Hôm nay,  

Mình Ơi, Hớt Tóc!

18/03/201400:00:00(Xem: 15425)
Tác giả: Sao Nam Trần Ngọc Bình
Bài số 4164-14-29574vb3031814

Các bà vợ tại Hoa Kỳ rất nên học và hành nghề hớt tóc với quí ông chồng. Cơ hội nắm đầu các ông vui đáo để. Đó là kinh nghiệm và lời khuyên của tác giã bài viết. Ông sinh năm 1940, cựu sĩ quan VNCH, khoá 12 SVSQ Thủ Đức, cựu tù chính trị, đến Mỹ năm 1991 theo diện H.O. 9, hiện định cư tại Greenville, South Carolina, tham dự Viết Về nước Mỹ từ 2002. Tác phẩm đã xuất bản: Hành Trình Về Phương Đông.

* * *

- Mình ơi ! Hớt tóc cho anh được không?

Ông Ba hỏi bà Ba kèm theo một nụ cười. Như đỉa phải vôi bà Ba giẫy nẩy lên:

- Chu choa ơi. Ông có dỡn không đó?Tui mà hớt tóc được cho ông à! Mà làm sao mà hớt chứ?Tôi làm ông sứt da chảy máu là ông lại la tôi cho mà coi. Ông cứ lái xe đến tiệm hớt tóc chỉ 15 phút là xong.Có 10 đô thôi hà !

- Bà lầm rồi 12 đô lận. Bộ không cho người thợ kiêm chủ tiệm tiền tip sao? Ông Ba vừa tủm tỉm cười vừa trả lời bà Ba.

Năm đó là năm 2006 con gái ông Ba dời nhà đi xa làm ăn nên ông mới nói để thử xem bà Ba phản ứng ra sao vì ông biết bà Ba rất dị ứng với bất cứ sự thay đổi nào dù rằng có lợi đi chăng nữa bà Ba vẫn dậm chân tại chỗ mặc cho “Con Tạo xoay vần.”

Biết rõ tính nết bà Ba nên hôm đó sau khi hớt tóc xong ông Ba ghé nhà mấy anh bạn già nói chuyện trên trời dưới biển thật lâu rồi mới “quy cố phu nhân” để làm cho bà lên ruột vì nóng lòng chờ ông về.Vừa mở cửa bước vào nhà ông Ba nghe liền tiếng trách móc của bà Ba:

- Đi hớt tóc lâu hén?

Biết là bà Ba trúng kế của mình rồi ông Ba mới từ tốn giải thích:

- Mình coi đi hớt tóc thì phải chờ tới lượt mình chứ. Ông thợ đâu có rảnh ngồi chờ mình đến.Chờ chỉ một mình mình thì ông ấy “húp cháo rùa” à! Lúc anh tới tiệm thì đã có 3 trự ngồi chờ rồi thì mình phải chờ đến lượt mình chứ. Mình đâu có bao cho ông thợ hớt riêng cho mình đâu thành ra mới lâu.

Thấy lời lẽ chưa có vẻ “thuyết phục,” ông ca thêm:

- Thì anh đã bàn với em rồi em hớt cho anh là hay nhất, không tốn thời gian chờ đợi này, không tốn tiền này,không mất công lái xe này và còn nhiều thứ khác nữa chứ.Nhưng điều quan trọng là lúc nào anh và em cũng ở gần nhau không phải xa nhau dù chỉ là 45 phút hay 1 giờ. Hơn nữa em chờ anh cũng đã nhiều rồi hơn 10 năm lận khi anh bị CS bỏ tù em không nhớ sao?

Có vẻ những lời ca của ông Ba tuy không hay bằng các kép cải lương lúc xuống xề nhưng đã làm bà Ba cảm động thiệt nên bà xuống giọng;

- Thì làm sao hớt bây giờ?

Hắng giọng ông Ba nói:

- Em không thấy các bà mẹ trẻ người Mỹ hớt tóc cho con của họ đó sao? Hớt tóc với bộ dụng cụ của Mỹ dễ òm à! Tại sao lại dễ vì nó có miếng gá gắn ngay vào cái tô ng đơ nên người hớt tóc không sợ mình hớt quá tay sẽ bị lẹm vào tóc của khách hà ng hay là làm đứt da chảy máu khách hà ng.

Loại tô ng đơ của người Pháp chế tạo mà các ông thợ hớt tóc ở Việt Nam xài không có miếng gá nên khi hớt người thợ cứ phải để cái lược ở phía dưới (thay cho miếng gá) để để phòng cho khỏi lỡ tay làm lẹm tóc của khách hàng. Người Mỹ khác người Pháp ở chỗ là cái gì họ cũng nghiên cứu để làm cho đời sống dễ chịu hơn, thoải mái hơn và dĩ nhiên để họ kiếm tiền nhiều hơn khi bán được món hàn g vừa lò ng khách mua. Mà như em biết “vừa lò ng khách mua” là nhà phát minh và nhà sản xuất vừa có tiền lại vừa làm cho đời sống trở nên văn minh hơn,tiện lợi hơn.

Chuyện hớt tóc thành đề tài rôm rả. Ông Ba giảng đủ kiểu.

Ngày xưa bên xứ mình, hớt tóc xong thì phải cạo mà cạo râu bằng con dao cạo lại là cả vấn đề lạng quạng là làm chẩy máu khách hàng nên người Mỹ đã nghĩ ra cái trimmer để chận những sợi tóc ở sau ót và hai cái bát cho thẳng hàng mà không cần phải sử dụng đến con dao cạo.

Rồi kể cả chuyện xưa tích cũ hấp dẫn:

Khi người Pháp con đô hộ nước ta một tên đồn trưởng người Pháp đóng đồn trong một cái làng ở miệt trung du đã mê mệt nhan sắc của một cô giáo trong làng nên đã tìm cách cưỡng bức cô ta; bị thất tiết cô giáo bèn tự xử bằng cách tự tử. Biết mình cô thế ông chồng sau khi chôn vợ đã bỏ làng ra đi biệt xứ.

Một thời gian sau trong làng có một người thợ hớt tóc từ xa tới mở một quán hớt tóc trong căn nhà anh ta mới cất lên để hớt tóc cho dân làng và các làng kế bên.


Dĩ nhiên việc có một người thợ hớt tóc khéo tay ngay ở trong làng được dân làng ủng hộ hết mình. Các cụ ta nói, “Tiếng lành đồn xa” nên tên đồn trưởng cũng biết. Lần đầu tiên đến hớt tóc tên đồn trưởng tỏ vẻ nghi ngờ y nói với ông thợ hớt tóc:

Tao trông mày quen quen y như đã gặp ở đâu rồi.

Đáp lời tên đồn trưởng ông thợ hớt tóc chỉ trả lời:

Người giống người chắc là quan lớn nhớ lầm tôi với ai rồi.

Rồi ngày thá ng qua đi tên đồn trưởng không còn đề phòng gì nữa; ngày phải đến đã đến. Hôm đó tên đồn trưởng cũng đến hớt tóc như thường lệ khi cạo râu người thợ hớt tóc đã dùng con dao cạo cắt ngang yết hầu của tên đồn trưởng vô lại.

Lúc ra tòa vị chánh án người Pháp -sau khi biết rõ đầu đuôi câu chuyện- đã thực sự cảm động và muốn cứu cái đầu của người chồ ng -nay là người thợ hớt tóc- bèn hỏi:

“Khi anh ấn lưỡi dao cạo và cổ viên đồn trưởng anh có ân hận gì không?”

“Tôi chỉ mong đuoc chết để cùng xum họp với người vợ yêu quý của tôi bên kia thế giới mà thôi.” Người thợ hớt tóc đáp.

Như vậy con dao cạo không phải là “con dao hai lưỡi” đó sao. Nó nguy hiểm như thế nên ngưởi Mỹ nghĩ ra cái trimmer là đúng lắm vì nhờ đó có thễ tránh được những chuyện không hay xẩy ra ngoài ý muốn của nhà sản xuất.

Rồi ông Ba khuyến khích bà:

- Khi đến kỳ anh phải đi hớt tóc em cứ hớt cho anh chỉ cần làm sao cho cái tóc của anh gọn gang là được rồi còn hớt cho đẹp thì cứ từ từ khi em quen rồi nó sẽ đến. Vả lại mình lớn tuổi rồi thì cái tóc có lỡ bị phạm thì cũng chẳng ai để ý làm gì phải không?

Thế là từ năm 2006 đáng ghi nhớ đó trở về sau lớp dạy hớt tóc của ông Ba chỉ có hai thầy trò: ông Ba và bà Ba.

Kinh nghiệm hớt tóc ông Ba từng có từ thời “hậu cải tạo” op73 Việt Nam. Sau tháng 4/75 ông Ba bị tù về vì tội “ là Đại Úy Giảng Viên Anh Ngữ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa” cho đến tháng 10/85 ông Ba mới được tha về. Khi trình diện tại công an Phường viên công an khu vực ra lệnh không cho ông dạy Anh Ngữ làm kế sinh nhai. Làm gì để sống bây giờ? Ông Ba bèn đi học hớt tóc. Nhờ kinh nghiệm này, bà Ba mới yên tâm lấy cái tóc của ông để làm “sa bàn” tập hớt cho quen.

Dĩ nhiên mới đầu thì còn vụng về nhưng lâu dần rồi cũng quen như các cụ ta có câu: “Có công mài sắt có ngày nên kim” bây giờ bà Ba đã: quen tay sử dụng tô ng đơ, trimmer và kéo nhuần nhuyễn và quen mắt để biết chỗ nào cần phải cho chạy lại một hay hai đường “tô ng đơ lả lướt” cho mấy chỗ mà mái tóc muốn “nổi loạn” cứ nhổm lên phải nằm xuống làm cho mái tóc ông Ba đẹp hơn.

Còn cái trimmer thì bà Ba đã biết cách xử dụng sao cho đừng ấn xuống sâu quá làm ông Ba cứ kêu oai oái trong những lần đầu khi bà Ba mang lớp da của ông Ba ra thử xem cái trimmer có “ngon”không.

Có thể nói chưa có lớp học hớt tóc nào vui như lớp của ông Ba và bà Ba. Lớp chỉ có một thầy và một trò và cũng có thể nói chưa có khóa học nào lâu như cái lớp này. Phải mất tới 8 năm học trò mới học xong và cũng chừng ấy năm thì ông Ba mới có thế ngồi yên cho bà Ba hớt tóc cho ông mà ông không cần phải cầm lấy cái gương đế tự soi mái tóc của mình xem chỗ nào cần sửa để chỉ cho bà Ba.

Còn điều này nữa khi bà Ba đã tốt nghiệp khóa hớt tóc sau 8 năm cầm tô ng đơ,trimmer và kéo thì cũng là lúc mà một cái tóc đã lên giá thành 15 đô theo đà mất giá của đồng đô và sức mua của đồng đô bị giảm giá!

Biết được điều này bà Ba khoái vô cùng ít nhất thì bây giờ khi hai ông bà về hưu rồi không làm ra tiền thì bà cũng không phải chi thêm một món bắt buộc phải chi là tiền hớt tóc cho ông Ba!

Bây giờ thay vì kêu oai oái vì tóc bị “cắn” do bà Ba cứ nâng cái tôn g đơ lên quá sớm khi tóc chưa kịp đứt hết lúc bà Ba mới học hớt tóc thì nay ông Ba lại phải kêu oái oái khi bà Ba thấy tác phẩm “mái tóc” của mình đẹp quá nên đã tự thưởng cho mình bằng cách cứ tự nhiên sờ vào đầu ông Ba mà khen, “đẹp quá” bất kỳ lúc nào khiến ông Ba bực mình không ít!

Cả hai loại “oai oái” loại nào cũng phải trả giá cả nhưng có lẽ điều thú vị nhất đối với ông Ba là bây giờ muốn hớt tóc lúc nào là có thợ lúc đó “thợ” nhà mình mà!

Đề nghị các bạn cho bà xã học hớt tóc của bạn nhé! Cam đoan là vui đáo để đấy.

Sao Nam Trần ngọc Bình

Ý kiến bạn đọc
15/04/201414:42:04
Khách
Độc giả Tuyết Mai mến
Thật là vui khi có người đọc bài của mình viết.Cám ơn độc gỉa Tuyết Mai.Chúc sức khỏe.
Trân trọng
15/04/201405:41:34
Khách
Cám ơn Cô Tuyết Mai.Cứ có ý kiến độc giả là người viết vui rồi và cần cám ơn độc giả đã đọc bài mà mình viết.Chúc Cô sức khỏe.Mến
11/04/201404:32:38
Khách
Tui thi doc sot chinh ta khong sao mien khong phai doc tieng vc la vui roi. Nhung tu cua vc lam toi son toc gay luon, chang han: su co, tham quan, khung, sieu, hoanh trang, dai gia, suc ep, v.v va v.v.
21/03/201400:46:22
Khách
"Cái này phải nói là rắc rối lắm thưa ông "Khách" vì giọng nói và cách phát âm của các miền trong nước ta khác nhau rất xa. "
Giỡn" sẽ được viết như ông "Khách" nói còn trong văn nói thì "dỡn" mới đúng ,theo thiển ý.Cám ơn Ông "Khách" đã góp ý.Trân trọng.
19/03/201415:50:02
Khách
Xin được góp chút ý kiến với tòa báo Việt Báo là trước khi lên khuôn in bài, hãy xét lại lỗi chính tả, vì nếu in sai chính tả, sợ sẽ gây ngộ nhận cho giới trẻ đang cố học Việt Ngữ tại hải ngoại thấy chữ viết sai lại tưởng là đúng... Ví dụ như trong bài viết nầy chữ "dỡn" phải là "giỡn" mới đúng. Thành thật cám ơn trước.
WW
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,754,039
Tác giả tên thật là Trần Năng Khiếu, đến Mỹ năm 1994, theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012, hiện là cư dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8, 2015.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016.
Tác giả là một nhà báo Việt ngữ tại Atlanta. Ông viết tin, bình luận… với bút danh Phương Điền Nguyên. Một trong những mục ông phụ trách là “Thư Atlanta về Sài Gòn” với bút hiệu Bình Thiên.
Tác giả sinh quán tại Hội An, Quảng Nam, tốt nghiệp Đốc Sự Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, Cựu tù chinh trị, hiện định cư tại Virginia,
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Nguyên quán Bình Dương, Việt Nam. Nghề nghiệp: Giáo viên cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà có 2 bài đã phổ biến:
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey, một vùng rất ít cư dân Việt. Sau đây, thêm bài viết mới của Song Lam.
Tác giả là cư dân Ca-li được hai mươi năm. Đã nghỉ hưu. Lạc quan. Yêu đời. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là “Mưa”, phổ biến từ cuối tháng 12, 2015. Sau đây là bài mới nhất. Mong ông tiếp tục viết.
Tác giả đã dạy Anh Văn ở Cao Đẳng Sư Phạm quê nhà. Từng giảng dạy Việt ngữ tại Học viện Ngôn ngữ Bộ Quốc Phòng. Hiện đang giảng dạy Việt ngữ Viện Đại Học UCR (University of California, Riverside).
Tác giả đã có sách anh ngữ "The Clan Divided," do một nhà xuất bản Mỹ tại New York ấn hành. Ông cũng là tác giả sách "Tiếng Việt Đáng Yêu." Trần Đức Hân sinh năm 1942 tại miền Bắc, di cư vào Nam.
Tác giả là một nhà giáo hưu trí, cư dân Riverside, đã góp nhiều bài viết đặc biệt cho giải thưởng Việt Báo từ năm đầu tiên, và nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2009.
Nhạc sĩ Cung Tiến