Hôm nay,  

Ngày Hội Việt Báo và Chợ Đêm Bolsa

23/08/201400:00:00(Xem: 10698)
Tác giả: Triều Phong
Bài số 4309-14-29709vb7082314

Tác giả tên thật Trần Phương Ngôn, từng sống ở trại tỵ nạn PFAC của Phi Luật Tân gần mười một năm, và là một thành viên đi đầu trong phong trào chống cưỡng bách hồi hương tại trại PFAC. Ông hiện hành nghề Nail tại tiểu bang South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2014, và nhân dịp này, đã cùng gia đình trải qua tám giờ bay để về dự họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2014 và thăm Little Sàigòn.

* * *

Tôi trở lại Nam California vì vinh dự được vào chung kết Giải Thưởng Việt Báo 2014, và rất là may mắn bởi thời tiết mấy ngày này thật đẹp, không nóng lắm, nhiệt độ chỉ khoảng chừng trên 80 độ F một chút mà thôi.

Gia đình tôi đến trước ngày phát giải vài hôm nên có nhiều cơ hội đi loanh quanh để nhìn ngắm phố xá, xem sinh hoạt của người Việt nơi đây và...ăn đồ ăn Việt Nam! Một mục không thể thiếu được mà vợ tôi đã lo chuẩn bị "search" trên internet để tìm kiếm các tiệm ăn ngon từ lúc còn ở bên này.

Sau bảy tám giờ bay, chúng tôi đên California lúc 9 giờ sáng, thế là chúng tôi lợi được một ngày! Lấy hành lý, làm thủ tục nhận xe xong vợ chồng con cái tôi tà tà trên I-405 N về Phước Lộc Thọ ăn trưa vì giờ "check-in" vào khách sạn Best Western là 3 giờ chiều nên gia đình tôi có nhiều thời gian nhàn tản một cách thoải mái.

Món đầu tiên chúng tôi nhớ tới là phở! Như nhà văn nào đó đã nói mà tôi không còn nhớ rõ là "chúng ta ra đi mang theo cả quê hương" thì bây giờ trên nước Mỹ này phở đã phổ biến và trở thành một món ăn lừng danh của người Việt Nam do đó cũng có thể nói "chúng ta ra đi mang theo cả quê hương với phở" chắc cũng được!

Vào tiệm giải quyết cái bao tử no nê xong rồi trong khi đợi thằng con còn xì xụp húp, gắp từng cọng phở, tôi ngồi quan sát khung cảnh xung quanh và nhận thấy có một điều khác biệt là hàng quán của người Việt mình thường đông đúc, ồn ào tấp nập, chứng tỏ một cuộc sống phồn thịnh, phát đạt. Người ta kêu nhau ơi ới, gọi nhau ầm ầm, nói cười huyên thuyên khi ăn trong tiệm như thưở còn ở bên nhà làm tôi chợt thấy vui vui. Sinh hoạt nhộn nhịp, mua bán tất bật này cho thấy một cộng đồng đang lớn mạnh.

Trái lại ở miền Trung Bắc của nước Mỹ thì có ít nhà hàng hoặc chợ Việt Nam nên đời sống chúng tôi tại đó không giống ở đây, có phần êm ả hơn, không sôi động lắm khiến đôi lúc cũng có hơi nhàm chán. Khi vào hàng quán, tiệm ăn Mỹ, thường người ta kêu cho mình một phần riêng rồi im lìm ăn, nói chuyện thì nhỏ nhẹ vừa đủ nghe. Thỉnh thoảng mới có người xin thêm cái muỗng hay chiếc nĩa. Đang khi ấy ở đây thực khách Việt Nam mình luôn đòi hỏi thêm nhiều thứ khác như chanh, ớt tươi, rau sống, giá trụng.v.v...tùy theo món ăn, cho thấy ẩm thực Việt Nam phong phú và phức tạp hơn. Có đi ăn ở đây mới thấy thương các người phục vụ và không nỡ cho tiền "tip" ít so với sự cực khổ của họ!

