Hôm nay,  

Chợ Chồm Hổm Cuối Tuần

01/08/201400:00:00(Xem: 13090)

Tác giả: Nguyễn Trần Diệu Hương
Bài số 4290-14-29690vb6080114

Tác giả một mình vượt biển giữa thập niên 80 khi còn tuổi học trò. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, cô nhận giải danh dự 2001. Bốn năm sau, cô nhận thêm giải vinh danh tác phẩm 2005 với bài viết "Tháng Tư, Còn Đó Ngậm Ngùi," kể về tình gia đình chung thuỷ của người Việt tị nạn tại Hoa Kỳ. Sau đây là bài viết mới của cô.

* * *

Ngôi chợ chỉ họp vài tiếng mỗi buổi sáng thứ bảy nhưng đó là nơi rất nhiều người đến không chỉ để mua sắm, mà còn là nơi để tìm lại một chút hình ảnh quê nhà.

Lúc mới thành lập, ngôi chợ chỉ bán các loại trái cây, rau quả do nông dân trồng từ các nông trại nhỏ của họ ở ngoại ô mang lên thành phố bán hàng tuần vào mỗi thứ bảy. Chợ chỉ nhóm nửa ngày mỗi tuần từ bảy giờ sáng vào mùa hè (tám giờ sáng vào mùa đông) và kết thúc vào lúc một giờ trưa. Những ông bà nông dân (hầu hết là người Mỹ gốc Mễ Tây Cơ) đen đúa, thật thà, với đôi mắt to tròn đen láy, chân thật, dễ gây thiện cảm với người đối diện. Họ chở hàng trên những chiếc xe truck cũng giống họ, cục mịch, bám bụi đường, nhưng chắc chắn đáng tin cậy. Sạp hàng là những cái bàn xếp nhẹ nhàng, được lôi từ thùng xe truck xuống, mở chân ra, rồi táo, cherry, hồng, dâu, bưởi cam, quít, lê..., cùng cà rốt, khoai tây, cà chua, dưa leo, tía tô, bạc hà, dấp cá, ngò, chanh, hành, ớt, tiêu, tỏi..., mùa nào thức ấy,được bày la liệt trên bàn, không bắt mắt như quầy trái cây, rau cải trong các hệ thống chợ ờ Mỹ nhưng tươi vô cùng.

Có hôm tôi đến sớm, gần như cùng giờ họ đang bày hàng, thấy những bắp xà lách còn đọng sương, và những trái dâu tây tươi như cô gái ở tuổi mười sáu đương thì. Sau khi bày hàng họ bắt đầu chọn một số trái cây, cắt lát mỏng bỏ vào những hộp vuông, và đậy bên trên bằng một miếng nylon trong, bên cạnh một hộp tăm tre để người mua có thể ăn thử trước khi mua. Dĩ nhiên những miếng sample này không được rửa kỹ nhưng như thế lại gợi cho tôi những trái cây được hái từ trên cây xuống, được lau sơ bằng vạt áo rồi bỏ vào miệng nhai ngon lành của những ngày thơ dại ở quê nhà.

Sample nước uống thì sạch sẽ hơn, được rót ra trong những cái ly giấy nhỏ cho người đi chợ nếm đủ thứ nước ép từ trái cây: nước táo, nước cam, nước chanh, nước bưởi...

Đến hàng bánh mì mới thật hấp dẫn, bánh mì nóng đủ loại được cắt nhỏ bày trên những cái khay tròn to lót giấy trắng rất tươm tất, bên cạnh là một khay vuông nhỏ bày những sample dầu olive đủ loại để người mua có thể chấm ăn thử. Con nít thì được thử bắp rang bơ nóng đủ loại mặn, ngọt không hạn chế. Nhưng các em cũng được giáo dục kỹ, nên em nào tham ăn lắm cũng chỉ lấy hai phần.

Mỗi gian hàng đều có một hay hai giỏ rác nhỏ để chứa vỏ trái cây, ly giấy được người bán thay bao rác mới mỗi khi giỏ đầy hơn một nửa. Từ đầu đến cuối chợ không hề có một miếng rác. Ngôi chợ lộ thiên nhỏ xíu cũng phản ảnh được trình độ dân trí của một quốc gia giàu mạnh, và là một trong những nét văn hóa đường phố của Mỹ.

