Hôm nay,  

Về Hưu Ở Miền Nam California

01/09/201400:00:00(Xem: 16150)

Tác giả: Dân Đen
Bài số 4318-14-29718vb2090114

Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Ông tên thật là Lý-Văn-Năm sinh năm 1950, cựu học sinh trường Trần Lục/Chu Văn An 63/70, cựu sĩ quan Hải Quân QLVNCH. Sau nhiều năm sống tại tiểu bang Oklahoma với công việc kỹ sư điện tử, ông hiện chọn San Diego làm nơi nghỉ hưu.

* * *

Tính tới ngày hôm nay, tôi được hơn 63 tuổi. Tôi cũng đã dọn về vùng Bắc của thành phố San Diego được đúng một năm. Thời gian mặc dù chưa đủ dài để có những kinh nghiệm như những cư dân đã ở lâu năm, nhưng sau 12 con trăng tròn sáng rực, sau một chu kỳ già thêm một tuổi, tôi nghĩ rằng mình đã thu góp ít nhiều dữ kiện về vùng đất mới, nhất là vấn đề thời tiết, vùng đất mà vợ chồng chúng tôi dự định sẽ trú ngụ cho hết cuộc đời còn lại...

Ngày 30/4/1975, sau những giờ phút vô vọng tìm đường ra biển, trong vòng thành Hải quân công xưởng, trong sự an bài của Thượng Đế, tôi và một nhóm quân nhân, đã lên được trên chiếc tuần duyên đỉnh nhỏ, trở về từ biển, cặp cầu nước xuôi, rồi tách bến vội vàng tại bộ Tư lênh Hạm đội...

Tôi xa rời quê hương, tới đất Mỹ, chỉ có một thân, một mình, chỉ gặp được một người hàng xóm, không có được một người bà con, nên chấp nhận định cư ở vùng nào cũng được...không hề chọn lựa.

Từ lúc lập gia đình cho tới ngày dọn về vùng đất Cali, tính ra tôi đã cư ngụ ở tiểu bang Oklahoma được 35 năm. Năm nào cũng thế, từ cuối tháng 4 cho đến đầu tháng 6, hầu như ngày nào cũng có còi hụ, báo động những cơn bão lốc (tornado). Rồi mùa Đông lạnh lẽo, rồi mùa Hè nóng bức, hầu như lúc nào cũng có gió thổi triền miên, cái bệnh dị ứng thì hầu như người nào cũng bị...

Cái tốt nhất của vùng Oklahoma là giá cả về nhà cửa thì vô cùng thấp, rất rẻ, so với giá nhà bên vùng Bolsa hoặc vùng San Jose. Hầu như cư dân ở đây không bao giờ than phiền về vấn đề kẹt xe hay vấn đề đời sống đắt đỏ... Tôi cũng cám ơn vùng đất OK, nơi mà tôi đã có việc làm và nuôi được hai đứa con tốt nghiệp đại học.

Có người hỏi tại sao tôi lại ở Oklahoma lâu như thế, thời tiết khắc nghiệt vậy mà chịu đựng được... thì thôi ở luôn bên ấy cho rồi, dọn đi đâu cho mệt cái thân già.

Câu trả lời vô cùng đơn giản là... vì cái công việc làm nó bắt mình phải theo nó. Nồi cơm là quan trọng đấy mà... nhưng lúc về hưu thì phải chọn vùng đất nào có thời tiết mát mẻ, khí hậu ôn hòa đấy thôi.

Mấy người bạn đồng nghiệp của tôi ở OK, phần lớn ai ai cũng có mộng ước hưu trí sớm, rồi sẽ đi du lịch đó đây. Khác biệt với cư dân Cali, đa số họ không bao giờ muốn về hưu, họ muốn làm việc đến già, càng lâu càng tốt, ngoại trừ trường hợp bị sa thải hay vì vấn đề bệnh hoạn.

Mà thật vậy, tôi đã về sống ở vùng Oceanside phía Bắc của thành phố San Diego được một năm tròn, với thời tiết vô cùng mát mẻ của vùng biển Thái Bình xanh mát.

Tới ngày hôm nay, tôi chưa hề nghĩ tới chuyện du lịch đó đây...vẫn còn thấy mấy ông hàng xóm lớn tuổi hơn mình mà vẫn còn... siêng năng đi làm không biết mệt.

Mấy năm trước, tôi có dịp đọc được bài viết của vài tác giả về vấn đề chọn một nơi chốn lý tưởng để về hưu, họ phân tách cặn kẻ từng thành phố mà họ cho là tốt nhất. Nơi nào cũng có cái tốt, cũng có những cái không hay, nhưng tóm lại là họ sẽ chọn nơi nào thích hợp nhất cho cá nhân, cho gia đình của họ tùy theo tình trạng tài chính hay sức khỏe của mình.

Tôi cũng đã viếng thăm nhiều nơi trên đất Mỹ cũng như ở Âu châu, Á châu và phải kể là về Việt Nam để xem mình có thể hưu trí ở quê nhà hay không?

Trong những năm cuối, trước khi về hưu, tôi quyết định chọn vùng San Diego để dừng chân cho đến hết cuộc đời còn lại. May mắn cho tôi, trong thời gian giá nhà cửa ở Cali xuống thấp, tôi mua được căn nhà thật nhỏ, trong khu phố có tên miền biển mặn Oceanside

Tôi sống 35 năm bên tiểu bang Oklahoma, mỗi lần bán nhà là mỗi lần lỗ nặng... nhưng mừng hết cỡ...vì bán được nhà.

Năm 2012, tôi phải trả cho người mua 2 năm tiền thuế, 2 năm bảo hiểm, bớt giá nhà xuống vài chục ngàn, phải sửa chữa đủ thứ trước khi giao nhà...để bán được căn nhà 15 tuổi trước khi về hưu...dọn về Nam Cali.

Những người bạn cùng sở ở bên Oklahoma, khi nghe tôi mua nhà bên San Diego, họ lo lắng cho tôi, vì theo họ, dọn về CA là một quyết định vô cùng sai lầm, mạo hiểm và tự sát. Tại vì Cali động đất triền miên, thuế má nặng nề, xe cộ kẹt cứng, nhà cửa đắt đỏ, tội phạm rất nhiều... Trước hai tháng đến ngày tôi nghỉ hưu, môt anh bạn đồng nghiệp của tôi hối hả đi tìm tôi và lo sợ, nói với tôi rằng."...có tin đồn rằng cuối năm 2012, đất Cali sẽ chìm xuống biển!" và anh hỏi tôi có nên đổi ý về vụ dọn nhà về Cali.


Tới ngày hôm nay, tôi dọn về Cali được 365 ngày, tôi vô cùng sung sướng và vô cùng hài lòng về quyết định của mình, không còn luyến tiếc về đồng lương bởi vì lúc còn đi làm đến đúng 62 tuổi, tôi không có vấn đề gì về sức khỏe hoặc công việc trong sở làm, mà lại xin nghỉ hưu, tiền hưu bổng, tiền An sinh xã hội bị khấu trừ bớt đi 25%, từ bỏ nhà cao, cửa rộng bên Oklahoma, mặc dù bây giờ đang sống trong một căn nhà mà diện tích chỉ còn bằng ¼ căn nhà vừa bán đi.

Như tất cả mọi người, tôi chưa bao giờ biết "thiên đàng" và không biết được trong tương lai, không gần thì xa, rằng mình có lên "trên ấy" hay không...nhưng thành thật mà nói...trong những ngày đầu tiên của tháng Mười dương lịch, tôi đã được sống trong cái thời tiết vô cùng ôn hòa, dễ chịu của vùng đất Oceanside, tiểu bang Cali. thì tôi cũng ví như tôi đang sống trong một thiên đàng của hạ giới...

Chung quanh nhà tôi đang ở, mấy cây ớt cây chanh, cây quít, cây bông hồng và nhiều cây cảnh... đang trổ bông rất nhiều, như đang ở mùa Xuân. Trong khi đó, bên tiểu bang OK?của tôi đã sinh sống, cây cỏ vàng úa...lá rụng đầy sân, dân chúng bắt đầu vặn máy sưởi trong nha, ra đường phải mặc áo lạnh...

Lúc ở bên Oklahoma, so sánh cái lạnh mùa Đông dưới 32 độ F (0 độ C) với những luồng gió thật mạnh, lạnh cắt da... sang bên vùng San Diego, trong tháng Mười dương lịch nhiệt độ lạnh nhất ban đêm không dưới 45 độ F (7 độ C) lại không có gió mạnh, vì gần biển, nên thời tiết vô cùng dễ chịu, khí hậu nầy đối với tôi cũng là một thứ...thiên đàng.

Như thế, nếu tôi được phép nêu ra ý kiến về thời tiết trên đất Mỹ, thì tôi sẽ ví von là...vùng đất San Diego cũng giống như thiên đàng nào đó mà bây giờ tôi mới biết được.

Có nhiều năm, hồi mới sống ở bên Mỹ, nhớ đến những thứ trái cây như... ổi Xá lị, trái Thanh Long, Trái Mận, Chùm ruột, Đu đủ, Bưởi, Cam, Lựu, Trái hồng (hồng dòn, hồng mềm), Khế, Mãng cầu, táo Tầu... thì cũng nhớ lắm và cũng thèm lắm.

Nhưng nếu người đọc là dân Nam Cali hay đã có kinh nghiệm sống ở vùng Nam Cali thì những thứ trái cây nầy trong tháng Mười là hầu như nhà nào có đất... có trồng cây ăn trái...là nhà nào cũng có đầy ra...ăn không hết...

Đó là không kể những vườn rau thơm xanh mướ, đầy chất vị quê hương hầu như nhà nào cũng co, kể cả dân Việt sống trong những khu apartment không có đất trống...

Trong thời gian còn đi làm trong vài năm cuối, với tuổi già đang kéo đến, mấy cái chất mỡ trong máu hơi cao, do đó vấn đề tập thể dục, tôi đã bắt đầu siêng năng tập luyện, mong mấy anh chàng nầy xuống thấp mà mình còn có thêm sức mạnh.

Tôi đã đọc nhiều tài liệu về sự "hưu trí" và sự "ăn không ngồi rồi" của mấy ông bà lão đã về hưu. Họ thường ra ngồi ghế sa-lông, coi phim chưởng, phim bộ hay bắt đầu ít có hoạt động hơn lúc đi làm... rồi cái bụng cứ to ra, rồi sinh bệnh...rồi bị trầm cảm, chán chường.

May mắn cho tôi, chỗ tôi ở chỉ cách bờ biển Thái Bình độ 7 miles (khoảng hơn 10 km), chính quyền có xây một đường lộ, dành riêng cho xe đạp từ nhà tôi cho tới tận bờ biễn, tha hồ mà đạp.

Phía sau sân nhà là một cái công viên thật lớn, thật đẹp, có tới bốn sân đá banh, bóng tròn. Bà xã tôi sang ở bên đây, mỗi ngày đi bo, chạy bộ trên dưới hai tiếng đồng hồ ở ngoài trời....ở ngoài công viên...bỡi vì thời tiết quá mát...lại không có nắng....thường thì mặt trời chỉ ló dạng sau khoảng 9 giờ hay trể hơn.

Cách nhà 10 phút lái xe, là chỗ tôi tập thể dục hàng ngày với các huấn luyện viên chuyên nghiệp (certified instructors) về thể dục: Yoga, Kickboxing, Station bicycle, Power lift (tập tạ), Yumba, Aerobic... thời khóa biểu có sẵn, muốn đi tập lớp nào thì cứ vào lớp học.

Cái tôi đang mê nhất là đi trượt sóng ngoài biễn (Ocean Surfing). Nước biển ở Nam Cali thì khá lạnh, mùa Đông phải có áo nhái (wet suit) để mặc và không biết mình già lão thì mấy anh cá mập có tha hay không.

Thêm một điều nữa, hồ bơi (heated swimming pool) ở đây lộ thiên ngoài trời, mở cửa quanh năm, tha hồ mà đi bơi...thực hành công phu chịu lạnh của Tây Tạng.

Do đó, không ai giống ai... nhất là vấn đề sức khỏe của mấy cụ già như tôi, những sinh hoạt trước và sau khi nghỉ hưu không những không khác mà đôi khi còn...bận rộn hơn, nhất là sống ở vùng đất mới nầy, thời gian tôi ở ngoài trời nhiều hơn là ở trong nhà.

Nói riêng về khí hậu...thời tiết ở dọc theo vùng bờ biển từ Bắc xuống Nam Cali...nhất là ở Nam Cali...đối với cá nhân tôi thì là đây là một vùng đất...thiên đàng.

Dân Đen

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,085,123
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”
Nhạc sĩ Cung Tiến