Hôm nay,  

Tìm Lại Niềm Vui

02/09/201400:00:00(Xem: 10552)
Tác giả: Kông Li
Bài số 4319-14-29719vb3090214

Kông Li là bút hiệu vui vẻ của Phạm Công Lý, tác giả từng nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2011. Là một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù, ông cùng gia đình đến Mỹ từ tháng 11/1994 theo diện HO, định cư tại Boston. Công việc từng làm: thông dịch cho Welfare, social worker, phụ giáo, tutor toán ở Middle School của Boston Public Schools.

* * *

Cách đây 60 năm, Cap St Jacques là một làng nhỏ ven biển, dân cư thưa thớt, đa số làm nghề đánh cá, làm khô, mắm, nổi tiếng khắp xứ là mắm ruốc Bà Giáo Thảo. Thành phố này là nơi các ông Tây, bà Đầm của mẫu quốc nghỉ mát cuối tuần.

Thời đó, thành phố thường gọi là Cấp, chỉ có một trường Trung Học bán công, mở được hai lớp Đệ Thất với khoảng 100 học sinh. Theo đà phát triển của đất nước về dân số và kinh tế, trường lớn mạnh và phát triển thành trường Trung Học Vũng Tàu (THVT). Tuy là trường nhỏ, nhưng THVT tiếp nhận học sinh và thầy cô từ mọi miền đất nước: từ miền Bắc của phong trào di cư 54, miền Tây sông nước, Sàigon, miền Trung và cả Huế nữa. Hiện nay THVT có đến 27 lớp Trung học Đệ I cấp và Đệ II cấp.

Tuy không nổi đình đám như các trường lớn: Gia Long, Trưng Vương, Petrus Ký, Marie Curie, Chu Văn An, nhưng trường tỉnh lẻ này đã đóng góp nhiều cử nhân ưu tú trong mọi binh chủng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Có một thời gian, THVT còn thu nhận thiếu sinh quân vào học các lớp Đệ II cấp. Trong số các tướng lãnh của Quân đội VNCH, xuất thân từ Thiếu Sinh Quân như Thống Tướng Lê Văn Tỵ, tướng Nguyễn Văn Vân, Phan Trọng Chinh, Nguyễn Hữu Có, Lý Tòng Bá…, không biết có vị tướng nào đã từng mài đũng quần short trên ghế nhà trường THVT không. Nếu có thì vinh dự thay cho trường THVT.

Sau ngày miền Nam hoàn toàn… bị giải phóng, một số ít cựu học sinh kẹt lại ở Việt Nam, phần lớn học sinh và thầy cô đều di tản và định cư khắp năm châu bốn bể.

Nhớ cây phượng cũ, mái trường xưa, một số cựu học sinh đã dốc cả tâm huyết, thời gian để thành lập hội Cựu Học Sinh Trung Học Vũng Tàu Hải Ngoại (CHS/THVT/HN) để nối vòng tay lớn, với mục đích nối lại liên lạc cùng thầy cô, bạn bè, mà tâm tình, gợi lại những kỷ niệm vui buồn ngày xưa.

Hội thường tổ chức họp mặt hàng năm, rồi 5 năm, 10 năm, 20 năm cũng có. Nhưng đại hội kỷ niệm sinh nhật 60 của trường được chuẩn bị kỷ lưỡng, bài bản, hết sức "prô phết sơ nồ" vừa qua tại Little Sàigon với đông đảo thầy cô, học sinh đến từ Canada, Úc, Đan Mạch, Na Uy, Pháp, Đức, khắp các tiểu bang của Mỹ và cả Việt Nam nữa. Họ hồ hỡi đến đây để gặp lại những gương mặt thân thương, những "hình bóng cũ của thuở mới biết buồn", cùng tri ân công lao thầy cô đã dìu dắt họ vào đời.

Sau 24 tháng làm việc hết công suất để kết nối bạn bè và thầy cô trên khắp thế giới, ban tổ chức đã hoàn thành một chương trình kỷ niệm 60 năm ngày thành lập trường thật phong phú với sự phát hành tập Kỷ Yếu "Sóng Biển THVT 1954-2014" dày 192 trang để ghi lại tâm tư, tình cảm, kỷ niệm vui buồn làm ấm thêm tình thầy trò, tình đồng môn của ngày xưa thân ái.

Hai ngày trước Đại Hội, các tham dự viên được mời thăm phòng tranh của họa sĩ TBGiám tại liên hoan Art-A-Fair tại Laguna Beach. TBGiám, cựu học sinh, là họa sĩ Việt Nam duy nhất tham dự cuộc triển lãm tranh hàng năm tại Laguna Beach cùng với các họa sĩ tên tuổi trên thế giới.

Trước ngày liên hoan, 112 thầy trò cùng nhau thăm viếng Đài thiên văn Griffin, nằm trên đồi, trước hàng chữ Hollywood khổng lồ, nhìn xuống thành phố Los Angeles. Các du khách, có lẽ hơi hơi lớn tuổi, không còn mơ mộng với gió, trăng, sao nên chẳng mặn mà, nhìn lên những hành tinh xa lơ, xa lắc, vã lại các tour đi thăm viếng ở đây toàn là ở… trên trời: từ 56 đô đến 179 đô, tùy ngày và tùy chủ đề.

Bãi biển Santa Monica thật tuyệt vời với cát vàng, biển xanh và mặt trời đỏ và vàng ối lúc rạng đông và khi chiều xuống. Beverly Hill, đài các, sang trọng với những căn nhà đồ sộ trị giá hàng triệu, hàng chục triệu đô của các siêu sao màn bạc và người mẫu.

Đến Hollywood, du khách nào cũng phải đi dạo trên Walk of Fame. Con đường của những tên tuổi được ngưỡng mộ nhất trên hành tinh. Phải có đôi chân khỏe để đi hết 15 blocks đường Hollywood Boulevard và 3 blocks đường Vine để xem hết 2500 ngôi sao bằng đá mài đen, có tên các tài tử Ciné từ xưa đến nay. Ngoài ra còn có tên của các ban nhạc (Bee Gee… ), ca sĩ (Ray Charles…), võ sĩ (Muhammad Ali.. ), ảo thuật gia (David Cooperfield…), khoa học gia danh tiếng (Thomas Edison…), phi hành gia Apollo 11 (Neil Amstrong…), và cả Victoria's Secret và L'Oreal nữa. Ronald Reagan là Tổng thống Mỹ duy nhất có tên trên Walk of Fame vì xưa ông là tài tử cao bồi.

Đêm trước ngày đại hội, gia đình bác sĩ H có nhã ý mời các bạn cùng lớp xa cách gần 50 năm đến dự buổi tiệc mini tại tư gia. Tuy là potluck nhưng số tham dự gần 30 người và thức ăn thì lối 60 người ăn không hết, nào là chả giò, nem nướng, bánh cuốn, bánh bèo, bánh chưng, gà nấu nấm, bánh mì, paté, giò chả, gỏi, xôi, chè, cocktail… ê hề. Rượu thì 5, 7 thùng bia, hơn chục chai rượu chát và whisky.

Sau gần nửa thế kỷ, có lẽ mặt mày đã chai sạn, không còn mắc cỡ, nên chuyện gì quá khứ đều xì ra: chuyện lẽo đẽo đi theo kiều nữ học cùng lớp và được nàng thỏ thẻ hỏi:

- Em có cần chị giúp gì không? Quê sượng cả mặt!

Hai tên kể lại chuyện chở nhau trên chiếc xe đạp cà tàng, còng lưng rượt theo hai bóng hồng trên chiếc Solex. Xuống dốc núi lớn, xe thắng không ăn, phải lủi vào bụi cây, tay chân bầm tím, vậy mà tụi nó chạy ngang còn hỏi đau không. Tức muốn chết. Kể xong, hai tên cười hô hố.

blank
Kèm theo bài là một hình ảnh từ buổi kỷ niệm 60 năm trường cũ.

Một thằng kể:

- Tao đi theo con đó cả năm trời, mà run quá, không nói gì được. Theo riết, có lẽ nó bực quá nên… đi lấy chồng. Mà tao đâu có chịu bỏ. Một hôm, nó nói với tao:

- Anh đừng theo tôi nữa. Chồng tôi ghen lắm, mà ảnh có súng nữa.

Hồn vía lên mây, tao cạch từ đó.


Một chàng thành thật khai báo về mối tình si "one way" của mình. Hôm ra chơi nào hắn cũng đứng xa xa nhìn người trong mộng ăn đậu đỏ bánh lọt với bạn bè, cười, nói vô tư, không biết có "một trái tim đang thổn thức, và đau khổ vì vô vọng ở bên kia hàng rào. Hắn vào lính để quên "The love of no return".

Gặp lại bạn cũ đang định cư ở Đan Mạch. Hắn hỏi:

- Tiếng Đan Mạch có khó không mậy? Anh bạn sốt sắng trả lời:

- Thì cũng khó như tiếng Anh, tiếng Pháp vậy. Tiếng Đan Mạch hơn giống tiếng Thụy Điển và Na Uy. Họ có thể hiểu nhau.

Đang nói anh không để ý tiếng cười khúc khích trong phòng. Có lẽ đã quá lâu, anh không còn nhớ tên hỏi anh là một tên quậy phá nhất trong lớp, mỗi câu nói của hắn đếu có kèm theo cái cù quéo.

Hắn nói lại:

- Mày nói sao, chớ hồi xưa tao, mày và con nít trong xóm thường xài tiếng Đan Mạch mà có học hành gì đâu?

Cả phòng cười cái rần. Anh ta đỏ mặt, cười trừ.

Buổi họp mặt bỏ túi kéo dài nửa đêm mới chịu "tan hàng cố gắng" để ngày mai gặp lại.

Cái đinh của buổi Đại Hội mừng sinh nhật trường 60 năm là buổi dạ tiệc tại nhà hàng Mon Cheri, ngày Chúa Nhật 26/7/2014 vừa qua. Chưa đến giờ khai mạc, mà khách đã đến đông đảo, đứng kín ngoài sân để gặp bạn bè và tán dóc. Tổng cộng có hơn 20 thầy cô và trên 400 cựu học sinh từ năm châu bốn bể về dự.

Giờ khai mạc Đại Hội bắt đầu bằng tiếng trống trường vang dội như ngày nào. Toàn thể quan khách đứng lên, nghiêm trang, xúc động nghe quốc ca "Này công dân ơi…" của ta và quốc thiều của "xứ sở những người tự do và đất nước của những kẻ dũng cảm".

Hai MC nam nữ lần lượt mời các thầy cô lên sân khấu. Đại diện học sinh lên tặng hoa và quà kỷ niệm để tri ân hững người đã trang bị hành trang cho họ vào đời. Một màn múa nón đẹp mắt của các cựu nữ sinh chào mừng quan khách được một tràng pháo tay tán thưởng khi màn vũ chấm dứt với hàng chữ "Chào mừng sinh nhật 60 năm của trường THVT" ghi trên nón.

Mặc kệ các MC tiếp tục giới thiệu chương trình tiếp theo, dưới này là một tổ ong bị vỡ. Mạnh ai nấy nói, không cần người nghe. Muốn nói gì thì phải hét lên, hay kề sát tai mà nói. Ồn là phải, vì có cha nào, miệng ăn mắm ăn muối sao đó, mà phát ngôn một câu rất ư là mích lòng: Một bà là cái radio, hai bà là cái hội chợ, ba bà là cái chợ lớn, mà trong nhà hàng này có đến 300 bà Tám! Miễn so sánh.

Một màn song ca của hai cựu học sinh làm mũi lòng người nghe. Họ học cùng lớp, quen nhau và nên vợ chồng. Chồng là nha sĩ, người vợ cũng có nghề nghiệp tốt. Tương lai họ thật sáng lạng. Bỗng nhiên đôi mắt của người vợ mờ dần, ngày càng nặng. Người chồng phải bỏ việc để săn sóc vợ. Sau 75, họ vượt biên. Sang Mỹ, người chồng vừa đi học để lấy bằng nha sĩ để hành nghề lại, vừa đi làm kiếm chút cháo và săn sóc vợ ở nhà. Bài hát "Anh là đôi mắt của em" thật thiết tha, được toàn thể quan khách vỗ tay từng đợt để tán thưởng và ca tụng nối tình son sắt, tuyệt vời của một người chồng chung thủy. Một mối tình đẹp, lâm ly không kém cũng đã nẩy nở trong kỳ đại hội này. Chàng và nàng học chung lớp, đã có đá lông nheo và thề non hẹn biển rồi, nhưng ngày 30-4 oan nghiệt đã chia lìa họ. Rồi non cao, biển rộng, biết đâu mà tìm trong suốt bấy năm qua.

Hữu duyên ngàn dặm cũng tương ngộ. Họ lại tình cờ gặp nhau ở đây, ngỡ ngàng, nghẹn ngào nhìn nhau.

Tình tưởng đã phôi phai

Ai ngờ còn vẫn mặn mà!

Biết được cả hai đều đã lập gia đình, nhưng ván của nàng đã sứt khỏi thuyền và gánh của chàng cũng đã gãy nửa đường. Như lân nghe pháo, như rồng gặp mưa: tình cũ không rủ cũng nhào vô. Chàng và nàng lại thề biển hẹn non lần nữa, và hứa lần này là lần cuối.

Tiệc chưa tàn, chàng xin kiếu khách trong bàn để đưa nàng về dinh Sheraton gần đó và hẹn sẽ làm một bữa tiệc nhỏ ra mắt bạn bè.

Đến giờ cắt bánh sinh nhật, mỗi bàn có một đại diện cầm chiếc bánh nhỏ, có gắm một cây đèn cầy cùng với 39 bàn khác, đi vòng vòng trong nhà hàng, hát bài "Happy Birthday to THVT"

Bài hát và tiếng vỗ tay vừa dứt thì ban nhạc chơi bài giựt gân "60 năm cuộc đời". Tiếng nhạc kích thích các học sinh tuổi "Ty" (sixty and seventy) hăng hái lên sân khấu. Nhìn các học sinh lắt Twist một cách quý tộc: nhè nhẹ như tập Tai Chi, như hái hoa, bắt bướm, chắc Fat Domino, ca sĩ nhạc Twist, phải buồn hơn 5 phút. Các ông bà này không dám giật Twist và Terre như ngày còn "Teen" vì sợ méo xương chậu, trật xương hông, sút bù lon đầu gối thì phiền cho ban tổ chức lắm đa.

Tham dự buổi tiệc còn có một gương mặt khá nổi tiếng với khán giả Ciné trong nước và quốc tế: cựu học sinh Nguyễn Võ Nghiêm Minh, nhà đạo diễn phim "Mùa Len Trâu", phim này được ra mắt đầu tiên tại Sàigòn ngày 2-6-2005. Anh vừa hoàn thành cuốn phim thứ hai: "Nước 2030" được hân hạnh chọn chiếu trong ngày khai mạc Liên Hoan Phim Quốc Tế 2014 tại Berlin, Đức.

Về khuya, ban nhạc chơi những bản nhạc nhẹ như You're my sunshire, I always love you… để không khí thêm ấm cúng và tình tứ cho những cặp tình nhân "không còn trẻ, nhưng chưa già" ôm nhau, sàng qua sàng lại mà "gợi lại giấc mơ xưa".

Ngày vui qua mau, đại hội chấm dứt với bản Auld Lang Syne tiễn mọi người ra về trong niềm vui chưa trọn.

Để níu kéo thêm thời gian hội ngộ, các học sinh thời nào còn chưa biết cái chi chi mà bi giờ tóc đã hai lai hai ba màu biết rằng: "Đời ngắn lắm, cầm tay nhau chưa đủ. Dẫu muốn tìm chẳng dễ gặp nhau đâu" nên ngày hôm sau lại kéo nhau đi cruise thăm đảo Catalina (CA) và thành phố Ensenada (Mễ) trong 5 ngày.

Một trường nhỏ, ở tỉnh lẻ, số học sinh không nhiều lắm, mà đã làm nên một sự kiện lớn để kỷ niệm 60 năm ngày thành lập trường. Thành tích này trước tiên thuộc về ban chấp hành Hội CHS/THVT/HN, cộng với nhiệt tình tham gia của các cựu thầy cô và học sinh trên thế giới, không quản ngại đường xa, sức khỏe, để về đây sống lại những giây phút tuyệt vời ngày xưa với bạn bè, thầy cô. Mọi người đều công nhận đây là buổi Hội Ngộ lớn lao nhất, thành công nhất từ trước đến nay.

Kông Li

Ý kiến bạn đọc
09/09/201412:19:34
Khách
Ông Kim Quan mến,
Cám ơn lời khen của ông về tài giết văn của tôi. Bài của tôi thường là về thành phố Boston : MIT, Harvard, Marathon Boston, mùa Thu New England, trường học, bệnh viện, nhà tù, bệnh viện tâm thần ở Boston... Ông có tìm trong mục tác giã và tác phẫm.
Chào ông
Công Lý
06/09/201422:55:23
Khách
Cảm ơn ông cho đọc thêm một bài viết lý thú khác của ông.
Tôi đã từng đọc nhiều bài viết của ông trước đây nhưng không hề để ý là ông đang định cư ở Boston.Xin lỗi chuyện này có vẻ lạc đề đối với chỗ để dành đóng góp ý kiến cho bài vừa được đăng tải bên trên!
Tôi mạn phép đề nghị ông viết về Boston...của ông cho những người chưa có cơ hội thăm viếng nơi ấy được biết đôi chút về một chốn quá đổi tuyệt vời có tới 3 trường đại hoc nổi tiếng tren thế giới:Harvard,MIT và Boston...cộng đồng người Việt tại đó ra sao,tình trạng xã hội có dễ sống hay không, nhà cửa , tội phạm. ..Nghe nói mùa Thu ở đó rất đổi nên thơ. ..và nhiều thứ khác mà cũng gợi tò mò không it,như là điệu nhảy Boston hoặc là món điểm tâm của Mỹ là Boston baked beans...nó khac với baked beans trên thế giới thế nào mà nó lại được ghi trong thực đơn điểm tâm ở tận xứ Kangaru này. ..

Tôi có dịp thăm Mỹ quốc nhiều lần ở Cali., ở Seatle,ở San Francisco nhưng chua tới Boston vì không có lý do gì để tới đó cả!

Nay tôi có một cháu đang sống ở Boston nên muốn tìm hiểu đôi điều mà tôi tin là ông thừa khả năng mo tả nơi ông và quý quyến chọn làm quê hương thứ hai.Mua một cuốn hướng dẫn du lịch nói về
Boston chỉ có thể thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu chung chung nhưng với văn taì của ông , tôi và đọc giả Việt Báo sẽ thâm nhập Boston nhiều hơn mấy cuốn hướng dẫn của Mỹ.

Chân thành cảm tạ nếu ông không quá bực mình vì đề nghị quá ư đường đột của tôi.

Trân trọng cảm ơn Ông.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,809,202
Tác giả hiện đang giảng dạy Việt ngữ Viện Đại Học UCR (University of California, Riverside). Bà thường xuyên tham gia sinh hoạt cộng đồng đặc biệt là góp phần duy trì văn hoá và ngôn ngữ Việt. Viết Về Nước Mỹ 2017, bà nhận giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những tác giả góp phần phát triển chữ Việt, văn hóa Việt tại hải ngoại.
Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất hiện cư ngụ với vợ tại Brooklyn Park, MN. Ông đã về hưu sau khi dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota. Ông cũng từng dạy Anh Văn thiện nguyện tại Trung hoa và Việt Nam và Việt Ngữ cho chùa Phật Ân tại Roseville, MN. Ông đã đoạt giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 18. Bài mới nhất của ông được đăng 2 kỳ. Sau đây là phần kết.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC của Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại tiểu bang South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bài mới nhất của tác giả viết nhân Ngày Lễ Vu Lan năm nay.
Tác giả đã góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu và hiện vẫn liên tục góp thêm nhiều bài viết giá trị. Là cựu giáo sư trung học ở Việt Nam trước năm 1975, vượt biên đến Mỹ năm 1984, ông đi học và trở lại nghề cũ. Sau nhiều năm dạy tại một trường công lập Mỹ ở San Jose, tác giả về hưu tại Riverside, Nam California.
Tác giả là cư dân Miami, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, quê hương, con người. Viết Về Nước Mỹ 2015, Y Châu nhận Giải Đặc Biệt. Bài mới của ông viết về lễ cưới của hai con Cúc Phương và Quang Nhật. Lễ cưới được tổ chức tại Texas 19/8/2017, kế cận mùa bão lụt.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, đã nhận giải bán kết 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Bài viết về nước Mỹ của Ngọc Anh cho năm thứ 18 là chuyện Bắc Houston, nơi cô đang sống, Tháng 8, 2017
Sau lớp tập cuối cùng trong ngày Thứ Sáu, Châu ngỏ lời mời vợ chồng Phong ra ngoài dùng cơm tối. Phong muốn thoái thác nhưng Châu nói nhân dịp sinh nhật của hắn; hơn nữa, hắn cũng muốn mượn cơ hội này để thảo luận với chàng về lời đề nghị mai mối mấy tuần trước.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, cho biết bà tên thật là Huỳnh Kim Oanh, sống tại tiểu bang Virginia. Trước 1975 tại Việt Nam đã làm thơ đăng báo. Đến Mỹ, hiện nội trợ việc nhà,
Tác giả quê quán ở Bến Tre, đi du học Mỹ năm 1973 và ở luôn cho tới ngày nay. TG gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015. Năm đầu tiên, nhận được giải danh dự (2016)
Nhạc sĩ Cung Tiến