Hôm nay,  

Cô Đơn

22/06/201400:00:00(Xem: 34583)
Tác giả: Phạm Hoàng Chương
Bài số 4255-14-29655vb8062214

Tác giả là một nhà giáo hưu trí, cư dân Riverside, đã góp nhiều bài viết đặc biệt cho giải thưởng Việt Báo từ năm đầu tiên, và nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2009. Bài viết mới, một cảnh ngộ bên đường phố Mỹ cho thấy tấm lòng của tác giả.

* * *

Lan là một phụ nữ không đẹp, vai u thịt bắp, dáng dấp thô kệch, mặt mũi nghiêm trang ít cười nói, nên ngoài 35 vẫn chưa có đàn ông nào tỏ tình, muốn đi đến hôn nhơn. Điều đó làm cô phiền muộn, âm thầm tủi hổ, mặt mày càng ủ dột héo hon, lầm lì không muốn chơi với ai. Với năm tháng chồng chất, tánh cô cũng dần trở nên lạnh lùng, cứng rắn, thich hợp với khuôn mặt bành bạnh, khô khan nhiều nam tính.

Muời năm nay, Lan vừa đi làm vừa nuôi bà mẹ bệnh, nay đã trên 70, ở downtown L.A. Chồng bà chết sau một cơn đột quỵ, hai ông bà chỉ có mỗi cô con gái ế chồng là Lan, đơn thân độc mã săn sóc mẹ. Bà cụ huyết áp cao, có lần quên uống thuốc bị stroke, tê liệt một chân, rồi sau luôn cả 2 chân, nằm ỳ suốt ngày trên giường, được city cấp housing căn hộ 2 phòng ngủ trên lầu hai. Phòng nhỏ kê cái sofa bed cho Lan ngủ, phòng lớn bà cụ nằm, nhưng bà thường gọi Lan qua ngủ chung cho bớt lẻ loi, có người để kể lể chuyện này chuyện nọ.

Mỗi sáng, cô dậy tháo tã cũ của mẹ ra, kê "bô"cho mẹ đi tiêu, tiểu, lau rửa, bôi thuốc, thay tả mới, lấy khăn lau uớt mặt và 2 bàn tay mẹ, nâng ca nước cho mẹ súc miệng, vào bếp lục đục năm ba phút rồi bưng khay điểm tâm lại để bên giường mẹ, xong ôm hôn mẹ, xuống thang vô parking, lái xe tới hãng may làm, ngồi chú mục nhìn miếng vải chạy dưới mũi kim, làm tập thể với hai chục người nữ đồng nghiệp khác. Bà cụ nằm nhà giải trí bằng cách bấm remote coi Tivi, hay lật cuốn album cũ ra nhìn hình này hình nọ thời xa xưa. Khi có chuyện cần, bà lấy cell phone gọi ông Tùng láng giềng qua giúp. Chiều 5 giờ cô về nhà, tới bên mẹ hỏi han, thay tả khác, lau rửa cẩn thận hai mông đít trày lở vì nằm mãi một chỗ, lúi húi nấu cơm tối, nấu súp, đút bà ăn rồi rửa chén, tắm rửa, ra ngồi sofa, coi chút tivi, lim dim nhắm mắt thư giãn. Ít khi cô muốn ngồi bên cạnh bà lâu quá 5 phút, vì bà lớn tuổi, đau yếu trong người, hay cáu kỉnh, hay cằn nhằn những chuyện không đâu trong lúc cô mỏi mệt ở hãng làm về, chỉ muốn nghỉ ngơi cho yên thân.

Có lần một bạn gái trẻ hơn đến 5 tuổi mời cô ăn đám cứới, cô kể mẹ nghe đang khi gội tóc cho bà, tỏ ý muốn đi:

- Mẹ nằm một mình... ban đêm, nếu con về muộn có sao không?"

