Tác giả: Trần Du Sinh
Bài số 4196-14-29606vb7042614
Lịch sử hải quân Hoa Kỳ rồi đây sẽ có trang kể về một sĩ quan gốc Việt xuất thân từ thợ nail. Lý lịch: Mẹ là cựu tiểu thư Sàigon, ông ngoại sĩ quan cộng hoà, cựu tù cải tạo, và Bố là viên chức nhà nước xã hội chủ nghĩa. Đó là chuyện kể của Du Sinh, một kỹ sư hàng hải, cư dân San Diego. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông: Phố Đèn Đỏ Geylang.
2. “Anh Nuôi” học hành
Làm “anh nuôi” nên Bi đỡ phải gác đêm, thành ra tối nào cũng có cơ hội lên boong tàu ngắm trăng sao. Tối nay trời tối mịt, biển động khá mạnh, tàu lắc lư như đánh võng. Từ mũi đến đuôi tàu đi đâu cũng thấy có người mặt mày tái mét, có người còn cầm theo cái bao ni-lông để ói. Biển Đông có lúc giận lúc vui, mỗi khi giận lên thì thủy thủ có kinh nghiệm đường trường mấy chục năm cũng tái xanh mặt mày. Bi cảm thấy buồn nôn. Hồi tối đầu óc bưng bưng như say xỉn. Bi bỏ cơm tối, chỉ dám ăn mì gói khô, vì sợ ăn mì nước sẽ bị ói. Thân hình mảnh khảnh của Bi dường như không chịu nổi khi biển động.
Nhưng rồi Bi lại thấy thiếu điều gì. Bi lại nhớ những ngôi sao và những phút giây trầm tư về gia đình trên boong tàu lộng gió về đêm. Ráng leo lên cái thang dựng đứng để ra phía đuôi tàu hóng mát, Bi bước loạng choạng về cái trụ buộc dây cáp quen thuộc. Vừa thả người xuống cũng là lúc tàu lắc lư mạnh, Bi nhào ra khỏi tàu, nhưng may mắn tay còn chụp được sợi dây văng lan can. Tim thót ra ngoài, mất mấy giây Bi mới định thần. Biển động và đêm tối như thế này mà rớt xuống biển thì có Thánh mới cứu nổi, trong vòng 10 phút nước biển đêm lạnh ngắt sẽ làm chuột rút và tim ngưng đập, chưa kể sóng sẽ cuốn đi xa và hiểm họa bị hút vào chân vịt làm thịt xay hamburger. Nghĩ đến đây mà Bi thấy ớn lạnh.
Ngồi chặt người xuống cái trụ, hai tay vẫn nắm chặt dây cáp thành tàu để định thần. Từ phía sau, một bàn tay thô ráp vỗ nhẹ vào vai, theo sau là một giọng nói dày giống giọng người Mỹ đen.
- Are you ok, bro ?
Bi giật mình quay lại, một bóng người không cao to lắm đến từ phía sau từ lúc nào không biết. Trời tối quá nên cũng chẳng thấy mặt mũi. Bi trả lời:
- I’m alright. Thanks.
Bóng người ngồi xuống cái trụ bên cạnh, thong thả nói:
- They passed the word “Standy for heavy roll. The weatherdeck is secured” (Coi chừng tàu lắc lư mạnh. Không được ra boong tàu). Did you hear it ?
Bi bối rối nói:
- I missed that. I’m sorry.
Lúc này thì Bi đã thấy rõ hơn một chút, người đối diện Bi là một người Châu Á có họ ghi là “Do”. “Vậy đúng là người Việt Nam mới lên tàu ở Singapore”, Bi thầm nghĩ. Tuần trước một đồng nghiệp ở căn-tin hỏi Bi có gặp người lính Châu Á mới không, nhưng Bi lại không có dịp gặp mặt cho đến tối hôm nay. Bi mạnh dạn hỏi:
- Are you Vietnamese?
Lúc này anh lính gác mới nói:
- Yup.
Bi hỏi thêm:
- You nói tiếng Việt được không?
- Chút chút thôi. Tao sanh ở Mỹ nên biết a little bit tiếng Việt.
Bi quên cả mệt mỏi vì say sóng hay vì cú sốc hồi này, anh liến thoắng nói:
- Cũng được, nói half and half tiếng Việt tiếng Mỹ cũng được. Tao sẽ chỉ cho mày thêm tiếng Việt.
Ôi cái sung sướng chi lạ. Ba tháng nay đi biển không nói được tiếng Việt, Bi thấy như bị á khẩu, hôm nay tự nhiên nói vài câu với người đồng hương ở giữa biển Đông xa xôi này, Bi thấy như được giải thoát.
Hai tên lính trẻ ngồi tâm sự đêm đầy sao say sưa. Hỏi thêm thì biết anh họ Đỗ này tên Andy, sanh ra và lớn lên Bronx, một khu nghèo của New York. Andy lớn lên với hàng xóm và bạn học có đa số là Mỹ đen nên giọng nói giống Mỹ đen đến 90%. Ba mẹ Andy là thuyền nhân vượt biên qua Mã Lai rồi được Mỹ cho tị nạn. Hai người làm việc ở Phố Tàu New York nên thành đôi rồi sanh ra Andy là đứa con một.
