Hôm nay,  

Tình Cờ

17/06/201400:00:00(Xem: 20058)

Tác giả: Lê Nguyễn Hằng
Bài số 4252-14-29652vb3061714

Lê Nguyễn Hằng là một cây bút nữ, cư dân San Jose, có viết chung với tác giả Nguyễn Thạch Hãn bài “Dòng Sông Êm Đềm”, một chuyện tình tuổi nhỏ thất lạc nhiều năm, tìm lại được nhau trên đất Mỹ nhờ các sinh hoạt hội đoàn, họp mặt đồng hương. Riêng Lê Nguyễn Hằng góp thêm hai bài. "Mây Đã Qua Cầu", tự sự của một bà mẹ quên mình vì người con bị ung thư. Bài mới, "Tình Cờ" là hồi ức về người bạn chuyên gia cùng tác giả thành lập và cứu nguy một công ty hi-tech tại Thung Lũng Điện Tử.

* * *

Có tiếng điện thoại reo, đầu dây bên kia là Philly, vợ của Robert gọi từ San Diego:

-Hằng ơi, chồng tôi vừa mới qua đời vì một cơn đau tim cách đây khoảng một tiếng.

Tôi xúc động lặng người, lại thêm một tin buồn, lại thêm một người thân trong gia đình bỏ chúng tôi ra đi.

Tôi biết rằng không một điều gì nói lúc này, có thể chia sẻ hay làm dịu nỗi đau đớn trong lòng người vợ vừa mất chồng, tôi thương bạn tôi vô cùng, cả người chết lẫn người vợ còn sống và nước mắt cứ tuôn rơi.

Robert là một người tháo vát, bặt thiệp, thân thiện và hào phóng với mọi người. Thêm nữa Robert là một người chỉ huy giỏi, đứng đắn, thẳng thắn và cương trực, lúc nào cũng bênh vực và che chở nhân viên làm việc dưới quyền, không bao giờ nịnh trên nạt dưới. Dù ở hoàn cảnh khó khăn nào cũng vẫn bình tĩnh tìm giải pháp để vượt qua. Một khi đã cho anh cơ hội gặp gỡ, đố ai có thể ghét bỏ anh ta được, dù không trở thành một đối tác làm ăn, thì cũng trở nên bạn bè sau này. Robert và tôi làm việc với nhau 18 năm mà chưa một lần bất bình vì biết tôn trọng ý kiến của nhau dù nhiều khi phải bàn cãi về những vấn đề gay go. Chúng tôi có rất nhiều kỷ niệm, gia đình tôi và gia đình anh trở nên khắng khít hơn từ ngày chúng tôi chính thức “về hưu”. Mỗi khi trong gia đình có biến cố, chúng tôi đều chia sẻ với nhau, dù vui hay buồn. Bao giờ Robert và Philly bay lên San Jose cũng ghé thăm vợ chồng tôi.

Tôi cố gắng nói vài lời ngắn gọn chia buồn với Philly rồi ngồi xuống chiếc ghế cho chân khỏi run. Một cuốn phim dĩ vãng lại hiện ra trong đầu.

Mùa xuân năm 1999…

Tôi vừa thưởng thức hương vị thơm ngon của ly cà phê nóng hổi buổi sáng vừa ngắm mấy chậu lan tím và xanh vẫn còn chi chít hoa trên patio. Ngoài vườn những bông hoa đại màu vàng và hồng nhạt đã bắt đầu có nụ. Chếch qua bên phải là những bụi hồng nhung đỏ thẫm cũng vươn lên khoe sắc cùng với hoa cúc trắng. Thỉnh thoảng lại có tiếng xè xè của con humming bird nhỏ tí đang là là đậu xuống mấy cành hoa rồi lại bay thẳng lên như trực thăng nhường chỗ cho mấy con ong đến hút nhụy.

Ra vườn trong những ngày xuân có phảng phất mùi hoa chanh thơm dịu, tôi thấy lòng ấm áp và bình an vô cùng, nhất là không phải vội vàng sửa soạn đến hãng để giải quyết những vấn đề nan giải.

Tiếng điện thoại reo vọng ra từ nhà bếp, tôi chạy vào trả lời, đầu giây bên kia nói vội vàng:

  • Hello Hằng, Robert đây, chắc bạn đang thưởng lãm vườn hoa phải không? Nhưng đừng quá an nhiên tự tại vì tôi sắp quấy rầy bà đây.