Bà có vẻ không vui, tìm cách nói xấu cô gái đó, nào là "Con đó mẹ không ưa chút nào, con gái gì mà nhỏng nhảnh, chưa nói đã cười tít mắt", nào là "mày tới đó, chúng nó sẽ cười khúc khích sau lưng mày đó, biết không?" làm cô bực mình:

- Bạn con đứa nào mẹ cũng chê hết, đứa nào cũng lăng loàn, mất nết, hư hỏng... Mỗi lần con sắp đi đâu là mẹ tìm cách gây sự. Mẹ không muốn con chơi với ai hết, chỉ muốn con ru rú ở nhà cả ngày với mẹ....

Căn hộ bên cạnh Lan có ông Tùng, cũng già độc thân như bà, hom hem, trán hói, quanh năm suốt tháng chả thấy con cái nào tới thăm, thỉnh thoảng qua hỏi Lan có cần giúp gì không, như cần mua gì ngoài chợ, hay muốn nhờ ông qua coi chừng bà cụ chốc lát...Ông Tùng cô đơn như mẹ cô, mặt xương xẩu buồn rầu, nhưng có vẻ trí thức, còn đi lại, lên lầu xuống lầu được. Tới bữa, ông tự nấu ăn lấy, lủi thủi ngồi chóp chép nhai một mình ở cái bàn vuông nhỏ cạnh cửa sổ. Có khi Lan dòm qua, thấy ông đeo kính, cặm cụi gõ computer hàng giờ, bên cái đồng hồ reo kêu tích tắc, như người đang viết hồi ký. Ông tử tế, hay giúp láng giềng những việc lặt vặt, rất thông cảm cho hoàn cảnh mẹ góa con côi cô. Một lần, ông mướn thợ tới đục vách sửa lại căn bếp lâu năm bị mục, hỏi cô có muốn thì anh ta qua làm luôn. Cô ngại tốn tiền, lúng túng lắc đầu, ông xua tay:

- Không sao, tôi trả tiền. Chuyện nhỏ, đừng lo.....sẵn một công, để họ làm luôn bên cô cho tiện."

Khi người thợ tới làm, Lan giao chìa khóa, nói cô sẽ làm về trễ, cứ giao ông Tùng khi ra về. Bà cụ nghe tiếng hai người nói chuyện trong bếp, chờ hắn đi, băn khoăn hỏi:

- Sao, tối nay con lại về muộn hả? Thằng thợ mặt mũi thế nào, có hung dữ không?

- Cũng binh thường...

- Nó bao nhiêu tuổi?

- Làm sao con biết đuợc...

Hai ngày sau, cô đi làm về thấy anh này trong phòng ngủ, ngồi ghế nói chuyện thân mật với bà. Bà đang vui vẻ lật album khoe hình cũ cho anh ta coi. Lan khó chịu, vì đó cũng là chỗ ngủ của cô, tự hỏi tại sao mẹ lại cho ngừoi lạ vào, cho coi hình, nói chuyện thân mật như người nhà.

Một hôm, đi làm về, check mailbox, Lan ngạc nhiên thấy có cái thư lạ ai gửi cho cô, bèn xé ra đọc:

- "Ngày nào tôi cũng ngóng trông giờ cô đi làm về ngang qua cửa sổ tôi. Tự dưng thấy cô tôi bồi hồi cảm động...Mặt cô nghiêm trang, cô ăn mặc giản dị, không se sua. Cô không lăng nhăng, lẳng lơ, cười cợt với ai. Tôi thích ước gì đựoc làm quen với cô, mời cô đi ăn...trò chuyện với cô..."

Lan nhớ lại suốt quãng đường từ nhà tới chỗ làm, người nào đã từng nhìn cô và cô bắt gặp ở đâu, nhưng không sao biết được là ai. Hai tuần sau, lại nhận đuợc một cái thư khác:

"Tôi không hiểu tại sao cứ thích viết cho cô. Hình như cô không phải là một phụ nữ thật sự. Cô chưa biết làm thế nào để đúng là một phụ nữ thực sự. Cô cần phải quen biết, giao thiệp với đàn ông...."

LAn thấy lá thư ngộ nghĩnh, hơi tò mò, nhưng cũng không thiết tha, cái gì đến sẽ đến... Buổi tối cô trang điểm, mặc áo chuẩn bị đi dự đám cưới, mẹ cô lại trở chứng, níu tay cô:

- Đừng đi con, mẹ không muốn ở nhà một mình..Lỡ có gì xảy ra, mẹ sợ lắm...

