Hôm nay,  

Tiếng Ve Mùa Cũ

12/07/201400:00:00(Xem: 10313)
Tác giả: Phan
Bài số 4272-14-29672vb7071214

Phan là tác giả đã nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ 2013, người được bạn đọc và bạn viết quí trọng. Từ nhiều năm qua đã là một trong những chủ biên của nhiều tuần báo tạp chí tại Dallas. Như tựa đề, bài viết mùa hè của Phan nhiều chất thiên nhiên và mơ mộng.

* * *

Những ngày nghỉ lễ Độc lập của Hoa Kỳ ở hãng tôi làm đã bắt đầu từ cuối tuần trước. Tôi định làm một số việc nhà đã tính trước khi được nghỉ cả tuần, tính kỹ ra cả chục ngày vì thêm hai cái cuối tuần nữa. Nhưng đã mấy ngày nghỉ trọn mà vẫn chưa làm được gì với trái banh world cup còn lăn trên tivi; với vạt rừng còn sót lại sau nhà, vạt rừng mong manh như dải lụa mỏng khi nhìn từ trên cao. Nhưng với tôi đó là khu rừng tuổi nhỏ từ mùa hè đầu tiên tôi về đây; từ bất chợt một sáng cuối tuần, bưng ly cà phê thơ thẩn ra (vô) rừng - vẫn cảm nhận được mùi hương toát ra từ những thân, lá cây khác nhau; và hương cây hoang dại khác với cây trồng. Đặc biệt mùi lá mục dưới chân không thể nói là thơm tho, nhưng tôi vẫn thích ngửi cái mùi hăng hăng, mùi ẩm mốc, xen lẫn mùi hoa dại... mùi rừng. Mùi vị của thiên nhiên không thể có trong vườn nhà; trong cái hộp lớn ngăn ra mấy phòng ngủ, phòng ăn, phòng khách, trong cuộc sống hiện đại từng giờ tiếp nhận sự huyên náo của văn minh và âu lo của con người. Thì đây, một chút tĩnh lặng của rừng sớm còn sương mai như khơi dậy tiềm thức, trong lời thiên thu gọi có cả tiếng đánh thức tuổi thơ là tiếng ve mùa cũ. Lần đầu tiên nghe được tiếng ve sầu ở vạt rừng sau nhà, cái âm thanh bất tận và buồn bã đó đã đưa tôi về "khung trời hội cũ" với biết bao kỷ niệm, bạn bè có nghe không/ con ve sầu tuổi nhỏ của chúng ta đã thức dậy từ trong lòng đất/ mười mấy năm con ve không màng đến những đứa trẻ đã già/ con ve sầu vì tiếng nó nghe buồn dằng dặc, mà không biết buồn gì ngay trong lòng mình/ thì mười lăm, mười bảy, hăm bảy, ba mươi bảy năm sau/ chợt thấy lòng ta trong tiếng ve buồn thuở bé khi hè về là phải xa nhau, nên với tôi chỉ có tiếng ve mùa cũ...

Loài ve là người bạn tử tế nhất của tuổi đến trường, bởi bạn bè chung vui-rồi chia xa; kỷ niệm như nhau là phai mờ theo năm tháng. Nhưng tiếng cười trong veo với ý thơ nguệch ngoạc, giận hờn vu vơ... hoà ca cùng tiếng ve mùa hạ từng năm, từng năm một của tuổi học trò sẽ cất ủ trong lòng đất để hàng năm hè về, tiếng lòng ta ấy lại ngân nga khúc chia xa dịu ngọt để từ đó tôi buồn khi nghe tiếng ve sầu mùa hạ. Tiếng ve của thời gian xa nhau dù có gấp bao nhiêu lần tuổi nhỏ thì từng gương mặt bạn bè đều lần lượt hiện ra trong ký ức phôi phai; từng chuyện nhỏ như viên kẹo lại lóc cóc trong miệng mùi hương còn nhớ để ngất ngây bên đời tha hương, bỗng một hôm ngộ cố tri như sáng nay đây với người bạn nhỏ muôn đời của hoài niệm là chú ve con. Người bạn nhỏ mà sức lực phi thường là vài tuần lễ trước khi đội đất xung thiên, những anh hùng tí hon này đào chằng chịt dưới lòng đất các địa đạo, để thoát lên mặt đất ca hát say sưa và gieo giống mê âm nhạc vào lòng đất theo chu kỳ đời sống của loài ve. Rồi triệu triệu bạn nhỏ với thân hình màu đen, làm cho cặp mắt đỏ hoe-nổi bật, cánh mang mầu da cam trên những đường gân- xương cánh... con ve được hình thành từ ngẫu hứng hội họa của tạo hoá nên sự phối màu bí hiểm đến ai thấy con ve đều không rời mắt cho đến khi nó khuất trong cành lá. Nhưng nó lại được tạo ra để ca hát chứ không phải khoe sắc như hoa nên tiếng hát của nó nghe buồn như người ta nhớ nhau!

