Hôm nay,  

Chồng Mỹ Vợ Việt

18/08/201400:10:00(Xem: 15756)

Tác giả: Sao Nam Trần ngọc Bình
Bài số 4304-14-29704vb2081814

Sao Nam Trần Ngọc Bình, nguyên sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo, là một trong những tác giả thân quen với bạn đọc Việt Báo Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beond" do tác giả viết vằng Anh ngữ.

* * *

Viết theo lời kể lại của một phụ nữ Việt, có chồng là người Mỹ. Sau đây là lời bà LL.:

Trước tháng 4/75 gia đình tôi may mắn thoát khỏi Việt Nam trong đường tơ kẽ tóc và được định cư tại tiểu bang Idaho, một nơi rất lạnh lẽo và buồn vì chỉ có gia đình tôi là người Việt duy nhất sống ở đây. Nhưng chúng tôi còn may mắn hơn nhiều trăm ngàn đồng bào của tôi bị kẹt lại ở Việt Nam và phải sống trong đói khổ, tù đầy và kềm kẹp của CS Việt Nam.

Trước tháng 4/75 tôi chỉ là cô giáo trong một trường tiểu học ở Gò Vấp. Tại lớp học có nhiều em học trò mồ côi cha. Cha các em là các chiến sĩ trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã chẳng may gục ngã trong lúc đối diện với quân xâm lăng truyền kiếp của dân Việt ta là quân Tàu Cộng mà bọn tay sai Cộng Sản Việt Nam đã "Cõng rắn cắn gà nhà" rước vào Miền Bắc để giữ hậu phương cho chúng rảnh tay(lối 360,000 quân Tàu Cộng theo như tin mới nhất do chính báo chí Tàu Cộng tiết lộ) đưa đoàn quân chính quy tay sai là quân Cộng Sản Bắc Việt tiến hành cuộc xâm lăng Việt Nam Cộng Hòa thay cho quân Tàu Cộng.

Vậy là VNCH cùng một lúc phải đối phó chống lại hai cuộc chiến tranh: nội xâm của bọn CS Việt Nam tay sai Nga Cộng-Tàu Cộng và ngoại xâm của bọn Tàu bành trướng chứ không phải đợi đến khi cuộc hải chiến bảo vệ Quần Đảo Hoàng Sa thì quân bành trướng Tàu Cộng mới lộ diện.

Mẹ các em buôn gánh bán bưng để nuôi đàn con thơ dại nên thấy cảnh này tôi đâm ra sợ không dám có bạn trai, sợ chẳng may mình là gái góa chồng thì làm sao nuôi nổi đàn con thơ dại một mình?

Khi tới Mỹ tôi đã xấp sỉ 30 và nếu không lấy chồng liền thì chẳng bao lâu sẽ trở thành gái lỡ thời. Mẹ tôi, cha tôi, và các anh chị em trong nhà ai ai cũng khuyến khích tôi nên lập gia đình đi thì vừa. Nhưng tôi biết lấy ai là người Việt đây? Nếu tôi có can đảm "Đốt đuốc giữa ban ngày" để tìm chồng thì cũng chẳng bao giờ tìm được người Việt để mà "tề gia."

Mối lo cứ canh cánh bên lòng. Thế rồi như là định mệnh đã an bài. Tôi gặp Dale anh làm cùng hãng với tôi nhưng khác department. Anh làm quen rồi trong dịp hãng tổ chức party nhân ngày kỷ niệm thành lập hãng Dale săn sóc tôi tận tình lo cho tôi mọi chuyện.

Sau ngày định mệnh ấy Dale luôn luôn kiếm cách gần gũi không bao giờ rời tôi. Một năm sau Dale ngỏ lời cầu hôn không còn cách nào khác vì ngoài Dale ra có ma nào thân cận hơn Dale mà là người Việt đâu. Tôi nhận lời làm vợ chàng nhưng trong lòng vẫn ôm một mối u sầu vì tôi chỉ muốn lấy người Việt mà thôi vì theo tôi lấy người Việt thì thích hơn vì người Việt cùng tiếng nói, phong tục, tập quán, ẩm thực v...v...

Sau ba năm chung sống Dale cho tôi hai đứa con trai kháu khỉnh dễ thương nhưng sau đó chàng dần dần đổi tính quay qua nghiền rượu, lúc nào cũng say mèm không chịu đi làm chỉ trông mong vợ mang tiền lương về để mua rượu uống. Mới đầu tôi còn khuyên can, an ủi nhưng Dale càng ngày càng tệ hơn.

