Hôm nay,  

Khuyến Khích Con Em Học Tiếng Việt

29/07/201400:00:00(Xem: 19115)

Tác giả: Trang Lê
Bài số 4289-14-29689vb3072914

Trong thư kèm bài viết đầu tiên gửi Việt Báo Viết Về Nước Mỹ, Dr.Trang Lê viết “Đây là lần đầu tiên Trang tham gia chuyên mục này tuy là độc giả thường xuyên của chuyên mục.”

Và sơ lược tiểu sử:

Tác giả hiện nay đang dạy cho chương trình Việt Ngữ tại trường Đại Học Tiểu Bang California tại Fullerton (California State University, Fullerton). Cô là người biên soạn chương trình Chuyên Ngành Phụ Việt Ngữ (Minor in Vietnamese) và Chuyên Ngành Tiếng Việt về Kinh Doanh Quốc Tế (International Business Concentration in Vietnamese) tại trường. Cô cũng là người cùng hợp tác biên soạn chương trình Cử Nhân Việt Ngữ với Tiến Sĩ Reyes Fidalgo Von Schmidt (Trưởng Khoa Ngôn Ngữ và Văn Chương Hiện Đại). Trước đây, cô từng dạy Việt Ngữ tại trường UC, Davis và ESL (English as a Second Language) tại một số trường đại học cộng đồng ở Bắc California.

Tựa đề đầy đủ của tác giả cho bài viết là “Gia đình và việc học tiếng Việt của thế hệ trẻ gốc Việt.” Bài được phổ biến 2 kỳ với tựa đề do Việt Báo rút gọn. Sau đây là phần thứ hai của bài viết:

* * *

(II) Một số đề nghị về việc khuyến khích con em học tiếng Việt

Cuộc sống của người Việt nói chung ở Mỹ càng lúc càng khó khăn với những lo toan đời thường, nhất là trong thời điểm kinh tế khó khăn như hiện nay. Hằng tháng, cha mẹ các em phải đối mặt với những tấm hoá đơn phải thanh toán tiền, lo lắng công việc bấp bênh sẽ ảnh hưởng đến ngôi nhà thân thương, và biết bao nỗi day dứt khác về hạnh phúc gia đình, sức khỏe, con cái…Vì vậy, những giới hạn của cha mẹ trong việc giúp đỡ con cái học tiếng Việt là điều hoàn toàn dễ hiểu.

Tuy nhiên, tôi vẫn xin nêu lên một vài đề nghị để trong trường hợp có điều kiện, quý vị phụ huynh vẫn có thể giúp các em. Dĩ nhiên, những đề nghị này không lạ gì đối với chúng ta nhưng xin cứ xem đây như là một lời nhắc nhở chân tình.

1.Luôn nói tiếng Việt với con

Cha mẹ nên cố gắng nói tiếng Việt với con từ lúc còn nhỏ bất cứ khi nào có điều kiện vì khi ấy các cháu sẽ tiếp thu (acquire) tiếng Việt một cách tự nhiên và nhanh chóng. Sẽ có trường hợp các cháu khi vào vườn trẻ hoặc mẫu giáo thì nói tiếng Anh nhiều hơn nhưng quý vị nên cương quyết nói tiếng Việt khi cháu về nhà. Thực tế cho thấy rằng, dù cha mẹ là người thuộc hai sắc dân khác nhau, ví dụ Mỹ và Việt Nam hay Mỹ và Nhật Bản, nếu người mẹ hoặc người cha luôn luôn nói với con bằng ngôn ngữ di sản của mình, đứa con sẽ là một người nói song ngữ thành thạo.

Đối với những em gốc Việt, khi lớn lên, các em sẽ có khuynh hướng nói tiếng Anh là ngôn ngữ thứ nhất. Khi nói tiếng Việt, các em có khuynh hướng chuyển qua tiếng Anh, có thể do thiếu từ vựng hoặc không nắm vững văn phạm. Hiện tượng này gọi là “chuyển mã” (code-switching). Nhiều nghiên cứu tìm thấy rằng đối với những em biết hai thứ tiếng, nếu các em đang nói ngôn ngữ thứ nhất nhưng người nói chuyện với các em nói bằng ngôn ngữ thứ hai thì các em sẽ có khuynh hướng chuyển qua nói bằng ngôn ngữ thứ hai một cách tự nhiên (Romaine, 1995). Vì vậy, nếu cha mẹ nói tiếng Việt với con, các em sẽ có thói quen nói tiếng Việt thường xuyên hơn.