Andy lớn lên ở khu nghèo nên khả năng sinh tồn khá tốt, mặt mũi sương gió hơi bặm trợn một chút, người hơi dày, có lẽ chơi thể thao và tập thể hình nhiều. Nói chung Andy nhìn không giống người Việt cho lắm, lại làm việc trên boong tàu nên người đen thui, cộng thêm giọng nói giống Mỹ đen nữa thì phần trăm Việt Nam lại giảm đi, nhưng anh lại thuần Việt 100%. Andy và Bi là hai thái cực, một người mảnh khảnh thư sinh, ăn nói khéo léo, còn người kia thì đậm người, đen đủi, tướng hơi cô hồn một chút. Andy dường như sanh ra là để làm tướng, còn Bi làm quan văn thì đúng hơn.
Andy tốt nghiệp đại học với bằng kỹ sư, lúc còn đi học hay tiệc tùng nên điểm trung bình chỉ trên dưới 3 chấm (thang điểm 4.0) nên không đủ tiêu chuẩn làm sĩ quan Hải Quân, vì điểm trung bình đại học của các ứng viên được chọn thường trên 3.5, chưa kể bên tuyển mộ còn xếp hạng đại học nữa. Andy học ở Đại Học New York khá nổi tiếng nhưng điểm số không cao nên đành phải chấp nhận làm hạ sĩ quan, bỏ qua hai cấp bậc binh nhì binh nhất, tiết kiệm được 18 tháng chờ lên chức từ binh nhì lên hạ sĩ nên cũng an ủi được một chút.
Hai đồng hương ngồi tâm sự tiếng anh tiếng em được hơn một tiếng thì Andy phải quay lại chỗ gác, hẹn lần sau sẽ nói chuyện nhiều hơn. Bi lòng mừng hớn hở, quên cả mệt mỏi và say sóng, Bi đứng lên gọn gẽ, đi về phía khoang tàu, trước khi khép cánh cửa an toàn, Bi nhìn lên bầu trời lần cuối, hình như Bi thấy thêm một ngôi sao mới vừa ló dạng bên cạnh ngôi sao nhỏ bé ở Phương Tây.
Bi cảm thấy tự hào về Andy. Bi thấy Andy xứng đáng đại diện cho người Việt hơn mình, vì Andy giỏi tiếng Mỹ hơn, thân hình lại rắn chắc, tướng tá hiên ngang kiểu nhà binh. Càng tự hào về Andy Bi lại thấy mặc cảm về mình, vì chỉ là anh nuôi, ngoài nấu nướng dọn dẹp ra chẳng làm được điều gì oai hùng. Chia sẻ với Andy về điều này, Bi bất ngờ khi Andy nói:
- Em thấy anh có khả năng lãnh đạo tốt. Em nghe nhiều người nói tốt về anh.
- Vậy hả. Bi hỏi lại nhưng lòng đầy nghi ngờ.
- Thiệt đó. Họ nói anh rất humble (khiêm tốn) và good socializing so (khéo kéo trong ứng xử).
Bi không muốn tin lời Andy nói, vì nghĩ đó chỉ là những lời nói xã giao. Nhưng nghĩ lại một chút, nhìn Andy không giống người ba xạo, biết đâu là sự thật. Bi thấy vui với ý nghĩ này.
Từ lần nói chuyện ấy, Bi bỏ nhiều thời gian ra để học về các lãnh vực khác của tàu, từ hậu cần, vũ khí, tác chiến, kỹ thuật cho tới hải trình để thi lấy cho được chứng chỉ Chiến Binh Chiến Tranh Trên Biển. một đòi hỏi rất khó với thủy thủ vì buộc người đó phải nắm kiến thức cơ bản về các trang thiết bị và hoạt động của tàu. Nếu một kỹ sư cơ khí hay điện toán thấy khó, thì cái khó của một anh nuôi lại càng khó hơn nhiều. Mỗi ngày Bi đều bỏ ra ít nhất một giờ học đi hỏi những người lính chuyên ở các lãnh vực khác nhau và ít nhất một giờ học thuộc những ghi chép hay trực tiếp từ sách trên tàu. Bi chăm chỉ học lấy chứng chỉ này như con ong thợ đang làm tổ.
Hơn Bi ba cấp bậc nhưng Andy cũng chưa có chứng chỉ này, Andy cũng đang học, nhưng có lẽ anh chàng này thích đụng tay đụng chân hơn là ôm sách ngồi học nên vẫn không theo kịp Bi. Ngày Bi thi đậu hai cái khảo thí trực tiếp từ hai ban khảo thí gồm các trung sĩ nhất và thượng sĩ từ các ngành nghề, cả tàu đã biết đến Bi như là anh binh nhì hiếm hoi nhận được chứng chỉ này, và Bi nổi tiếng hơn nữa vì Bi chỉ là anh nuôi nhưng có kiến thức toàn diện về nhiệm vụ của tàu chiến. Andy đến bắt tay chúc mừng và nói trong nghẹn ngào:
- I'm so proud of you. You made it and you made me proud as a Vietnamese. I'm looking up to you. (Tôi rất tự hào về anh. Anh làm tôi thấy tự hào là người Việt. Tôi sẽ noi gương anh).