Theo khoa học thì chỉ những chú ve đực biết ca hát để gù gái. Chui lên được mặt đất là ca hát suốt để tìm bạn tình ngay vì cuộc đời của loài ve trên mặt đất chỉ có sáu tới tám tuần lễ, ngắn ngủi như tuổi thơ của con người. Chúng sẽ chết sau khi đẻ trứng gởi vào lòng đất, đến mười ba, mười lăm, mười bảy năm sau (tuỳ loài), truyền nhân tiếp nối mới đội đất xung thiên mà tiếp tục bản tình ca của tiền thân... Loài ve ngược với con người là tuổi thơ (ấu trùng) quá dài mà tuổi đời trên dương thế quá ngắn. Trong khi tuổi thơ của con người lại quá ngắn so với tuổi đời quá dài...

Vì có nhiều loài ve nên chu kỳ tái tạo (sinh trưởng) của ve từ mười ba tới mười bảy năm. Khoảng thời gian đủ dài cho tuổi thơ của con người trưởng thành; tuổi học trò cuộn mình theo trứng ve nằm yên dưới đất; trứng ve sống bằng nhựa rễ của cây rừng, tuổi thơ đã không còn thơ của học trò sống bằng những sách vở đã học. Tới mười ba, mười bảy năm sau, con nhộng trưởng thành tìm cách chui lên mặt đất để tiếp nối dòng nhạc bất tận của mùa hè mà tổ tiên loài ve đã hợp xướng từ thuở hồng hoang; những học trò sau thành-bại của cuộc đời từ khi giã từ sách vở, bạn bè, ngôi trường chứa hết tuổi thơ, chỉ còn là một một người đã già, hướng tới phía trước đầy ngán ngẩm, mà quay lại phía sau cũng không còn gì-ngoài tiếng ve mùa cũ...

Sáng tháng bảy trời còn mờ hơi sương, rồi nắng lên bâng khuâng như ngày mới lớn. Ly cà phê không phê trong vạt rừng mong manh sau nhà, nhưng lòng tôi hanh hao với nắng như người đi trên mây với tấu khúc hạ về qua tiếng ve giòn giã một điệu buồn xâm thực như vết dầu loang ra cả tâm hồn... nhớ ơi là nhớ đến bất tận những mùa hè đã xa. Nhớ thơ ông Từ Trần đã phục sinh hàng trăm con ve nhỏ với nụ hôn mở hàng của thi sỹ rắn mắt, "lần đầu ta ghé môi hôn/ có con ve nhỏ hết hồn kêu vang". Những cuộc tình học trò có phục sinh không, khi tiếng ve gọi ngàn chỉ có gió, nhớ, và nỗi cô đơn nơi góc trời biệt lãng... tiếng ve mùa hạ chở nắng đi đâu để lá vàng sang thu, để tựu trường không gặp nên hè đến chỉ còn tiếng ve mùa cũ thổn thức muôn đời.

Trước đây tôi ở phố thị nên một, hai giờ sáng còn nghe tiếng xe thể thao gầm rú ngoài lộ của những người bạn trẻ đi chơi khuya về; nhưng ba giờ sáng đã nghe tiếng xe cà xịch, cà tàng, đề hoài không chịu nổ máy của những người nghèo phải đi làm sớm; ngoài cửa sổ bàn viết là tiếng máy lạnh cũ kỹ của khu nhà đã cất lâu năm nên nghe mệt mỏi suốt những đêm hè... Bỗng một sáng thức giấc như trong mơ, tôi đi vô hồn về phía tiếng dế gáy ở góc sân sau nhà - dưới gốc cây sồi to - chú dế than bạn tôi lặn lội từ quê nhà sang thăm; chú mang theo tin vui, chú mang theo nhọc nhằn, cả nỗi buồn dạt trôi... chú dế kiều nhỏ nhoi phùng cánh cất tiếng gáy ban mai, làm thức dậy bao điều trái tim muốn nói nhưng chỉ còn dĩ vãng đã xa, quê nhà bái biệt một lần rồi thôi! Dù sao tôi cũng mừng cho nước Mỹ có dế, nhưng bồi hồi qua đi, ngẫm nghĩ là mừng cho mình gặp lại bạn xưa vì con tôi cũng như trẻ em Mỹ chỉ chơi game điện tử.

