Hôm nay,  

Tháng Tư: Khóc Cho Một Đất Nước

21/04/201400:00:00(Xem: 13456)

Người viết: Lê Như Đức
Bài số 4190-14-29600vb2042114

Không phải chuyện nước Mỹ những là chuyện trong đầu nhiều thế hệ người Việt tại Mỹ. Tác giả sinh tại Saigon năm 1962, hiện cư trú tại Tulsa, Oklahoma. Nghề nghiệp: kỹ sư cơ khí, làm cho hãng Learjet, Wichita. Học vấn: cao học. Gia đình: vợ và ba con- hai gái, một trai. Góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, Lê Như Đức đã nhận giải bán kết 2001 và là một trong những tác giả được đặc biệt quí trọng.

* * *

Năm xưa tôi dùng tên cậu con trai út, Tuấn Khoa, để viết cho các diễn đàn trong nước và bên Âu Châu. Mặc dù không được đăng trên các diễn đàn trong nước, nhưng vẫn được một số người ghi nhận trong diễn đàn Đàn Chim Việt. Xin được viết lại những mong muốn cho quê hương chúng ta trong ngày mất nước năm nay.

*

Mỗi lần nhắc đến hai chữ Việt Nam, tôi đều nghĩ đến đời sống khốn khổ của hơn tám mươi triệu người dân nước tôi, chứ tôi không hề nghĩ đến một vài chục ngàn người được may mắn có một đời sống khá giả trong số họ.

Tôi nghĩ đến hằng ngàn ki lô mét vuông lãnh hải và lãnh địa của Việt Nam đang trong vòng kiểm soát của Trung cộng, chứ không nghĩ tới vài trăm căn nhà bán cho người ngoại quốc tới chơi Vũng Tầu.

Tôi nghĩ đến chín chục ngàn cô gái trẻ phải qua Đài Loan làm dâu, chứ không nghĩ đến những cuộc hôn nhân vội vã của những người Việt tha hương về cưới hỏi.

Tôi nghĩ đến những thất bại của nhà máy công nghiệp hạng nặng Dung Quất, những tham ô phá sản của tập đoàn tầu thủy Vinashin chứ không nghĩ đến những khách sạn bốn, năm sao trong những bãi biển cô lập dành riêng cho người nước ngoài ở Phan Thiết.

Tôi nghĩ đến những chủ trương cố tình lầm lẫn bauxite Tây Nguyên, những tham lam bất cẩn cho mướn rừng Việt Bắc chứ không nghĩ đến những tổ chức thi đấu bóng đá seagame ở Hà Nội.

Tôi nghĩ đến những người Việt kém học phải đi qua nước ngoài lao động cu li cực khổ với những đồng lương chèn ép, chứ không thấy cái văn phòng to lớn của một vài người làm cho các hãng ngoại quốc trong Sàigòn.

Tôi nghĩ đến các em bé cô đơn sống lạc bầy trên đất Campuchia, đất Thái phải sớm làm những việc mà cả những người vô cảm cũng phải rùng mình, chứ ít để ý đến các em được ngồi học trong những trường tư thục ở Nha Trang.

Tôi nghĩ đến những người dân chài Quảng Ngãi, Nghệ An bị tầu lạ húc đắm, bị bắn chết xác thả trôi trên biển Đông cùng với bốn cái tốt của cựu chủ tịch Giang Trạch Dân: “Láng giềng tốt; Bạn bè tốt; Đồng chí tốt; Đối tác tốt”

Tôi nghĩ đến những người tù lương tâm bị giam cầm hằng chục năm chỉ vì ôn hòa đòi hỏi dân chủ, vì giúp dân oan kiện cưỡng chiếm đất hay vì tố cáo các đảng viên tham ô.

Tôi nghĩ đến cái chương trình giáo dục có mưu toan theo hệ Mác Lê, chứa đầy thù hận đấu tranh giai cấp, nhồi nhét, tẩy não trong đầu thanh thiếu niên ở nước tôi.

Tôi đang nghĩ đến tuổi trẻ và tương lai của nước tôi sẽ đi về đâu trong một cái thể chế mà ngay cả cái tên cũng thật quái lạ, tù mù khó hiểu, đã và đang tiếp tục bịp bợm cho tất cả người trên thế giới khi nghe: “Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa”.

Vâng thưa bạn, chính là cái tên được nhào nặn từ những con người ít học có một lúc điên rồ, đú đởn đã hợm hĩnh tự phong “đỉnh cao của trí tuệ” mà tôi xin phép bạn được nhắc lại thêm một lần nữa: Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa.

À, như vậy là trong nước tôi chính quyền chỉ mới đang mù mờ ngồi định lại hướng đi chứ chưa chắc gì đi đã đúng hướng. Bạn nghĩ sao về đất nước và tương lai thế hệ đàn em của chúng ta trong trường hợp nếu ta hướng họ đi không đúng đường như thế hệ chúng tôi năm xưa.

Thế hệ chúng tôi đã có không ít người hy sinh cả tương lai, nghe lời tuyên truyền của đảng cộng sản tự nguyện bỏ trường lớp vào nông trường đào mương để đề cao vô sản chuyên chính. Thế hệ chúng tôi đã có biết bao nhiêu người gia đình nát tan, phải nối đuôi nhau vào vùng kinh tế mới để đào sắn trồng khoai vì cha là sĩ quan của chế độ Việt Nam Cộng Hòa hay mẹ là thành phần tư sản. Thế hệ chúng tôi đã không thiếu gì những người tự từ bỏ giai cấp trung lưu nhẩy vào giới vô sản công nhân để mơ mộng có ngày được tẩy sạch tử tội “bóc lột người”. Thế hệ tôi đã có những thanh niên phải vượt biên chỉ vì lý lịch không sạch để vô được đại học. Một số không nhỏ đã bị bắn chết, vất mất xác. Một số may mắn đến được bến bờ và mới đây được nghe nhà nước gọi mời về với một mỹ từ ân cần tha thiết “khúc ruột ngàn dặm” qua nghị quyết số 36 của bộ chính trị trung ương đảng cộng sản.

Bạn tôi có những người lý luận sâu sắc, văn chương trôi chảy nhưng ở lại để đi bán chợ trời, làm phu khuân vác. Lớp tôi có những người giỏi chuyên Toán, chuyên Lý để rồi làm nghề xem tướng, coi chỉ tay. Cho dù họ có vô được đại học thì cũng chỉ được nhồi nhét ba cái tư tưởng chính trị lỗi thời, phản khoa học mà ngay chính cái dân tộc phát minh ra nó đã nghê tởm vất sọt rác không tiếc nuối. Học có được ra trường thì lúc nào cũng lại phải đóng kịch làm con vẹt ngu dốt miệng luôn tung hô sự sáng suốt tài tình lãnh đạo của đảng, của lãnh tụ để chứng minh tư tưởng thông suốt, tỏ lòng son sắt mà yên sống qua ngày.

Tôi may mắn tới được Mã Lai để bước vào cổng đại học Hoa Kỳ lấy được chút ít bằng cấp và được tuyển dụng trong cơ quan không gian. Bạn nghĩ tôi thông minh, tôi tài giỏi hơn những người trong nước à? Không đâu. Hãy đọc kỹ lại những bài đăng trên những websites “lề trái” mà các bạn trong nước lý luận để thấy Việt Nam ta có bao người tài giỏi gấp trăm lần tôi nhưng sao cuộc đời bế tắc không ngoi lên được. Kiến thức gấp bội nhưng sao không thể cống hiến cho quốc gia mà lại bị quản chế tại gia? Bằng cấp Luật đầy người nhưng sao phải lái xe đò, bán hàng lẻ, tránh chuyện chính giới? Có muốn tiến thân thì cũng lại phải thêm một lần nữa từ bỏ giai cấp nghèo đói, bán lương tâm, quên đạo đức nhẩy vào băng tham nhũng làm bạn với đám côn đồ tư bản đỏ. Đó là con đường duy nhất và tất yếu của Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa mà những kẻ độc tài mù quáng, một tập đoàn lãnh đạo tham lam mất hết khả năng biết xấu hổ đang định hướng cho tương lai của cả một dân tộc.

Không, tôi không muốn thế hệ đàn em của tôi lại đi vào con đường tệ hại hơn thế hệ của tôi năm xưa. Không, tôi không muốn thế hệ đàn em của tôi lại bị tiếp tục lừa bịp như thế hệ của bạn tôi năm xưa. Không, tôi không muốn thấy thế hệ đàn em tôi trở thành những con vẹt kêu oang oang những lời trống rỗng qua ngày hay những cỗ xe cọt kẹt, bít bùng khập khễnh lăn. Không, tôi không muốn nghe thế hệ đàn em tôi phải nấc lên những câu ca bi ai “Việt Nam tôi đâu” qua những đêm khuya từ trong tù giam tăm tối. Không, tôi không muốn nhìn thấy thế hệ đàn em tôi phải đứng một mình u buồn lạnh lẽo trên đại lộ Sri Ayuthaya, Bangkok để bán thân hằng đêm.


Vâng, tôi muốn thế hệ của chúng phải được chăm bón bằng những đất đai mầu mỡ của tự do, của dân chủ chứ không bằng những kinh điển khô cứng xã hội chủ nghĩa như bạn của tôi đã bị nhào nặn hôm xưa. Vâng, tôi muốn chúng thật hiểu thế nào là dân chủ và phải được sống trong tự do. Đây chính là mạch sống duy nhất, là điều kiện cốt lõi để chúng có đủ trí dũng trong tương lai đảm bảo cho dân tôi có cơm no áo ấm ngày ngày, biên giới nước tôi không bị xâm phạm. Đây cũng chính là quyền căn bản để chúng sống, là những ha`nh trang phải có để chúng ngẩn cao lên với đầy tài năng xứng đáng lãnh đạo quốc gia tôi qua cơn quốc nhục.

Câu chuyện về một đứa trẻ Việt Nam mồ côi không nơi nương tựa tên Philipp Roesler trở thành phó thủ tuớng của nước Đức đã làm bạn và tôi nức lòng hãnh diện khi nghĩ tới. Xin tự hỏi, ở Việt Nam, một người không có cha là đảng viên gộc như Philipp, liệu có thể thành phó thủ tướng?

Lại xin hỏi thêm: người Việt hải ngoại có cả trăm ngàn chuyên viên tài ba trong nhiều ngành nghề, tại sao không ai có thể trở ve góp phần xây dựng đất nước?

Có lẽ bạn cũng không lạ gì bầu cử ở cái nước tự hào dân chủ gấp trăm lần các nước tư bản bóc lột là chỉ được bầu theo ca´c danh sa´ch đã được să´p xê´p tư` trươ´c. Đây chính là lý do mà cái quái thai Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa đã đẻ ra một lãnh đạo thất học chuyên nghề hoạn lợn Đỗ Mười được kinh tế gia Harvard Tony Oánh giải thích hoài đến khi về hưu cũng chưa hiểu được hai từ “lạm phát” là gì.

Câu chuyện về bọn “Thái tử đảng” Nguyễn Thanh Nghi, Nguyễn Xuân Anh, Lê Trương Hải Hiê´u, con trai của thủ tướng, của trưởng ban tổ chức trung ương, của ủy viên bô? chi´nh trị trở thành phphó bí thư tỉnh uỷ Kiên Giang, pho´ bí thư thành ủy Đà Nẵng chắc chắn đã làm bạn có nhiều ưu tư thắc mắc?

Bạn nghĩ họ có đủ trí tuệ, mưu lược khôn ngoan để đưa dân ta qua cơn nghèo đói hay chi? đầy mánh lới thao túng quốc khố, làm giầu cho riêng bản thân trong một thể chế đa?o điên, điên đảo Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa mà cha ông chúng lươn lẹo cố tình tạo dựng lên để tác yêu, tác quái trên đầu muôn dân.

Tôi chắc chắn ở trong nước bạn cũng ít nhiều nghe và thấy những tù nhân lương tâm mang trọng tội tuyên truyền chống nhà nước xã hội chủ nghĩa hay lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm nhà nước xã hội chủ nghĩa. Xin hỏi bạn một điều mà mọi người, trong ngoài nước, ai ai cũng biết rõ cái thể chế này là tư bản hay đội lốt xã hội chủ nghĩa?

Các đảng viên cộng sản đều được có tài sản riêng, được buôn bán tự do, thu mua hằng chục bất động sản, có bạc triệu trong nhà băng Thụy Sĩ thì làm sao mang danh vô sản chuyên chính? Định hướng nào mà lại có cả thị trường chứng khoán, có tập đoàn buôn bán đâ`u tư, có casino đánh bạc và có cả trung tâm dịch vụ môi giới lấy chồng Hàn quốc. Như vậy phải xử những tù nhân lương tâm này tuyên truyền chống nhà nước Định hướng tư bản chủ nghĩa mới lột được hẳn hết cái lưu manh luật rừng của đảng cộng sản đã và đang ngồi chồm hổm lên cả tòa án lẫn nghị trường Quốc Hội.

Cựu thủ tướng Trung cộng Lý Bằng phải ngậm ngùi thú nhận: “Chúng ta chả có ai hiểu chủ nghĩa xã hội là gì. Chúng ta chỉ nhìn nhau nói dóc mà thôi”. Nói dóc chưa đủ, chúng còn bỏ tù những ai không chịu theo chúng nói dóc mới thật đại họa cho người dân vô tội nữa, bạn ơi.

Những “người đầy tớ trung thành, tận tụy của nhân dân” hay “công bộc của nhân dân” cứ luôn tận tụy hết lòng bỏ tù nhân dân vì những lý do thật mỉa mai, khôi hài và ấu trĩ đến nỗi nhà toán học Ngô Bảo Châu phải than: “Có cố tình làm mất thể diện quốc gia, chắc cũng khó mà làm hơn mấy ông bà này”.

Năm xưa Hồ Chí Minh tỏ ước muốn bán nước qua chiêu bài “dẫn năm châu đến đại đồng”. Ngày nay con cháu của y, theo lời dậy, đang tìm cách “đồng đại” nước Việt vào Trung quốc qua việc bỏ tù những ai lên tiếng “Hoàng sa, Trường sa là của Việt Nam”.

Ải Nam Quan với câu nói đi vào lịch sử của Nguyễn Phi Khanh dậy con trai Nguyễn Trãi “Con là người có học có tài, nên tìm cách rửa nhục cho nước, trả thù cho cha. Như thế mới là đại hiếu” đã được Việt cộng hiến dâng Tầu cộng qua hội nghị Thành Đô cùng với Thác Bản Giốc. Thác cũng đã được đổi tên, được mở rộng phát triển thành địa danh du lịch và du hí của các Đại Hán quan.

Biên giới của con cháu Tần Thủy Hoàng sẽ vươn dài tới mũi Cà Mau không lâu. Ngoài khơi Bạc Liêu đã có đầy “Tầu lạ” kiểm soát, kiểm tra và sẵn sàng nổ súng đánh đắm tầu Việt khi xâm phạm đường lưỡi bò vạch rõ lãnh hải của nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Quốc trải dài từ Trung Nam Hải xuống tận hải đảo Nam Dương.

Biên giới của con cháu Quang Trung Hoàng Đế, của Hưng Đạo Vương, của Trưng Nữ Vương sẽ thu ngắn từ đại lộ Bolsa tới đại lộ Westminster, khu Little Sàigòn, vùng Nam California, Hợp Chủng Quốc.

Anh là ai sao không biết đau khi thấy người dân Việt bị Tầu phù bắn chết? Anh là ai sao không biết nhục khi đất nước mình từ từ mất vào tay các đồng chí nước ngoài. Anh là ai sao không thấy tủi khi chị em của anh phải đi lấy chồng Đài Loan? Anh là ai sao không thấy buồn khi cha anh phải đi làm cu li xứ người. Xin hãy tự hỏi chính lương tâm của anh: anh là ai? Việt hay Tầu.

Hy vọng bạn hiểu cho tại sao có những lúc người hải ngoại nóng nẩy lên tiếng chống đối và được một số người trong nước, nghe tuyên truyền, cho là vẫn còn mang nhiều hận thù chiến tranh của năm xưa hay còn tiếc nuối chế độ cũ, nuôi mộng lật đổ để thỏa mãn những tự ái vặt của ngày thua trận hôm qua.

Không, chúng tôi không muốn chiến tranh. Không, chúng tôi không muốn máu đổ. Không, chúng tôi không muốn dân mình làm nô lệ, thuộc quốc cho ngoại bang. Chúng tôi chỉ muốn người dân tôi có được tự do, đất nước tôi có dân chủ để thế hệ đàn em của chúng tôi có cơ hội được phát triển như tôi may mắn có được và bạn tôi đã bị bắn gục khi đi tìm nó năm xưa.

Hãy trả lại dân chủ cho dân tộc tôi. Phải trả lại tự do cho người dân tôi. Xin đừng biếu không đất nước ngàn năm cho người đồng chí thâm độc, người anh em tham lam môi hở răng lạnh của đảng cộng sản Việt Nam.

Bạn nghĩ đòi hỏi này có quá đáng làm mất ổn định cho xã hội bạn đang sống hay không? Nếu có thì xin thưa cả cái thế giới này đều mất ổn định trừ bốn nước còn lại trong hệ thống độc tài, độc đảng mang danh xã hội chủ nghĩa mà những kẻ lãnh đạo bịp bợm “tư bàn đỏ” đã và đang tìm mọi cách tuyên truyền, lừa dối mọi người, lừa dối ngay cả các “đồng chí cách mạng lão thành” của chúng.

Chúng ta hãy cùng nhau khóc cho một đất nước nghèo đói, tụt hậu và điêu tàn của quê hương Việt Nam hôm nay.

Ngày vong quốc năm 2014

Lê Như Đức

Ý kiến bạn đọc
02/05/201406:00:32
Khách
Thứ trưởng gì mà nói chuyện cung đàn lạc điệu quá đi. Nếu mấy ông muón thực sự hoà hợp, hoà giải,thì mấy ông làm ơn làm chuỵen đó với người trong nước, nhũng dân oan, những tiếng nói yêu nước đang bị cầm tù đày đoạ. Chúng tôi ở ngoài này không cần đến chuỵen đó. Tới lúc này mà còn nói chữ Đe quoc Mỹ, nghe sao vo duyên quá. Tien đo la xanh cua nguoi ta thì ham, mà chui người ta cũng vẫn chui. Chơi như vậy thì chơi với con cún ông nhá! Va Xin ông đùng quàng vào cổ chúng tôi danh từ" bà con ở hải ngoại" vì tụi tui sợ quá , bỏ chạy qua tới đây rồi. Không có là bà con gì với may ông hêt. Nguoi viet ở đây có đứa bị phỉnh thì theo ông về bên đó thôi chứ người có suy nghĩ khong làm chuỵen xuẩn ngốc như vậy để bị chui cho thui đầu. Ong tong thong tui tui có mot câu nói bất hủ" Đừng nghe những gi cong sản nói, mà hay nhìn kỹ nhướng gí cọng sản làm". Chí lý lắm thay!
01/05/201401:07:21
Khách
Thù oán kéo dài làm đất nước yếu đi...
http://www.tienphong.vn/xa-hoi/dung-cam-chan-thanh-de-hoa-giai-thu-han-701043.tpo
(1) Đế quốc Mỹ đã gây ra bao đau thương tang tóc cho nhân dân hai miền Nam Bắc. Thế mà đối với Mỹ chúng ta còn khép lại quá khứ, khép lại một trang sử rất đau thương để nhìn về tương lai hòa bình, ổn định và hợp tác. Vậy tại sao không tha thứ, hòa hợp với những người cùng một dân tộc, cùng một đất nước?
Tôi là một trong những người tiên phong. Khi tôi đến thắp nhang tại nghĩa trang Biên Hòa, đã có nhiều người lên án, đòi đưa tôi ra xử lý, rằng tại sao một thứ trưởng đương nhiệm, một quan chức cao cấp lại đến thắp hương tại nghĩa trang của quân đội chính quyền Sài Gòn trước đây. Nhưng nhờ những hành động như vậy mà nhiều người Việt ở hải ngoại chịu gặp, tiếp xúc với tôi.Nếu chúng ta không dám làm những việc dũng cảm mà chỉ nói theo cứng nhắc thì trong nước cũng ít người nghe, chứ không nói đến bà con ở hải ngoại.
(2) Trong chuyến đi Trường Sa lần này, chúng tôi cũng sẽ có một bước đi rất mạnh dạn là sẽ tổ chức một lễ cầu siêu tại đảo Trường Sa lớn cho những anh hùng liệt sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam đã hy sinh bảo vệ chủ quyền biển đảo, cũng như những sĩ quan, binh lính quân lực Việt Nam Cộng hòa đã ngã xuống để bảo vệ Hoàng Sa năm 1974.
Họ cũng là con dân Việt sẵn sàng hy sinh tính mạng để bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc mà tổ tiên để lại từ lâu đời. Chúng ta phải vinh danh, cầu siêu để họ được siêu thoát. Họ cũng như những anh em của chúng ta đã hy sinh ở đảo Gạc Ma năm 1988. Tôi cho rằng, đó đều là những sự hy sinh rất xứng đáng vì toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải của Tổ quốc. Xương thịt họ đã hòa vào biển, trở thành một phần của lãnh thổ, biển đảo của Tổ quốc.
23/04/201405:49:37
Khách
It is great writing. Thank you very much to express those thought. If all of us always remember the day and the way we escape Viet Nam, we should not send back home ( Viet Nam) even one cent. We do not travel or visit Viet Nam when Viet cong is still present. We do not buy anything made in Viet Nam. Viet cong will die soon.
22/04/201403:49:48
Khách
Cảm ơn tác giả đã nói lên cảm nghĩ thay cho hầu hết tất cả những ngừoi Việt tỵ nạn tha hưong mỗi năm tới ngày tháng tư . Không biết tới bao giờ cơn ác mộng 39 năm nay mới chấm dứt. ..
22/04/201400:25:08
Khách
Bai hay qua!!!.
21/04/201422:49:31
Khách
Mot bai viet qua hay va qua sau sac. Cam on ban.
21/04/201415:48:23
Khách
Well said about VN communist regime, great writing.
21/04/201412:40:21
Khách
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,162,176
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”
Nhạc sĩ Cung Tiến