Mấy ngày rong chơi dưới Nam Cali vừa gặp bạn bè bên trại tỵ nạn ngày xưa rồi lại có họp mặt nho nhỏ cùng bạn học Taberd năm cũ nên tôi khá bận rộn, cứ phải lông nhông ngoài đường. Chạy lên chạy xuống hết đường Wesminster rồi lại vòng qua Hazard xuống Brookhurst. Vô đại lộ Bolsa, vào nhà lồng Thương Xá Phước Lộc Thọ là nghe đầy ắp tiếng Việt. Thế mới biết có ở, có đi, có ăn, có uống cà phê ngồi tán dóc hằng giờ, xem hết báo Người Việt xong lại chuyển sang Việt Báo ở nơi này thì mới thấy thú vị và trông nó giống y chang như đang sống tại Sàigòn ngày xưa, lắm lúc tưởng là mình đang ở Việt Nam chứ không phải ở Mỹ. Ngẫm nghỉ lại thấy người Việt lưu vong mình tài thật, cứ như là đã mang được Việt Nam sang Mỹ rồi vậy! Từ đó mới hiểu tại sao người ta gọi nó là Tiểu Sàigòn!

Ngày phát giải sau cùng cũng đến, tôi tới lúc nắng chiều chói chang trên các vỉa hè tuy nhiên thời tiết ở Cali ít bị "humid" hơn Ohio và bên trong nhà hàng Moonlight đã đầy chật quan khách, tiếng người cười nói rộn ràng vang lên khắp nơi, kẻ đi tới người đi lui trong bầu không khí vui nhộn.

blank
Chợ Đêm Bolsa. (Ảnh Hoa Duc Trinh, VOA)

Trong số quan khách tới tham dự buỗi lễ tôi thấy có rất nhiều quan chức, những vị dân cữ trong chính quyền của vùng, những nhân vật nỗi tiếng của cộng đồng Việt Nam, những doanh nhân bảo trợ chương trình và đông đảo khách mời khiến cho buỗi phát giải thêm phần trang trọng, đầy ý nghĩa. Được tham dự giải thưởng lần này tôi mới thấy công khó của ban tổ chức và của tất cả anh chị em nhân viên Việt Báo cùng rất nhiều thiện nguyện viên âm thầm trong bóng tối khác. Nhìn các cô tất bật trong những chiếc áo dài thướt tha màu cam đi lên đi xuống, lo lắng cho từng tiết mục của chương trình mới thấy sự làm việc tận tình đầy trách nhiệm và công sức bỏ ra để lo cho đêm nay thật là lớn lao.

Khi yên vị ở bàn của mình cùng mấy người bạn rồi tôi không phải khó khăn lắm để nhận ra cô Nhã Ca, nhà văn nữ nổi tiếng của Việt Nam với tác phẩm "Giải Khăn Sô Cho Huế" mà tôi đã đọc hồi còn mài đũng quần trên ghế nhà trường. Sau 1975, tôi cũng đã được thấy cô trong nhà tù cộng sản, khi bị đưa ra làm lao động ở trại giam Phan Đăng Lưu năm xưa. Ngày ấy, tôi biết được chút ít về cô là nhờ hay lẽo đẽo theo hóng chuyện giữa nhà văn Hoàng Hải Thủy tức Công Tử Hà Đông và nhà văn Nguyễn Thụy Long. Nay gặp lại, tôi vội vã đến chào và may mắn được cô cho chụp chung hai tấm hình lưu niệm. Riêng chú Trần Dạ Từ với câu thơ vẫn cứ in đậm trong tâm trí từ thời tre cho đến tận bây giờ là "nụ hôn ngày ấy, miên man một đời" thì tôi phải đi kiếm mãi mới được gặp để chỉ kịp chào một tiếng thôi.

Một người nữa mà tôi cũng đã được diện kiến nhưng chỉ chiêm ngưỡng từ xa đó là cô Kiều Chinh, nữ minh tinh màn bạc lừng lẫy của Viêt Nam, một trong những thần tượng của tôi trong phim "Người Tình Không Chân Dung" hồi còn bé. Trong số các tài tử đóng phim này thì cựu trung tá Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn Biệt Kích 81 Vũ Xuân Thông tôi đã có dịp gặp ngoài đời một lần, trước khi tới trại tỵ nạn Phi Luật Tân bởi đã đi vượt biên chung với em trai của ông trên một chuyến ghe. Sau ba mươi ba ngày đêm trôi trên biển thì ghe chúng tôi bị bắt lại vì vậy chúng tôi có một thời gian dài gần gũi với nhau nên khi ra tù anh có dẫn tôi về nhà chơi và tôi gặp trung tá ở đây. Còn với cô Kiều Chinh thì hôm nay là lần đầu tiên tôi được thấy. Suốt 15 năm qua, cô Kiều Chinh luôn là khách mời danh dự của Việt Báo để khai mạc buổi lễ.

