Hôm nay,  

Mảnh Trời Nhỏ

17/04/201400:00:00(Xem: 14187)

Tác giả: Thái NC
Bài số 4186-14-29596vb5041714

Bài mới của tác giả là một chuyện tình si, đứt đoạn vì biến cố tháng Tư, gặp lại ngỡ ngàng trên đất Mỹ. Thái NC đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XII, 2012. Ông tên thật là Nguyễn Cao Thái, sinh năm 1959 tại Huế, vào Saigon 1968, vượt biển đến Mỹ 1979, hiện định cư tại San Jose, CA.

* * *

Tôi quen chị Châu ngay hôm đầu tiên chị vừa dọn đến.

Hôm đó, khi vừa tan học về, tôi quăng vội tập vở lên bàn và tò mò nhìn một việc kỳ lạ đang xảy ra ở nhà bên cạnh.

Gọi là kỳ lạ vì xóm tôi ở vốn là một khu tạp nhạp. Hầu hết các gia đình ở đây thuộc lớp bình dân lao động. Họ nếu không là quân nhân thì cũng là tài xế taxi, xích lô…Ai nấy đều an phận thủ thường, có mái nhà nghỉ ngơi sau một ngày cực nhọc là đủ. Hình như không ai có ý tưởng (hay khả năng) dọn đi nơi khác. Cho nên, việc căn nhà kế bên đổi chủ đã khiến tôi chú ý theo dõi.

Thấy tôi đứng nhìn, chị Châu tiến lại làm quen:

- Ở đây à?

Tôi gật đầu:

- Tên gì?

- Tuấn.

..Chỉ vậy thôi chúng tôi đã quen nhau.

Từ lâu, nhà tôi có lẽ vắng người nhất xóm. Chỉ ba mẹ con thui thủi. Ba tôi vắng nhà luôn vì cuộc sống quân ngũ.Thỉnh thoảng về phép, ông vẫn dắt mẹ con tôi dạo phố, coi hát,và sắm đồ cho anh em tôi. Nhưng những lần phép ngắn ngủi không bù được tháng ngày xa vắng. Từ khi có đủ óc nhận định, tôi vẫn thắc mắc và bất bình với sự vắng nhà của ông. Tôi thèm được như thằng Bình ở cuối xóm. Ba nó chạy xích lô máy. Mỗi ngày ông đến đón nó ở trường. Khi xe đến đầu xóm, thằng Bình ngồi trên xe vừa khoác tay vừa la: “Tránh ra! Tránh ra!” để hù tụi tôi, những thằng đi bộ.

Bao nhiêu tình thương tôi dành cho mẹ, nhưng bà lại quá nghiêm khắc. Mặc dù sau này khi lớn lên, tôi hiểu và thông cảm bà phải kiêm thêm nhiệm vụ của ba tôi để dạy dỗ con cái. Nhưng đã lắm lúc tôi vẫn tủi hờn vì bà kèm tôi ra61t nghiêm khắc, từ việc học hành, đến lời ăn tiếng nói.Do đó, sự hiện diện của chị Châu bên cạnh là một điều hạnh phúc trong quãng đời thơ ấu.

Nhà tôi đã vắng, nhà chị lại càng đơn chiếc hơn. Chỉ hai mẹ con. Ba của chị Châu cũng là lính chiến đóng ở miền xa. Vì thế mà cô Ba và mẹ tôi thân nhau lắm, đồng cảnh sinh tình mà.