- Nữa, mẹ lại kiếm chuyện rồi...

- Lỡ lúc vắng con, mẹ bị heart attack, chết thình lình như ba con hồi đó...làm sao?

- Mẹ cứ nói gở...Có gì mẹ gọi con, hay gọi ông Tùng kế bên gọi 911...

Có tiếng chó sủa tru xa xa. Bên ngòai, trời tối đen, gió thổi xào xạc. Lan sợ trễ, cúi hôn lên má mẹ chúc ngủ ngon, rồi tất tả ra đi. Đêm đó tiệc cứoi ở nhà hàng thật vui, cô dâu áo quần lộng lẫy, các bà các cô áo quần sặc sỡ,các ông áo vét đen hào hoa phong nhã, đông đúc nhộn nhịp. Lúc Lan ăn xong, đang cầm cốc rựợu trên tay, dựa vách nhìn thiên hạ khiêu vũ, có một người đàn ông trạc tứ tuần, mặt cũng đuợc trai, tới ngỏ lời mời cô ra sàn nhảy. Lúc đầu, hai ngừời chỉ vịn vai nhau đứng đối diện, lắc qua lắc lại nhè nhẹ như những cặp khác. Rồi anh ta rủ tới bàn ngồi chơi.

- CÔ tên là LAN?

- Sao anh biết?

Anh ta chỉ cười nheo mắt, mấy lọn tóc loăn xoăn xòa xuống trán. Lan hỏi anh tên gì, anh nói:

- Cô đóan thử đi.

- Hùng.

- Trật, cho đóan lại.

Lan cười, hớp một hớp ruợu:

- Lâm.

- Sai luôn.

- Thanh.

- Không...,Tú Giang.

Lan nhíu mày "Wow", uống thêm hớp ruợu, hai má nóng bừng, chúm chím trêu chọc:

- Tên hay quá. Tú Giang is cute.

Anh chàng cũng không vừa, đáp trả:

- Lan is cute, too.

Thế là hai người phá ra cừoi, hớn hở dìu nhau ra sàn nhảy một bài mới, lần này dạn dĩ hơn, vòng tay ôm sát nhau, môi má cọ nhau nồng nàn...

Khuya đó khi Lan về, bà cụ đã ngủ say. Cô cũng hơi say, nên không thèm thay đồ, leo lên nằm cạnh, ngủ luôn tới sáng. Sáng ra, cô tắm gội sạch sẽ, vô bếp nấu nước pha trà, mơ màng đứng bên cửa sổ hong tóc, nhìn xuống vườn hoa, nghĩ tới người đàn ông vui tánh mới quen...không biết rồi đây có nên duyên nợ gì không. Mấy ngày sau, ở chỗ làm ra, Lan thấy Tú Giang đứng sẵn đó chờ hồi nào. Giang mời đi ăn tối. Hai người cho số phone nhau.Từ đó, đôi bạn tình hẹn hò gặp gỡ đi chơi với nhau sau giờ làm,hay cuối tuần, khi ở công viên, khi ở tiệm ăn, khi ở căn hộ của Giang. Giang làm manager cho một machine shop, ở apartment cách chỗ Lan 8 miles. Lan dấu mẹ chuyện có bồ, biết mẹ không thích chuyện đó. Nhưng có hai lần chập tối bà tỉnh ngủ, gọi mấy lần không nghe Lan trả lời, lấy làm nghi ngờ...Một chiều LAn đi làm về, bà đang ngủ, Lan lật ngừời mẹ qua một bên để thay tả, bà càm ràm nói:

- Lúc này con về nhà trễ hòai, mẹ gọi không nghe trả lời.

- Đâu có trễ lắm đâu. Ông chủ bắt ở lại làm thêm giờ, vì nhiều hàng khách đòi giao gấp...

- Nói láo....Tao nhờ chú thợ gọi hãng, nó nói hãng đóng cửa, ai cũng về hết rồi.

