Hôm nay,  

Gặp Lại ở Công Viên Tropical Park

26/05/201400:00:00(Xem: 9809)

Tác giả: Y Châu
Bài số 4221-14-29631vb2052614

* * *

Một buổi sáng mùa xuân, Tropical Park, một công viên rộng lớn ở Nam Florida hân hoan chào đón mọi người. Những thảm cỏ xanh được cắt tỉa cẩn thận, những khóm hoa đủ loại: mẫu đơn e lệ sang trọng, trúc đào thanh nhã dịu dàng, phù dung sớm nở tối tàn,...cùng nhau khoe sắc dưới sương sớm, nắng vàng. Những hàng cây cao: dầu, sao, sồi, sến...cũng không thiếu những cây ăn trái quen thuộc ở vùng xích đạo nhiệt đới thẳng hàng phủ bóng lối đi.

Những chú chim cũng dự phần làm tăng thêm náo nhiệt, líu lo trên cành. Đặc biệt nàng sóc, lóc chóc nhúng nhảy, dùng hai chân sau làm trụ, chiếc đuôi dài ngúng ngoảy để giữ thăng bằng, hai chân trước đưa cao như đôi dịệu thủ xoa xoa giống như những đấu thủ chờ đợi để nhận những hạt đậu, cái bánh,...mà người ta thẩy cho ăn.

Khi mặt trời vượt qua những rặng cây xanh thì người ta đi tập thể dục càng đông hơn. Người trẻ thì chạy bộ, người lớn tuổi hơn thì đi bộ nhanh hay đi bộ chậm tùy theo sức khỏe hay sở thích từng người.

Những lời chào hỏi tốt đẹp buổi sáng, vang vang.

Bỗng nhiên chiếc xe đạp chạy đến ngược chiều, tôi vội vàng bước lên cỏ để nhường đường. Thôi rồi, tôi vừa đạp phải cái gì đó. Nó nằm khuất dưới cỏ. Cái gì mà "nhão nhẹt sền sệt", dính chặt dưới đế giày.

Úi da! Không biết điềm lành hay điềm dữ đây?

...

blank
Công viên Nhiệt đới - Tropical Park, South Florida, được tạo dựng trên khu vực lớn quanh một trường đua ngựa từ 1979. Hiện hàng năm có trên một triệu người lui tới. Tác giả Y Châu, cư dân Miami, Florida đã góp nhiều bài viết ngắn gọn mà ý nghĩa.

Tropical Park là một công viên rộng lớn, diện tích trên trăm mẫu Anh. Có hồ lớn, người ta thường đến câu cá hay bơi xuồng.

Có những đồi cao, chúng ta có thể leo lên để nhìn ngắm những cảnh vật ở chung quanh.

Công viên nầy rất sạch sẽ vệ sinh, xa xa là thùng rác, được sơn phết xinh xắn dành riêng cho chủ chó, trên thùng rác nầy có một tấm bảng nhỏ với hình minh họa là một người đang cầm dây dẫn chú chó đi dạo, viết chữ rõ ràng: "xin vui lòng, dọn sạch!" (please, clean up!), bên cạnh thùng có để sẵn bọc ny lon nhỏ và giấy lau tay.

Tất cả những sinh vật ở trên quả đất nhỏ bé của chúng ta, lúc còn hơi thở thì đều có chất thải ra bên ngoài, khi được quần tụ đông đúc thì chất thải càng nhiều. Ở những thành phố lớn như New York, Los Angeles, Miami,...mỗi tuần hai lần, xe cơ giới đến nhà lấy rác đi đổ và một lần xe cơ giới vừa chạy vừa xịt nước, làm sạch đường phố. Họ đem rác, chất thải đi đâu? Một phần nhỏ được tái sử dụng (recycle), còn lại họ đem ra ngoại ô, vùng đất trống trải không xa thành phố bao xa cho tiết kiệm xăng nhớt và công sức. Qua nhiều ngày tháng nó thành đồi núi rác, khi những núi rác đã đầy họ sẽ chở đi nơi khác để xây những núi rác mới.

Mỗi khi đi ra ngoại ô khi thấy mặt đất bằng phẳng bỗng nhiên có một ngọn đồi mọc lên, bên trên có đàn chim bay lượn, định lấy máy ghi hình làm kỷ niệm, xin thưa đó là bãi rác của thành phố, xin vui lòng kéo cửa kiếng xe để tránh mùi.

Chuyện rác làm tôi nhớ ngày xưa ở chợ quận Tân Châu, lúc đó dân cư còn thưa thớt, mỗi buổi chiều tan chợ, ông bà Tư kẻ trước người sau đẩy chiếc xe thu lượm rác thải, khi đầy xe họ hì hục đẩy ra cầu đúc đổ xuống sông Tiền.

Hơn nửa thế kỷ trôi qua, Tân Châu đã là thị xã, đường phố nhìn qua ảnh khang trang sạch sẽ. Bờ kè, ở bờ sông kiên cố, được làm thành công viên đẹp đẽ... Ông bà Tư đổ rác đã ra người thiên cổ, rác không còn hốt bằng tay rồi đem ra đổ ở cầu đúc, mà bằng xe cơ giới đem ra bãi rác ở ngoại ô, ngoài mương thầy Cai Bình ở cây số 2, đường đi Tân Châu - Châu Đốc. Nơi đó vào mùa mưa lũ, nước tràn đồng, chúng tôi thường đến đó nướng bắp, ăn dưa, đùa giỡn dưới mương nước phù sa đục ngầu, chảy xiết. Cũng nơi đó một thời gian dài, chúng tôi là những nhà nông mỗi ngày chạy nước, bắt sâu, rầy.

...

Cám ơn quí bạn, đã ráng đọc cái lòng vòng nhiều chuyện nầy, còn cái chánh mà tôi phải làm ngay là chùi sạch giày, để về nhà cho kịp giờ đi làm. Tôi chà chà trên cỏ. Ủa! Sao dưới chân lại có mùi thơm?

Tôi gập người, cúi xuống xem kỹ dưới chân. Thì ra lúc nãy khi tránh chiếc xe đạp, bước lên cỏ tôi đã đạp phải trái xoài chín, thơm phức.

Sao có nhiều trái xoài ở dưới cỏ quá vậy?

Nhìn coi. Thì ra vì chỗ tôi đứng là gốc cây xoài, kế bên là cây lồng mứt,...giống như vườn của ông Sáu Quới ở Tân Châu? Không, đây là Tropical Park, công viên nhiệt đới, khí hậu nóng ẩm, giống như quê tôi.

Y Châu

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,793,256
Bão tuyết cuối mùa đã đổ vào vùng Đông Bắc Mỹ. Mời đọc một truyện ngắn của Phạm Thành Châu, viết theo lời kể của Christine Lanna. Tác giả sinh quán tại Hội An,
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2000, đã nhận các giải thưởng chính từ năm đầu tiên, hiện là một thành viên ban tuyển chọn chung kết.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, định cư tại NJ năm 1994 theo diện HO. Trước là nhà giáo tại Việt Nam. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey, một vùng rất ít cư dân Việt. Sau đây, thêm bài mới của Song Lam.
Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông cũng là tác giả Viết Về Về Nước Mỹ đầu tiên có bài đạt số lượng trên một triệu người đọc và đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016.
Lễ Phục Sinh 2017 là ngày Thứ Năm, 24-11 chính thức là ngày 16 Tháng Tư, nhưng Mùa Mục Sinh đang bắt đầu. Mời đọc bài của tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2010:
Tác giả là cư dân Miami, từng nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Bài viết, của ông tuy ngắn, nhưng luôn cho thấy tấm lòng của ông với đất đai, quê hương, con người. Sau đây là 2 bài mới nhất.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ.
Tác giả là một nhà thơ, sĩ quan hải quân, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau năm 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O.
Nhạc sĩ Cung Tiến