2. Tạo cho các em sống trong môi trường tiếng Việt và văn hoá Việt

Làm cho các em tiếp thu và có thái độ tích cực với tiếng Việt và văn hoá Việt là chuyện không thể thực hiện một sớm một chiều. Vì vậy, cha mẹ cần kiên nhẫn cho các em làm quen với ngôn ngữ và văn hoá mẹ gốc từ lúc nhỏ bằng cách dán trong phòng ngủ của các em những câu nói thông thường bằng tiếng Việt như “Chào ba”, “Chào mẹ”, “Con đi học đúng giờ”, “Con thích ăn phở”…..giống như trong những lớp học ngoại ngữ. Bài hát và phim hoạt hình bằng tiếng Việt cũng là những bài học tiếng Việt hấp dẫn, thích thú, và rất dễ tiếp thu. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng trẻ con học thuộc một bài hát dễ hơn một bài học (Hawks, 2012; Murphey, 1992). Ngoài ra, cha mẹ nên kể những câu chuyện cổ tích Việt Nam để vừa dạy cho các em những bài học đạo đức, vừa dần dần cho các em làm quen với nền văn hoá Việt.

Khi các em lớn lên, cha mẹ nên khuyến khích các em nghe nhạc Việt Nam, xem phim, kịch Việt Nam, đọc báo Việt Nam…Việc này chắc chắn sẽ bị các em phản đối vì các em không hiểu các loại nhạc, phim, kịch… tiếng Việt và vì chúng cũng không phù hợp với thị hiếu của các em. Tuy nhiên, nếu cha mẹ thường xuyên nghe nhạc Việt, xem các đài truyền hình tiếng Việt, kể cho các con nghe những chuyện về văn hoá Việt, vân vân.... thì sự quan tâm của các em sẽ có thể dần dần được hình thành. Vì vậy, thực tế cho thấy vẫn có em hát được nhạc tiếng Việt và xem những chương trình ca nhạc hải ngoại theo ba mẹ. Một ví dụ điển hình là chương trình nhạc “Tiếng Thời Gian 2” do hai bạn trẻ Hàn Phúc và Jenny Trần tổ chức tại Viện Việt Học vào cuối năm 2011 dưới sự bảo trợ của Viện. Các ca sĩ đều là những em rất trẻ; có em đến Mỹ lúc chỉ mới 8 hoặc 9 tuổi như hai bạn này (Băng Huyền, 2011). Niềm yêu thích nhạc Việt của các em chắc hẳn là do ảnh hưởng sở thích âm nhạc của ba mẹ các em. Có em, khi được hỏi vì sao thông thạo tiếng Việt, đã trả lời với nụ cười tươi: “Em hát karaoke nhạc Việt Nam.”

Cha mẹ cũng nên khuyến khích các em tham gia những chương trình “Đêm Văn Hoá Việt Nam” tại nhiều trường trung học và đại học. Nhìn các em không nói rành tiếng Việt nhưng đã cố gắng tập nói trọ trẹ trong bài phát biểu, hát những bài hát tiếng Việt, vũ những vũ điệu truyền thống với trang phục truyền thống, nói thứ tiếng Việt không dấu trong các màn kịch, chắc rằng khán giả đã cảm thấy thật thích thú và xúc động. Tuy các em vẫn nói chuyện với nhau bằng tiếng Anh, việc tham gia trình diễn những chương trình văn nghệ như vậy sẽ là con đường đưa các em về với cội nguồn dân tộc và thúc đẩy các em tìm hiểu bản sắc văn hoá Việt Nam. Một điều đáng lưu ý là những chương trình này đã lôi kéo được những em học sinh và sinh viên Mỹ cũng như các em thuộc các nhóm di dân khác cùng tham gia. Đây là sự thành công vượt bậc của các hội sinh viên và học sinh Việt Nam ở các trường trung học và đại học. Có được như vậy là nhờ sự nỗ lực của các em cũng như sự ủng hộ nhiệt tình của quý vị phụ huynh.

3. Luôn có thái độ khuyến khích khi con phạm lỗi nói tiếng Việt

Lỗi là một hiện tượng không tránh khỏi trong quá trình học. Tuy vậy, đối với nhiều người, việc phạm lỗi trong khi học là điều tối kỵ vì theo họ, nó thể hiện sự thiếu kiến thức hoặc kỹ năng kém của người học về một lãnh vực hay phương diện nào đó. Điều này có nghĩa là lỗi được xem như là một hiện tượng tiêu cực và được xét đến khi đánh giá một bài tập hay bài thi của người học. Dĩ nhiên, quan niệm này cũng được thấy trong lãnh vực học ngoại ngữ. Tuy nhiên, Pit Corder đã thay đổi cách nhìn về lỗi khi ông cho phát hành bài viết có tựa đề “The Significance of Learners’ Errors” (Ý nghĩa của lỗi của người học) vào năm 1967. Theo Corder, lỗi là một hiện tượng tự nhiên trong quá trình học ngoại ngữ và đó lại càng không phải là một biểu hiện xấu cần bị chỉ trích. Ngược lại, lỗi cho thấy những chiến lược tích cực cũng như quá trình phát triển ngôn ngữ đích (target language) của người học. Những nhà ngôn ngữ học ứng dụng khác như Larry Selinker (1992), Jack C. Richard (1985), Rod Ellis (1992), và Doff (1988) cũng đều ủng hộ quan điểm này.


Vì những lý do nêu trên, quý vị phụ huynh nên tránh cười hoặc châm biếm (dù chỉ là đùa vui) các em khi các em phát âm sai, dùng từ không phù hợp, hoặc dùng cấu trúc ngữ pháp sai. Trái lại, cha mẹ nên khuyến khích và khen các em khi các em nói tiếng Việt. Nếu các em phạm lỗi, cha mẹ nên giải thích và sửa lỗi cho các em bằng cách cho những ví dụ dễ hiểu và yêu cầu các em áp dụng thực hành ngay lúc ấy. Khi các em còn nhỏ, cha mẹ có thể thỉnh thoảng thưởng những món quà nhỏ khi các em nói hay đọc được một câu tiếng Việt, cho dù có lỗi sai. Việc này sẽ kích thích các em sử dụng tiếng Việt nhiều hơn.

Khi các con đã lớn, cha mẹ có thể giải thích sự lợi ích của tiếng Việt khi đi xin việc làm, giao tiếp với cộng đồng, sống và sinh hoạt trong một quốc gia đa văn hoá như Mỹ. Lúc này, các em đã ý thức được những điều cần làm cho cuộc sống độc lập của các em sau này. Vì vậy, việc đưa ra cho các em thấy những điểm lợi của việc biết tiếng Việt sau khi các em tốt nghiệp đại học sẽ là một động cơ thúc đẩy các em cố gắng học tiếng Việt tích cực hơn.

Nói chung, thái độ ủng hộ của cha mẹ cũng như động cơ xin việc làm là những yếu tố tâm lý rất quan trọng trong việc học ngoại ngữ (Gardner, 1985).

Khuyên bảo và tạo điều kiện cho các em theo học các lớp tiếng Việt vào cuối tuần

Như đã nói ở trên, hiện nay đã có rất nhiều trung tâm dạy tiếng Việt ở Nam California do Ban Đại Diện Các Trung Tâm Việt Ngữ Nam California (The Association of the Vietnamese Language and Culture Schools of Southern California) điều hành. Đây là một tổ chức văn hóa và giáo dục hoàn toàn bất vụ lợi nhưng lại có cơ cấu tổ chức điều hành và hoạt động rất chặt chẽ và hữu hiệu. Các thầy cô giáo dạy các lớp tiếng Việt là những người làm những nghề khác nhau ngoài đời nhưng lại có tâm huyết cao trong việc giúp đỡ các em học tiếng Việt và tìm hiểu văn hóa Việt Nam. Hằng năm, Ban Đại Diện đã tổ chức Khóa Tu Nghiệp Sư Phạm do các giáo sư hoặc các học giả có kinh nghiệm phụ trách để giúp các thầy cô giáo thiện nguyện nâng cao kiến thức và kỹ năng giảng dạy. Ngoài ra, còn có các lớp Việt Ngữ độc lập do Viện Việt Học (Westminster), các chùa hoặc các nhà thờ tổ chức rải rác khắp nơi ở miền Nam California.

Với thuận lợi đó, rất nhiều quý vị phụ huynh đã đưa con cháu đến học các lớp Việt Ngữ này mỗi cuối tuần. Tuy nhiên, để có kết quả tốt, cần phải có sự kiên trì của cha mẹ và sự hưởng ứng tích cực của các em vì sau một tuần học hành mệt mỏi, ắt hẳn các em chỉ muốn vui chơi giải trí. Vì vậy, sự khuyến khích cổ vũ của cha mẹ có ý nghĩa rất lớn trong sự thành công của các em.

Kết luận

Việc bảo tồn và phát huy văn hóa Việt Nam cho thế hệ trẻ Việt Nam tại Mỹ là một điều cần thiết vì Mỹ là một quốc gia đa ngôn ngữ, đa văn hóa, và đây cũng chính là nét đặc thù của nước Mỹ. Hãy tưởng tượng rằng đến một lúc nào đó, khi người dân Mỹ thuộc các sắc dân khác không còn có ý thức về ngôn ngữ và bản sắc văn hóa riêng của dân tộc họ, hình tượng nước Mỹ sẽ không còn đúng nghĩa như thế giới đã hiểu về họ. Dĩ nhiên, chúng ta không thể phủ nhận một thực tế rằng thế hệ con cháu thứ ba, thứ tư… của chúng ta có thể sẽ không còn quan tâm đến việc học tiếng Việt hay tìm hiểu về bản sắc văn hoá Việt nữa. Tuy vậy, những cộng đồng di dân sống ở Mỹ đã lâu như người Nhật, người Trung Hoa, người Do Thái, người Mễ, v..v...vẫn cố gắng giữ gìn truyền thống của họ và không ít các con cháu họ cho đến thế hệ bây giờ vẫn có thể nói được ngôn ngữ di sản của họ. Vì vậy, việc giáo dục và hướng dẫn con em quan tâm đến việc học tiếng Việt và văn hoá Việt là điều cần làm.

Một số chính trị gia người Mỹ khi tiếp xúc với cộng đồng người Việt thường cố gắng học nói một vài câu chào tiếng Việt để bày tỏ tình cảm và đã được cộng đồng vỗ tay tán thưởng. Vậy tại sao chúng ta không tán thưởng, khuyến khích và hướng dẫn con em học tiếng Việt và văn hóa Việt khi việc học này chỉ có lợi mà thôi?

Trang Lê

Tài liệu tham khảo:

- Băng Huyền (2012). Nỗ lực dạy và học tiếng Việt hiện nay của các trung tâm độc lập. Vien Dong Daily News. Trích từ http://viendongdaily.com/no-luc-day-va-hoc-tieng-viet-hien-nay-cua-cac-trung-tam-doc-lap-npqoMLK8.html.

- Băng Huyền (2011). Nhạc xưa và những tiếng hát trẻ. Vien Dong Daily News. Trích từ http://www.viendongdaily.com/phone/nhac-xua-va-nhung-tieng-hat-tre-wjrEGLvm.html.

- Corder, S. P. (1981). Error analysis, interdisciplinary. London, New York: Oxford University Press.

- Corder, S. P. (1967). The significance of learners’ errors. International Review of Applied Linguistics, 5: 161-169.

- Duke Gifted Letter. (2007). Cognitive benefits of learning language. ACTFL, 8 (1). Trích từ http://www.actfl.org/i4a/pages/index.cfm?pageid=4724

- Ellis, R. (1992). Understanding second language acquisition. Oxford, New York: Oxford University Press.

- Gardner, R. C. (1985). Social sychology and second language learning: The role of attitude and motivation. London: Edward Arnold.

- Gass, S. M. & Selinker, L. (2001). Second Language Acquisition. London: Lawrence Erlbaum Associates, Publishers.

Hawks, M. (2012, January 26). The benefits of music in children. Elephant Journal. Trích từ

http://www.elephantjournal.com/2012/01/the-benefits-of-music-on-children-mike-hawks/

- Lang, S. S. (2009, May 12). Learning a second language is good childhood mind medicine, studies find. Cornell Chronicle. Trích từ http://www.news.cornell.edu/stories/may09/bilingual.kids.sl.html.

- Lightbrown, P. M. & Spada, N. (1999). How languages are learned. Oxford: Oxford University Press.

- Murphey, T. (1992). Music and song. London: Oxford Univerity Press.

- Ngọc Lan (2011). Tuổi trẻ gốc Việt có thực sự thích học tiếng Việt? Người Việt, số ra ngày 3 tháng 12, 2011.

- Nguyễn, H. Q. (2012). Tại sao cần học tiếng Việt? VOA Tiếng Việt. Trích từ http://www.voatiengviet.com/content/nguyen-hung-quoc-tai-sao-can-hoc-tieng-viet-05-10-2012-150964145/1117895.html.

- Nguyễn, T. N. (2007). Lỗi loại từ trong tiếng Việt của người nước ngoài. Ngôn Ngữ Net

Trích từ http://ngonngu.net/?p=326.

- Romaine, S. (1995). Bilingualism. Boston: Blakwell.

- Selinker, L. (1972). Interlanguage. IRAL, số 10, tập 3, 209 – 231.

- Selinker, L. (1992). Rediscovering interlanguage. London, New York: Longman.

- Steins, R. (2004). Bilingualism’s brain benefits. Washington Post, số ra ngày 14 tháng 6, 2004.

- Vietnamese Population in the United States. (2014). VIETV. Trích từ http://vietv.com/10-vietnamese-population-united-states.html

Ý kiến bạn đọc
15/05/202107:43:43
Khách
how to get ciails without a doctor: <a href=" https://cialisbnb.com/# ">buy cialis ebay</a> buy cialis online at lowest price
http://cialisbnb.com/# buy cialis online at lowest price
21/11/201812:33:15
Khách
Another thing to consider is that by applying an essay support similar to this one, you also run the danger of your instructor having a look at the essay and discovering that it sounds nothing like your prior attempts. So, as soon as you're performing your assignment you should be conscious you have put all essential information regarding your own research. Very good essay writers have the capability to give aid to their students whenever it's required.
Students utilizing a copywriting service should know about a couple things before deciding on a service. After moving through the business information and terms and conditions, if you are pleased with their solutions, you can choose a particular small business. Many writing companies won't turn away customers if they're just under what they're asking.
Writing a thesis statement demands great intelligence from the surface of the essay author as it ought to specify the fundamental notion of the novel. Essay writing generally comes as a challenge for men and women who aren't utilised to writing essays and it's an extremely enormous job typically for the students who don't have any type of experience in writing essays.
You ought not worry because our faculty essay writing firm is the best source to buy college essay services that are perfectly tailored. Apparently, a badly written article reflects the sort of support which you offer.
Content writing is also a kind of essay writing, just you must be careful with the principles, if you believe that it is possible to compose essay properly then easily you may also write the content, it is not in any way a massive thing. It's the chief portion of the prewriting procedure of an article.
You might also want to indicate more research or comment on things that it wasn't possible that you discuss in the paper. Before composing very good post, one needs to clearly understand what sort of article he or she's meant to write whether it's a journalism post, professional article, review article or post for a website since each one of such articles have their private defined writing styles. In the event you have any financial essay writing difficulty, let's know for we shall aid you with all writings which are quality and which are free of plagiarism.
<a href=http://www.sonotones.net/what-is-really-going-on-with-lab-report-writer/>http://www.sonotones.net/what-is-really-going-on-with-lab-report-writer/</a>
14/08/201416:00:51
Khách
Xin chào tác giả Trang Lê,
Bài viết này rất hay với nhiều điểm đáng kể liên quan đến việc dạy học tiếng Việt cho con nít.

Sáu
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,301,955
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả là một kỹ sư hồi hưu, đã sống 25 năm bên Pháp, hiện là cư dân Irvine, từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Đây là bài viết mới của Ông.
Tôi đi mình lên trong chuyến xe lửa từ Paris sang Thụy Sĩ với tâm trạng nôn nao và thoáng lo âu ngần ngại, mặc dù đây không phải là lần đầu thân gái dặm trường xuyên quốc gia như thế này
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, nhưng trong tháng trước tác giả đã có bài "Nước Mỹ là nhà của Mị" ký tên thật là Quynh Gibney.
Tác giả: Nguyễn Thị Thêm Bài số 5834-20-31618-vb5111419 Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Bà sinh năm 1948 tại Biên Hòa, cựu học sinh Ngô Quyền. Trước 1975, dạy học. Qua Mỹ năm 1991 theo diện HO, hiện là cư dân Nam Ca Li. Bà kể, "Chồng tôi là lính VNCH. Hai con tôi nay là lính của quân đội Hoa Kỳ. Tôi hết làm vợ lính lại làm mẹ lính." Sau đây là bài viết mới của tác giả.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển, ơng định cư tại Mỹ từ 1990, hiện làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice A Journey of Hope" của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975.