Năm đó tôi chuẩn bị thi vào lớp đệ thất, bước thử thách đầu tiên của đời học sinh. Còn chị Châu thì học ở Trưng Vương, hơn tôi ba lớp. Mỗi chiều tôi thường qua nhà cô Ba để chị Châu kèm thêm. Thực ra tôi học rất khá và đầy tự tin trong kỳ thi sắp tới. Học thêm chỉ là cái cớ để tôi gặp và nói chuyện với chị Châu mà thôi. Làm xong vài bài toán là tôi có thể nhâm nhi ly chè ngọt lịm chị để dành sẵn, hay có khi vài cái bánh làm ở nhà, rồi thong thả kể cho chị nghe những chuyện vui ở trường và tâm sự vụn…

Tôi đậu vào Võ Trường Toản như ý muốn, mỗi ngày lại ngồi sau xe chị Châu chở đi học. Trưng Vương và Võ Trường Toản chỉ cách nhau một con đường nên thật tiện. Mỗi buổi trưa sau khi chuẩn bị xong, đợi chị Châu dắt xe ra khỏi nhà là tôi nhảy lên yên sau. Một tay vịn dưới yên, tay kia giữ hai chiếc cặp, hai chị em thơ thới ra đi.

Từ nhà tôi đến trường phải qua một cái cầu. Những khi trời mát mẻ và vắng xe, chị Châu thường lấy đà từ xa để lên dốc. Nhưng khi trời nắng chang chang, thấy chị gò lưng đạp, mồ hôi ướt đẫm cả lưng, trông thật tội nghiệp. Tôi đề nghị dừng xe lại bên dốc này dốc, xuống xe đẩy và lon ton chạy theo đến chân cầu bên kia mới lên đi tiếp. Nhưng như vậy cũng không ổn, vì lúc xe cộ đông đảo, tôi chạy theo sau quá nguy hiểm, chị Châu không chịu. Tôi đề nghị để tôi chở. Thử mấy ngày thấy tôi lên cầu phom phom, tay lái vững vàng, chị Châu mới yên tâm chịu ngồi sau giữ cặp.

Dạo đó chị Châu học lớp chín và đã có mấy anh lớn hơn ở Võ Trường Toản ngắm nghé. Thấy chúng tôi đi chung tưởng là hai chị em, nên đến làm quen với tôi. Khi thì cây cà-rem, khi thì thỏi kẹo kéo…cũng chỉ để hối lộ những câu hỏi: “Chị em tên gì? Học lớp mấy? Nhà ở đâu v..v…” Khi ra về lại cũng có mấy anh khác kè kè theo sau, nói mấy câu gì đó không rõ, chỉ thấy chị Châu thúc sau lưng ra hiệu đạp lẹ lên mà thôi.

Từ năm lên lớp bảy, tôi không đi học với chị Châu nữa vì khác buổi. Mẹ tôi sắm một chiếc xe đạp để tôi đi một mình. Tuy vậy tình thân giữa tôi và chị Châu vẫn không suy giảm mà ngày một đậm đà hơn. Trong nhà chị, ngoài những đặc san Tuổi Ngọc, Hoa Tím…loại dành cho tuổi mới lớn, không hiểu từ đâu mà còn một rừng tiểu thuyết, truyện dịch cho tôi tha hồ nghiền ngẫm. Cho nên, khi những thằng bạn cùng trang lứa với tôi lúc đó chỉ mới dám Mơ Thành Người Quang Trung với Duyên Anh. Say mê những Bồn Lừa, Hưng Mập, Dzũng ĐaKao… thì tôi đã bắt đầu làm quen với các tác giả ướt át hơn nhiều như Hoàng ngọc Tuấn, Nhã Ca vv…Hay có khi còn thả hồn phiêu bạt cùng Cậu Hoàng Con của ông phi công Exupery tới những hành tinh xa lạ.

Có phải vì vậy nên đầu óc tôi sớm nẩy nở! Khi đến tuổi mà tôi và các bạn bắt đầu đổi giọng trở nên ồ ề khó nghe, mặt lấm tấm vài mụn trứng cá, cùng những bìến đổi sinh lý thầm kín khác. Chúng tôi bắt đầu trò chơi người lớn. Trò chơi mà biết bao lớp đàn anh đã từng đi qua, ít nhất một lần trong đời.

Mỗi chiều tan học, các bạn tôi mỗi đứa chiếm một góc, đợi tà áo trắng cô bạn láng giềng Trưng Vương đi ra. Trong khi bạn tôi đang ngẩn ngơ trông theo, không một bóng hình nhất định, thì tôi đã có một người.

Những ngày tháng sau này, tình cảm tôi dành cho chị Châu dần dần thay đổi. Đầu tiên tôi xưng là “Tuấn”, không phảii “em” như xưa kia. Khi kêu “chị Châu”, tiếng “chị” cũng thật nhỏ như không có. Tôi muốn xóa bỏ hình bóng người chị trong đầu để có thể tiến lên làm một người bạn. Với tôi, tất cả những gì hay đẹp, dịu dàng của người con gái đều có ở chị. Tự hồi nào chị Châu đã chiếm trọn tâm hồn tôi không chừa một kẽ hở. Tôi nhìn các cô gái khác cùng trang lứa với đôi mắt dửng dưng. Và cũng có lúc lắng nghe trái tim ghen hờn, khó chịu khi thấy chị Châu nói chuyện với một người con trai nào khác.

Không hiểu tôi sẽ ôm mối tình si bao lâu, và làm cách nào gỡ thoát nếu không có những biến cố dồn dập làm thay đổi hẳn cuộc sống.

*

Cuối năm 74, khi tình hình chiến sự chưa sôi động lắm tôi cùng chị Châu hăng hái tham dự trại họp bạn Hướng Đạo toàn quốc tại Tam Bình, Thủ Đức. Tôi chỉ mới là một Kha sinh, chị Châu đã là bầy trưởng của một bầy sói con. Đối với bất cứ Hướng đạo sinh nào, tham dự trại họp bạn là điều không thể nào bỏ qua vì đây là dịp ghi lại nhiều kỷ niệm tươi đẹp.

Trong các ngày trại, một sinh hoạt được hầu hết các trại sinh tham gia là màn trao đổi huy hiệu. Đây là một trò chơi có tính cách truyền thống và mang nhiều ý nghĩa nhất. Mỗi trại sinh thủ sẵn một số huy hiệu của đơn vị mình, khi gặp trại viên của đơn vị khác, có thể lại làm quen và đề nghị trao đổi làm kỷ niệm. Phần đông mọi Hướng đạo sinh đều thích tự tay dùng lưỡi lam rạch lấy huy hiệu đã mang trên tay áo bạn, và nếu gặp được những trại viên đến từ miền xa như Huế, Komtum, Cà Mau…thì huy hiệu càng hiếm và quý.

Dĩ nhiên tôi cũng hăng hái tham gia. Một hôm thấy chị Châu từ xa, tôi lại gần nghiêm trang chào theo kiểu Hướng Đạo, làm như chưa bao giờ quen biết.

- Chào chị, tôi là Tuấn, đạo Đông Thành.. Huy hiệu chị đẹp quá, tôi muốn trao đổi có được không?


Hơi bất ngờ, nhưng chị dễ dàng hiểu ý:

- À…tên tôi là Châu, đạo Cửu Long. Được chứ anh!

Tiếng “anh” làm tôi choáng váng mặc dù chỉ trong trò chơi. Sau khi nhường chị rạch trước, tới phiên tôi lúng túng thế nào đã cắt ngang phần áo gần vai đang mang huy hiệu của Châu. Chiếc áo rộng theo gió căng phồng để lộ một phần ở gần vai. Khoảng da trắng ngần dưới làn áo làm tôi bối rối.

- Tuấn…Tuấn xin lỗi.

Chị Châu cũng đỏ mặt, nhưng nhanh ý xếp chiếc nón đang đội nhét vào cầu vai che lại khoảng áo bị rách và vội vã đi về lều.

- Không sao, tôi còn cái khác. Chào anh.

*

Sau kỳ trại, tôi về với tâm tư xáo trộn. Chị Châu không giận làm rách áo, nhưng chính tôi cảm thấy nguợng ngùng.

Thần tượng trong tôi đang biến đổi trạng thái. Tôi vẫn yêu mến chị như thuở nào, nhưng nay trong niềm thương mến đó đã xen lẫn sự ham muốn của thể xác. Khoảng da trắng ngần của chị Châu như ngọn đèn pha chói lòa trong óc tôi những đêm thâu trằn trọc. Tôi đặt mảnh áo cắt đuợc của chị dưới bao gối để có thể ấp ủ hằng đêm. Mảnh áo như cánh cửa sổ, từ lâu vẫn đóng kín vùng trời bí mật bên trong mà tôi vô tình một lần phá vỡ, để chứng kiến, dù đó chỉ là một mảnh trời nhỏ bé.

Những đòi hỏi của dục tình ngày càng mãnh liệt. Tôi khổ sở lắm. Tôi nào muốn như vậy đâu? Nhưng dù tôi có đè nén và chối bỏ cách mấy cũng vô ích. Nó đã hoàn toàn điều khiển, dẫn dắt tôi từ mảnh trời này sang vùng trời khác, bao la hơn, quyến rũ hơn. Đến nỗi tôi phải tránh gặp mặt chị Châu vì sợ chị sẽ đọc đuợc tư tưởng tôi qua ánh mắt.

*

Tình hình biến đổi mau lẹ đã đưa sự sụp đổ của toàn đất nước vào một ngày cuối tháng tư. Tôi tạm quên nỗi niềm riêng để buồn chung với cả nước, qua tìm chị Châu để chia sẻ thì… chị đã đi mất rồi. Cô Ba gởi chị theo gia đình người chú Hải Quân có tàu vượt thoát. Cô ở lại chờ chú đang còn kẹt ngoài miền trung, chưa rõ tin tức.

Tối hôm đó tôi đã khóc.

Khóc cho đất nước thay đổi, tương lai mờ mịt.

Khóc vì thấy lá cờ vàng ngày nao kính ngưỡng, đang thất thế sa cơ.

Và khóc, vì tôi nhớ chị Châu lắm.

*

- Tuấn đang nghĩ gì ?

Tôi giật mình trở về với thực tại. Trái đất thật tròn. Không ngờ mình có thể gặp lại chị Châu trên xứ lạ quê người này. Duyên số chăng? Hay là định mệnh? Nếu tuần trước tôi không ghé qua một chợ Việt Nam để mua cà phê, ra về vội vã đụng phải người đàn bà đang đi vào…thì có lẽ những kỷ niệm êm đềm ngày xưa sẽ vĩnh viễn chìm vào dĩ vãng. Định mệnh lại sắp đặt cuộc hội ngộ ở một thời điểm không sớm và cũng không muộn. Khi mà chỉ mới mấy tháng trước tôi chia tay với Trang, chấm dứt mối tình sau một năm trời vun đắp. Những khác biệt căn bản giữa tôi với Trang không thể san bằng.

Còn chị Châu, chị cho tôi biết chị đã ly dị với người chồng ngoại quốc, đem theo đứa con gái mang hai dòng máu Mỹ-Việt từ miền đông giá buốt về Cali tìm lại hơi ấm và đồng hương.

Minh Châu, người con gái một thời tôi đã tôn thờ và thương yêu ngây dại giờ đây là một thiếu phụ đang rực sức sống. Tôi lặng lẽ nhìn nàng thật lâu, so sánh với một chị Châu của mười hai năm trước.

- Châu lạ lắm sao? Nhìn hoài vậy?

- Không, Tuấn chỉ thấy chị vẫn đẹp và không khác ngày xưa bao nhiêu.

- Thật không? – Nàng mĩm cười – Châu già rồi. Con cái đầy đàn mà đẹp nỗi gì!