Sau năm năm chịu đựng tôi quyết định ly dị để tôi còn có thì giờ lo cho tương lai của hai con. Là cô giáo nên tôi chú tâm dạy hai con nói tiếng Việt để duy trì nếp văn hóa Việt trong nhà.

Để cho các con tôi không mất tình phụ tử tôi thuận để Dale tới lui thăm viếng các con của anh một cách tự do chứ không hạn chế ngày được thăm như án của Tòa ấn định.

Thế nhưng lòng tốt của tôi bị lạm dụng lúc nào mà tôi không hay. Dale đã lợi dụng sự rộng rãi của tôi để lấy đồ đạc máy móc trong nhà mang bán lấy tiền cống hiến cho ông thần Lưu Linh.

Thế là từ đó tôi cấm cửa không cho Dale vào nhà nhưng khi bị con ma rượu hành Dale đã không ngần ngại mở thùng thơ lấy check của tôi mang cash. Cực chẳng đã tôi lại phải ra Bưu Điện mở hộp thư riêng để Dale không thể lấy thư của tôi tại hộp thư ở nhà nữa và ra ngân hàng xóa tên Dale trong trương mục chung của hai đứa.

Tôi được yên thân như thế lối gần 5 năm, tình cờ một hôm đọc báo Mỹ thấy tin tìm bạn của một ông người Mỹ. Tôi cũng không để tâm và vứt ngay vào thùng rác trong phòng đọc sách của tôi.

Một hôm cô em dâu của tôi ghé lại nói chuyện rồi khuyên tôi nên lập lại cuộc đời đổ vỡ để về già có chỗ nương tựa. Tôi biết tôi không thể sống như thế này mãi mãi và tôi thấy lời khuyên của người em dâu tôi thật đúng.

Tôi phải quyết định cho sớm, càng sớm càng tốt nếu người em dâu thúc, hối tôi một, thì trong thâm tâm của tôi hối thúc tôi mười. Mau đi, mau quyết định đi LL còn chờ gì nữa.Tôi nhủ thầm.

Thế là tôi lục thùng rác kiếm tờ báo cũ vì trong tờ báo đó có mục tìm bạn tôi đã đọc cách đây mấy tháng và vứt vào thùng rác trong phòng đọc sách của tôi. Tôi lấy ra và đọc lại:

Man, divorced, midle age. Love country, fishing, camping. Have a stable good job. Love children. Want to meet lady with sense humor, in town. From petite to medium, love children. Write to me and I will reply ASAP.

(Tạm dịch "Đàn ông,đã ly dị,tuổi trung niên. Yêu cảnh đồng quê, thích câu cá, cắm trại. Có công việc ổn định. Yêu thương trẻ thơ. Muốn làm quen với phụ nữ đứng đắn có khiếu khôi hài ở cùng thành phố. Vóc người xinh xắn dễ thương tầm cao trung bình. Hãy viết cho tôi và tôi sẽ trả lời càng sớm càng tốt.")

Như cái máy tôi viết thư trả lời. Thư tôi gửi cho Gavin từ sau Christmas, cho đến cuối tháng giêng Gavin mới trả lời. Vì trong thư tôi nói làm việc ở hãng H. Nhưng tôi cũng không ngờ ông ta cũng làm cùng hãng. Trong building của ông cũng có rất nhiều người VN làm chung. Ông đã hỏi mấy cô trong sở có biết LL không? Một chị bạn nói:

- Biết chứ. LL là bạn của tui, sao ông biết cổ?

- Thì tôi muốn làm quen.

- Ông làm quen thì được, chứ nếu ông lạng quạng không tốt với cô ấy, tui làm ông gẫy giò...

Gavin cười và nói:

- Tôi chưa gặp LL.

Rồi chiều hôm ấy đi làm về, tôi nghe điện thoại reo. Ở đầu giây bên kia tiếng một người đàn ông rất lạ:

- Hi LL. Tôi là Gavin.

Tôi ngờ ngợ giây lát và hỏi:

- Ông muốn tìm ai?

- Tôi muốn tìm cô. Tôi nhận được lá thư của cô nhưng vì tôi về Maine thăm cha mẹ. Hôm nay tôi trở lại và tôi muốn gặp cô. Tôi làm không xa chỗ của cô...

Trong ngờ vực, tôi tưởng ông ta làm gần quanh hãng. Khi ông nói:

- Tôi làm ở building số 3.