Bi cũng nghẹn ngào không kém. Bi không kìm được những dòng nước mắt hạnh phúc. Bi muốn điện về nhà ngay để nói với ông Ngoại rằng: "Ngoại ơi, con đã làm một đồng hương tự hào về mình. Con không chỉ là một thợ bếp mà đã trở thành chiến binh. Con yêu thích công việc này."
Từ giây phút đó, Bi cảm thấy mình được tôn trọng hơn và luôn nhắc nhở Andy học bài để lấy được chứng chỉ như Bi, còn Bi thì đăng ký học thêm online mấy lớp ở đại học cộng đồng để hoàn tất tấm bằng hai năm ngày xưa bỏ dở của mình. Lịch làm việc, huấn luyện và học thêm đại học của Bi bịt kín mỗi ngày từ mười đến mười hai tiếng. Bi đã quên là sáu tháng công tác nước ngoài cũng sắp xong.
Về lại San Diego, đi làm về là Bi chúi đầu vào học. Năm tháng thoi đưa, cuối cùng Bi cũng lấy được bằng hai năm nhờ mấy trường ở đây cho phép quân nhân chuyển các tín chỉ có từ các trường khác và cho thêm tín chỉ tương đương với những huấn luyện từ trong lính, nên Bi chỉ lấy thêm năm lớp là đã có bằng Cao Đẳng hai năm về Khoa Học Xã Hội. Ngày Bi lên cấp Hạ Sĩ Quan, có một ông Sĩ Quan cấp đại úy đến gợi ý Bi nộp đơn xin đi học Sĩ Quan. Bi tưởng ổng nói đùa nên chỉ nói xã giao:
- Thank you for your recommendation. I don't think I'm qualified but I will think about it as I earn some more college credits. (Cám ơn ông đã tiến cử. Tôi nghĩ là mình chưa đủ tiêu chuẩn nhưng tôi sẽ nghĩ về điều này khi tôi học xong thêm nhiều môn ở đại học).
Nhưng bất ngờ ông này lại khăng khăng nói:
- Stop. Don't ever underestimate yourself. You got the qualities. You will be a good officer. Believe me, apply for the Seaman to Admiral program. If you need help with the package, let me know OK ? (Ngưng ngay ý nghĩ đó đi. Đừng bao giờ đánh giá thấp bản thân mình. Bạn có những đức tính tốt. Bạn sẽ là một người Sĩ Quan tốt. Tin tôi đi, hãy nộp đơn theo chương trình (Từ Thủy Thủ đến Đô Đốc). Nếu bạn cần giúp làm bộ hồ sơ, cứ nói với tôi).
Đêm đó Bi không ngủ được, câu nói của ông Đại Úy cứ lởn vởn trong đầu. Bi nghĩ có khi nào mình giống như ổng nói, tức là thiếu tự tin vào chính mình. Ý nghĩ trở thành một trong những vị ngồi trong căn tin sĩ quan mà Bi phục vụ mỗi ngày làm Bi rùng mình. Bi chưa bao giờ mơ cao đến như vậy. Nhiều lúc mệt mỏi vì dọn dẹp, Bi đặt người xuống cái ghế kia với cảm giác rờn rợn là sẽ bị quở trách vì làm binh nhì mà dám ngồi vào ghế sĩ quan. Cái ý nghĩ nộp đơn xin đi học sĩ quan làm Bi vừa vui vừa rơfn rợn sống lưng.
Rồi cũng vì tò mò, Bi vào trang web của Hải Quân tìm hiểu thêm về chương trình tuyển sĩ quan từ lính này. Bi cũng hỏi thêm anh Trung Sĩ Nhất chuyên về tư vấn nghề nghiệp trên tàu, nhưng vẫn sợ mọi người cười chọc mình là hoang tưởng, vì từ trước đến nay làm gì có anh nuôi nào được chọn đi học sĩ quan, đó là chưa kể chỉ tiêu rất thấp, cả Bộ Hải Quân Mỹ mỗi năm chỉ chọn vài chục người, mà đa số là dân bên tác chiến, công nghệ hạt nhân hay điện tử. Còn dân bên hậu cần, lại là đầu bếp như Bi thì cơ hội có thể là một phần ngàn, nếu là may mắn.