Tôi vui vẻ trả lời:

  • Chào Robert, sao bạn đoán đúng thế, mới nghỉ được có hai tuần lễ mà tôi đã thấy rất thân thiết với thú hưởng nhàn rồi.

Robert là bạn làm cùng hãng cũ với tôi mười bốn năm trời, anh lo về “Sales and Marketing,” còn tôi phụ trách vấn đề tài chánh. Hai bộ phận bán hàng và giữ tiền lúc nào cũng phải làm việc song hành và hợp tác trong rất nhiều vấn đề. Robert lớn hơn tôi chỉ một tuần lễ nên các bạn trong sở vẫn đùa bảo là hai anh em sinh đôi mặc dù Robert đến từ Canada, to cao, còn tôi thì bé nhỏ và chính gốc Việt Nam.

Robert đã nghỉ việc trước tôi bốn tháng, bỗng nhiên hôm nay lại gọi điện thoại:

  • Đừng tập cho bạn hư quá nhanh vì tôi mới nghĩ ra một dự án rất hay đang chờ bạn đây.

Tôi vội vàng:

  • Không được đâu, bạn và tôi đều đã “về hưu” rồi mà.

Robert ngắt lời thật nhanh:

  • Mới tuổi này làm sao về hưu luôn được, mình chỉ làm cái dự án này khoàng hai năm thôi, sau đó sẽ bán hãng rồi về hưu cũng chưa muộn.

Tôi cương quyết:

  • Làm việc hai mươi mấy năm đủ mệt mỏi rồi, tôi mới nghỉ “dưỡng thương” được có hai tuần, bạn chờ mười một tháng rưỡi nữa cho đủ một năm hãy gọi lại tôi, lúc đó mình sẽ tính, còn bây giờ thì nhất định là không.

Robert chẳng chịu thua:

  • Trời ơi! Bà đã biết “hi tech” thay đổi nhanh đến chóng mặt, chậm một tháng đã có thể “lỗi thời” rồi chứ đừng nói mười một tháng. Và bà cũng biết tính tôi, không bao giờ chấp nhận câu trả lời “không” hay “không được,” tôi sẽ cố thuyết phục cho đến khi bà nhận lời mới thôi.

Thế là tôi trở lại cùng với Robert và ba nguòi bạn nữa bắt đầu một hãng lập trình cho hệ điều hành để máy điện toán có thể vận dụng và lưu trử dung lượng dữ kiện (data storage) rất lớn và chạy những ứng dụng (applications) nhanh hơn.

Mặc dù năm người đều có nhiều năm kinh nghiệm trong lãnh vực này, nhưng mới được mười hai tháng, khi vừa giới thiệu sản phẩm đầu tiên ra thị trường thì cùng lúc, một số hãng khác nhiều vốn hơn, cũng tung ra loại sản phẩm tương tự nên sự cạnh tranh rất là khó khăn. Số vốn do bạn bè góp vào chẳng kéo dài được bao lâu, hãng hết tiền, tôi phải làm thêm bán thời gian cho một công ty quen cũ để có tiền trang trải những chi phí tối thiểu cho hãng trong khi cùng các bạn tiếp tục chèo con thuyền sắp đắm.

Năm người chúng tôi đã đi gặp nhiều văn phòng chuyên cung cấp vốn đầu tư nhưng họ đều ở trong tình trạng nhìn quanh và chờ đợi. Rồi chúng tôi lại đi nói chuyện với một số công ty làm cùng loại sản phẩm để yêu cầu họ đầu tư vào hãng hoặc sát nhập làm chung, nhưng phần lớn họ cũng đang trong giai đoạn cầm chừng để bảo tồn vốn.

Ông Mitchel, President của MStor, một hãng khá lớn về data storage rất muốn mua hãng của chúng tôi nhưng những cộng sự viên của ông phản đối vì không muốn cưu mang thêm một hãng đang giẫy chết trong thời buổi khó khăn, nên cuối cùng đã từ chối. Trong lúc tuyệt vọng, tôi đã xin ông Mitchel một đặc ân là nếu trong trường hợp hãng của tôi phải đóng cửa thì tôi muốn bán phần Intellectual Property (IP) cho hãng ông ấy với một giá vừa đủ để trả lại tất cả số tiền mà các bạn chúng tôi đã góp vốn. Tôi không muốn mang món nợ ân tình này dù không cố ý làm mất tiền của họ. Ông ấy hứa sẽ giúp chuyện đó vì trước đây ông đã cùng làm chung một hãng với cả Robert và tôi hơn ba năm, thế là chúng tôi yên tâm được phần nào.

Hãng, DStorage nơi tôi làm bán thời gian với tính cách khế ước, đang có ý định đầu tư vào một hãng bên Mã Lai để họ sản xuất disk drives nên muốn tôi qua bên ấy xem sổ sách trước khi quyết định, trong lúc đang rảnh rang và cần tiền cho hãng nên tôi bằng lòng đi ngay.

Tôi đã quen với ông President của hãng ở Mã Lai qua những lần gặp gỡ và thương lượng một năm trước đây khi ông ấy muốn mua cổ phần của hãng DStorage. Một ngày trước khi tôi chấm dứt công tác ở Mã Lai, ông Chủ Tịch của hãng này ngỏ ý muốn nhờ tôi tìm cách bán lại cổ phần mà ông ấy đã mua của một hãng điện tử ở Redwood City cách đây hai năm và vì nể ông tôi đã nhận lời.

Trên đường bay về Mỹ, tôi lấy tập hồ sơ của hãng Redwood ra đọc thấy Giám Đốc Tài Chánh của hãng này là Tom, người đã từng làm cho hãng sản xuất đĩa nhựa cho máy điện toán cùng với tôi từ năm 1983 đến 1985.

Về đến San Jose, tôi điện thoại cho Tom mới hay ông ấy đang bàn giao công việc của hãng Redwood để làm VP-Finance cho VBL, một hãng software khá lớn. Khi các đồng nghiệp của tôi biết như vậy họ cùng reo lên:

“Đúng là trời giúp mình. Có mấy người quen cho chúng tôi biết là hãng này đang thiết lập một chi nhánh để sản xuất loại hàng giống như của mình. Bà có biết là tụi tôi đã cố liên lạc với họ mấy tháng nay mà chẳng được không? Làm sao bà thuyết phục ông ấy cho bọn mình gặp ban điều hành của họ không?”

Dĩ nhiên tôi điện thoại ngay cho Tom, ông ta rất niềm nở mặc dù chúng tôi đã không liên lạc với nhau cả mười bốn năm rồi từ khi chúng tôi không còn làm chung. Ông hứa sẽ liên lạc với tôi sau một tháng vì đang bận làm một dự án khẩn cấp. Cộng với lời đồn phong phanh, tôi đoán chắc ông đang chuẩn bị cho hãng ra mắt trên thị trường chứng khoán (IPO).

Ngay sau ngày VBL lên list trên sàn chứng khoán, Tom điện thoại cho tôi biết là đã sắp xếp cho chúng tôi đến gặp ban giám đốc.

Tuy lòng buồn vì chưa giúp được việc cho người bạn ở Mã Lai, nhưng trong lúc tuyệt vọng, một cánh cửa mới lại mở ra đúng lúc.

Biết rằng buổi gặp mặt này quyết định sự sống còn của hãng, nên năm đứa tôi cùng ngồi xuống hoạch định chiến lược (strategy) và mài miệt làm việc. Dù đã có những tài liệu soạn sẵn để trình bày với những hãng gặp trước đây, nhưng lần này chúng tôi phải thuyết trình hay hơn, tài liệu phải rõ ràng, xác thực và có tính cách thuyết phục hơn khiến VBL nhận đầu tư. Để chuẩn bị cho chu đáo và hữu hiệu, trước tiên chúng tôi phải đọc và nghiên cứu tất cả những tài liệu có được về hãng VBL, nhất là tìm xem những nhược điểm của họ và mình sẽ nhấn mạnh việc dùng ưu điểm của mình như thế nào để trợ lực cho họ, làm cho sản phẩm của họ ra thị trường nhanh hơn, tốt hơn và bán được nhiều hơn.

Sau buổi thuyết trình chi tiết của chúng tôi về từng phần hành như kỹ thuật (technology and engineering,) quá trình hoạt động (operation), mức sản phẩm tiêu thụ và thị trường (sales and marketing) cũng như tài chánh (finance), ông Sáng Lập Viên cũng là Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị của hãng VBL tuyên bố ý định muốn mua hãng của chúng tôi.

Sau rất nhiều buổi gặp mặt của mỗi người chúng tôi với hãng VBL, gồm ban giám đốc cũng như những nhân viên các bộ phận liên hệ, duyệt tra sổ sách, xem sự xứng hợp của kỹ thuật và những món hàng chúng tôi và họ cùng sản xuất cũng như mức thị trường tiêu thụ, để xác định giá trị sự đóng góp của chúng tôi, quan trọng nhất là phần lợi họ sẽ thâu về sau khi bỏ ra một số tiền không nhỏ, ông Chủ Tịch của VBL đã gửi thư chính thức muốn sát nhập công ty của chúng tôi.

Cuộc thương lượng giá cả bắt đầu giữa Tom và tôi, hai người của Ban Tài Chánh, không gặp mấy khó khăn vì chúng tôi đã từng làm việc cùng và biết nhau là những người khả tín.

Tôi còn nhớ hôm ấy là đêm 31 tháng 12 năm 1999, trong khi mọi người hồi hộp chờ đợi những gì tệ hại nhất có thể xẩy ra trong giây phút giao thời của một năm mới Y2K (Year 2000) mà lâu nay bao lời đồn đãi rằng computer có thể không làm việc đúng nên sợ rằng nước Mỹ sẽ mất điện khắp nơi, xe cộ dưới đất tông nhau, máy bay trên trời sẽ rơi xuống lộp độp…Tom và tôi vẫn còn đang trên điện thoại thương lượng chi tiết của những điều kiện sát nhập. Sau một tuần chúng tôi phải trình lên Hội Đồng Quản Trị của mình về dự án sát nhập hai hãng cũng như giá tiền mà chúng tôi đã đồng ý, 25% là tiền mặt và phần còn lại, toàn thể ban điều hành cũng như nhân viên và các cổ đông đổi toàn bộ cổ phiếu của mình sang cổ phiếu của VBL. Sau khi hai Hội Đồng Quản Trị chấp thuận, chúng tôi làm việc ngày đêm cho chóng xong để luật sư hai bên bắt đầu tiến hành thủ tục giấy tờ nộp lên xin phép Department of Corporations và Securities and Exchange Commission (SEC).

Cuối cùng ngày ấy cũng đến, giấy tờ chấp thuận từ mọi nơi đã xong, hai hãng chính thức loan báo cuộc hôn nhân không mấy tương xứng nhưng hai trẻ yêu nhau và cần nhau. Hơn hai chục người trong hãng chúng tôi trở thành nhân viên của VBL, không những đã được lãnh bù cho những ngày làm không có lương trước đây mà từ đó còn được lãnh lương mỗi tháng hai lần chứ không phải “thỉnh thoảng” như ở hãng cũ.

Nghĩ đi nghĩ lại, nếu công ty chúng tôi không kiệt quệ, tôi đã không đi làm thêm bán thời gian, rồi tôi cũng không sang Mã Lai để nhờ đó tìm ra được người bạn cũ sau này trở thành xếp của mình, hãng của tôi chắc hẳn đã chết và quan trọng hơn cả, chúng tôi đã không thể trả lại món nợ ân tình cả vốn lẫn lời cho các bạn mình. Tất cả chỉ là sự may mắn rất tình cờ!

Nhờ mỗi khi nghỉ việc ở bất cứ hãng nào, tôi vẫn giữ mối liên lạc với những bạn đồng nghiệp cũ vì nghĩ rằng cuộc đời không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi mái, bao giờ tôi cũng nhớ nằm lòng câu “qua sông chớ bỏ thuyền” như người Mỹ thường nói câu “do not burn the bridge,” nên khi gặp hoạn nạn mới có những người bạn như ông Mitchel hay Tom sẵn sàng tin tưởng và giúp chúng tôi.

Sau hai năm làm việc với hãng mới như khế ước đòi hỏi, Robert cũng như tôi “về hưu” lần thứ hai. Anh cùng gia đình dọn xuống San Diego. Người bạn đồng hành với tôi trên một chặng đường dài nghề nghiệp, bây giờ đã ra người thiên cổ.

Người ta vẫn nói rằng, mọi sự trên đời đều bắt đầu bởi chữ “duyên”, tôi tin rằng chúng tôi có cơ hội làm việc chung mười tám năm ở hai công ty và quen biết rồi trở nên thân thích cũng là cái duyên vậy. Bây giờ thì “duyên” đã hết rồi, nên anh bỏ ra đi. Hương hồn anh đang ở nơi nào đó, tôi cầu mong cho anh được thảnh thơi, an lạc. Tôi cám ơn anh đã là một người bạn thân thiết với gia đình tôi, cám ơn anh đã khuyến khích tôi mỗi khi gặp khó khăn và cám ơn anh đã cho tôi cơ hội để tham gia thành lập một công ty từ trong trứng nước, dù đã rất vất vả nhưng là một kinh nghiệm khó quên.

Tôi viết bài này như một nén hương lòng cho hương linh người bạn đã cùng tôi trải qua nhiều nỗi truân chuyên trong thời gian làm việc cật lực, lo lắng cho sự sống còn của công ty và những cộng sự viên, nhưng kết quả là một phần thưởng nhớ đời.


Lê Nguyên Hằng

6/2014

Ý kiến bạn đọc
19/06/201419:18:37
Khách
Xin ghi nhận và cám ơn ý kiến của DeeKay
17/06/201419:42:18
Khách
.... "kinh tế xuống và nhất là hi tech ở vùng thung lũng điện tử đang ở giai đoạn khó khăn..." ???? Ta'c gia? du*.ng chuye^.n, kho^ng fact check truoc. Nam 1999 la` tho*`i ky` va`ng son cua Silicon valley. Nasdaq peaked va`o March 2000 (hon 5400 diem). May hang dot com chua co sa?n pha^?m ma` co`n da'm ra IPO, ba` con mua a`o a`o. ... Ne^'u nhu* ha~ng cu?a ta'c gia? co duoc proven IP, thi` chu*a mo*? mie^.ng da~ co' ngu**o`i o^m tie^`n la.i bie^'u ro^i` !!!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,174,976
Tác giả hiện đang giảng dạy Việt ngữ Viện Đại Học UCR (University of California, Riverside). Bà thường xuyên tham gia sinh hoạt cộng đồng đặc biệt là góp phần duy trì văn hoá và ngôn ngữ Việt. Viết Về Nước Mỹ 2017, bà nhận giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những tác giả góp phần phát triển chữ Việt, văn hóa Việt tại hải ngoại.
Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất hiện cư ngụ với vợ tại Brooklyn Park, MN. Ông đã về hưu sau khi dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota. Ông cũng từng dạy Anh Văn thiện nguyện tại Trung hoa và Việt Nam và Việt Ngữ cho chùa Phật Ân tại Roseville, MN. Ông đã đoạt giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 18. Bài mới nhất của ông được đăng 2 kỳ. Sau đây là phần kết.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC của Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại tiểu bang South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bài mới nhất của tác giả viết nhân Ngày Lễ Vu Lan năm nay.
Tác giả đã góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu và hiện vẫn liên tục góp thêm nhiều bài viết giá trị. Là cựu giáo sư trung học ở Việt Nam trước năm 1975, vượt biên đến Mỹ năm 1984, ông đi học và trở lại nghề cũ. Sau nhiều năm dạy tại một trường công lập Mỹ ở San Jose, tác giả về hưu tại Riverside, Nam California.
Tác giả là cư dân Miami, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, quê hương, con người. Viết Về Nước Mỹ 2015, Y Châu nhận Giải Đặc Biệt. Bài mới của ông viết về lễ cưới của hai con Cúc Phương và Quang Nhật. Lễ cưới được tổ chức tại Texas 19/8/2017, kế cận mùa bão lụt.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, đã nhận giải bán kết 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Bài viết về nước Mỹ của Ngọc Anh cho năm thứ 18 là chuyện Bắc Houston, nơi cô đang sống, Tháng 8, 2017
Sau lớp tập cuối cùng trong ngày Thứ Sáu, Châu ngỏ lời mời vợ chồng Phong ra ngoài dùng cơm tối. Phong muốn thoái thác nhưng Châu nói nhân dịp sinh nhật của hắn; hơn nữa, hắn cũng muốn mượn cơ hội này để thảo luận với chàng về lời đề nghị mai mối mấy tuần trước.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, cho biết bà tên thật là Huỳnh Kim Oanh, sống tại tiểu bang Virginia. Trước 1975 tại Việt Nam đã làm thơ đăng báo. Đến Mỹ, hiện nội trợ việc nhà,
Tác giả quê quán ở Bến Tre, đi du học Mỹ năm 1973 và ở luôn cho tới ngày nay. TG gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015. Năm đầu tiên, nhận được giải danh dự (2016)
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
Nhạc sĩ Cung Tiến