Lan nổi xùng lớn tiếng:

- Mệt mẹ quá...Con đi đâu có chuyện kệ con, mẹ đừng xía vô đời tư con nữa có đựợc không?

- Nghĩ coi, mày săn sóc tao như vậy đó hả?...Bỏ tao một mình, đi chơi la cà ngoài đường...Sao không bỏ tao vô nursing home cho rồi?

- Là vì con không có đủ tiền...Chánh phủ chỉ giúp một phần, thân nhân phải trả một phần, vì con có income.

Bà cụ nín thinh. Lan bôi thuốc vô hậu môn bà, chỗ mông lở lóet, cuốn cái tả dơ cuộn gói lại vứt xuống đất, xoay ngừoi bà lại nằm ngửa,kéo váy bà phủ xuống đùi cho thoáng da.

Mấy ngày sau, anh thợ sửa bếp tới, định vào để sơn vách mới vừa làm xong, Lan giận, lạnh lùng nói, "Thôi, khỏi cần, cảm ơn anh,tôi tự sơn lấy được". Cô sẵn tức việc anh gọi lên hãng điều tra cô đi đâu hôm nọ theo lời mẹ cô bảo, lại mấy ngày qua đồ đạc trong nhà thấy để bừa bãi, lệch lạc, không đúng chỗ như trước, có ý không vui. Cô bảo anh ngưng việc, đòi lại chìa khóa nhà. Khi xô quay trở lại giường, bà mẹ hằn học hỏi:

- Nó đi đâu vậy?

- Con cho nghỉ việc rồi..

- Cái gì? Chạy kêu nó trở lại...

- Mẹ chạy kêu đi...

- Tại sao lại đuổi nó?

- Con không thích mẹ để hắn tự tung tự tác trong nhà, muốn làm gì thì làm...

- Mày không ưa nó, vì nó quan tâm tới tao, giúp đỡ tao, phải không?...Nó quí tao, không phải như mày...

- Không như con...là thế nào?

- Mày luông tuồng đi chơi với trai...không quan tâm gì tới tao nữa...Mày đi với thằng nào mấy tuần nay?

Lan nỗi cơn tức, quay lại hét lên:

- "Không quan tâm"? Nói vậy mà nghe được? Mười năm nay, ai lau chùi rửa đít cho mẹ, ai lo cơm nứoc cho mẹ?

- Tao là mẹ mày, bổn phận con cái phải lo cho cha mẹ...

- Không ai bắt con phải lo như vậy hết. Sao mẹ không chết phứt cho rồi đi?

Lan đùng đùng bỏ ra khỏi phòng, đóng sập cửa lại. Bên kia vách, ông già Tùng đang nằm trên giừờng, giựt mình ngồi dậy, nghe ngóng, đầu gục xuống ủ rũ. Tiếng đồng hồ trên bàn vang lên tíc tắc tíc tắc trong đêm khuya thanh vắng tĩnh mịch, như đánh thức nỗi cô đơn vắng lặng âm thầm trong lòng ông. Ông đưa tay lên bịt lấy hai tai.

Lan và Tú Giang tiếp tục gặp gỡ nhau, đi dạo với nhau, khi thơ thẩn trong vừon bách thảo nói chuyện hoa lá,thảo dựợc, lúc sánh vai trong viện bảo tàng, nói chuyện lịch sử,nghệ thuật...mỗi ngày một thân nhau hơn. Một tối, LAn đưa Giang về căn hộ mình chơi, mở cửa vừa lúc ông Tùng trong nhà ló đầu ra lo lắng hỏi:

- Cô đi đâu giờ mới về?

- Chuyện gì vậy bác? Mẹ cháu có sao không?

- Cách đây 2 tiếng, mẹ cô lên huyết áp cao, suýt bị stroke. Bà hét lên, tôi tuởng cô có nhà, không để ý. Sau nghe bà rú lên thảm thiết mấy lần, chạy qua thấy mặt bà xanh lét, hổn hển muốn xỉu, tôi lật đật nhờ anh thợ qua ngồi coi chừng, rồi đi gọi y tá tới chích cho mũi thuốc hạ áp huyết. Bây giờ thì ổn rồi, bà đang nằm nghỉ. Cô phải để ý coi chừng bà cụ, ngần này tuổi có thể bị tai biến bất cứ lúc nào...

