Hôm nay,  

Bàn Môn Điếm Và Ám Ảnh Vĩ Tuyến 17

16/07/201400:00:00(Xem: 9922)

Tác giả: Trần Du Sinh
Bài số 4276-14-29676vb4071614

Với 6 bài viết, tác giả có tên trong danh sách chung kết Viết Về Nước Mỹ 2014. Bài đầu tiên, ủa Du Sinh kể về chàng "Lính Mỹ gốc Nail" có Ba là con nhà cách mạng từ Bắc vào, mẹ là một tiểu thư Sàigòn trước 1975, và ông ngoại là sỹ quan VNCH, tù nhân cộng sản, định cư tại Mỹ theo diện H.O.

Tác giả cho biết ông 37 tuổi, lớn lên khi cả nước đã thành xã hội chủ nghĩa. "Trong khi đợi bảo lãnh diện đoàn tụ gia đình, tôi có cơ may được học bổng của Liên Âu (EU) để hòan thành chương trình BA và MBA International Management." Tác giả cho biết thêm, sau khi định cư tại Hoa Kỳ, ông là một viên chức về kỹ thuật hàng hải của Bộ Quốc Phòng Mỹ, hiện đang làm việc tại Á Châu và vừa có dịp đặt chân tới Bàn Môn Điếm, khu phi quân sự (DMZ=Demilitarized Zone), là một điểm mốc lịch sử của bán đảo Triều Tiên từ năm 1953 đến nay..

* * *

Tác giả cho biết ông 37 tuổi, lớn lên khi cả nước đã thành một xứ xã hội chủ nghĩa. "Trong khi đợi bảo lãnh diện đoàn tụ gia đình, tôi có cơ may được học bổng của Liên Âu (EU) để hòan thành chương trình BA và MBA International Management." Tác giả cho biết thêm, sau khi định cư tại Hoa Kỳ, ông là một viên chức về kỹ thuật hàng hải của Bộ Quốc Phòng Mỹ, hiện đang làm việc tại Nhật. "Chủ Nhật & Goá Phụ ở Beverly Hills" là tựa đề của hai bài riêng biệt, được đăng chung một kỳ.

Dạo này giới trẻ trong nước có nhiều thuật ngữ khá lạ. Cách đây vài năm khi về thăm quê hương, tôi nghe cái cụm từ "hoành tráng" bị lạm dụng đến mức thượng thừa. Riêng tôi thì thấy khó chịu vô cùng khi bạn bè và người cứ lặp đi lặp lại từ hoành tráng.

Đủ mọi thứ, từ cái đám cưới, chầu nhậu cho tới mặc cái áo đẹp đẹp một chút cũng bị gọi là hoành tráng. Tôi xin họ đừng dùng chữ hoành tráng cho chầu nhậu nho nhỏ của chúng tôi, vì chữ hoành tráng dễ gợi nhớ đến cảnh "đoàn quân Việt Nam đi", "cờ in máu" hay "xay xác quân thù" trong bài Tiến Quân Ca của Văn Cao, một bài quốc ca sắt máu mà tôi từ chối gọi là quốc ca vì nó không thể hiện dân tộc tính và thông điệp nhân văn hiếu hòa của dân tộc Việt. Ngôn ngữ miền Bắc sau 1975 dễ sợ thiệt, cái gì cũng "cực", cũng "siêu", cũng "khủng" như khủng bố...

Mà báo đài toàn nghe giọng Bắc, từ âm thanh trên Tivi của các đài VTV cho tới văn phong trên các tờ báo có tên rất miền Nam như "Sài Gòn Giải Phóng", một tựa đề chắc không có dân tị nạn Việt Kiều nào muốn gọi. Miền Bắc đã bắc hóa ngôn ngữ Việt, cả miền Nam chân chất cho đếnmiền Trung thâm sâu qua thế hệ trẻ đương đại, vì chẳng chân chất hay thâm sâu chút nào với những phụ từ phụ liệu "siêu, cực, khủng".

Nhiều khi những phát thanh viên hay phóng viên báo chí dùng sai tiếng Hán Việt đến mức ngu dốt mà tuổi trẻ nghe riết thành quen nên nói như một con vẹt.

Nói vậy thôi chứ tôi không giận giới trẻ vô tri, vì hồi xưa tôi cũng vậy, hàng hóa xuất cảng thì họ dùng "xuất khẩu", mà chữ "khẩu" vốn dùng phổ biến trong tiếng Hán Việt để chỉ cái miệng, nên xuất khẩu hàng hóa hay 'xuất khẩu thành thơ' nơi bàn nhậu cũng như nhau. Sau này ra nước ngoài tôi mới biết hồi xưa miền Nam gọi là xuất cảng, dù đó là cảng biển hay cảng hàng không.

Rồi chữ "tư thục" trong giáo dục của miền Nam trước năm 1975 phải chạy một vòng mới về lại chốn cũ, phải kinh qua "ngoài công lập", "bán chính qui", và "dân lập". Khổ cho ngôn ngữ miền Bắc chịu khó đi đường vòng và khổ hơn cho dân miền Nam phải tập nói thứ ngôn ngữ thiếu chất xám này, toàn "cực kỳ" lạ và "siêu" ngu.

Riêng cái cụm từ "mơ không cần tiết kiệm" thì tôi không chống đối nhiều, vì cách nói không có tính địa phương và cũng hơi vô thưởng vô phạt, không siêu cũng không cực kỳ, và cũng không gây sốc hay bứt xúc.

Tôi chấp nhận nó dù không nói ra, và tôi cũng bắt đầu mơ không cần tiết kiệm. Tôi từng mơ được nhìn thấy thiên đàng cộng sản Bắc Triều Tiên.

Hôm nay tôi đặt chân tới Bàn Môn Điếm, khu phi quân sự (DMZ=Demilitarized Zone), là một điểm mốc lịch sử của bán đảo Triều Tiên từnăm 1953 đến nay. Nơi đây đánh dấu giai đọan thử nghiệm chủ nghĩa cộng sản nguyên bản ở Bắc Hàn và sự học hỏi dân chủ Hoa Kỳ của Nam Hàn. Và sau 61 năm, Bắc Hàn cần 200 năm mới theo kịp Nam Hàn về kinh tế và chất lượng đời sống người dân.

Thật kinh khủng cho cái chủ nghĩa này, đẩy loài người phát triển theo vectơ (vector) ngược chiều. Giấc mơ không hề tiết kiệm của tôi đã thành sự thật. Nam Hàn, quốc gia thứ 29 có bước chân tôi đi qua. Đứng bên này sông chia cắt hai miền như sông Bến Hải của Việt Nam, nhìn qua bên kia thấy Bắc Hàn sao giống miền Trung heo hút từ Đèo Cả tới Đèo Cù Mông.

Tư liệu chụp từ vệ tinh của Google ban đêm thấy bên Nam Hàn đèn điện sáng trưng từ biên giới cho hết phía Nam, còn Bắc Hàn chỉ có một nhúm sáng ở Bình Nhưỡng, nơi chỉ có cán bộ và công dân ưu tú thề trung thành với lãnh tụ mới biết thế nào là điện, là văn minh, còn lại chỉ là bóng đêm đen thẳm.

Hi vọng người dân Bắc Hàn ở những vùng tăm tối đó có đủ dầu hôi để thắp vài ngọn đèn hột vịt lộn, để trẻ em còn có ánh sáng để đọc sách, để có chút hi vọng cho tương lai của dân tộc Triều Tiên đang vùng vẫy sinh tồn ở thiên đàng.

Nghĩ tới đó mà tôi rùng mình tưởng tượng đến cảnh miền Bắc nếu vẫn còn bị Vĩ Tuyến 17 chia cắt. Chắc bây giờ miền Bắc ban đêm chỉ sáng điện được từ Hà Nội tới Nghệ An mà thôi. Nghĩ tới mà thấy hãi, thấy cực kỳ sợ...

Lại dùng từ miền Bắc nữa rồi!

Trần Du Sinh

Ý kiến bạn đọc
22/07/201418:35:26
Khách
Cám ơn tác giả TDS đã nhận thấy được những từ ngữ dốt đặc mà bọn csvn mang dùng trong văn chương VN.
18/07/201423:37:54
Khách
Chào tác giả Du Sinh,
Bài viết rất khá, so sánh và phê bình chính xác về những “thuật ngữ khá lạ” của thiên đường Cộng Sản. Tuy nhiên, đến đoạn so sánh Bắc Hàn với Việt Nam, tác giả đã có một sự so sánh quá khập khễnh khi viết “thấy Bắc Hàn sao giống miền Trung heo hút từ Đèo Cả tới Đèo Cù Mông.” Điều này chứng tỏ cho thấy tác giả không biết chút gì về địa lý Việt Nam, hoặc là khi tác giả “áo gấm về làng” đã ngủ quên trên xe máy lạnh nên không thấy. Trên thực tế, từ xưa đến giờ, miền đất từ Đèo Cả ra đến Đèo Cù Mông rất là trù phú, dọc bờ biển có nhiều tôm cá, đồng bằng thì ruộng lúa xanh tươi, hoa màu rực rỡ, có nhiều thị xã thị trấn và bây giờ thì còn có thành phố, nhà cửa nguy nga, các nơi thôn quê đều có điện, TV tủ lạnh, internet, mua bán sầm uât…sao lại gọi là "heo hút? Đem so sánh vùng đất này với Bắc Hàn lạc hậu thì thật nực cười!
17/07/201420:15:36
Khách
May mắn cho bạn là giờ bạn đã mở mắt rồi. Xin chúc mừng. Ngoài ra xin được cảm ơn bạn Du Sinh với cả tấm lòng khi bạn bỏ công sức để viết bài này: rất trung thực và đầy sự phân tích sâu sắc, dí dỏm, không kém phần chua cay.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,171,733
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết đầu năm mới của bà.
Chúc Mừng Năm Mới Kỷ Hợi 2019. Viết Về Nước Mỹ bắt đầu năm Canh Thìn 2000. Từ Thìn tới Hợi, vừa đúng 20 năm. Ngày đầu năm Hợi, xin mời đọc bài Tết của Lê Nguyễn Hằng. Tác giả là một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài sau đây trích từ báo xuân Tết Kỷ Hợi 2019.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Mừng Tết Kỷ Hợi đang tới, mời đọc chuyện tình tất niên của tuổi hạc.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Sau đây là bài viết thứ ba của cô.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bài mới của tác giả kể về khóa Thiền Vipassanna 10 ngày mà bà đã tham dự. Bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi, đang phát hành khắp nơi.
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật là Trần Văn Hai, hiện đã là cư dân hưu trí tại Nashville, TN. Thư ông viết: Tôi thường xuyên theo dõi và đọc bài viết trên trang Việt báo online. Đây là bài viết tôi gởi về cho tòa soạn đầu tiên, mong nhận được sự góp ý. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là bước khởi hành tốt: gọn nhẹ, giản dị và thành thực. Mong tác giả tiếp tục.
Tác giả quê gốc Kinh 5 Rạch Giá, hiện là cư dân Seattle, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2010. Ba bài đã viết là chuyện 30 năm của gia đình bà: Vượt biển tới đảo tị nạn, sau 7 năm chờ đợi, bị buộc phải hồi hương. Nhờ chương trình ROV, gia đình vẫn tới được nước Mỹ, và với sức phấn đấu chung, tất cả đã đứng vững.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Bài viết sau đây được trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019, hiện đang phát hành khắp nơi.
Nhạc sĩ Cung Tiến