Tôi mới tỉnh ra... ông ta làm cùng sở. Thế là hôm sau chúng tôi gặp nhau trong giờ ăn trưa ở cafeteria giữa hành lang của những building. Bữa ăn trưa cũng chẳng thích thú gì, vì ông ta nói thẳng:

- Tôi muốn gặp người nào có thể có con với tôi. Như cô nói thì cô không thể có con được nữa, nên nếu tôi gặp ai tôi sẽ giới thiệu cho cô, và cô cũng làm ngược lại nhé!

Sau khi gặp gỡ, tôi không vui lắm. Về nhà các con tôi hỏi:

- Sao mẹ? Ổng đẹp trai không?

Tôi sẵng giọng:

- Ông nào?

- Thì cái ông mà mẹ rất “Tràn niềm vui"khi mẹ nói với chúng con đó...”

- Ồ, ông ấy để râu quai nón, nên mẹ không thích...

- Thì mẹ tìm mgười khác, lo gì???

- Thôi, không nói chuyện đó nữa. Để từ từ mẹ tìm ông khác...vớ vẩn...

- Mẹ mới vớ vẩn, mẹ mới vẩn vơ, mẹ mới uuuuuu....

Chúng cười to không nói tiếp chữ U MÊ. Ba mẹ con lại dọn bát đĩa ăn cơm chiều. Nhưng hai hôm sau Gavin gọi lại, và mời ba mẹ con tôi đi ăn ngoài và chàng sẽ bao. Tôi nói:


- Ông tính ăn ở nhà hàng nào? Chúng tôi sẽ gặp ông ở đó.

- Nhà tôi ở số...đường.... có thể cô đến nhà tôi rồi chúng ta cùng đi được không?

Tôi hỏi ý các con tôi, chúng nói ok. Thế là chúng tôi đến nhà Gavin và cùng đi ăn buffet ở nhà hàng Mỹ. Bữa ăn rất vui, vì Gavin nói chuyện với các con của tôi nhiều hơn với tôi. Chàng tỏ ra thân thiện, cởi mở và humor làm cả bọn cười vui như tết. Sau bữa ăn, Gavin chở chúng tôi đến tiệm sách, mua video, mua sách. Con tôi lựa được mấy cuộn băng và sách chúng thích. Gavin đòi trả tiền. Tôi nói:

- Thôi ông đã trả tiền thức ăn rồi, để tôi trả phần này cho con tôi.

Nhưng Gavin đã móc túi và trả hết. Các con tôi cám ơn ông ấy và vui khi thấy ông ta vui tính. Về đến nhà ông thì cũng hơn 8 giờ tối. Tôi để ý thấy có mấy bà bồng con đang ngồi xem TV. Mấy đứa trẻ nằm la liệt ở phòng khách với mẹ chúng. Thấy nhà có khách họ vội đứng dậy chào và xin về phòng riêng. Gavin cho biết đó là những bà mẹ bị chồng đánh đập, không có nơi nương tựa, nên Gavin đã liên lạc với hội giúp những người này.

Nhưng vì họ đông qúa nên Gavin mở cửa nhà ông ta cho họ đến tá túc tạm thời. Chúng tôi thấy lòng vị tha của Gavin mà cảm phục.

Về đến nhà các con tôi nói:

- Gavin đẹp trai thế mà mẹ nói mẹ không thích vì ông để râu quai nón?

- Ờ thì đẹp trai. Nhưng ông ta...thôi im... đừng có vớ vẩn...

Một lần nữa, chúng lại trêu mẹ chúng:

- Mẹ mới vớ vẩn, mẹ mới vẩn vơ, mẹ mới u u u u ....

Chữ u mê chưa lặp lại, LL háy con rồi cười. Chúng đã làm mẹ chúng luống cuống và quay đi chỗ khác.

*

Từ đó LL càng thân thiện với Gavin, nhưng như chàng đã nói coi nhau như bạn nên LL cũng giữ ý.

Đến tháng Hai thì Tết Việt Nam, thường trúng ngày Valentines của M?, LL mời Gavin đi dự ngày Tết ta, có văn nghệ, ăn uống vì mỗi người đem một món đến để chung vui. LL bận rộn trong ban tổ chức phần ăn uống nên nói với Gavin:

- Ông để ý nếu thấy bà nào, cô nào đi một mình thì lại làm quen và nói chuyện với họ. Biết đâu...

Nhưng đêm ấy rồi cũng tàn, mọi người ra về lúc hơn 11 giờ đêm, vì hôm sau có người còn phải đi làm. Gavin chở LL về và tặng LL sợi giây chuyền đeo cổ với tấm chữ: "Some one very special." LL cám ơn rồi bước vào nhà. Các con LL chạy ra vẫy tay chào Gavin rồi ngồi vào bàn ăn những món như chả giò, bánh bao, xôi, chè mà LL đem về sau bữa tiệc.

Thời gian đi nhanh. Năm năm trôi qua. Công việc của hãng ngày càng ít đi, rồi cũng phải đóng cửa. Gavin được thuyên chuyển đi nơi khác cùng company.

Trước khi đi cùng hãng xuống Atlanta, GA, Gavin mua một chiếc nhẫn hột xoàn to trao cho tôi và nói:

- Đây là món qùa tôi xin hứa với bà là tôi sẽ yêu thương bà cũng như các con của bà. Nếu bà bằng lòng thì dọn xuống với tôi ở GA. Còn nếu không bằng lòng thì bà cứ đeo chiếc nhẫn này làm kỷ niệm hoặc bán đi để cần dùng, tôi không lấy lại đâu...

Thế là sau 3 tháng ở trong căn nhà mình tự gầy dựng: 3 phòng ngủ, một phòng tắm, garage... nằm trên một mẩu đất rộng 1 hecta, một mình. Con cái đi học xa, không còn job để mưu sinh, bạn bè ai cũng lo riêng cho gia đình họ, LL nghĩ và nghĩ đến nát óc, đến sáng thì quyết định. Lúc Gavin gọi lại thì LL trả lời:

- Tôi sẽ xuống GA thăm ông. Nếu thích thì tôi sẽ dọn xuống. Còn không thì tôi trở về tìm việc ở đây.

Gavin mua vé máy bay khứ hồi cho LL. Một tuần sau LL xuống GA. Lúc ấy là mùa hè: nóng và ẩm ướt như SàiGòn. Thêm muỗi, bọ theo LL mỗi khi ra ngoài. Nhưng có điều ở đây đâu cũng cây xanh là cây xanh.Nhất là Thông Xanh như Đà Lạt mình. Ở được 3 tháng thì LL đòi về lại Idaho. Ngày chàng đưa ra phi trường nhìn đôi mắt chàng ngấn lệ, LL nói để mà nói chứ không có ý:

Thôi tôi về. Nếu tôi tìm được việc thì tôi không xuống đây nữa. Nhưng hy vọng tôi sẽ tìm cách để thăm ông...

Gavin không nói, ông quay đi khi tôi bước vào máy bay. Qua cửa kiếng của máy bay tôi còn nhìn thấy ông còn đứng nhìn qua cửa chờ ở phòng đợi (Lúc ấy người đưa tiễn còn tự do vào phòng đợi, chứ không như bây giờ sau vụ 9-11) Năm ấy là năm 1988.

Năm sau thì Gavin và LL làm đám cưới dưới Tòa do ông quan tòa chủ lễ. Đến nay đã được 16 năm chưa tính 5 năm quen nhau.

Trong suốt cuộc đời hôn nhân, Gavin và LL ít cãi nhau. Tự do và tôn trọng lẫn nhau và thành thật là điều chính. Anh ta thích mua gì, ăn gì, đi đâu, thì tùy ý. LL cũng thế. Ông giúp con cái của LL mua xe, thăm viếng rất chu đáo.

Gavin không nói được tiếng Việt nhưng bài hát nào LL thích ông đều thu vào CD và mỗi lần đi chơi xa Gavin tự động bỏ vào máy và bật máy lên cho LL nghe! Quả thật âm nhạc có sức mạnh riêng của nó.Nó đi thẳng vào tâm hồn con người, vào sự thổn thức của trái tim, vào tình yêu bất diệt, vào nỗi niềm nhung nhớ, nhớ nhung của hai tâm hồn nam, nữ đang yêu nhau mặn nồng. Gavin yêu vợ mình nên Gavin đã mượn những bài nhạc Việt mà LL thích để nói lên tiếng nói của trái tim rung động vì yêu của chàng! Yêu vợ như hồi còn đang trong giai đoạn tỏ tình đến thế là cùng! Ai dám nói là Gavin không sâu sắc! Sâu sắc quá đi chứ!

Nhớ lại lần đầu tiên gặp LL Gavin ngỏ ý muốn có người vợ có thể cho Gavin những đứa con nhưng khi yêu LL ông chấp nhận không có con nữa vì LL đã là niềm vui, niềm yêu thương của Gavin rồi!