Đến lượt Thượng Nghị Sĩ Lou Correa của bang Cali lên phát biểu, ông ca ngợi thành quả mà chương trình Viết Về Nước Mỹ đã đạt được suốt mười lăm năm qua. Nó đã trở thành một kho tàng văn hóa đồ sộ và quý báu của người Việt trên đường tìm tự do ở Mỹ. Ông tri ân các người lập ra chương trình này cùng tất cả nhân viên của Việt Báo, những tác giả có bài viết vì sự đóng góp của họ vào nền đa văn hóa cho Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ.


Nhằm mục đích khuyến khích trẻ em Việt Nam học và gìn giữ tiếng Việt theo tinh thần bảo tồn văn hoá nước nhà của cụ Phạm Quỳnh "tiếng Việt còn, nước Việt còn" nên mở đầu buổi lễ là Giải Thưởng Bé Viết Văn Việt do hai MC thiếu niên là Beverly Phạm và em trai là Benjamin Phạm. Điều bất ngờ lớn đối với tôi là hai chị em MC ấy lại là con của Nhiếp Ảnh Gia Phạm Quốc Việt, ngưòi anh em chú bác của vợ tôi. Thế là hai gia đình không hẹn mà gặp ở ngày hội Việt Báo, tiếc là thời gian quá ngắn và mọi người đều bận rộn nên chúng tôi không thể tâm sự lâu được!

Phần phát thưởng chính thức diễn ra sau đó trong không khí sôi nổi của Nữ MC Thụy Trinh và MC Luật Sư Nguyễn Hoàng Dũng điều khiển chương trình. Đèn flash liên tục nhá lên khắp khán phòng, những tiếng vỗ tay reo hò cổ vũ của bạn bè, người thân khi tên các tác giả được xướng lên vang vọng khắp mọi nơi làm cho đêm phát giải thêm vui tươi, sinh động. Cuối cùng của buổi lễ là phần ăn tối và chương trình văn nghệ do ban nhạc Nate Light Trio & Thương Linh phụ trách.

Một vinh hạnh bất ngờ khác lại đến với tôi khi người cuối cùng tôi hội ngộ đêm nay là Luật Sư Nguyễn Quốc Lân, Ủy Viên Hội Đồng Giáo Dục Garden Grove, khách mời của buổi lễ. Anh Lân cũng là một trong các vị ân nhân đã từng giúp đỡ thuyền nhân tại Palawan mà tôi đã có dịp gặp gở ở Phi Luật Tân từ năm 1990 khi anh sang trại lần đầu. Hồi ấy Luật Sư Lân còn trẻ, nhỏ tuổi hơn tôi và hăng hái lắm. Sự năng nổ của anh cùng bao thiện nguyện viên khác làm chúng tôi ấm lòng, cảm thấy đỡ tủi và bớt cô đơn. Giờ gặp lại nhau thật vô cùng mừng rỡ. Anh không nhớ tôi nhưng tôi thì vẫn không quên anh. Lân vẫn nhanh nhẹn và trẻ trung như ngày nào.

Sau buổi họp mặt với Việt Báo, Lân có ý mời chúng tôi đi dạo phố Bolsa. Vợ anh đứng cạnh cười và góp ý với chúng tôi nơi nào nên đến, trông chị hiền hậu với chiếc ào dài thêu màu trắng, một nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam nơi xứ người. Trước đề nghị của vợ chồng anh, tất cả vui vẻ rời khỏi nhà hàng trong tâm trạng thoải mái, phấn khởi vì buỗi lễ đã diễn ra một cách thành công, tốt đẹp.

Về đến văn phòng của luật sư ở khu Cathay Bank Center, luật sư Nguyễn Quốc Lân chợt nhớ tời cuốn album về trại tỵ nạn PFAC năm xưa mà anh còn giử được nên đã vội vàng lấy ra cho chúng tôi xem. Những hình ảnh cũ, kỷ niệm xưa một thời kéo về. Các con đường nhỏ, gồ ghề đá đảo, những mái nhà tỵ nạn lụp xụp, xe tricycle sặc sỡ sắc màu hiện ra trước mắt làm ănh em tôi sôi nổi hẳn lên. Kẻ nhận người cho trong qua khứ, ồn ào thoải mái theo tiếng cười lạc quan hôm nay. Tự dưng chúng tôi xích lại gần nhau hơn. Tôi cảm thấy vui trước chân tình cởi mở đầy thân thiện của Lân. Tôi ngạc nhiên là sau hơn hai mươi năm gặp lại tính anh vẫn trẻ và đầy nhiệt huyết như ngày nào!