Lâu dần chợ mở rộng hơn bán cả một vài món đồ đặc sản của nhiều quốc gia như mấy con búp bê Matryoshka (con nhỏ nằm trong lòng con lớn) của Nga, nguyên vật liệu làm sushi của Nhật... Nhiều nhất là các món đồ trang sức giả, có những viên kim cương to bằng trái chôm chôm, làm một cách tinh xảo, giống như thật. Người bán cũng đa dạng hơn, đến từ khắp các nơi trên thế giới.

Giá bán tương đương với ở chợ nhưng tôi vẫn thích đi Farmers Market cuối tuần vì ở đó tôi tìm lại được hình ảnh những ngôi chợ chòm hỏm ở rải rác trên khắp Việt Nam.

Có lẽ nhiều người cũng cùng ý nghĩ như tôi, nên chợ khá đông khách. Và như quy luật cung cầu của kinh tế, chợ ngày càng lớn ra, không chỉ nằm ở một góc đường mà còn kéo dài đến cả một khúc đường dài cũng cả gần ba trăm mét. Mặt hàng cũng đa dạng hơn, ngoài trái cây, và rau cải, còn có các loại đậu, trái cây khô, bắp rang và cả bánh mì. Ước gì một ngày nào đó họ bán cả bắp nướng thoa mỡ hành thì tôi có thể thấy một góc quê nhà rõ ràng hơn.


Từ ngày có hàng bánh mì đủ loại: bánh mì Ý ướt dầu Olive, bánh mì baguette Pháp có mùi beurre hoặc mùi fromage "La Vache qui rit", bánh mì Trung Đông tráng mỏng như bánh tráng của Việt Nam..., khách hàng ngày càng đông hơn. "Sample" ăn thử cũng hấp dẫn hơn. Đi từ đầu đến cuối chợ là có thể no bụng, không cần ăn cho đến tối. Vì những người bán hình như có cá tính hiếu khách, rộng rãi của người miền Tây ở Việt Nam, hào phóng hơn cả hệ thống siêu thị bán lẻ khổng lồ Costco ở Mỹ. Người ta thoải mái ăn thử, không bị giới hạn. Tuy vậy người mua cũng biết đạo công bằng nên khi ăn thử từ miếng thứ hai trở lên, bao giờ họ cũng mua một ít thức ăn.

Và cứ như vậy, những người nông dân ít học này không được qua một trường lớp nào về kinh tế, thương mại, đôi khi nói tiếng Mỹ với giọng Mễ sai văn phạm lung tung, nhưng đôi mắt thật thà và sự rộng rãi của họ lôi cuốn khách hảng trở lại mỗi tuần. Tôi là một trong những khách hàng trung thành của họ từ cả chục năm nay.

Trong số đó, có một gian hàng ở cuối chợ của một cặp vợ chồng Mễ ở tuổi trung niên là nơi tôi không thể bỏ qua khi đi ngôi chợ chòm hỏm giữa trời này. Chắc là họ không được may mắn đi học tới nơi tới chốn, nhưng hình như họ có một tâm hồn rất phong phú. Cách bày hàng của họ rất có hệ thống và những tấm bảng giá nhỏ viết nguệch ngoạc cũng cuốn hút tôi và nhiều người khác. Ở những gian hàng khác có táo loại một 1.59/lb, táo loại hai 0.99/lb, ở đây bảng giá của táo vẫn vậy, nhưng tên gọi lại khác: loại xinh đẹp (the beautiful one) 1.59/lb, loại kém đẹp (the less beautiful one) 0.99/lb. Không những thế họ biết bài trí màu sắc từ vàng đậm của bí rợ, vàng tươi của cam, đến vàng nhạt của dưa gang; hay xanh đậm của hành lá, xanh nhạt hơn của dưa leo, đến xanh non của rau các loại. Cái tên "the less beautiful one" dĩ nhiên gây sự chú ý của người đi chợ hơn là "táo loại hai".

Vài năm nay gần đây, chợ xuất hiện một anh chàng râu tóc dài như phong trào hippies của vài thập niên trước. Anh ngồi trên một cái ghề gỗ, đàn bằng một cây guitar điện, có hai cái loa lớn để hai bên nên đầu đến cuối chợ đều có thể nghe được những bài hát đồng quê của anh, xen lẫn với những bài hát cổ điển rất hay như “Love Story” hay “My favorite things”. Trước mặt anh là cái thùng đàn guitar mở rộng, trông giống một nghệ sĩ du ca đang biểu diễn hơn là một người hát rong độ nhật. Người đi chợ bu chung quanh anh thành một vòng tròn. Sau mỗi bài hát, tất cả mọi người vỗ tay nồng nhiệt, có người bỏ vào cái thùng đàn những tờ giấy bạc màu xanh, hầu hết là một đồng, nhưng thỉnh thoảng cũng có những tờ giấy bạc những tờ năm đồng, hai mươi đồng. Anh say sưa biểu diễn dù thùng đàn chỉ lơ thơ vài tờ giấy một đồng hay cả một nhóm giấy bạc đủ loại nằm đoàn kết bên nhau.

Hầu hết mọi người đến cái chợ chòm hổm này mỗi thứ bảy, mua thức ăn chỉ là lý do phụ, lý do chính là để thấy lại một góc quê nhà ở quê hương thứ hai. Người Nga tìm mua được mấy con búp bê matryoshka doll, con nhỏ nằm trong lòng con lớn. Người Trung Đông mua được loại đậu Fava quen thuộc. Người Pháp tìm mua được croissant nho nhỏ kiểu Pháp. Và người Việt Nam như tôi tìm thấy rau mồng tơi xanh ngát của quê nhà. Hơn thế nữa, tôi còn thấy lại ngôi chợ chòm hỏm ở đầu hẻm Saigon, với những người bán hàng bình dị mộc mạc, chỉ bán hàng vài tiếng mỗi ngày, không chỉ bán thức ăn mà còn gởi theo món hàng của họ mùi biển mặn của Nha Trang, chiếc khăn mỏ quạ của xứ quan họ Bắc Ninh, và một chục mười bốn của Cần Thơ gạo trắng nước trong…

Quê hương ẩn hiện đâu đó ở những ngôi chợ nhỏ xíu có đôi mắt chân thật của những người bán hàng hiền hòa kiếm sống bằng mồ hôi nước mắt chân chính của mình.

Thung lũng Hoa Vàng- Jul 2014

Nguyễn Trần Diệu Hương

Ý kiến bạn đọc
07/08/201400:36:59
Khách
Thưa Anh:
Đó là Farmers Market ở Mountain View.
Ở downtown Sunnyvale cũng có nhưng nhỏ hơn.

Diệu Hương
01/08/201423:49:12
Khách
Tôi cũng ở Thung lũng Hoa Vàng San Jose, chợ nầy nằm ở nơi nào xin cho biết.

cám ơn
Hoàng
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,715,136
Tác giả sanh năm 1943 tại Cân thơ - Bác sĩ thú y, giảng dạy tại Đại Hoc Cần thơ trước 75 - Cùng gia đình vượt biên năm 1980. Học lại và làm việc cho cơ quan Canadian Food Inspection Agency từ 1985 đến ngày hưu trí năm 2008. Bài đầu tiên Viết Về Nước Mỹ, Đất Lành Chim Đậu nhận giải Vinh Danh Tác giả năm 2007. Sau 10 năm tiếp tục góp bài cho Việt Báo, tác giả cho biết “Vì lý do sức khỏe bất ngờ, xin chào tạm biệt tất cả bạn đọc để tĩnh dưỡng. Và đây là bài viết cuối cùng của ông: Chuyện hai mùa Vu Lan 2016-2017, con trai lái xe hàng ngàn dặm về cùng bố lát gạch sân đậu xe và tu sửa ngôi nhà gia đình. Việt Báo Viết Về Nước Mỹ trân trọng cám ơn Bác sĩ Nguyễn Thượng Chánh. Kính chúc ông và gia đình an vui, mạnh khỏe.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài mới của là một tự sự gợi nhớ nhiều kỷ niệm.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự VVNM từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Vừa nhận thêm giải danh dự VVNM năm 2017. Sau đây là bài mới của tác giả, vẫn với cách viết cẩn trọng, chu đáo, sống động.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản, và định cư tại Mỹ theo diện H.O. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, ông đã nhận giải bán kết 2001, từ 9 năm qua đã là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, và vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Bài mới của tác giả kể về cuộc họp mặt của các cựu sinh viên Quốc Gia Hành Chánh và chuyến đi 5 ngày trên du thuyền Carnival Inspiration.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. Với mỏ vàng trên sông Yuba, Marryville khởi thủy từng là thành phố của dân đào vàng. Thời nay, du khách và cư dân tại Marryville vẫn lai rai lượm được vàng cục, có du khách lượn cả cục kim cương trị giá nửa triệu mỹ kim. Đó là chuyện có thật, đề tài của tác giả trong bài viết mùa Lễ Tạ Ơn năm nay.
Nhạc sĩ Cung Tiến