặt mũi kém tươi, lam lũ mưu sinh, cô đơn đi sớm về khuya.

Khi còn quê mẹ, sống và lớn lên ở vùng "miền thượng", mang cái tên Ka Xê (KC) khá ngộ nghĩnh. KC là cháu ba đời của sắc dân 'Ba Na' thuộc người miền Cao Nguyên Trung Phần. Nhìn ông, không mấy ai biết đó là người thượng, tưởng rằng ông là người kinh chính cống.

Trước ngày cả nước bị gom về một rọ năm 1975, KC chỉ là anh 'binh bét,' hoạt động trong vùng đất ngày đêm gối đầu trên thùng đạn.

KC tin người như tin chính mình, ngày đàn anh gãy súng đứt phim, KC đang ở tuyến đầu, vẫn tiếp tục từng bước tiến tới, cho đến giờ phút cuối kẻ giặc đến trói bắt KC đem đi.

Lúc ở trại tù, đám 'quản giáo' được ông gọi là 'vô giáo' chúng gọi ông là 'Người Dân Tộc', Ông trả lời không chút rụt rè sợ sệt, " đ.m! tao là người thượng, không gọi là người thượng! mà gọi người dân tộc! dân tộc cái...

Ra tù, ông rời bỏ bản làng sau ngày 75 về "miền xuôi", KC vẫn mãi nhớ đến tháng ngày ná tên về rừng, lưng mang chiếc gùi như mẹ cõng con làm nương rẫy mưu sinh, sáng đi con chim rừng chưa hót, và đến lúc mặt trời đã ngủ ông chưa về buôn làng.

Năm 1980 KC bỏ xứ trôi giạt đến Mỹ, không biết ông ra đi bằng cách nào. KC được chuyển đến định cư ở tiểu bang N. Carolina. Vào thời điểm này, rất hiếm người Việt sống nơi đây.

Tại N. Carolina, thời tiết khắc nghiêt, vào thời điểm thu tàn đông đến, mặc trời đi ngủ sớm hơn thường lệ, cái lạnh nơi này có phần quá đáng, không lắm thích hợp với người "xương gầy da cóc" như KC. Sống ở nơi lạ đất lạ người, tìm hoài không thấy một gia đình người Việt cư trú nơi đây, KC rất mong được nghe tiếng Việt, tiếng của quê hương KC.

Một buổi sáng rất hiếm hoi, trời trong nhưng giá rét, KC kéo cổ áo để tránh cơn gió lạnh, rồi bách bộ trên Đại Lộ Fulton, xa xa là một bà tóc đen dắt theo đứa bé, đi ngược chiều, sắp qua mặt KC còn khoảng 10 mét. KC đón chắc và hy vọng rằng, người sắp gặp, đó là người Việt Nam. KC hỏi "chị là Người Viêt! Thưa chị!" liền sau là tiếng what và một tràng tiếng Miên, Lào, Phi gì KC không hiểu! Hay cũng có thể, họ cảm ơn sự chào hỏi của KC, bằng lời 'cống- hỷ', 'mé- xì', 'xíe xíe' hay 'khậm- xa- mi- ta' gì đó! Thất vọng.

Có lần, trên một chuyến tàu điện, KC đã thấy mừng khi gặp người đồng hương, nhưng rồi là mừng hụt. Hàng ghế trước mặt ông có một bà có vẻ người Việt, gương mặt dễ coi, nhưng cũng không thể giấu tuổi đời già nua dưới lớp son phấn dày cộm. Lát sau, thêm một chàng trai Việt tới ngồi cạnh. Chàng ta độ 30, lễ phép gọi bà ta bằng bác và tự xưng là cháu. Nhưng chỉ lát sau, lúc nói chuyện, bà ta tự xưng là em, và gọi người thanh niên bằng anh.

Nghe cách gọi của bà ta, KC giật mình. Kết quả là ông ngần ngại tới mức không dám lên tiếng làm quen với hai người đồng hương.

Cũng may, giữa nơi xa lạ này, tình người bản xứ đã làm KC ấm lòng, họ sẵn lòng giúp đỡ ông trong những ngày tháng mới đến, và hướng dẫn KC hội nhập vào cuộc sống mới, học ăn, học nói, học gói học mở, như một đứa trẻ lên ba. Cũng ngay trên tầu điện, KC đã nhận được một trong những bài học quí.

Thời đầu mới tới, khi túi tiền chưa đủ khả năng mua xe, KC thường đi lại bằng Bus. Lần đầu đi Rail, KC tưởng tàu điện cũng giống như xe Bus, lên xe rồi mới lấy vé. Trên tầu KC ngó quanh tất cả hành khách trong toa, mỗi ngưới đều có vé trên tay, riêng KC thì không. Thấy hoảng vì tình ngay lý lại gian, KC hỏi người ngồi kề bên, họ giải thích "đối với tàu điện, phải mua vé tại máy tự động dưới trạm chỗ đợi tàu ngừng lấy khách. Chờ đến trạm dừng kế tiếp, người khách vừa quen cùng ông xuống tàu mua vé, chỉ giúp ông cách thức lấy vé từ máy tự động và chờ tàu khác đến. Được tận tình chỉ vẽ, dầu chẳng biết người khách là ai, KC cảm thấy một chút gì an ủi, và nhiều khâm phục.

Khi nghĩ về nước Mỹ, KC ca ngợi hết tầm, lời ca tuyệt đẹp mang tính cách tình người, đây không phải là một thứ nhạc Rock giật gân, hay điệu Slow trầm buồn, thường thấy tại các đại nhạc hội trên sân khấu. Đặc biệt về người bản xứ, khi họ muốn giúp ai, họ tận tình giúp đỡ hết mình từ A đến Z không bỏ dở dang theo kiểu "hết xôi rồi việc" hay "hết rên quên thầy"

Bên cạnh nhà thuê của KC có hàng xóm là người Mỹ gốc Do Thái, họ đến Mỹ không biết bao lâu rồi, song họ nói tiếng Mỹ cũng không giỏi lắm, họ biết KC là người Việt Nam tỵ nạn cọng sản, mỗi khi gặp họ, KC không thể nói hết nỗi đau về đất nước cho nhau nghe. Vì ngôn ngữ bất đồng, khi nhìn vào gương mặt họ, họ không tránh khỏi nỗi buồn, vì đất nước họ, cũng "cùng chung một tiếng tơ đồng", như dân tộc Việt Nam của KC.


Khi KC nghĩ về phương tiện đi lại trên đất Mỹ, đặc biệt trên xe bus, cũng gợi cho KC nhớ đến trang sử chủng tộc về màu da.

Kể từ năm 1863 ngày Tổng Thống Abraham Lincoln nhậm chức nhiệm kỳ đầu, ông tuyên bố bãi bỏ chế độ phận biệt chủng tộc. Nhưng trên thực tế vẫn chưa chấm dứt, từ móc thời gian đó, trải dài hơn hai trăm năm sau, nước mắt và máu người da màu, nhất là người da đen vẫn còn rịn chảy ngấm ngầm.

Bus không làm nên lịch sử, bus chỉ là phương tiện, nhưng vào năm 1955, chính người đi xe bus đã làm nên lịch sử, tiêu biểu là một người đàn bà da đen Rosa Park đòi quyền bình đẳng nơi chỗ ngồi, khi bà ngồi vào chỗ dành riêng cho người da trắng trên xe bus.

Ngọn lửa chủng tộc bắt đầu bùng cháy, vết dầu loang lan rộng trên hầu hết nước Mỹ, và mãi sau tám năm, 1963 Mục Sư Martin Luther King người lãnh đạo phong trào đòi quyền bình đẳng cho người da đen.

Họ là những người da màu đòi quyền sống, đi tiên phong, không những để chính bản thân họ và gia đình họ, mà cho tất cả những ai khác màu da trên một đất nước đa chủng tộc này, đều phải có quyền bình đẳng.

KC muốn cảm ơn những người lãnh đạo "phong trào đòi quyền bình đẳng" cho những người da màu.

40 năm từ đất mẹ đến xứ người, cũng có lúc KC tưởng mình như Kỳ Nhông, Cắt Ké, phải bao lần "thay tên đổi họ" "đổi màu thay sắc" để tránh những con mắt "sài lang" từ loại người cái gọi là "Cách Mạng sau 75", rình rập, theo dõi, báo cáo lâp công, tìm chút cặn bẩn từ kẻ thắng ban "ơn mưa mốc."

Trên đất khách, KC tốn nhiều đắn đo suy nghĩ, đã làm nhức óc đau đầu, khi chọn một nghề làm lẽ sống. Nghề thợ sơn, KC không bao giờ nghĩ đến, vì chính nó xóa trắng bôi đen, nếu không rành kỹ thuật pha trộn, nó tự bôi bẩn với chính mình. Nghề thợ cạo lại càng không nữa. KC chỉ chọn cái nghề "Bán Than" kiếm sống qua ngày.

Có tiếng phone reo, từ Việt Nam gọi qua.

- Alo! Ai gọi phone đó.

- Dạ! Tôi là Quân đây! Anh còn nhớ không?

- Nhớ và quên cũng là một thôi, vui lòng cho biết là Quân nào! Vì có nhiều loại Quân lắm, Quân sư, Quân cướp nước, hay Quân bán nước, KC không sợ Quân sư, nhưng sợ nhất là Quân bán và Quân cướp nước lắm. Vui lòng xác định để KC nhớ lại.

- Dạ! Tôi là Quân sứt móng đây!

- Cảm ơn anh! KC nhớ rồi, có phải Quân chặt ngón chân để trốn lính ngày trước không?

- Thôi mà anh, nhắc lại chuyện cũ làm gì cho đau lòng… Anh qua Mỹ làm nghề gì ở đó! Phúc lợi gì có chưa? Tài lộc thế nào, cho biết để mừng cho bạn

- Da thưa! Phúc thì không có, chỉ có lợi thôi, vì răng chẳng còn. Còn tài cũng không, chỉ có tai thôi! Cảm ơn bạn. KC đang làm nghề "bán than" nơi đây!

- Làm gì, bên Mỹ có chuyện lên rừng chặt cây để anh làm nghề "bán than".

- Dạ! Không! Tôi không bán than củi như ở Việt Nam, tôi chỉ bán than đá lấy từ lòng đất.

- Như vậy, than anh lấy từ lòng đất khách, không phải than từ lòng đất mẹ.

- Cả hai, ở đâu cũng than tất cả!

KC mua than từ các xí nghiệp tư nhân khai thác từ mỏ, và làm đại lý chuyên bán than thôi. Mua tận gốc, bán tận ngọn, đem bỏ sỉ đến các tiệm nhưng ai mua lẻ KC cũng bán với giá sỉ. Đôi lúc KC còn chở đến tận nhà người mua, nếu họ yêu cầu, nhờ thế KC bán rất chạy hàng. KC thuê mướn người giúp việc bốc vác, từ đó đem phân phát than đến các tiệm bán lẻ. Với quan niệm "nhất nghệ tinh, nhất thân vinh" Tuy rằng đã 'lỗi' nhưng không 'thời' và KC hy vọng "đất cũ đãi người mới".

Tuy lời ít nhưng bán được nhiều. Việt Nam ta có câu, "năng may hơn dày giẻ, bói rẻ hơn ngồi không" nhờ vậy lời ít thành lời nhiều. Và KC xem như cái nghề tự mình làm mướn cho mình, lấy công làm lời vậy.

Cùng một quận hạt trong tiểu bang, rải rác một một vài thành phố, đều có chi nhánh đại lý than của KC.

Bạn bè quen biết thường đặt cho ông một biệt danh mới "KC Than" và đã dệt lên thành những vần thơ:

KC bán than hay đang than.
Người mua than cười,
“KC Than" khóc.
Bao năm trời than!
từ thâm sâu cùng cốc.
Tìm trong tro, một đốm lửa tàn.
Cho nhen nhóm, bùng lên núi lửa.

Qua tháng năm trên đất khách. KC âm thầm với riêng mình, mặc ai biết hay ai không biết, KC không lưu tâm, miễn sao làm được điều mình muốn là lòng KC thấy vui. KC dành giụm một chút quà gởi về anh em nửa đời hoang phế, giờ đã tàn lụi một đời trên quê mẹ, và những người đang đấu tranh dân chủ, đòi quyền sống, chống độc tài, chẳng may đang bị lao lý, gia đình họ bên ngoài bị bao vây.

"Một chút quà" tuy nhỏ nhoi. Nhưng thể hiện một tấm lòng "xót người trong hội" hầu góp lên tiếng nói, người đi không bao giờ quên người ở lại.

Dủ đã phải bỏ nước ra đi, nhưng KC luôn lòng dặn lòng xin nhớ chớ quên, quê hương nước Việt Biển Dâu. KC hết gì để mất, chỉ còn là" Dấu Chấm Than Trên Đoạn Đường Đời" xuôi ngược trên đất Mỹ!

Trà Khan

Ý kiến bạn đọc
23/10/201416:51:35
Khách
LỆ- ĐỌC BÀI NGƯỜI BÁN THAN, LỆ RẤT XÚC ĐỘNG VỚI TẤM LÒNG KC ĐÃ NÓI LÊN CUỘC ĐỜI SAU NGÀY MẤT NƯỚC, KC CHỈ CÒN CÓ DẤU CHẤM THAN! CẢM ƠN TẤM LÒNG CỦA MỘT NHÂN VẬT MANG TÊN KC- MẾN LẮM.
21/10/201419:02:09
Khách
Tam long KC menh mong hon khoi nguoi tu nhan minh la nguoi Kinh. Cam on anh KC lam.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,318,756
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Theo bài viết, Minh Thúy là cư dân miền Bắc California. Trong mùa lễ Tạ Ơn mới đây, bà đã cùng hội Huế địa phương, tổ chức mời ăn và tặng quà những người vô gia cư. Nhân đây cũng xin nhắc lại, là từ 16 năm trước, có tác giả Minh Thùy, một thuyền nhân Việt định cư tại thành phố Mainz, Germany đã nhận giải danh dự năm 2004. Hai bút hiệu Minh Thúy (2018, dấu sắc) và Minh Thùy (2004, dấu huyền) vốn dễ gây nhầm lẫn. Mong tác giả Minh Thúy tiếp tục viết và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, là bài mới của tác giả nhân mùa lễ Tạ Ơn.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết: Tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Tựa đề bài viết được đặt lại theo nội dung.
Đón Lễ Tạ Ơn, mời đọc chuyện về gia đình một thuyền nhân Việt từ Paradise, thị trấn vừa bị thiêu rụi vì nạn cháy rừng. Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College.
Thứ Năm 22-11 sắp tới là Ngày Lễ Tạ Ơn, mời đọc bài viết của Chu Kim Longh. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ đầu năm 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, hiện là cư dân San Jose, cựu tù, vượt biển, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018, ông đã nhận giải đặc biệt về Huế Tết Mậu Thân với bài viết về một gia đình bên cầu Bạch HổHuế, có người cha toàn thân bị cộng sản chôn sống. Bài viết mới nhất của ông viết về tình nghĩa gia tộc, họ hàng nam bắc thời hậu chiến sau 1975, và trong ngoài nước hiện nay.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến