Hôm nay,  

Sưng Tuyến Tiền Liệt, Gọi Cấp Cứu

14/07/201400:00:00(Xem: 9607)

Tác giả: Trương Tấn Thành

Tác giả đã nhận giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ năm 2005. Ông là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục năm 2000, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA.

Bài viết mới kể chuyện tác giả vừa bị sưng tuyến tuền liệt, phải gọi xe cấp cứu đưa vào bệnh viện. Mừng ông đã qua khỏi cơn đau và đủ sức viết lại.

* * *

Tối hôm mười bảy tây tháng Tư rồi tự nhiên tôi bị đi tiểu liên tục. Cứ năm mười phút một lần. Thật là khổ sở và đêm đó tôi không thể nào ngủ yên được. Vợ tôi lo lắng hỏi tôi có sao không và có cần đi bác sĩ không. Từ trước tới nay tôi vẫn bị đi tiểu nhiều và không thông vì tuyến tiền liệt hoạt động không được bình thường. Cách đây nhiều năm tôi có bị nhiễm trùng đường tiêu và phaỉ đi vào bịnh viện để cấp cứu.

Tôi uống nước thật nhiều và hy vọng tới sáng thì sẽ bớt đi. Sáng sau, khi vợ tôi đã đi làm mà tôi thấy vẫn còn khó chịu nên gọi điện thoại để hỏi ý kiến của y tá. Bà vẫn hướng dẫn những cách thông thường như nên uống thật nhiều nước và làm hẹn đi khám bác sĩ. Một tiếng đồng hồ sau tôi thấy bọng đái mình bị căng cứng, đi tiểu không ra nữa và đau quá mức ở phần bụng dưới đến nỗi tôi phải kêu Trời. Không chịu nổi nữa tôi bốc phone gọi ông cụ Joe hàng xóm nhờ chở tôi vào cấp cứu.

Ngồi trên xe tôi trân mình chịu đau, rên rỉ cho đến bệnh viện. Sau khi làm giấy tờ và sau khi ông Joe ra về tôi được dẩy xe thẳng vào phòng chữa trị.

Hai y tá, một nam và một nữ chuẩn bị dụng cụ và đỡ tôi nằm lên giuờng. Y tá nam cho biết sẽ đặt ống vào đường tiểu của tôi tới bàng quang để cho nước tiểu thông ra. Tôi nghe tới thông ống vào đướng tiêu mà rùng mình, vì không biết là mình sẽ bị đau đến mức nào.

Sau khi chuẩn bị ống và tuí hứng nước tiểu xong, người nam y tá thoa thuốc sát trùng và bôi kem vào ống thông cho trơn rồi luồn thật nhanh gọn ống vào đường tiêu của tôi. Tôi la lên vì bị đau nhói nhưng sau đó thì ống đã vào. Người y tá thật lành nghề. Nước tiểu bắt đầu chảy ra túi, bụng tôi xẹp dần và bớt đau từ từ.

Một lúc sau ông bác sĩ vào cho biết tuyến tiền liệt của tôi nở lớn nên ép đường tiểu lại làm cho nước tiểu không chảy thông. Ông cho biết sẽ ra toa cho tôi uống thuốc và tôi phải mang túi và uống thuốc mỗi ngày xem như thế nào rồi làm hẹn tái khám. Cỡ hai tiếng sau thì tôi được cho về.

Khi vợ tôi về nhà thấy tôi bị mang túi nàng hoảng sợ và trách tôi là sao không gọi nàng về để chở tôi đi cấp cứu. Tôi không biết giải thích sao vì đã gặp cơn khẩn cấp mà còn chờ nàng về thì biết sẽ ra sao nhưng thấy nàng lo cho tôi quá nên tôi cũng thông cảm mà không dài dòng giải thích gì thêm.

Thế là tôi mang ống thông và mang túi ngày đêm. Mỗi lần nưóc tiểu ra đầy thì vặnvặn cái van ở cuối bịch (túi) ni lông để xả ra. Cái ống và cái bịch làm tôi đi đứng rất khó khăn. Ban đêm, mỗi lần trở mình là tôi bị đau đớn vì bị ống cọ. Đôi khi tôi thấy có ra chút máu và chỗ ống đi vaò bị xưng. Tôi phải uống trụ sinh ngăn ngừa trừơng hợp bị làm độc và thoa kem có chất kháng sinh vào chỗ bị sưng.

Vợ tôi rất lo lắng cho tôi vì nàng đã biết tôi bị đau dớn như thế nào trong lần trước. Thỉnh thoảng nàng gọi về từ chỗ làm xem ở nhà tôi ra sao. Tôi thì vì ban đêm không ngủ đươọc và mất ngủ nên ban ngày tôi ngủ rất nhiều. Khi nàng đì làm về thấy tôi nằm mê mệt nàng rất lo lắng. Mỗi lần tôi đi vệ sinh nàng dìu tôi đi vì mỗi khi đi mạnh là cái ống cọ vào rất đau. Có đêm cái ống bị hở tôi bị ra ướt giường. Sáng hôm sau nàng phải đem đi giặt và trải tấm nylông lót ở dưới giường chỗ tôi nằm.

Nàng nấu chaó để tôi dễ ăn và ban đêm mỗi khi tôi trở mình rên rỉ thì nàng ngồi bật dậy xem tôi ra thế nào dù sáng phải dậy đi làm sớm.

Nàng định xin phép nghỉ ở nhà để chăm sóc tôi nhưng tôi nói không cần, có gì tôi gọi vào báo vì chỗ nàng làm cũng may là gần nhà.

Vì ban đêm ngủ không được tôi xuống ký thấy rõ. Điếu này nàng càng thêm lo lắng. Nàng căn dặn tôi uống thêm sữa Ensure để đỡ mất sức và ra chợ Costco mua thêm cho tôi hai thùng. Lúc bị bịnh như vầy tôi thấy mình như một em bé không tự mình lo cho mình gì được. Có nàng ở bên, tôi thấy rất được an ủi và muốn làm tất cả để được hồi phục cho nàng đỡ lo. Vừa đi làm cực lại phải lo vì chồng bị bịnh tôi sợ nàng kiệt lực thì tình trạng càng tệ hại thêm. Tôi luôn cầu xin Ơn Trên giúp và thêm sức cho tôi để tôi được mau bình phục để nàng đở phải lo lắng ngày đêm.

Hơn hai tuần sau nàng chở tôi đi khám lại và bác sĩ nói tôi có thể được rút ống ra xem như thế nào. Nghe vậy, tôi thấy nàng vô cùng mừng rỡ. Sau khi rút ống ra, tôi về tiếp tục uống thuốc và sẽ trở lại tái khám. Bây giờ thì tôi tiểu được dù chưa thông mấy nhưng tối có thể ngủ đưọc nhiều hơn vì cái ống không còn nằm ở trong làm đau nữa.

Một tối nọ trước khi ngủ bà vợ cho tôi biết nàng nguyện sẽ xuống tóc và ăn chay một tháng để tôi được bình phục. Tôi nghe nàng nói mà lòng thật xúc động và cảm thấy mình quả là có phước lớn và may mắn có được một người vợ thương yêu mình như vậy.

Có ai đó đã nói rằng muốn biết một người bạn tốt, hãy coi là người đó sẵn lòng giúp mình khi mình bị túng thiếu và biết có được một người vợ thương lo cho mình hay không là khi mình ngã bịnh nằm xuống. Tôi hoàn toàn đồng ý về nhận xét tinh đời và chí lý đó. Ở tuổi trên sáu mươi này của tôi bịnh hoạn tới không biết lúc nào. Có được một người vợ thương và lo cho mình tận tâm, phải nói là một diễm phúc lớn nhứt trong đời của tôi.

Xin cảm ơn tình thương của em đã dành cho anh trong lúc bịnh hoạn với tất cả tấm lòng. Hôm nay ăn món kho chay của nàng làm với bún và nước tương tôi thấy còn ngon hơn là sơn hào hải vị trong cung điện của các vì vua chúa ngày xưa.

Xin cảm ơn em./.

Trương Tấn Thành

Ý kiến bạn đọc
14/07/201412:22:22
Khách
Tuổi 60 trở lên phải đi thử máu hàng năm, PSA phải từ 1 tới 4 thôi. Nếu trên 4 thì nói bác sĩ gia đình refer qua bác sĩ uronologist làm BIOPSY coi có Cancer phải mổ và xạ trị không.Uống nứoc cà chua xay sinh tố ăn brrocoli hàngngày, uông vitamin Kẽm, Copper,D 2 (gõ prostate enlarged trên google sẽ thấy) hay nói b/s chot oa uống TAMSULOSIN 0.4 mg sẽ giảm xuống ngay.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 834,157,908
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”