- Dạ, cảm ơn bác...

Ông già về, Lan vào thấy mẹ ngủ,đầu ngoẻo trên 2 chiếc gối chồng lên nhau,nhẹ tay rút bớt một cái ra cho đầu nằm thẳng thớm trên gối thấp, tắt đèn rồi kéo Giang qua phòng khách, nằm dài ra sofa, đầu gối lên đùi Giang, nghe chàng kể chuyện uống nuớc chanh, hít thở dài sâu nhiều lần liên tục, áp suất máu sẽ hạ xuống nhanh. Giang lại kể lể cách chữa huyết áp cao bằng cách quất hoa nguyệt quế vào người của đông y sĩ nào ngày xưa chàng còn nhỏ nghe nói... Lan mệt lim dim ngủ... Một lát, Giang mỏi, đẩy nhẹ Lan vô trong, thò tay phía dứoi sofa kéo ra thành cái giừờng nệm, nằm xuống cạnh nàng, đắp mền, tắt đèn. Hai ngừời ôm nhau ngủ tới sáng.

Hôm sau, Giang về, thấy mẹ tỉnh táo, Lan tới ngồi bên giường, cúi đầu nhỏ nhẹ nói:

- Hôm đó mẹ dữ lắm, mẹ biết không? Mẹ tưởng con nỡ bỏ mẹ à? Mẹ chửi con như thể con là đứa bất hiếu vậy...

Bà già nhắm mắt, thở dài:

- Tôi không muốn sống như vầy nữa...Bỏ tôi vô nursing home đi.

- Cho dù mẹ là ba, con cũng chăm sóc như vậy thôi. Con đã từng nói với ba má là con sẽ chăm lo cho cả hai ngừời mà.

- Tôi muốn chết cho xong.... Cô không có thương tôi.

- Mẹ đừng nói vậy. Mẹ nói dỡn hay nói thật vậy?

- Cô chán tôi rồi. Mỗi ngày cô ở ngoài đường lâu hơn, tối mịt cô mới về nhà...Cô bỏ tôi một mình suốt ngày...

- Mẹ à...mẹ phải thông cảm cho con chứ. Ngày xưa bằng tuổi con, mẹ hưởng đầy đủ hạnh phúc.

- Hạnh phúc à? Tôi mà hạnh phúc à?

- Chỉ lúc gần đây mẹ liệt chân mới nằm nhà, chứ lúc trẻ hơn con, mẹ đã có một gia đình ấm cúng, có chồng con, nhà cửa, bà con, bạn bè... đủ thứ. Còn con, mẹ xem con có cái gì ?

Hai vai bà cụ chợt rung lên. Như hiểu ra, bà vuơn bàn tay xòe ra về phía con gái, muốn nắm tay con:

- Con xích lại gần đây. Mẹ xin lỗi con.

Lan hai tay đưa ra nắm lấy bàn tay mẹ. Bà ứa nước mắt, môi run run mấp máy, chỉ nói được 3 tiếng ngắn ngủi:

- Con có Mẹ. Tội nghiệp con tôi...

Lan bật khóc. Chờ cho mẹ ngủ, cô lặng lẽ ra lan can, ngồi bệt xuống bên chậu cây tía tô, chụm hai đầu gối lại, tay chống cầm buồn bã đăm chiêu suy nghĩ. Cô nghĩ tới đời thiếu nữ trống trải lạnh lùng từ tuổi 18 cho tới bây giờ, không có lấy một người tình để bầu bạn, và sau khi mẹ qua đời có lẽ cũng sẽ tiếp tục như vậy. Ngay như quen Tú Giang, anh chàng được trai 40 tuổi mà cô có cảm tình, cái đam mê nóng bỏng của tình yêu mô tả trong các sách cô đọc hình như cô không cảm thấy. Tại mình đã qua tuổi yêu đương? Hay tại tình yêu tới dễ quá khiến mình không thấy qúi nó?