Thế nhưng câu nói của ông Đại Úy cứ lởn vởn trong đầu Bi, đưa Bi vào mộng không biết bao nhiêu lần. Rồi nói nhớ tới những lần nghe ông ngoại kể về quân đội miền Nam, về những trận đánh bảo vệ miền Nam, rồi những gì nó nghe được về anh hùng hải quân Ngụy Văn Thà và các liệt sĩ Hoàng Sa. Bao nhiêu xúc cảm cứ dồn dập đè nén nó suốt mấy tháng trời, có khi đến nghẹt thở. Mùa đáo hạn nộp đơn vào tháng bảy sắp tới, Bi nhắm mắt làm liều, tới gặp ông Đại Úy tỏ ý muốn nộp đơn. Sau khi trình bày với ổng lí do Bi muốn làm sĩ quan, ổng mỉm cười nói:
- I know you will do this. I saw the inspiration in you. (Tôi biết là anh sẽ nộp đơn. Tôi thấy được sự khát khao trong anh).
Bi không nói cho ai biết về kế hoạch nộp đơn của mình, cả Andy cũng không hề biết. Hình như với Andy, lấy được cái chứng chỉ Chiến Binh kia đã là đỉnh cao của nghiệp lính rồi, nên Andy có vẻ thư giãn hơn, tranh thủ đi chơi nhiều hơn. Bi cũng không dám nói cho ông ngoại và mẹ, vì sợ "nói trước bước không qua", và cũng sợ mẹ lo lắng, vì đi sĩ quan cũng đồng thời với sự cam kết binh nghiệp ít nhất hai chục năm, vì lương và bổng của sĩ quan Mỹ thường cao hơn lương kỹ sư thâm niên mười năm. Đó là chưa kể những kiêu hãnh và sự tôn vinh của quân đội dành cho những sĩ quan lãnh đạo. Sự nghiệp sĩ quan cũng có nhiều hào quang và thử thách, mà cả hai thứ đó Bi đều muốn trải nghiệm trong đời.
Gởi xong bộ hồ sơ, Bi chỉ biết cầu nguyện ở Chùa mỗi khi có dịp ghé tới, hay nhiều khi thức khuya ngắm sao trời, Bi tự hỏi ngôi sao của mình có sáng hơn được chút nào không và âm thầm cầu nguyện vào khoảng không. Bi cầu những oan hồn thuyền nhân Việt trên đường tìm tự do và anh linh các liệt sĩ Hoàng Sa phù hộ cho Bi được trở thành một sĩ quan Hải Quân Mỹ để có cơ hội thực hiện ước mơ của mình. Nhiều khi Bi nghĩ có lẽ mình hoang tưởng thật rồi. Bi sợ.
Thời gian trôi qua thật nặng nề. Năm tài khóa sắp qua, chỉ còn vài ngày nữa là có kết quả tuyển chọn, Bi run rấy mỗi khi ông Hạm Trưởng lên micro nói điều gì, vì mỗi khi nghe tiếng của ông là Bi lại tưởng ông sắp thông báo kết quả tuyển sĩ quan năm nay. Cả tuần nay Bi không tập trung được làm điều gì cho ra hồn. Chiều thứ sáu, trong lúc Bi lo dọn dẹp bếp núc thì một giọng nói vang lên từ phía sau:
- Chúc mừng bạn. Bạn đã được chọn.
Bi quay lại thấy ông Trung Tá hạm trưởng cười rất tươi, đang chìa tay ra đợi Bi bắt lấy. Bi choáng váng mặt mũi, người ngả về phía sau và trượt té lên sàn nhà. Thật bối rối xấu hổ nhưng thật tình Bi không tài nào đứng dậy nổi, vì chân mềm như sợi bún, tim như ngừng đập. Ông Hạm Trưởng bước tới nắm tay Bi kéo lên. Ông mỉm cười thật hiền lành và nói:
- I know how you feel right now. It's amazing, isn't it. We're so proud of you. You deserve it. Sit down please and take a deep breath. We'll talk later. (Tôi có thể biết anh cảm nhận như thế nào ngay lúc này. Đúng là sự kì diệu. Chúng tôi rất tự hào về bạn. Bạn rất xứng đáng được chọn. Ngồi xuống và hãy hít thở sâu vào. Chúng ta sẽ nói chuyện sau).
Nói xong, ông trở lại buồng lái để cầm micro tuyên bố một sự kiện quá ư “kinh thiên động địa” trên chiến hạm: anh hạ sĩ đầu bếp được chọn đi học sĩ quan. Chỉ một vài giây thôi, cả tàu như náo loạn. Không phải chỉ mình Andy mà cả trăm thủy thủ chạy vào bếp để chúc mừng Bi. Bi nghẹt thở và nghẹt thở, không biết mình đã nói gì.
Lịch sử hải quân Hoa Kỳ rồi đây sẽ có trang kể về một anh lính Mỹ gốc nail, hay đúng hơn là một sĩ quan gốc Việt xuất thân từ thợ nail. Nước Mỹ không là thiên đường, cũng không phải là địa ngục, mà là trường đua. Mọi đích đến là những cơ hội mở. Tự anh phải nhập cuộc, vượt lên mà đạt tới.