Từ đó đến nay đã 16 năm trôi qua. LL và Gavin đã thành vợ chồng. Con cái của LL đã ra trường với công việc làm ăn vững chắc. Người con lớn đã có gia đình và đã có 2 đứa con trai. Cậu con nhỏ còn chưa có ý niệm lập gia đình. Nó thường hay nói với LL:

- Con sẽ mua nhà để Mẹ về ở với con lúc nào mẹ thích.

Tình thương của LL đối với các con, bây giờ được các con chia sẻ lại. LL biết mình không mất mát điều gì. Gavin tuy không có con riêng dù 2 lần ly dị, nhưng bù lại ông được 2 đứa con riêng của vợ đắp bù.

Các cụ ta có câu “Bát đũa còn có khi xô” huống hồ là vợ chồng. Trong cuộc sống khi giận lắm thì vợ chồng LL chỉ nói với nhau “Dearest.” Không có cảnh to tiếng cãi vã nhau. Ôi sao mà chúng tôi hạnh phúc đến thế!

Về phần Gavin, chàng không bao giờ chửi thề, không nhậu nhẹt, không hút thuốc. Gavin chẳng bao giờ phạm vào một trong “bốn tứ” như trong câu’ Tứ đổ tường” là “Rượu chè, cờ bạc, trai gái, nghiện hút” trái lại Gavin lúc nào cũng thích làm việc và rất siêng năng, cần mẫn. Lúc nào chàng cũng muốn kiếm tiền và kiếm thêm cho nhiều.

Càng sống với chàng lâu LL càng cảm phục Gavin và càng kính trọng chàng.Nhiều lúc LL tưởng như là chàng được sinh ra ở cõi ta bà này là để làm chồng của LL, để biến cõi nhân gian này thành Thiên Đường cho hai đứa nhờ vào sự thương yêu, đùm bọc, độ lượng và chăm chỉ làm việc của chàng.

Quả thật các cụ ta nói chẳng sai chút nào “Qua cơn bĩ cực đến hồi thái lai.” Trước kia khi còn làm vợ Dale thời gian này đúng là “Bĩ cực.” Hình như LL nợ Dale ở kiếp trước nên kiếp này LL phải trả, nếu quả thật có kiếp trước như Đức Phật vẫn thường dạy trong giáo lý của Ngài.

Cũng may mà LL nợ Dale ít có lẽ không phải trả thêm tiền lời nên nợ và lãi chỉ có 5 năm thì thanh toán xong! Tuy 5 năm là ngắn nhưng nghĩ lại không khỏi rùng mình vì sợ! Đúng là cái nợ.

Để được đến hồi “Thái lai” LL đã phải trải qua một thời gian mất hơn 10 năm mới trở thành người “tề gia” cho Gavin, và từ đó được sống một cách hạnh phúc, tràn đầy yêu thương bên cạnh nhau. Đó mới thực sự là Duyên.

Ước mong sao cặp vợ chồng nào cũng là do Duyên kết hợp mà nên thì cõi Trần Gian này sẽ là Thiên Đường như thiên đường an lành của đôi vợ chồng LL-Gavin!

Sao Nam Trần ngọc Bình

Ý kiến bạn đọc
24/07/202121:15:00
Khách
Thưa tác giả và quí bạn đọc: Bĩ Cực Thái Lai:
Nhiều người Việt chúng ta đã "Việt hoá" mấy chữ này, vì từ cực cũng có nghĩa nôm na là "cực khổ", nhưng khi đi cùng với thành ngữ Bĩ cực thái lai thì nó có nghĩa là "chấm dứt". Xin chú thích:
Bĩ và Thái vốn là hai quẻ trong Kinh Dịch, Bĩ tượng trưng cho khốn cùng, Thái tượng trưng cho sự hanh thông.

Bĩ cực thái lai
1. Ý nói vận tới chỗ cùng cực thì vận thông đến. Khổ hết lại sướng, rủi hết lại đến may.
"Bĩ khứ Thái lai chung khả đãi" - "Vận bĩ đi vận thái đến, rốt cuộc cứ đợi" (Thơ Vi Trang, Tiền Thục).
Mới hay con tạo xoay vần. Có khi bĩ cực đến tuần Thái lai (Đại Nam quốc sử diễn ca).
18/08/201421:30:51
Khách
Đúng thế! Có lẽ "Nghiệp" mói gải thích được.Trân trọng
18/08/201413:59:03
Khách
Cô LL thạt có phuóc với ong chong sau.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,863,052
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”