blank
Tác giả nhận Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014 do giám khảo Trương Ngọc Bảo Xuân trao tặng. (Ảnh Việt Phạm)

Rồi Lân hào hứng tình nguyện dẫn bọn tôi ra chợ đêm Bolsa trước Phước Lộc Thọ. Chợ đêm chỉ tổ chức vào mùa hè để tạo ra khu vui chơi lành mạnh với các món ăn dân dã nhằm mục đích là cho người Việt có chỗ giải trí, gắn kết với nhau trong sinh hoạt cộng đồng. Mùi khô mực nướng ở gian hang đầu tiên thơm lừng quyện trong gió làm nức mũi mọi người lúc mới bước vào gợi nhớ phố đêm Sàigòn với các hàng chè cháo, xe đẩy với đủ các loại mực khô lớn nhỏ lủng lẳng treo trên cao, nơi các lề đường vỉa hè ngày xưa. Lân xăng xái chỉ tôi gian hàng bắp nướng và tỏ ra thích thú vì nó khiến anh nhớ lại thời thơ ấu khi đuợc cầm trái băp nướng vàng ngậy trét đầy mỡ hành thưở còn ở bên nhà. Anh sảng khoái khi được ăn lại miếng chuối chiên trong ánh mắt rạng ngời niềm vui làm tôi chợt nhận ra được cả tấm lòng bao dung đầy tình Việt Nam của anh. Và chính tấm lòng này đã là động lực thúc đẩy ănh hăng hái hoạt động giúp chúng tôi ngày trước và tham gia hoặt động trong học khu bây giờ để tranh đấu cho quyền lợi của con em chúng ta ở đây.

Kế đến Lân dẫn bọn tôi vào trong Phước Lộc Thọ giới thiệu các gian hàng chè bánh, bún mì. Chỉ vào gian hàng ốc Lân nói tôi "giờ này mà ngồi đây ăn ốc, gỡ gỡ thì cũng vui lắm" vừa nói Lân vừa ra bộ trông rất tự nhiên.

Sau cùng Lân dẫn bọn tôi đi tới khu shopping gần đó và vào.một quán giải khát uống Smoothie. Anh tâm sự đêm nay là lần đầu tiên trong đời anh đi dạo phố đêm ở đây với chúng tôi vì anh luôn bận rộn. Anh không hiểu tại sao nhưng anh cảm thấy rất vui. Nhờ được Lân đưa đi dạo phố đêm tại thủ phủ tị nạn mà tôi bỗng nhận ra rằng khu chợ đêm Bolsa cũng là một trong những nỗ lực dựng lại trên đất Mỹ những nếp sinh hoạt đã trở thành phong tục tập quán của người Việt mình. Phải chăng đây cũng là chủ trương của ngày hội Việt Báo Viết Về Nước Mỹ?

Mục đích của người Việt lưu vong chúng ta viết về nước Mỹ là nhằm để cho con cháu chúng ta ở đây ngày sau hiểu chúng ta đã đi tìm tự do như thế nào, đã trả giá cho tự do và nỗ lực xây dựng lại cuộc sống ra sao, để sau này con em chúng ta sẽ hiểu mà trân quý tự do, trân quý quốc gia cưu mang chúng. Chúng ta đang viết lại những trang sử sống về chính cộng đồng của mình, để góp phần vào nền đa văn hóa của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Chính là với tinh thần này mà chương trình Việt Báo Viết Về Nước Mỹ đã ngày càng vững mạnh. Từ ý nghĩ này, tôi liên tưởng đến việc trong khi chúng ta bỏ xứ ra đi chúng ta vẫn cố gắng bảo tồn văn hóa của Việt Nam, di sản của cha ông ta để lại thì ở trong nước nhà cầm quyền lại u mê huỷ hoại nền văn hóa, ngôn ngữ trong sáng của tiếng nuớc nhà như chúng đã làm suốt bốn mươi năm qua và hiên nay lại đang xoá bỏ hình ảnh của Sàigòn, Hòn Ngọc của Viễn Đông, qua việc chặt bỏ hàng cây sao trăm tuổi trên đường Tự Do, phá huỷ Thương Xá Tax! Thật là "đau lòng con quốc quốc*"

*

Chúng tôi ra phi trường Jonh Wayne trở về Ohio ngay ngày hôm sau. Vào khoang máy bay xong, tôi quay sang thằng con trai thì nó chợt nhìn tôi nhoẻn miệng cười bảo thích chuyến đi này. Tôi gật đầu đồng tình, "ừ, ba cũng thích!" Khi máy bay cất cánh tôi nhìn qua cửa sổ, thành phó Santa Ana nhỏ dần bên dưới rồi từ từ mất hút.