Trần Du Sinh
Bài số 4196-14-29606vb7042614
Lịch sử hải quân Hoa Kỳ rồi đây sẽ có trang kể về một sĩ quan gốc Việt xuất thân từ thợ nail. Lý lịch: Mẹ là cựu tiểu thư Sàigon, ông ngoại sĩ quan cộng hoà, cựu tù cải tạo, và Bố là viên chức nhà nước xã hội chủ nghĩa. Đó là chuyện kể của Du Sinh, một kỹ sư hàng hải, cư dân San Diego. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông: Phố Đèn Đỏ Geylang.
* * *
2. “Anh Nuôi” học hành
Làm “anh nuôi” nên Bi đỡ phải gác đêm, thành ra tối nào cũng có cơ hội lên boong tàu ngắm trăng sao. Tối nay trời tối mịt, biển động khá mạnh, tàu lắc lư như đánh võng. Từ mũi đến đuôi tàu đi đâu cũng thấy có người mặt mày tái mét, có người còn cầm theo cái bao ni-lông để ói. Biển Đông có lúc giận lúc vui, mỗi khi giận lên thì thủy thủ có kinh nghiệm đường trường mấy chục năm cũng tái xanh mặt mày. Bi cảm thấy buồn nôn. Hồi tối đầu óc bưng bưng như say xỉn. Bi bỏ cơm tối, chỉ dám ăn mì gói khô, vì sợ ăn mì nước sẽ bị ói. Thân hình mảnh khảnh của Bi dường như không chịu nổi khi biển động.
Nhưng rồi Bi lại thấy thiếu điều gì. Bi lại nhớ những ngôi sao và những phút giây trầm tư về gia đình trên boong tàu lộng gió về đêm. Ráng leo lên cái thang dựng đứng để ra phía đuôi tàu hóng mát, Bi bước loạng choạng về cái trụ buộc dây cáp quen thuộc. Vừa thả người xuống cũng là lúc tàu lắc lư mạnh, Bi nhào ra khỏi tàu, nhưng may mắn tay còn chụp được sợi dây văng lan can. Tim thót ra ngoài, mất mấy giây Bi mới định thần. Biển động và đêm tối như thế này mà rớt xuống biển thì có Thánh mới cứu nổi, trong vòng 10 phút nước biển đêm lạnh ngắt sẽ làm chuột rút và tim ngưng đập, chưa kể sóng sẽ cuốn đi xa và hiểm họa bị hút vào chân vịt làm thịt xay hamburger. Nghĩ đến đây mà Bi thấy ớn lạnh.
Ngồi chặt người xuống cái trụ, hai tay vẫn nắm chặt dây cáp thành tàu để định thần. Từ phía sau, một bàn tay thô ráp vỗ nhẹ vào vai, theo sau là một giọng nói dày giống giọng người Mỹ đen.
- Are you ok, bro ?
Bi giật mình quay lại, một bóng người không cao to lắm đến từ phía sau từ lúc nào không biết. Trời tối quá nên cũng chẳng thấy mặt mũi. Bi trả lời:
- I’m alright. Thanks.
Bóng người ngồi xuống cái trụ bên cạnh, thong thả nói:
- They passed the word “Standy for heavy roll. The weatherdeck is secured” (Coi chừng tàu lắc lư mạnh. Không được ra boong tàu). Did you hear it ?
Bi bối rối nói:
- I missed that. I’m sorry.
Lúc này thì Bi đã thấy rõ hơn một chút, người đối diện Bi là một người Châu Á có họ ghi là “Do”. “Vậy đúng là người Việt Nam mới lên tàu ở Singapore”, Bi thầm nghĩ. Tuần trước một đồng nghiệp ở căn-tin hỏi Bi có gặp người lính Châu Á mới không, nhưng Bi lại không có dịp gặp mặt cho đến tối hôm nay. Bi mạnh dạn hỏi:
- Are you Vietnamese?
Lúc này anh lính gác mới nói:
- Yup.
Bi hỏi thêm:
- You nói tiếng Việt được không?
- Chút chút thôi. Tao sanh ở Mỹ nên biết a little bit tiếng Việt.
Bi quên cả mệt mỏi vì say sóng hay vì cú sốc hồi này, anh liến thoắng nói:
- Cũng được, nói half and half tiếng Việt tiếng Mỹ cũng được. Tao sẽ chỉ cho mày thêm tiếng Việt.
Ôi cái sung sướng chi lạ. Ba tháng nay đi biển không nói được tiếng Việt, Bi thấy như bị á khẩu, hôm nay tự nhiên nói vài câu với người đồng hương ở giữa biển Đông xa xôi này, Bi thấy như được giải thoát.
Hai tên lính trẻ ngồi tâm sự đêm đầy sao say sưa. Hỏi thêm thì biết anh họ Đỗ này tên Andy, sanh ra và lớn lên Bronx, một khu nghèo của New York. Andy lớn lên với hàng xóm và bạn học có đa số là Mỹ đen nên giọng nói giống Mỹ đen đến 90%. Ba mẹ Andy là thuyền nhân vượt biên qua Mã Lai rồi được Mỹ cho tị nạn. Hai người làm việc ở Phố Tàu New York nên thành đôi rồi sanh ra Andy là đứa con một.
Andy lớn lên ở khu nghèo nên khả năng sinh tồn khá tốt, mặt mũi sương gió hơi bặm trợn một chút, người hơi dày, có lẽ chơi thể thao và tập thể hình nhiều. Nói chung Andy nhìn không giống người Việt cho lắm, lại làm việc trên boong tàu nên người đen thui, cộng thêm giọng nói giống Mỹ đen nữa thì phần trăm Việt Nam lại giảm đi, nhưng anh lại thuần Việt 100%. Andy và Bi là hai thái cực, một người mảnh khảnh thư sinh, ăn nói khéo léo, còn người kia thì đậm người, đen đủi, tướng hơi cô hồn một chút. Andy dường như sanh ra là để làm tướng, còn Bi làm quan văn thì đúng hơn.
Andy tốt nghiệp đại học với bằng kỹ sư, lúc còn đi học hay tiệc tùng nên điểm trung bình chỉ trên dưới 3 chấm (thang điểm 4.0) nên không đủ tiêu chuẩn làm sĩ quan Hải Quân, vì điểm trung bình đại học của các ứng viên được chọn thường trên 3.5, chưa kể bên tuyển mộ còn xếp hạng đại học nữa. Andy học ở Đại Học New York khá nổi tiếng nhưng điểm số không cao nên đành phải chấp nhận làm hạ sĩ quan, bỏ qua hai cấp bậc binh nhì binh nhất, tiết kiệm được 18 tháng chờ lên chức từ binh nhì lên hạ sĩ nên cũng an ủi được một chút.
Hai đồng hương ngồi tâm sự tiếng anh tiếng em được hơn một tiếng thì Andy phải quay lại chỗ gác, hẹn lần sau sẽ nói chuyện nhiều hơn. Bi lòng mừng hớn hở, quên cả mệt mỏi và say sóng, Bi đứng lên gọn gẽ, đi về phía khoang tàu, trước khi khép cánh cửa an toàn, Bi nhìn lên bầu trời lần cuối, hình như Bi thấy thêm một ngôi sao mới vừa ló dạng bên cạnh ngôi sao nhỏ bé ở Phương Tây.
Bi cảm thấy tự hào về Andy. Bi thấy Andy xứng đáng đại diện cho người Việt hơn mình, vì Andy giỏi tiếng Mỹ hơn, thân hình lại rắn chắc, tướng tá hiên ngang kiểu nhà binh. Càng tự hào về Andy Bi lại thấy mặc cảm về mình, vì chỉ là anh nuôi, ngoài nấu nướng dọn dẹp ra chẳng làm được điều gì oai hùng. Chia sẻ với Andy về điều này, Bi bất ngờ khi Andy nói:
- Em thấy anh có khả năng lãnh đạo tốt. Em nghe nhiều người nói tốt về anh.
- Vậy hả. Bi hỏi lại nhưng lòng đầy nghi ngờ.
- Thiệt đó. Họ nói anh rất humble (khiêm tốn) và good socializing so (khéo kéo trong ứng xử).
Bi không muốn tin lời Andy nói, vì nghĩ đó chỉ là những lời nói xã giao. Nhưng nghĩ lại một chút, nhìn Andy không giống người ba xạo, biết đâu là sự thật. Bi thấy vui với ý nghĩ này.
Từ lần nói chuyện ấy, Bi bỏ nhiều thời gian ra để học về các lãnh vực khác của tàu, từ hậu cần, vũ khí, tác chiến, kỹ thuật cho tới hải trình để thi lấy cho được chứng chỉ Chiến Binh Chiến Tranh Trên Biển. một đòi hỏi rất khó với thủy thủ vì buộc người đó phải nắm kiến thức cơ bản về các trang thiết bị và hoạt động của tàu. Nếu một kỹ sư cơ khí hay điện toán thấy khó, thì cái khó của một anh nuôi lại càng khó hơn nhiều. Mỗi ngày Bi đều bỏ ra ít nhất một giờ học đi hỏi những người lính chuyên ở các lãnh vực khác nhau và ít nhất một giờ học thuộc những ghi chép hay trực tiếp từ sách trên tàu. Bi chăm chỉ học lấy chứng chỉ này như con ong thợ đang làm tổ.
Hơn Bi ba cấp bậc nhưng Andy cũng chưa có chứng chỉ này, Andy cũng đang học, nhưng có lẽ anh chàng này thích đụng tay đụng chân hơn là ôm sách ngồi học nên vẫn không theo kịp Bi. Ngày Bi thi đậu hai cái khảo thí trực tiếp từ hai ban khảo thí gồm các trung sĩ nhất và thượng sĩ từ các ngành nghề, cả tàu đã biết đến Bi như là anh binh nhì hiếm hoi nhận được chứng chỉ này, và Bi nổi tiếng hơn nữa vì Bi chỉ là anh nuôi nhưng có kiến thức toàn diện về nhiệm vụ của tàu chiến. Andy đến bắt tay chúc mừng và nói trong nghẹn ngào:
- I'm so proud of you. You made it and you made me proud as a Vietnamese. I'm looking up to you. (Tôi rất tự hào về anh. Anh làm tôi thấy tự hào là người Việt. Tôi sẽ noi gương anh).
Bi cũng nghẹn ngào không kém. Bi không kìm được những dòng nước mắt hạnh phúc. Bi muốn điện về nhà ngay để nói với ông Ngoại rằng: "Ngoại ơi, con đã làm một đồng hương tự hào về mình. Con không chỉ là một thợ bếp mà đã trở thành chiến binh. Con yêu thích công việc này."
Từ giây phút đó, Bi cảm thấy mình được tôn trọng hơn và luôn nhắc nhở Andy học bài để lấy được chứng chỉ như Bi, còn Bi thì đăng ký học thêm online mấy lớp ở đại học cộng đồng để hoàn tất tấm bằng hai năm ngày xưa bỏ dở của mình. Lịch làm việc, huấn luyện và học thêm đại học của Bi bịt kín mỗi ngày từ mười đến mười hai tiếng. Bi đã quên là sáu tháng công tác nước ngoài cũng sắp xong.
Về lại San Diego, đi làm về là Bi chúi đầu vào học. Năm tháng thoi đưa, cuối cùng Bi cũng lấy được bằng hai năm nhờ mấy trường ở đây cho phép quân nhân chuyển các tín chỉ có từ các trường khác và cho thêm tín chỉ tương đương với những huấn luyện từ trong lính, nên Bi chỉ lấy thêm năm lớp là đã có bằng Cao Đẳng hai năm về Khoa Học Xã Hội. Ngày Bi lên cấp Hạ Sĩ Quan, có một ông Sĩ Quan cấp đại úy đến gợi ý Bi nộp đơn xin đi học Sĩ Quan. Bi tưởng ổng nói đùa nên chỉ nói xã giao:
- Thank you for your recommendation. I don't think I'm qualified but I will think about it as I earn some more college credits. (Cám ơn ông đã tiến cử. Tôi nghĩ là mình chưa đủ tiêu chuẩn nhưng tôi sẽ nghĩ về điều này khi tôi học xong thêm nhiều môn ở đại học).
Nhưng bất ngờ ông này lại khăng khăng nói:
- Stop. Don't ever underestimate yourself. You got the qualities. You will be a good officer. Believe me, apply for the Seaman to Admiral program. If you need help with the package, let me know OK ? (Ngưng ngay ý nghĩ đó đi. Đừng bao giờ đánh giá thấp bản thân mình. Bạn có những đức tính tốt. Bạn sẽ là một người Sĩ Quan tốt. Tin tôi đi, hãy nộp đơn theo chương trình (Từ Thủy Thủ đến Đô Đốc). Nếu bạn cần giúp làm bộ hồ sơ, cứ nói với tôi).
Đêm đó Bi không ngủ được, câu nói của ông Đại Úy cứ lởn vởn trong đầu. Bi nghĩ có khi nào mình giống như ổng nói, tức là thiếu tự tin vào chính mình. Ý nghĩ trở thành một trong những vị ngồi trong căn tin sĩ quan mà Bi phục vụ mỗi ngày làm Bi rùng mình. Bi chưa bao giờ mơ cao đến như vậy. Nhiều lúc mệt mỏi vì dọn dẹp, Bi đặt người xuống cái ghế kia với cảm giác rờn rợn là sẽ bị quở trách vì làm binh nhì mà dám ngồi vào ghế sĩ quan. Cái ý nghĩ nộp đơn xin đi học sĩ quan làm Bi vừa vui vừa rơfn rợn sống lưng.
Rồi cũng vì tò mò, Bi vào trang web của Hải Quân tìm hiểu thêm về chương trình tuyển sĩ quan từ lính này. Bi cũng hỏi thêm anh Trung Sĩ Nhất chuyên về tư vấn nghề nghiệp trên tàu, nhưng vẫn sợ mọi người cười chọc mình là hoang tưởng, vì từ trước đến nay làm gì có anh nuôi nào được chọn đi học sĩ quan, đó là chưa kể chỉ tiêu rất thấp, cả Bộ Hải Quân Mỹ mỗi năm chỉ chọn vài chục người, mà đa số là dân bên tác chiến, công nghệ hạt nhân hay điện tử. Còn dân bên hậu cần, lại là đầu bếp như Bi thì cơ hội có thể là một phần ngàn, nếu là may mắn.
Thế nhưng câu nói của ông Đại Úy cứ lởn vởn trong đầu Bi, đưa Bi vào mộng không biết bao nhiêu lần. Rồi nói nhớ tới những lần nghe ông ngoại kể về quân đội miền Nam, về những trận đánh bảo vệ miền Nam, rồi những gì nó nghe được về anh hùng hải quân Ngụy Văn Thà và các liệt sĩ Hoàng Sa. Bao nhiêu xúc cảm cứ dồn dập đè nén nó suốt mấy tháng trời, có khi đến nghẹt thở. Mùa đáo hạn nộp đơn vào tháng bảy sắp tới, Bi nhắm mắt làm liều, tới gặp ông Đại Úy tỏ ý muốn nộp đơn. Sau khi trình bày với ổng lí do Bi muốn làm sĩ quan, ổng mỉm cười nói:
- I know you will do this. I saw the inspiration in you. (Tôi biết là anh sẽ nộp đơn. Tôi thấy được sự khát khao trong anh).
Bi không nói cho ai biết về kế hoạch nộp đơn của mình, cả Andy cũng không hề biết. Hình như với Andy, lấy được cái chứng chỉ Chiến Binh kia đã là đỉnh cao của nghiệp lính rồi, nên Andy có vẻ thư giãn hơn, tranh thủ đi chơi nhiều hơn. Bi cũng không dám nói cho ông ngoại và mẹ, vì sợ "nói trước bước không qua", và cũng sợ mẹ lo lắng, vì đi sĩ quan cũng đồng thời với sự cam kết binh nghiệp ít nhất hai chục năm, vì lương và bổng của sĩ quan Mỹ thường cao hơn lương kỹ sư thâm niên mười năm. Đó là chưa kể những kiêu hãnh và sự tôn vinh của quân đội dành cho những sĩ quan lãnh đạo. Sự nghiệp sĩ quan cũng có nhiều hào quang và thử thách, mà cả hai thứ đó Bi đều muốn trải nghiệm trong đời.
Gởi xong bộ hồ sơ, Bi chỉ biết cầu nguyện ở Chùa mỗi khi có dịp ghé tới, hay nhiều khi thức khuya ngắm sao trời, Bi tự hỏi ngôi sao của mình có sáng hơn được chút nào không và âm thầm cầu nguyện vào khoảng không. Bi cầu những oan hồn thuyền nhân Việt trên đường tìm tự do và anh linh các liệt sĩ Hoàng Sa phù hộ cho Bi được trở thành một sĩ quan Hải Quân Mỹ để có cơ hội thực hiện ước mơ của mình. Nhiều khi Bi nghĩ có lẽ mình hoang tưởng thật rồi. Bi sợ.
Thời gian trôi qua thật nặng nề. Năm tài khóa sắp qua, chỉ còn vài ngày nữa là có kết quả tuyển chọn, Bi run rấy mỗi khi ông Hạm Trưởng lên micro nói điều gì, vì mỗi khi nghe tiếng của ông là Bi lại tưởng ông sắp thông báo kết quả tuyển sĩ quan năm nay. Cả tuần nay Bi không tập trung được làm điều gì cho ra hồn. Chiều thứ sáu, trong lúc Bi lo dọn dẹp bếp núc thì một giọng nói vang lên từ phía sau:
- Chúc mừng bạn. Bạn đã được chọn.
Bi quay lại thấy ông Trung Tá hạm trưởng cười rất tươi, đang chìa tay ra đợi Bi bắt lấy. Bi choáng váng mặt mũi, người ngả về phía sau và trượt té lên sàn nhà. Thật bối rối xấu hổ nhưng thật tình Bi không tài nào đứng dậy nổi, vì chân mềm như sợi bún, tim như ngừng đập. Ông Hạm Trưởng bước tới nắm tay Bi kéo lên. Ông mỉm cười thật hiền lành và nói:
- I know how you feel right now. It's amazing, isn't it. We're so proud of you. You deserve it. Sit down please and take a deep breath. We'll talk later. (Tôi có thể biết anh cảm nhận như thế nào ngay lúc này. Đúng là sự kì diệu. Chúng tôi rất tự hào về bạn. Bạn rất xứng đáng được chọn. Ngồi xuống và hãy hít thở sâu vào. Chúng ta sẽ nói chuyện sau).
Nói xong, ông trở lại buồng lái để cầm micro tuyên bố một sự kiện quá ư “kinh thiên động địa” trên chiến hạm: anh hạ sĩ đầu bếp được chọn đi học sĩ quan. Chỉ một vài giây thôi, cả tàu như náo loạn. Không phải chỉ mình Andy mà cả trăm thủy thủ chạy vào bếp để chúc mừng Bi. Bi nghẹt thở và nghẹt thở, không biết mình đã nói gì.
Lịch sử hải quân Hoa Kỳ rồi đây sẽ có trang kể về một anh lính Mỹ gốc nail, hay đúng hơn là một sĩ quan gốc Việt xuất thân từ thợ nail. Nước Mỹ không là thiên đường, cũng không phải là địa ngục, mà là trường đua. Mọi đích đến là những cơ hội mở. Tự anh phải nhập cuộc, vượt lên mà đạt tới.
Trần Du Sinh
- Từ khóa :
- nail
- ,
- Mỹ
- ,
- Hoa Kỳ
- ,
- Geylang
- ,
- Phố Đèn Đỏ
- ,
- San Diego
- ,
- hamburger
- ,
- Viết Về Nước Mỹ
- ,
- Du Sinh
Nghề nails là một nghề có học có thi nên không ngại nói ra đâu, vì biết bao nguời Việt mình mới qua vào hãng làm việc ngay ở vị trí assembler thì sao? Chúc may mắn