Hôm nay,  

Hawaii... Thơm Mùi Ổi Chín

26/08/201400:00:00(Xem: 12155)

Tác giả: Tôn Nữ Thu Dung
Bài số 4312-14-29712vb3082614

Tác giả là cư dân San Dimas, California. Trước tháng Tư 1975, tại Sài Gòn, cô từng cộng tác với tần báo Tuổi Ngọc và là một trong những cây bút học trò được bạn đọc yêu mến. Với bài "Chuyện Cổ Tích Không Phải Cho Bé Thơ", tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt, Viết Về Nước Mỹ 2013. Sau đây là bài viết mới nhất.

* * *

1

Hồ Ly luôn trở về vào tháng Bẩy. Cô ngồi vắt vẻo trên cành ổi sẻ, những trái ổi bé bỏng nhỏ xíu mà ngọt ngào thơm ngát cả một khoảng trời. Hồ Ly mỉm cười khi nghe tiếng kinh nhịp nhàng vọng từ ngôi nhà gỗ ở lưng chừng đồi, nơi có một căn phòng sơn màu da cam đậm… Án ta pha, bà pha thuật đà ta pha đạt ma ta pha bà pha… Câu kệ mà Hồ Ly đã thuộc lòng. Từ ngày còn nhỏ, bà ngoại đã bắt Hồ Ly đọc CHƠN NGÔN TỊNH BA NGHIỆP để trấn yểm một con ma nào đó – nếu có – đang rình rập để bắt hồn bắt vía cô cháu gái yêu quý của bà … Bà ta ra mi, ma phạ đà ta, ma ha ta đạt ta bà phạ … Hồ Ly không hề hiểu những câu tiếng Phạn nhưng hình như đọc bằng tiếng Phạn thì thấy cổ kính linh thiêng và vô cùng êm ả… đủ sức trục xuất những cô hồn vất vưởng.

Nhưng bây giờ những câu kệ đó đâu có phải để dành cho những oan hồn uổng tử đã lăm le theo cô ngày mới lớn mà là dành cho cô, trấn yểm cô từ một người mà cô đã -yêu- cho -tới- chết…

Kym hay chở cô bằng chiếc xe đạp court trong những chiều tan học nếu cả hai trùng thời khóa biểu và cô trốn được tụi bạn thường cùng về chung xe bus của trường. Cô ngồi trước đòn giong, tóc cô bay ngược ra sau vướng vào mắt môi Kym để anh ngạc nhiên: Tóc Hồ Ly thơm ngát mùi ổi chín. Cô cười, luôn tựa người vào cánh tay Kym đầy nương tựa. Cô có thể cùng Kym đi đến tận chân trời góc biển, cuối đất cùng trời bằng chiếc xe đạp court này..

Từ trên con dốc Phượng Vĩ của ngọn đồi đại học, Kym thả dốc và hét lên trong gió lộng:

– Nhắm mắt lại, Hồ Ly … Nhắm mắt lại và bay…bay…bay…

Cô cười như nắc nẻ, chỉ cần biết Kym đang ở cạnh cô là cô không sợ bất cứ một điều gì …bất-cứ-một-điều-gì…

Một lần thầy viện trưởng lái xe hơi về muộn, đi sau, thầy đã hốt hoảng khi thấy chiếc xe đạp như bay trên đồi xuống, thầy giận giữ ngừng xe cuối dốc đứng chờ… Thoáng thấy xe thầy dừng lại, Kym cua vào con dốc khác … Hôm sau,thầy gọi lên văn phòng mắng:

-Nếu chiều qua thầy bắt được hai đứa, thầy sẽ xáng mỗi đứa một bạt tai.

Một lần khác, nhân sinh nhật Hồ Ly, Kym đã mang tặng cô chiếc chuông đồng Kym lấy từ gác chuông của Nhà Vĩnh Biệt. Món quà được cô nâng niu cất giữ qua rất nhiều năm tháng… cô treo trên giàn Hoàng Anh vàng rực, để mỗi lần gió đi qua, tiếng chuông đong đưa vang lên như những tiếng vó ngưa về ngang đồi rung lục lạc. Cô không dám hé môi nói với ai Kym đã lấy nó từ đâu!