Cám ơn Việt Báo đã tạo cho tôi cơ hội được đi xa, được gặp những người tôi ái mộ, được gặp lại bạn bè cũ. Và cũng xin cám ơn nước Mỹ nơi đã cho chúng tôi cơ hội để phát triển đệ tứ quyền, là quyền tự do ngôn luận, của mình. Little Saigon Cali ơi, xin hẹn ngày trở lại!

Miami Township, Ohio

Ngày 21 tháng 08 năm 2004

Triều Phong (TPN)

*Mượn ý câu "nhớ nước đau lòng con quốc quốc" trong bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan.

Ý kiến bạn đọc
03/11/201514:26:52
Khách
Chào anh Triều Phong,
Điều bất ngờ là tôi phát giác ra tôi cùng đi chung với anh trong chuyến ghe bất hạnh trôi trên biển suốt ba mươi ba ngày đêm khi đọc bài này của anh. Anh có liên lạc được với ai trong chuyến ghe đó không? Riêng tôi, thì tôi có biết anh Hùng Đại Bàng (cựu hạ sĩ quan TQLC) trong ghe mình cũng đã vượt biên sau khi được ra tù và được đi định cư ở New Zealand vào các năm đầu thập niên 90 đó anh.
Vài hàng thăm anh. Mong một ngày nào đó có duyên được gặp lại anh.
NB
27/08/201404:37:17
Khách
-Chị Annie gửi lời thăm Triều Phong.
-Em cho chị địa chỉ i-meo để chị liên lạc nhé.
Annie
26/08/201420:11:21
Khách
Cám ơn chị quá khen!
23/08/201421:24:08
Khách
Tác giả viét hay mà lại đẹp trai nữa. Úi chu choa bà xã khéo giũ nhen. Đùa vui chút thôi. Cám ơn tác giả đã cống hiến các bài viét thât sau sắc thấm đẫm tình tự dân ttov, mong đuọc doc thêm các bài viét mới của ông.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,305,573
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới, tựa đề được đặt lại theo nội dung.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California, tác giả đã dịch thuật và xuất bản 3 tập truyện ngụ ngôn dành cho thiếu nhi của Thornton W. Burgess dưới bút danh Nguyễn Nhã Đan Na (Nguyễn Donna). Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh tại chỗ do chính ông chụp. Nhiều bài và hình ảnh của ông hiện được phổ biến trên mạng internet, một số đã thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây là bài mới ghi chép sơ lược ngày 30 tháng Tư năm xưa.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ. Bài mới của ông, tuy không phải chuyện nước Mỹ nhưng là chuyện trong lòng người Việt tị nạn cộng sản tại Mỹ thường nghĩ tới, được viết về việc Saigon bị đổi tên với lời ghi trân trọng: Để kỷ niệm 30 năm ngày Quốc Hận 30 tháng Tư trên đất Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Tampa, Florida, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông sinh năm 1952, dân Sài Gòn, cựu sinh viên Văn Khoa, cựu Sĩ quan Quân đội Miền Nam, một trung đội trưởng tác chiến. Hồi cuối cuộc chiến, chàng là một thương binh và buổi sáng ngày 1 tháng Năm 1975, bị đuổi ra khỏi quân y viện... Bài viết mới của ông mở đầu bằng câu “Đôi khi tôi nghĩ, viết về một nơi chốn khác, cũng là một cách Viết Về Nước Mỹ.” Cách viết đối chiếu chi tiết tinh tế của tác giả cho thấy không chỉ đúng như ông nghĩ mà còn làm hiện rõ cả tính cách người (hơi hơi) Mỹ gốc Việt.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Maui là hòn đảo du lịch nổi tiếng của Hawaii. Du ký vui được cùng viết bởi “Ba Bà Ca Li”, ba tác giả thân quen với bạn đọc Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả là một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, sinh trưởng ở Bếntre, sang Mỹ năm 1973, đã về hưu từ lâu và đang định cư ở Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, được chấm giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông viết về bà Mẹ hơn 100 tuổi và tâm trạng tế nhị, phức tạp của người con khi cầu nguyện cho Mẹ thân yêu.
Nhạc sĩ Cung Tiến