Buổi trưa, ông Tùng qua gõ cửa coi Lan có cần mua giùm gì không vì ông sắp đi chợ. Lan nhờ ông vô canh chừng mẹ, để cô đi một mình,vì cần ghé một tiệm mà ông không biết chỗ.. Ông vào phòng thấy tối, bật đèn ngủ cho sáng, ngồi trên giưòng bà, nhìn mặt bà vàng vọt xanh xao, thủ thỉ tâm sự:

- Tôi buồn lắm. Sao bà lại ra nông nỗi này? Mấy năm trước, bà còn khỏe, còn năng động. Bà qua thăm tôi thường xuyên, cho tôi món này món nọ bà nấu. Bây giờ tôi lủi thủi một mình, nấu ăn ngon dở cũng ráng ăn cho qua bữa, tôi tiếc nhớ những lần viếng thăm ấy không còn nữa.

Bà cụ đưa bàn tay khô khan nhăn nheo ra nắm tay ông già, mặt trắng nhợt nhạt, phều phào nói:

- Tôi sợ lắm. Con gái tôi...không thương tôi nữa. Nó sẽ bỏ tôi vô nursing home...

Ông Tùng vội nắm chặt tay bà, an ủi:

- Không, không, không có đâu. Đừng nghĩ quẩn...

- Tôi sợ chết cô quạnh một mình...ông à.

Ông Tùng cúi xuống hôn lên bàn tay nhăn nheo của bà:

- Đừng lo...Tôi sẽ không để bà chết một mình đâu. Tôi hứa với bà.

Chiều đó, Tú Giang tới chơi ngồi coi Tivi với Lan ở sofa thì có người gõ cửa. Lan chạy ra mở, chỉ kịp thấy bóng người ném một phong bì thư ở lan can ngoài cửa rồi chạy mất. Cô nhìn quanh quất chả thấy ai, nghi là của người viết thư gửi bưu địện mấy lần trứớc, nhưng thấy Giang đứng dậy bước ra hỏi han, vội nhét vào bụng, nói dối con nít hàng xóm nghịch ngợm ném trái banh trúng cửa. Rồi vờ như nghe thấy tiếng mẹ ho trong phòng ngủ, xin chạy vô thăm chừng. Trong bóng tối lờ mờ, cô lén mở thư ra đọc:

...."Tôi trải qua nhiều đêm không ngủ vì cô. Không thể chịu đựng và chờ gặp cô lâu hơn nữa. Làm ơn khuya nay cho tôi gặp cô ở quán bar đối diện nhà bank, lúc 11 giờ.... Đây là dịp may chót cho hai chúng ta..."

Lan tới bên Giang ngồi xuống:

- Mẹ em thức dậy rồi. Em phải thay tả cho mẹ. Thôi anh về, bữa khác tới. Anh có buồn không?

Giang hơi ngỡ ngàng, nhưng lắc đầu, đứng dậy:

- Đâu có buồn gì..

- Anh có giận em không?

- Không...

Lan ra trước mở cửa, đưa tiễn Giang xuống tận cổng sắt gần đường cái. Giang cảm thấy thái độ Lan hôm nay có cái gì hơi lạ, anh thọc hai tay vô túi quần, lầm lũi cắm đầu đi, phân vân suy nghĩ... Muời giờ rưỡi đêm, Lan trang điểm cẩn thận, lựa chiếc áo hoa đẹp nhất mặc,bên ngoài choàng thêm áo khóac màu kem, xuống thang đi bộ tới chỗ hẹn ở quán ăn ngó qua ngân hàng. Quán giờ đó vắng, chỉ có một ngừời khách ngồi bên kia bàn cắm cúi ăn. Lan "order" một ly chè hạt sen sâm bổ lưỡng, chờ đợi "người tình không chân dung", không biết sẽ phải nói gì khi "người đó" tỏ tình. Ăn chè xong, Lan gọi ly nưóc trà nóng. Bỗng ngòai cửa có một người khách xông vào, đi thẳng tới bàn Lan, kéo ghế ngồi xuống. Lan giật mình ngước lên nhìn, tái mặt: Tú Giang đang tức giận hầm hầm nhìn cô. Cô lắp bắp:

- Anh tới đây làm gì ?

Giang gằn giọng:

- Còn cô, cô làm gì ở đây giờ này? Cô đang đợi ai? Tôi nói cho cô biết: Cô là thứ "một mặt hai lòng".

- Đừng nói vậy. Anh...không hiểu... gì đâu. Để lúc khác tôi nói cho anh sau...

- Nói gì? Cô là gái giang hồ, tôi đã nghi ngờ từ lúc chiều rồi. Đừng bao giờ gặp tôi nữa.

Giang xô ghế, đứng bật dậy, bỏ ra ngòai một nước. Lan điếng ngừoi, cúi gầm mặt, tâm trí bấn lọan. Tại sao anh ta không tới? Chuyện gì đã xảy ra? Có khi nào anh ta bị xe tông bất tỉnh, chở vô nhà thương không? Tại sao Giang biết mình ở đây? Kiên nhẫn ngồi chờ thêm một lúc nữa, ly nước trà đã cạn, Lan vẫn không thấy ai tới. Chủ quán lại gần xin lỗi đến giờ đóng cửa. Cô móc bóp, trả tiền, khóac áo choàng vào, buồn bã xấu hổ ra về. Một người nào đó biết cô ế chồng, đã theo dõi và chơi xỏ cô vố này thật đau. Ai biết chuyện này, đem ra kể, lan truyền khắp nơi, chắc cô chỉ có nước độn thổ, dọn đi chỗ khác ở, không còn dám ngửng đầu nhìn ai. Mở cửa vô nhà, cô cởi áo choàng ra treo lên móc, cởi luôn cái khăn quàng cổ len màu hồng nhạt, treo cái xách tay lên. Chợt cô cảm thấy có cái gì là lạ quanh đây, không khí trong nhà lành lạnh, yên lặng khác hẳn mọi ngày. Cô hấp tấp vào phòng ngủ, bật đèn sáng, nhìn xuống giường thì hỡi ôi, mẹ cô đã nằm ngoẻo cổ, hai mắt trợn trừng, cái mồm há hốc tự khi nào...

Bà đã lặng lẽ chết một mình khi nào không ai biết, và chẳng có ai bên cạnh. Cô lạnh người, chạy qua ông Tùng kêu cứu.

*

Hỏa thiêu xác mẹ ở nhà quàn ra với ông Tùng và lèo tèo mấy người hàng xóm tới dự chia buồn,Lan tính gửi hủ tro vào chùa. Chiều hôm sau, Lan qua nhà ông Tùng khúm núm lễ phép cảm ơn đã giúp đỡ tang lễ hai ngày nay. Ông hỏi cô đã nghỉ ngơi đựợc chút nào chưa. Cô cúi mặt lí nhí nói:

- Lỗi của con... Hôm trứoc mẹ nói xe paramedic tới cứu cấp mẹ lúc con ở sở làm, con không tin. Mẹ cứ hay nói vậy để con nghỉ làm, ở nhà với mẹ...

- Mẹ con là một người bệnh, sợ cô độc, sợ chết bất đắc kỳ tử, nên khó tính...Nhưng bà đi đuợc nhanh như vậy cũng quí lắm rồi, con chớ nên buồn..

- Lỗi ở con... Chiều hôm đó con đi chơi...Mẹ mấy lần bảo con "đừng đi", mà con cứ đi... Mẹ chết trong lúc con ở ngòai đừờng.... 

Cô cúi mặt khóc sụt sịt:

- Con là đứa con bất hiếu....

Ông Tùng ôm lấy hai vai cô an ủi:

- ừng buồn con.. Sống chết đều có số mạng, ai mà biết đuợc lúc nào mình chết... Muời năm nay con đã tận tụy ở vậy lo cho bà... Thời buổi này đâu đựợc mấy người hiếu thảo như vậy. Bà ở bên kia thế giới cũng hiểu tấm lòng của con chứ....Bây giờ con được tự do, muốn làm gì thì làm...Con về nhà nghỉ ngơi đi.

Lan chào về. Mấy ngày sau, cô quyết định trả phòng, dọn đi nơi khác, gia tài vỏn vẹn 2 cái valises và cái túi xách. Cô không muốn thấy lại hình ảnh cô đơn của hai mẹ con lủi thủi ở đó nữa, không muốn thấy lại cái guờng bệnh nhiều năm đã quanh quẩn ở đó săn sóc, lau rửa hầu hạ mẹ, đánh mất cả quãng đời thanh xuân bay bướm...

Mẹ già nằm một chỗ, cô đơn. Cô còn trẻ, cũng cô đơn. Ông Tùng về hưu, cũng cô đơn. Tú Giang ngoài kia, bây giờ cũng vậy, chỉ vì cô tham lam, mơ mộng, muốn tìm một cái gì lãng mạn, nồng nàn, ướt át, tưng bừng hơn cái hạnh phúc đơn sơ mà cô đang nắm trong tay cùng Tú Giang. Cô quên rằng thứ ái tình lãng mạn, nóng bỏng, tuyệt vời... mà cô thấy trong tiểu thuyết và xi nê chỉ dành cho các cô bé mới lớn, hay chỉ có trong giấc mộng...

Phạm Hoàng Chương

Ý kiến bạn đọc
26/06/201415:07:30
Khách
Ở đời, có một chữ "NẾU" để thay đổi mọi sự.
Nếu bà cụ không bị liệt chân thì không có gì xảy ra.
Nếu cô LAn đẹp thì đã có chồng, và bà mẹ trứoc sau cũng đựợc (bị) gửi vô nursing home vì 2 vợ chồng phải đi làm suốt ngày. Hoặc thích ở với con thì nhà nứoc trả tiền cho 1 caretaker tới nuôi bà, cô LAn phải phụ trả 1 phần. Bà mẹ phải chấp nhận và an phận.
Nếu khôgn có kẻ nặc danh gửi thư hẹn hò thì cô Lan vẫn ở cạnh bà mẹ giây phút lâm chung và đã không có mặc cảm guilty, hối hận dày vò..và vẫn có Tú Giang.
Nếu cô nói thật với Giang về mấy lá thư thì TG đã không giận và 2 ngừoi vẫn còn gắn bó... Chẳng qua là cái Nghiệp mỗi ngừời gánh chịu, phải luôn giữ tâm an lạc .Tâm an thì mọi sự đều an.
23/06/201422:03:21
Khách
Sao nguoi VN suy nghi ky quac, co con de con nuoi, vay lam sao con cai yen tam lay chong lay vo, lam sao tra bill .Ngoai quoc khong bat con nuoi.
23/06/201410:23:09
Khách
Chào anh Chương,
Bài viết anh rất hay và cảm động.

Sáu
23/06/201404:37:56
Khách
Chuyen nay ket cuộc buon qua. Anh chang Tu Giang sao nóng nay qua khong cho cô Lan một cơ hội giải thích. Tội nghiẹp cô! Bố mẹ mất , cô sống đời cô đọc buồn nan. Anh Tu Giang oi, neu anh có thật và đọc bài này tôi hy vọng anh tim gap cô Lan vì người tốt co hieu voi cha me như cô rất hiếm vào thời nay. Nguoi hiếu đễ như vậy thì cung sẽ tốt với chồng con.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,180,623
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY đăng 2 kỳ.Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY được ghi “Hè 2019, kỷ niệm 30 năm tìm được “cái xương sườn cụt của tôi”. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ sáu của bà kể về mùa lễ Chiến Sĩ Trận Vong 2019 tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, Bà tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài viết thứ 7 của bà được viết trong ngày lễ Phật Đản.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Lần đầu góp bài dự Viết Về Nước Mỹ, ông đã liên tiếp nhận các Giải Biệt VVNM 2017; giải Danh Dự VVNM 2018. Sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada từ năm 1981. Mong bà tiếp tục viết.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bai mới đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết. (Ấn bản chủ nhật có sự sai sót. Xin đăng lại phần đúng và trân trọng cáo lỗi.)
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19. Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị, 50 năm lính với Chiến Thương Bội Tinh. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19.
Nhạc sĩ Cung Tiến