Hôm nay,  

Mùi Áo Lính

13/09/201400:00:00(Xem: 12933)
Tác giả: Nguyễn Thị Thêm
Bài số 4330-14-29730vb7091314

“Chồng tôi là lính VNCH. Hai thằng con tôi là lính của quân đội Hoa kỳ. Tôi hết làm vợ lính lại làm mẹ lính,” tác giả kể. Bà sinh năm 1948. Quê quán: Biên Hòa Việt Nam, cựu học sinh Ngô Quyền. Trước 1975: Dạy học. Qua Mỹ năm 1991 theo diện HO. Bắt đầu viết từ năm 2010, có bài trên một số báo điện tử và các trang web: ngo-quyen.org; aihuubienhoa.com Hiện định cư tại Riverside, California. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết.

* * *

Tôi ngồi trước máy, buổi chiều Cali nắng chói chang. Mùa hè vẫn còn ngự trị dù hôm nay đã cuối tháng Tám. Ngoài kia những cành hoa hồng khoe mình dưới nắng. Dù nắng oi nồng tới đâu hoa vẫn tỏa màu sắc tuyệt vời. Dường như hoa đang thách đố với thiên nhiên như người phụ nữ thách đố với số phận.

Ngày xưa thuở còn đi học, tôi nhớ có bài tập luận văn:

- Có người nói: ''Hoa hồng nào cũng có gai. Và cũng có câu: May mắn thay trong bụi gai lại có một đóa hoa hồng" - Em hãy bình luận về hai câu trên.

Đề bài trên cứ ghi vào tâm trí tôi về hai lối sống bi quan và lạc quan. Từ ngày còn nhỏ tôi đã nhìn hoa hồng như một người phụ nữ đẹp. Đó là một thân phận may rủi theo cái nhìn và sự yêu thương của một người đàn ông mà mình gọi là chồng.

Tôi không biết cái nhìn mình có bi quan không. Nhưng thời đại chúng tôi thân phận người đàn bà đi song song với vận mệnh đất nước. Mà lúc đó đất nước Việt Nam chiến tranh đang leo thang. Cái thang đã hết nấc chỉ còn những chênh vênh hụt hẩng ngoài không gian vô vọng.

Tôi lại nhớ đến chàng, đến chồng tôi và những gì có liên quan đến cuộc tình hai đứa.

Người con gái nào không ước mơ. Ước mơ đốt cháy con tim những đêm thao thức. Ước mơ như giấc mộng vàng ru cho mật ngọt tuổi vào yêu.Tình yêu đến với người con gái đột ngột và nhiều lạ lẫm.Tình yêu là đầu dây mối nhợ cho biết bao nhiêu nhì nhằng, đau khổ, sung sướng, đam mê và cũng lâm ly bi đát trên cõi đời này.

Chả thế mà mẹ chúng mình sinh con gái ra thương quá là thương. Rồi thì chắt chiu gìn giữ. Sợ con yêu nhầm, sợ con lạc bước. Sợ đủ thứ và tưởng tượng nhiều thứ mỗi khi con vắng nhà.

Bởi vì con đường đó mẹ đã bước qua, mẹ là tấm gương trước mắt. Khi gương sáng, đẹp thì mở ra cho con coi. Khi quá khứ tối mù đau thương thì dấu kín tận đáy con tim vỡ nát. Dấu để nghiền ngẫm nỗi buồn, để lo sợ cho con. Để bảo vệ con bằng tất cả tình thương và những lời giáo huấn.

Cái hồi chúng mình còn con gái mơn mởn má đào là thời kỳ chiến tranh. Tình yêu trong thời kỳ chinh chiến nó nhiều màu sắc lắm. Nó cuồng nhiệt, nó lãng mạn mà cũng nhiều thú đau thương.

blank
Cha, lính VNCH.

Bạn có đồng ý với tôi không?

Này nhé biết bao bài hát, lời ca để nói về lính và các mối tình em gái hậu phương. Mà thiệt ra thời buổi chiến tranh đó không lấy lính thì chỉ có nước lấy ông già hay mấy tên tàn tật bị lính chê. Hoặc giả lấy mấy anh chàng trốn lính vào bưng làm du kích. Còn mấy ông hoãn dịch vì lý do gia cảnh rồi thì cũng từ từ khăn gói vào quân trường khi bị tổng động viên.

Thật ra hồi tôi còn đi lang thang đón xe đò lên Sài Gòn vào Văn khoa thì mấy bài ca về lính tụi tui không có phê đâu. Cứ chê nhạc "Sến" dù đôi khi thấm tình, hợp cảnh cũng lôi ra rên rỉ. Nhưng nhạc mê và hợp thời thượng nhất là nhạc Pháp, nhạc Từ Linh Đoàn Chuẩn, Trịnh Công Sơn,Từ Công Phụng, Nguyễn Đức Quang, Phạm Duy... nghĩa là nhạc cao cao hơn. Hổng hiểu cao tới đâu nhưng dường như là phong trào sinh viên lúc đó là vậy.

Chúng tôi là những sinh viên còn trẻ, những mơ ước bay cao, những niềm tin sáng ngời vào tương lai đất nước. Tình yêu quê hương đốt cháy những trái tim khao khát dâng hiến nên dễ bị lợi dụng và dẫn đi sai đường.

Bản thân tôi không ghét lính nhưng những người lính hiện diện mọi nơi, mọi lúc như một báo động đất nước bất ổn. Bạn bè tôi nhiều đứa đã vào lính, đã trở về thăm trường trong bộ quân phục chỉnh tề. Cũng có đứa trở về với vòng hoa và một cái hòm kẻm.

Trong thời buổi chiến tranh đến hồi quyết liệt, sinh mạng người lính rất mong manh. Đầu óc họ tràn ngập nỗi bất an và hoảng loạn. Họ muốn làm một cái gì đó cho mình, cho tuổi trẻ cho những ước vọng để một mai nằm xuống trắng hai tay. Họ lao vào cuộc chiến và chiến đấu cho sự sống còn của mình và sự tồn vong của gia đình và tổ quốc.

Tôi có một người quen cũng là một cô giáo rất đẹp, chị kể về cái ngông của chồng chị là một phi công lái trực thăng thời bấy giờ. Ngôi trường chị dạy nằm cuối làng, bên cạnh là những đồng lúa mượt mà của xã. Anh là người lính không quân lãng mạn đa tình. Chị chưa có một lời hẹn ước. Chị bị anh bắt gặp trên đường một lần dạo phố. Thế là chàng lính không quân đào hoa mỗi lần đi công tác về đều lượn vài vòng trên nóc trường học để chào người đẹp và cũng để báo hiệu một chuyến hành quân bình an.

Ruộng lúa rạp mình dưới sức gió của cánh quạt. Cái cầu tiên công cộng không có nóc được trình làng từ trên cao nhìn xuống. Cả thầy cô, học trò đều ngại nhỡ chàng lái máy bay về ngang nhìn thấy, nên cố nhịn không dám đi ngoài.

Một lần tan giờ dạy, cô giáo đang cùng một lũ học trò nhỏ tíu tít đi về. Một chiếc trực thăng lượn trên không rồi đáp xuống giữa đồng. Cô trò lấy tay che mặt dưới sức gió của cánh quạt. Một người lính từ trực thăng bước xuống và chạy thẳng về phía chị. Nói điều gì đó chị nghe không rõ rồi kéo tay chị chạy ùa về chiếc máy bay. Cánh quạt lại xoay vòng nhấc máy bay lên cao đưa cô giáo lên trời giữa sự ngơ ngác của đám học trò nhỏ.

Hằng nga đã bay lên cung trăng theo chú cuội. Cô giáo trẻ đẹp bay theo người yêu. Đó là câu chuyện tình đẹp truyền miệng trong nhóm bạn Ngô Quyền Biên Hòa chúng tôi thời đó.

Khi nhắc đến chuyện xưa, anh chị cười hồn nhiên. Anh tâm sự. "Hồi đó tui yêu bả mà chiến tranh quá tàn khốc. Tui tự nhủ phải liều một phen nếu không bả bị người ta ở nhà giựt mất. Thế là tui rước bả thần tốc bằng máy bay''. Câu chuyện đồn miệng lan ra, vùng này là vùng xôi đậu nên ổng bà già vợ tui phải dời nhà về thành phố và tui cưới được bả sống cho tới bây giờ.

Tôi không có chuyện tình lãng mạn như vậy vì má tôi khó lắm. Bà cứ lấy nước mắt ra mà hù tôi.

- ''Con thấy rồi đó! Ba mày vợ lớn, vợ nhỏ lung tung. Má chỉ có mình con con gái. Con có bề nào má xấu hổ má chết cho con coi.''

Ui! bài ca con cá má tôi hát hoài mà khán giả là tôi không vỗ tay là không được, cho nên tôi rất đề phòng bản thân và trốn chạy tình yêu.

Thế mà ông tơ bà nguyệt cà chớn thiệt, cột cái chân tôi hồi nào tôi cũng không biết. Chàng cũng là lính, lại dạy giờ chung trường tư thục với tôi. Mới lúc trước thấy cái mặt khó ưa, nói năng trọ trẹ không hiểu gì hết trơn, lại lì lợm tới nhà người ta ngồi lì hoài không biết mắc cở.

Thế rồi... Ủa sao mình thấy nhớ nhớ vậy ta. Sao hôm nay hắn không tới? Không biết có đụng trận không? Nếu hắn bị thương mình có nói láo má đi thăm hắn không?

Cái đầu lung tung nghĩ đủ thứ về hắn. Nhớ hắn da diết cho mình tức, mình giận chính mình.

Thiệt là kỳ! Hổng lẽ:

- Bừng con mắt dậy biết mình đã yêu.

Cái dáng hắn ốm ốm, cao cao, nụ cười nửa miệng và bộ đồ treillis có cái mùi lạ lạ, quen quen.

Cái mùi áo lính kỳ kỳ đó mê hoặc tôi lúc nào tui cũng không ngờ.

Các bạn từng là vợ lính có cảm giác giống tôi không?

Dường như áo lính có cái mùi rất lạ. Mùi đàn ông, mùi chinh chiến, mùi chỉ có lính mới có mà tôi không cắt nghĩa được. Nó không phải là mùi mồ hôi vì khi chàng mà đến thăm tôi thì thay bộ đồ lính ủi thẳng nếp. Giày cũng soi gương được và hàm râu cắt tém rất phong độ.

Chàng về rồi, trong nhà vẫn còn mùi áo lính, nó làm tôi bị vây chặt trong không gian có chàng quanh quẩn. Tôi nhiều lần chống trả bản thân là không nghĩ, không nhớ, không lo. Nhưng con tim thao thức chờ đợi, nó chụp hình chàng trong đó cho tôi không thể so sánh chàng với ai để mà chọn lựa. Chàng chỉ là chàng của tôi, của trái tim tôi.

Tui nhắn con nhỏ bạn thân nhất của tôi:

- Mày lên đây với tao, coi thử tên này có được không? Hắn tới nhà tao hoài. Tao không biết làm sao?.

Con nhỏ bạn từ Sài gòn khăn gói lên nhà tôi. Nó nhìn cái tướng tôi đứng ngồi không yên, nó phán một câu xanh lè:

- Thôi đi má! Mày chờ đợi kiểu này thì mày yêu chỏng gọng rồi còn hỏi tao gì nữa.

Thế rồi:

- Dù ai nói ngã nói nghiêng.

Tim em cũng chỉ là riêng của chàng.

Hồi đó trước chàng tôi cũng làm nghiêm, lắc đầu ngoay ngoảy, mặt vẫn tỉnh queo. Nhưng đàn ông mà, họ biết tẩy ngay tôi đã cắn câu. Thế là không cần tỏ tình cho tốn nước miếng, tốn hoa, tốn quà. Chàng của tui chơi kiểu nhà binh đánh nhanh rút gọn. Chàng a thần phù một buổi trưa mùa hè đẹp trời chàng bước vào nhà ba má tôi.

Trời đất thánh thần ơi! Ba tôi nhìn chàng hết hồn, má tôi lấm lét ngó xung quanh. Đây là vùng xôi đậu, bốn bên Việt Cộng nằm vùng. Một tên sĩ quan ăn mặc chỉnh tề hỏi từ đầu xóm đến cuối làng tìm con gái ba má tôi.

Bước ra cửa thấy chàng mặt tôi tái mét. Dù đã đi dạy rồi nhưng là con gái ngoan của ba má, tôi không biết phen này mình lãnh án tử hình hay chung thân hoặc tha bổng với án treo.

Chàng cười cầu tài, cúi đầu lễ phép và nói:

- Như ri là trụng rồi. Con tìm nãy chừ giờ mới đúng nhà ni.

Úy mèn ơi! Má tôi há hốc miệng, bà già không hiểu chàng nói gì hết. Ba tôi thì hiểu bằng sự phán đoán tinh tế của đàn ông và mời chàng vào nhà. Tôi rót nước rồi rút lui vào nhà sau.

Chàng lễ phép thưa với ba má tôi là chàng và tôi đã tìm hiểu và yêu thương nhau. Vì mẹ chàng còn ở ngoài Huế chưa vào kịp. Chàng xin phép tới thăm trước để khi mẹ chàng vào sẽ đem lễ vật tới nhà. Chàng xin ba má tôi cho chàng được tới nhà riêng của tôi để thăm viếng danh chánh ngôn thuận.

Má tôi không nghe được giọng miền Trung nên cứ ờ ờ! Còn ba tôi hỏi dăm ba câu rồi cũng gật đầu, kêu dọn cơm lên cho chàng ăn để còn về sớm.

Chàng về rồi tôi lãnh nguyên bốn viên đạn lửa lên nòng xuất phát từ hai đôi mắt của ba má. Bố già kêu tôi ngồi xuống ghế và tuyên bố:

- "Ba má không ép con, con đã chọn thì con ráng chịu. Sau này sướng khổ là do con"

Còn má tôi ứa nước mắt:

- Sao lại ưng người Huế?. Nó nói con có hiểu không mà thương nó. Trời ơi! Ớt mà nó dám cầm nguyên trái cắn thì nó khó và dữ lắm con ơi!

Tôi hả? Tôi nghẹn lời. Nói không cũng không được vì hình như tôi đã yêu. Mà nói đã yêu để lấy chồng thì cũng không đúng vì tôi chưa có một lời ước hẹn.

Ba tôi là người ngay thẳng, chính trực. Ông bảo:

- Ba đã hứa với nó rồi. Một lời như đinh đóng cột. Má nó vô Nam đem trầu cau dạm hỏi là con đã có chồng.

Thế là tôi đi lấy chồng mà không biết ất giáp gì về bên nớ. Cũng may miền Nam nắng đẹp hai mùa. Má chồng tôi khăn gói vào Nam cưới dâu rồi mọc rễ luôn ở Biên Hòa.

Tôi trở thành vợ lính và gắn liền đời mình với mùi áo lính.

Cái mùi lính ấy thật lạ, dù áo đã giặt rồi, phơi khô, ủi kỹ nó vẫn có cái mùi hăng hăng, thơm thơm. Người ta nói đó là mùi da thịt của chồng nên mình quen hơi.

Chim quyên quen chậu, vợ chồng quen hơi í mà.

Thật ra tôi cũng không biết người khác đi lính có cái mùi đó không? Nhưng chồng tôi quả thật cho tui cái mùi mà mỗi khi nhớ, chỉ có cái áo lính của chồng, tôi mới tìm lại được những cảm giác có anh bên cạnh.

Khi chàng đổi đi xa hay đi tù CS, tui vẫn giữ lại bộ đồ lính, nhất là cái áo để theo tôi những lúc ra ngoài đồng vắng làm việc. Mùi đó từ từ theo năm tháng, theo mưa gió, theo sông nước quê người đã không còn hiện hữu. Nó phôi pha theo người lính buông súng bại trận và mất cả lối về. Còn tôi nỗi nhớ thương và cơm áo cuốn tôi như cơn lốc xoáy. Tôi không còn phân biệt được mình còn gì để nhớ để thương. Còn gì để mà tin và hy vọng.

Bây giờ, thú thiệt cái mùi đó mất rồi kể từ khi chàng trở về từ trại tù Cộng Sản. Chàng giã từ núi non trùng điệp trời Việt Bắc sau 8 năm lưu đày. Chàng không còn là người lính, không còn cái áo lính nào cho tôi giữ lại để lấy hơi.

Và nếu đó là mùi mồ hôi chồng thì tôi xác định không phải. Vì bây giờ chàng cũng có mồ hôi. Nhưng tất cả các áo anh mặc không hề có cái mùi ngày xưa. Cho nên cái áo lính do vải, do hồ, do nhiều thứ của một thời chinh chiến cộng lại. Quyện với mồ hôi chồng tôi cho tôi có những hồi ức đẹp khó quên trong đời.

Chúng tôi từ giã Việt Nam năm 1991 và chọn nơi này làm quê hương. Mỗi khi nhìn một người lính và vợ con họ, tôi lại nhớ đến cái thuở ban đầu của tôi.

Tôi chỉ có hai thằng con trai. Hai thằng con tôi sinh sau ngày chồng tôi đi tù CS về. Bây giờ hai thằng con đều gia nhập quân đội Mỹ. Thằng anh chọn binh chủng Không Quân. Cháu hiện đang công tác tại Ý trong một bệnh viện của quân đội Mỹ. Cháu cũng đã có vợ có con.

Thằng em lại thích đi tàu và chiến đấu nên đã chọn Hải quân.

Thằng Út tôi mê làm lính từ khi xong Trung học. Nó nhiều lần năn nỉ nhưng tôi lúc nào cũng lắc đầu. Làm vợ lính tôi hiểu sự may rủi và phong ba trong chinh chiến. Tôi hiểu về cuộc sống và tâm tư người lính nên nhất quyết khuyên con không nên chọn con đường binh nghiệp.

Nhưng con tôi là con nhà binh nên vẫn nuôi trong lòng một ước vọng tham gia vào quân đội.

Thế rồi nó có người yêu và dự định tiến tới hôn nhân.

blank
Con lính Mỹ.

Một hôm nó và người vợ sắp cưới về thăm nhà. Trong bửa tiệc gia đình nó trịnh trọng tuyên bố:

- Thưa ba má, anh chị chúng con quyết định rồi, con sẽ vào quân đội.

Cả nhà ngớ ra, như trên trời rơi xuống. Cái thằng có nói chơi không vậy?

Thì ra nó đã làm thủ tục nhập ngũ từ lâu, hồ sơ gần hoàn tất, chỉ chờ kết quả của quân đội điều tra lý lịch.

Con vợ nó run run khi thấy cả nhà bị sock. Nó nói:

- Đạt rất thích đi lính, rất thích đi tàu. Bây giờ còn trẻ, nhưng nếu đến lúc Đạt 40, 50 tuổi Đạt sẽ hối tiếc không thực hiện được mơ ước của mình. Con bằng lòng cho Đạt đi lính.

- Thế con có biết vợ lính cực khổ và cô đơn lắm không? Tôi hỏi nó.

- Con biết, nhưng con sẽ cố gắng. Con sẽ đi theo Đạt, cực con cũng chịu.

Ôi! câu nói của tôi ngày xưa. Câu nói đầy yêu thương và hy sinh của một người vợ lính.

Tôi đầu hàng, chịu thua. Và thế là sau đám cưới, con tôi vào trường huấn luyện để bắt đầu cuộc sống của một quân nhân.

Khi cháu mãn khóa, trong bộ đồ ra trường hai vợ chồng nó cười rạng rỡ. Trong đôi mắt đầy yêu thương và mãn nguyện tôi đã bắt gặp hình bóng chàng của tôi năm nào.

Thằng anh nó không thích theo tàu lênh đênh biển cả. Nó học nha khoa và là một đại úy bác sĩ không quân. Khi con tôi chính thức gia nhập quân đội, buổi lễ tuyên thệ, tôi đích thân mang huy hiệu cho con. Trong không khí trang nghiêm, tôi một người vợ lính được chỉ huy trưởng của cháu bắt tay chúc mừng. Tôi thấy mình hãnh diện và rất xúc động. Vì mình đã được một phần nào trả ơn cưu mang cho đất nước Hoa Kỳ. Con tôi sẽ thay mặt cha mẹ cống hiến sức lực, trí tuệ và tài năng của mình. Cám ơn đất nước và người dân Hoa Kỳ đã giang tay đón chúng tôi. Những người dân đã mất tự do và chính quyền. Đất nước thì còn, nhưng màu cờ đã khác. Những kẻ lưu vong thấm thía nỗi đau bỏ lại quê hương.

Ngày con tôi làm lễ tốt nghiệp khóa huấn luyện quân sự là ngày tôi bị thương nặng trong một vụ đụng xe. Cháu tức tốc cùng vợ mới cưới đáp chuyến bay đêm về thăm mẹ. Trong khu vực ICU của bệnh viện Riverside Community Hospital, 12 giờ đêm có khách đường xa đến thăm bệnh nhân. Cái màn nhỏ của phòng đặc biệt kéo qua một bên, thằng con trai tôi bước vào theo sự hướng dẫn của cô y tá trực. Cái áo lính và cái mũ quen thuộc của quân nhân Hoa kỳ làm con tôi thật lạ, thật oai.

Cháu lao vào bên tôi, nắm tay mẹ hỏi thăm trong xúc động và lo lắng. Con dâu tôi lại gần, đỡ mẹ dây và xoa xoa sau lưng.

Ôi! tôi thấy một trời hạnh phúc. Thằng Cu Lì ngày xưa của tôi bây giờ là một Đại Úy không quân trong quân đội Hoa kỳ. Con tôi cao hơn, mạnh khỏe và đen hơn. Nhưng trong đó tôi nhìn ra một con người mới đầy tự tin và chí khí. Cái tự tin và bản lãnh của một quân nhân.

Nó hân hoan báo tin vui cho mẹ là vợ nó đã cấn bầu. Mẹ phải mau bình phục để còn nhìn cháu nội đích tôn. Thì ra con tôi đang chuẩn bị làm cha.

Khi con tôi cúi xuống hôn mẹ để tạm biệt. Tôi ngửi được cái mùi. Nó không hẳn là cái mùi lính của chồng tôi ngày xưa. Nhưng cũng có cái mùi thật thân quen của lính. Cái mùi này không biết vợ nó có nhận ra và nhớ mãi như tôi không?

Con giống cha như nhà có nóc. Chồng tôi là lính VNCH. Hai thằng con tôi là lính của quân đội Hoa kỳ. Tôi hết làm vợ lính lại làm mẹ lính. Cái nghiệp lính này quả có duyên với bản thân tôi. Để tôi suốt đời lo lắng và mong chờ. Ngày xưa chờ chồng trong thắt thỏm và lo sợ. Bây giờ chờ con trong nhung nhớ, yêu thương. Những chiếc áo lính đã gắn vào vận mệnh của tôi bằng mùi áo lính ngày xưa. Cái mùi của thuở ban đầu lưu luyến ấy.

Tôi yêu chồng tôi và yêu vô cùng mùi áo lính của anh.
Mùi áo lính yêu thương của một thời kỷ niệm

Tôi lại làm thơ nè:

Em vẫn nhớ anh có mùi thật lạ.
Mùi mồ hôi của một thuở yêu thương.
Mùi của anh cho em mãi vấn vương
Của gió, cát và máu xương người lính.

Em vẫn nhớ như in nhiều năm tháng.
Một mùi hương là lạ rất dễ thương
Áo treillis anh mặc của chiến trường
Mùi áo lính em yêu và em nhớ.

Áo của anh giặt bao lần không rõ.
Vẫn cho em có cảm giác yêu thương.
Mồ hôi chồng xen lẫn chút gió sương.
Làm ngây ngất con tim người vợ trẻ.

40 năm qua đi rồi có lẽ.
Áo treillis xưa rách nát đã không còn.
Áo như anh xơ xác với nước non.
Làm thắt lại tim em, khi nhớ mùi áo lính.

Nguyễn Thị Thêm.

Ý kiến bạn đọc
26/06/202105:50:55
Khách
sildenafil buy online usa https://pharmaceptica.com/
08/06/202104:30:29
Khách
hydroxychloroquine 200 mg tab <a href="https://hydroxychloroquinex.com/#">clorochina</a> hydroxychloride 200 mg
28/03/202118:43:55
Khách
injectable erectile dysfunction medicine https://alprostadildrugs.com/ buy alprostadil cream online
27/03/202102:06:58
Khách
tadalafil gel https://elitadalafill.com/ 40 mg tadalafil
26/03/202121:26:28
Khách
warnings for vardenafil https://vegavardenafil.com/ generic levitra vardenafil 20mg
13/08/201520:44:51
Khách
Nếu tôi là chủ bút của VB thì tôi đã delete những comments của người khách tên TRAN THANH bên trên. Đó là những người hạ cấp dùng lời nói ấu trĩ để nhục mạ người dân miền Nam Việt Nam cũng như tập thể chiến sĩ VNCH. Người mẹ lính & vợ lính VNCH sẽ KHÔNG ai thốt ra được những lời nói đê hèn & vô ý thức như thế :(.
25/06/201502:44:59
Khách
Tự cổ chí kim, có đoàn quân nào chưa từng bỏ chạy thục mạng, thưa bà Tran Thanh?
Bách chiến bách thắng như của Thành Các Tư Hãn, Nã Phá Luân chăng ? nếu có học Sử thì không ai quên kết quả của 3 lần quân Nguyên xâm chiếm nước ta, hay của cuộc đời Nã Phá Luân sau trận Waterloo.
Chuyện 75 là chuyện của cả nước Việt Nam, không phải chuyện của riêng của lính miền Nam.
Nhưng nếu muốn nói riêng chuyện lính, thì người lính nào trên toàn thế giới, trong suốt lịch sử nhân loại hy sinh bản thân, gia đình để chiến đấu bảo vệ cho những người dùng những từ miệt thị khi nhắc đến mình như người lính Việt Nam Cộng Hòa?
Người sống ở miền Nam chắc không có cái văn hóa gọi chồng, con mình là ... bọn.
Và có gì là nhục nhã khi mình đánh không lại địch thủ đông hơn, nhiều súng đạn hơn và cuồng sát hơn và phải bỏ chạy ?
Có nhục nhã chăng là khi giặc đến ngay trong nhà, hà hiếp giết hại đồng bào mình, chiếm đảo chiếm biển mình mà cái “quân đội anh hùng từng chiến thắng bao đế quốc đó” cuối đầu, dấu mặt im ỉm đi diễn binh mừng chiến thắng 30/4/.
19/09/201413:00:34
Khách
Tôi không đi lính nhưng nhà có 2 anh trong quân đội. Những lần các ông về phép tôi đều ngửi thấy cái mùi đặc biệt như chị tả. Có lẽ là mùi lính.
13/09/201418:54:51
Khách
Cám ơn chị chia sẽ niền hãnh diện 2 chàu và gọt bùi, đắng cay trong đời.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,022,192
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2019 và đã nhận giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho bài viết góp phần phát triển văn hóa Việt tại hải ngoại.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012.
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.”
Tác giả là một Phật tử, pháp danh Tâm Tinh Cần, nhũ danh Quách Thị Lệ Hoa, đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011, với loạt bài tự sự của một phụ nữ Việt thời chiến, kết hôn với một chàng hải quân Hoa Kỳ
Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất, một nhà giáo hồi hưu. Sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota.
Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất, một nhà giáo hồi hưu. Sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas.
Nhạc sĩ Cung Tiến