Tôi cũng cười theo. Ô hay chỉ một đứa mà Châu nói con cái đầy đàn. Hơn nữa không phải các cụ vẫn bảo: gái một con ngó mòn con mắt hay sao? Tôi nhận ra một cách tự nhỉên, nàng đổi cách xưng hô thân mật hơn. Từ vẫn gọi là “chị” hôm mới gặp lại, nàng đã xưng “mình” trong những lần nói chuyện sau. Đêm nay, trong không khí vũ trường đầy tiếng nhạc, nàng lại xưng “Châu” một cách thân ái.

- Tại sao Tuấn chưa lấy vợ, gần ba mươi rồi còn gì?

- ?

- Vẫn còn mơ mộng quá phải không?

- Tuấn cũng…già rồi. Còn gì nữa mà mơ mộng! Chưa gặp người hiểu mình mà thôi.

Nàng cười khi tôi nhắc lại điệp khúc “già rồi”, nhìn tôi hỏi:

- Nếu có người thực sự hiểu Tuấn, nhưng lại có những vấn đề khác, thì sao?

- Với Tuấn, đời sống chỉ thực sự hạnh phúc khi có người hiểu mình… Còn lại, có lẽ không là vấn đề quan trọng.

- Thiệt không?

Tôi mỉm cười, để ba ngón tay lên trán chào theo kiểu Hướng Đạo ngày xưa, dõng dạc đọc:

- Điều luật số một: Hướng đạo sinh trọng danh dự và lời nói để ai ai cũng có thể tin lời nói của Hướng đạo sinh.

Minh Châu cũng cười theo reo lên

- Vẫn còn nhớ sao? Hồi đó… vui nhỉ? Nhớ một lần Tuấn hư quá làm rách áo của Châu.

Trong khoảnh khắc, tôi bỗng tìm lại được ở nàng hình dáng “chị Châu” của ngày xưa cũ. Có nên cho Minh Châu hay mảnh áo cắt được năm xưa tôi vẫn còn giữ đến ngày nay. Tôi trân quý nó như một kỷ vật đã đánh dấu một khúc rẻ quan trọng của quảng đời niên thiếu.

Chúng tôi bỗng trở nên yên lặng. Một người theo đuổi một ý nghĩ riêng, thỉnh thoảng bốn mắt chạm nhau, cố tìm hiểu đối phương đang nghĩ gì.

Nhạc lại trổi điệu Boston nhẹ nhàng. Bản Chuyện Tình Buồn được nhiều cặp hưởng ứng. Minh Châu nhìn tôi, phá tan bầu không khí trầm mặc:

- Châu thích bản này.

Uyển chuyển theo tiếng nhạc, Minh Châu âu yếm dựa đầu lên vai tôi thì thầm:-Năm năm rồi không gặp, từ khi em lấy chồng. Năm năm rồi trở lại, thương góa phụ bên song… Chỉ năm năm xa cách bao chuyện đổi thay, huống chi hơn mười năm. Mình không như xưa nữa, phải không Tuấn?

Khẽ liếc xuống đôi cánh tay trần đang quàng qua cổ. Những sợi lông măng phơn phớt dưới ánh đèn mờ ảo như đang mời gọi. Cả một bầu trời đang mở rộng dưới mắt. Bầu trời mà mới ngày nào chỉ một mảnh nhỏ qua khung cửa hẹp đã gieo vào tâm trí tôi biết bao xáo trộn.

Tiếng nhạc vẫn dặt dìu đưa đẩy mùi hương, mùi tóc. Tôi nghe tim đâp mạnh, và xiết chặt vòng tay.

*

Đưa Minh Châu về tận cửa, cái bắt tay từ giả bỗng trở thành nụ hôn nồng cháy. Nỗi cuồng nhiệt không che dấu của nàng biểu hiệu qua mười ngón tay mần mò trên mái tóc tôi. Tôi tưởng mình sẽ đẩy cửa dìu Minh Châu vào nhà… nhưng không hiểu sao một động lực nào đã ngăn lại. Nàng tỏ vẻ ngạc nhiên khi tôi quay đi, nhưng không nói gì thêm, chỉ nhắn

- Chiều mai Tuấn lại đây ăn cơm với Châu nghe. Khoảng 7 giờ.

Chiều mai khi tôi đến, sau bữa cơm, trong một apartment ấm cúng chỉ có hai người. Minh Châu là người đàn bà có đủ khả năng và bản lĩnh làm những gì nàng muốn.

Tám năm chung sống với người chồng khác màu da, nòi giống mà kết quả là sự đổ vỡ. San Jose là nơi nàng chọn để làm lại cuộc đời, với một đồng hương, dù nơi đây nàng hoàn toàn cô đơn không ai thân thuộc. Gặp lại tôi như người đắm tàu lênh đênh trên đại dương, dạt vào một hoang đảo.

Tôi bỗng nhớ đến Trang. Từ khi chia tay, tôi vẫn nửa đêm tỉnh giấc, cô đơn trong căn phòng vắng lạnh mới hôm nào còn là tổ ấm tuyệt vời của hai đứa. Giờ này em đang làm gì? Có nhớ những ngày vui? Tôi chợt cảm thấy nhớ nhung hơi ấm quen thuộc của một người đàn bà, người yêu, người vợ. Minh Châu chăng? Nàng là người hiểu tôi nhất trên đời. Nhưng còn đứa bé? Mái tóc nâu nâu và đôi mắt xanh lơ sẽ luôn luôn làm tôi liên tưởng đến cha nó…

Bao nhiêu câu hỏi nhảy múa trong đầu đưa tôi vào giấc ngủ. Trong cơn mơ, tôi thấy Trang trở về bên cạnh. Tôi lại thấy mình tới nhà Minh Châu, gặp con bé tóc nâu Lisa, nó kêu tôi “Daddy, Daddy!”./.

Thái NC

Ý kiến bạn đọc
21/04/201417:03:20
Khách
Cau chuye^n hay qua'.

Thuy la` Thuy` hay Thuy'. Ban. co' mot qua' khu*' den toi voi may ong VN va` may man' voi' may ong My~. ddung` vo* dua~ ca nam' nhe', va nhat la` lay' kinh nghiem cua minh` lam` mot tho^ng' ke^ cho moi. nguoi`, vi` nhu* va^y. ban. con` thieu xot nhieu chi tiet lam'. Nhieu o^ng my~ cung danh' dap con, xi va vo*. Nhieu ong VN cung thuong con rieng cua vo* vay. To^i kho' chiu vi` su* that cua Thuy chi du*a theo khinh nghiem cua ban? tha^n. Vay thi` khong cong bang`.
20/04/201422:16:14
Khách
Huong Binh rat hoan nghenh y lkien cua Anh
That tinh ma noi , Huong Binh phai kham phuc dau oc coi mo , trai tim bao dung , nhan hau [co mot khong hai cua Anh ] mot nguoi dan ong A chau
That vay , khong phai nguoi dan ong A chau nao cung cam thong voi tam su cua nguoi dan ba ,,,di buoc nua voi nguoi dan ong ngoai quoc , da lo gay ganh nua duong thi ....rang o vay con hon 'lam lai cuoc doi ' voi nguoi dan ong A chau chac la ...nhuc dau lam [vi ho ich ky , hep hoi , ghen voi di vang '] Xin loi cac Anh A chau , Huong Binh khong dam ...quo dua ca nam nhung da so la vay
18/04/201408:10:30
Khách
Toi dong y voi Thuy. Dan ong ngoai quoc khong ich ky nhu dan ong VN. Toi cung quen rat nhieu nguoi dan ba VN lap gia dinh voi chong My, co nguoi co toi 4 dua con, nhung ong chong van xem may dua nho nhu con ruot, tham chi con adapted may dua nho va lay ho cua ong ay. Moi lan ba me chong co tanh ghen ty thi ong ay gay voi me, bao rang chung khong co ong ba noi, ngoai ben My nhu thang con ut (con cua hai nguoi) tai sao me lai phai ghen ty voi chung? Dang ly me phai toi nghiep va danh nhieu tinh thuong cho chung hon. Con may dua nho thi luc nao cung goi ong ay bang Daddy, moi lan chung noi chuyen voi ban be, chung thuong khoe my Dad do this, do that for me. Ong thuong day thang con ut khong duoc coi may nguoi con khac cha bang half sisters of brothers. Toi that cam dong va admired hai ong ba. Bay gio hai ong ba da co chau noi ngoai va van hanh phuc nhu ngay nao khi buoc chan vao dat My hon 40 nam ve truoc.
18/04/201406:44:40
Khách
Dung khong sai
17/04/201420:02:59
Khách
Neu chuyen nay co thiet thi dung la anh chang nay con tinh ich ky cua nguoi A dong. Toi thay, nguoi ngoai quoc noi chung , ho do luong lam. Neu gap duoc nguoi ho yeu thi du co vai dua con rieng, ho van yeu thuong va chap nhan dan con khac cha do. Toi la nguoi biet duoc it nhat hai phu nu Viet, da co doi chong truoc, va co con rieng. Den khi gap ong chong My, ong rat thuong may dua con vo, chu khong phan biet gi het mac du tui no toc den, mat den thui, chu dau co giong ong da trang, mat xanh. Boi vay, sau nay nhieu nguoi phu nu Viet lo+~ lang de co' co hoi lap lai cuoc doi voi nguoi dan ong ban xu, hon la voi nguoi cung tieng noi, nhung dau oc thien can qua chung.... May ong doc den day dung co kho' chiu vi su that thi de mat long.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,608,053
Tác giả sanh năm 1943 tại Cân thơ - Bác sĩ thú y, giảng dạy tại Đại Hoc Cần thơ trước 75 - Cùng gia đình vượt biên năm 1980. Học lại và làm việc cho cơ quan Canadian Food Inspection Agency từ 1985 đến ngày hưu trí năm 2008. Bài đầu tiên Viết Về Nước Mỹ, Đất Lành Chim Đậu nhận giải Vinh Danh Tác giả năm 2007. Sau 10 năm tiếp tục góp bài cho Việt Báo, tác giả cho biết “Vì lý do sức khỏe bất ngờ, xin chào tạm biệt tất cả bạn đọc để tĩnh dưỡng. Và đây là bài viết cuối cùng của ông: Chuyện hai mùa Vu Lan 2016-2017, con trai lái xe hàng ngàn dặm về cùng bố lát gạch sân đậu xe và tu sửa ngôi nhà gia đình. Việt Báo Viết Về Nước Mỹ trân trọng cám ơn Bác sĩ Nguyễn Thượng Chánh. Kính chúc ông và gia đình an vui, mạnh khỏe.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài mới của là một tự sự gợi nhớ nhiều kỷ niệm.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự VVNM từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Vừa nhận thêm giải danh dự VVNM năm 2017. Sau đây là bài mới của tác giả, vẫn với cách viết cẩn trọng, chu đáo, sống động.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản, và định cư tại Mỹ theo diện H.O. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, ông đã nhận giải bán kết 2001, từ 9 năm qua đã là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, và vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Bài mới của tác giả kể về cuộc họp mặt của các cựu sinh viên Quốc Gia Hành Chánh và chuyến đi 5 ngày trên du thuyền Carnival Inspiration.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. Với mỏ vàng trên sông Yuba, Marryville khởi thủy từng là thành phố của dân đào vàng. Thời nay, du khách và cư dân tại Marryville vẫn lai rai lượm được vàng cục, có du khách lượn cả cục kim cương trị giá nửa triệu mỹ kim. Đó là chuyện có thật, đề tài của tác giả trong bài viết mùa Lễ Tạ Ơn năm nay.
Nhạc sĩ Cung Tiến