Những kỷ niệm sâu nặng đã níu cô và Kym bằng một sợi dây bền chắc nhất. Đứng trên đồi cao nhìn xuống mặt biển xanh thẳm dưới chân mình, Kym nói:

- Khi nào Hồ Ly bơi được một mình ra tới Hòn Tre thì lúc ấy anh sẽ dẫn Hồ Ly theo.

Nhưng lời hứa đó đã không bao giờ thành sự thật, Hồ Ly không bao giờ có thể bơi một mình ra đảo Hòn Tre… trừ mấy lần cùng Kym và chiếc áo phao màu cam rực rỡ, Hồ Ly đã bao lần ngừng lại, mõi rã rời, thả ngửa người trên mặt nước, và Kym, vừa dỗ vừa dọa, vừa đẩy vừa dìu để cuối cùng Hồ Ly cũng bơi tới Hòn Tre … rồi lại bơi về.


Kym đã không kịp chờ để dẫn Hồ Ly theo dù đó là điều anh luôn mong mõi…

Hồ Ly ra trường đi dạy ở một nơi tận cùng biên giới của tỉnh… Mỗi chiều lang thang trên con đèo ngập màu hoa Ngũ Sắc, tựa người vào tấm bảng địa danh, bên này là Phú Khánh, bên kia là Nghĩa Bình… Hồ Ly nhớ ơi là nhớ ngọn đồi Đại Học ngút ngàn một màu cỏ Chong Chong xanh rợn.

Kym dạy ở Thuận Hải, anh vượt biển theo ghe của gia đình người bạn. Anh để lại cho Hồ Ly một chồng giáo án, mấy xấp bài kiểm tra chưa kịp chấm (Hồ Ly vừa khóc nức nở vừa chấm bài cho học trò anh để trường có thể báo cáo mọi thành tích cho kịp vào dịp tổng kết 6 tháng đầu năm…) và lời nhắn nhủ: Gặp lại nhau bên kia bờ đại dương … mà anh không hề nhớ rằng Hồ Ly không thể nào làm việc đó khi chỉ còn lại một mình … anh đã không hề nhớ !

Hồ Ly trở về nhà anh, vào phòng điên cuồng lục soạn… những tập thơ chép tay của Hồ Ly. những trang nhật ký của ngày thơ dại, những món quà đầy ắp thương yêu… con búp bê bị tắt tiếng anh chưa kịp sửa, quyển “Bắt Trẻ Đồng Xanh” Hồ Ly tặng anh nhân kỳ truy lãnh tháng lương đầu tiên của lần đầu đi dạy … một tủ sách toàn những chữ ký bay bướm của Hồ Ly bên cạnh chữ ký như một nét phác thảo của anh… Mẹ anh nói trong nước mắt:

- Con đem về làm kỷ niệm.

Hồ Ly bỏ dạy, bây giờ thực sự Hồ Ly mới cần được chiêu hồn, cô ngơ ngơ ngác ngác như cọng rong phiêu bạt từ suối róc rách ra đại dương thênh thang… Lời hẹn hò của anh, Hồ Ly mang theo suốt cả cuộc đời mình: Gặp lại nhau bên kia bờ đại dương…

2

Từ vùng hải phận quốc tế, chiếc ghe mang biển số KH… xô lệch không còn nhìn rõ nhỏ xíu như chiếc lá trôi dạt nhiều ngày… Hồ Ly nằm như ngủ … Nắng đã thiêu đốt cô như một bức tượng phủ một màu muối trắng… sáng lóa như một ánh hào quang.. Chiếc áo cô mặc loang nhiều vệt máu đã trở màu nâu sẫm… Không có hoa, không có nến, chỉ có nỗi buồn và một mặt trời rạng rỡ giữa đại dương bao la… và mây…mây trắng ngợp trời.

Hồ Ly đi tìm Kym theo lời hò hẹn… Gặp lại nhau bên kia bờ đại dương … Ở một nơi có màu Phượng Vỹ đỏ rực như trên ngọn đồi đại học mang tên Phượng Vỹ ngày nào … Một nơi có mùi hương ổi chín nồng nàn của ngày thơ dại… Nơi ấy chỉ có thể là Hawaii… thiên đường nhiệt đới.

3

Hồ Ly lại trở về trong tháng Bẩy và ngồi vắt vẻo trên cành ổi giận hờn … Mùa Phượng đã tàn rồi nhưng hương ổi thì còn thơm ngát ngọt ngào ướp tóc Hồ Ly như ngày thơ dại … Cô đăm đăm nhìn căn phòng màu cam đậm rực rỡ như căn phòng cũ của cô ngày xưa … Từ căn phòng ấy vang ra những bài kệ quen thuộc nhằm xua đuổi Hồ Ly … Án ta pha, bà pha thuật đà ta pha đạt ma ta pha bà pha… bà ta ra mi, ma phạ đà ta, ma ha ta đạt ta bà phạ…

Hồ Ly treo chiếc chuông đồng ngày cũ lên cành ổi sẻ, gió đi qua, tiếng chuông đong đưa hát như tiếng chân ngựa chạy trên đồi… Hồ Ly nghe tiếng Kym nói với một người nào đó (mà Hồ Ly thề đến chết thêm mấy kiếp nữa cũng không thèm nhìn mặt):

– Em, hôm nay gió quá, mấy chiếc chuông gió vang thật buồn như tiếng chuông gọi hồn ai…

CHUÔNG-GỌI-HỒN-AI…

Cuối cùng thì Kym cũng nói được một câu làm Hồ Ly nhoẻn cười… nụ cười không hề có chút hồ ly mà ngập tràn nước mắt !

Tôn Nữ Thu Dung

Ý kiến bạn đọc
24/09/201412:29:28
Khách
Ở mô ra người lãng mạn, tình tự như ri!
05/09/201405:46:11
Khách
Hồ Ly rất cảm ơn các bạn đã vào đọc và thấu cảm cùng những đau buồn của Hồ Ly..." Thực và mộng - nói cho cùng- chỉ một " , bạn ạ.
02/09/201401:43:18
Khách
Phải đọc đôi lần mới hiểu câu chuyện. Bài viết thật là thấm thía về một mối tình tuyệt đẹp nhưng không thành. Tác già đã lộng cái luân hồi của đạo phật vào câu chuyện thật hay, tưởng chừng như bài viết từ một thầy tu. Tưởng chừng như Hồ Ly tự viết lên nổi lòng của mình ở thế giới bên nầy và thế giới bên kia....
30/08/201422:37:45
Khách
Khó hỉu thấy mồ!
29/08/201403:08:00
Khách
Ngắn, nhưng súc tích và nhân văn. Gợi lại trong tôi những ký ức xưa, lãng đãng như thấy hình bóng mình.
27/08/201407:06:38
Khách
Một câu chuyện ngắn mà tôi phải đọc đến hai lần (vừa đọc vừa cchuyện trò trên FB) xúc động với bao ký ức xa xưa hịện vè, thấy mình đâu đó trong câu chuyện, Tài hoa quá TNTD ơi !
27/08/201404:16:13
Khách
Một trong những bài viết hay của Tôn Nữ Thu Dung.
27/08/201402:48:29
Khách
Bái viết hay. Ý mới lạ
26/08/201420:45:47
Khách
Hay , ngậm ngùi.Phục Thu Dung cả thơ và văn.
26/08/201419:56:05
Khách
Đọc bài này tôi rợn da gà. Tác giả viết súc tích cô đọng và buồn quá nhân muà Xá Tội Vong Nhân.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,020,185
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”
Nhạc sĩ Cung Tiến