Từ khi tôi dọn về rừng-như lá rụng về cội. Một sáng tháng năm chưa nằm đã sáng; tiếng ve mùa cũ vọng về trong chập chờn giấc ngủ muộn. Tôi không mơ nơi có thể lắng nghe này, nơi không có tiếng ồn phố thị nên chỉ có tôi với những người bạn nhỏ là những chú ve cất giữ bí mật của nhiều năm trước; những con ve cất giữ lời ước hẹn đang tìm gặp chủ nhân bằng tiếng kêu buồn bã vì loài người mau quên. Như chúng ta đã từng hẹn ước sẽ gặp lại sau hè, điều bí mật chôn theo trứng ve vào đất, và từng hè, những thế hệ tiếp nối của bạn ve vẫn đi tìm chúng ta để nhắc nhở lời hẹn thề sao quên.Chắc vì thế nên tôi vẫn nhớ nhiều khi nghe tiếng ve mùa cũ; chỉ là quỹ thời gian còn lại không đủ để mưu cầu, nên tạ tội với người bạn nhỏ trung thành là chú ve con; tạ tội với mùa hè đến sớm trong đời; còn ai nữa trong ký ức phôi phai theo dòng lưu lạc trước khi tiễn những người bạn nhỏ về với đất vì đã đầu tháng bảy. Hãy cất giữ giùm tôi bí mật này đời đời là tôi rất nhớ tuổi thơ và bạn bè. Tiền thân của bạn là ve, hiện thân là ve, hậu thân là ve... tôi còn tin ai được để gởi tới bạn bè nỗi niềm trong tiếng ve mùa hạ...

Ôi giàn thiên lý đã xa nhưng giàn hợp xướng của tiếng ve không hề dứt, bên phải vừa lắng xuống thì bên trái trỗi lên điệp khúc muôn đời là cõi lòng day dứt với dĩ vãng-có tiếng ve râm ran những trưa hè. Có mùa hè tôi ở bên Đức, trên vòm cây cao sau nhà bạn. Chợt nghe tiếng ve trưa gọi nắng tràn, nhưng nắng châu Âu sao bằng nắng Sài gòn, nên xác ve rụng xuống. Tôi gục đầu xuống vại bia Đức tổ cha, thấy mình vẫn ngồi đu đưa trên cái xích đu ngày cũ, nhà cũ, đọc bài thơ cũ của bây giờ. Hỏi làm sao có tiếng ve mùa tới trong tôi nên chỉ có tiếng ve mùa cũ.

Ve Dallas hợp xướng nghe không sướng bằng ve trong Sở thú Sài gòn vì tuổi đời hanh hao theo bước chân lưu lãng. Khúc ca mùa hè ấy ở Sài thành đã tiễn tôi đi khi mùa hạ về trên những hàng cây quen biết với tôi từ nhỏ, nhưng tôi-cây-và ve cùng không biết bao giờ tôi về! Biết bao giờ được đi lại trên lối đi trải sỏi, hoa soi nhái cười làm vàng nắng xích đu nơi nhà cũ; gặp lại những ngây ngô một lần thôi...

Phan

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,197,600
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Theo bài viết, Minh Thúy là cư dân miền Bắc California. Trong mùa lễ Tạ Ơn mới đây, bà đã cùng hội Huế địa phương, tổ chức mời ăn và tặng quà những người vô gia cư. Nhân đây cũng xin nhắc lại, là từ 16 năm trước, có tác giả Minh Thùy, một thuyền nhân Việt định cư tại thành phố Mainz, Germany đã nhận giải danh dự năm 2004. Hai bút hiệu Minh Thúy (2018, dấu sắc) và Minh Thùy (2004, dấu huyền) vốn dễ gây nhầm lẫn. Mong tác giả Minh Thúy tiếp tục viết và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, là bài mới của tác giả nhân mùa lễ Tạ Ơn.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết: Tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Tựa đề bài viết được đặt lại theo nội dung.
Đón Lễ Tạ Ơn, mời đọc chuyện về gia đình một thuyền nhân Việt từ Paradise, thị trấn vừa bị thiêu rụi vì nạn cháy rừng. Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College.
Thứ Năm 22-11 sắp tới là Ngày Lễ Tạ Ơn, mời đọc bài viết của Chu Kim Longh. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ đầu năm 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, hiện là cư dân San Jose, cựu tù, vượt biển, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018, ông đã nhận giải đặc biệt về Huế Tết Mậu Thân với bài viết về một gia đình bên cầu Bạch HổHuế, có người cha toàn thân bị cộng sản chôn sống. Bài viết mới nhất của ông viết về tình nghĩa gia tộc, họ hàng nam bắc thời hậu chiến sau 1975, và trong ngoài nước hiện nay.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến