Tác giả: Nguyễn Trần Phương Dung
Bài số 4153-14-29563vb2030314
Bài trích từ báo xuân Việt Báo
Tết Giáp Ngọ 2014
Tác giả sinh năm 1972. Từng là một thuyền nhân, rời Việt Nam năm 10 tuổi khi cùng gia đình vượt biển năm 1982. Tốt nghiệp Management Information System, từng có hơn 20 năm làm việc cho CiscoSystem inc., và hiện là cư dân San Jose. Với bài “Cám ơn em, Cám ơn Peace Corps', Nguyễn Trần Phương Dung đã nhận giải vinh danh tác phẩm Viết Về Nước Mỹ 2008 và ba năm sau, với bài “Thế Hệ Gạch Nôi”, cô nhận thêm giải Chung Kết Viết Về Nươc Mỹ 2011.
Mùa bóng đá. Đội San Jose Earthquakes đụng Colorado Rapids tại sân vận động Buck Saw Stadium trường Đại Học Santa Clara University. Vòng trong, đội nhà, vé đã bán sạch từ nhiều tuần trước. Ngoài trận so tài giữa hai đội bóng ngang ngửa, khán giả còn được xem vài tiết mục giúp vui vào giờ nghỉ giải lao giữa hai hiệp.
"Đây là phần trình diễn của một đội trống đặc biệt. Đội trống duy nhất tại Mỹ mang sắc thái văn hóa có một không hai..." người MC giới thiệu.
Đoàn thanh thiếu niên đầu đen trong trang phục ngũ sắc (vàng, xanh lá cây, xanh nước biển, đỏ và trắng) sắp hàng đi ra, trên hai tay mỗi em là cái trống lớn màu đỏ. Người vào đội hình, trống vào vị trí. Và các em đứng thẳng, hai tay cầm dùi trống chấp giữa ngực hướng về phía trước.
"Bùm. Bùm. Bùm."
Tiếng trống của em trưởng vang lên trước. Mạnh mẽ.
"Bùm bùm bùm bùm..." Thêm bốn mươi tiếng trống nhập cuộc. Hào hùng.
Không khí sân bóng đá vốn đã sống động trở nên sôi nổi hơn nữa. Khán giả vỗ tay, hò hét tán thưởng. Đoàn thanh thiếu niên phấn chấn, đánh càng hăng với nụ cười không ngớt trên môi. Năm phút trình diễn trôi qua trong tíc tắc.
"Bùm bùm bùm bùm bùm... BÙM! YEAH!"
Hồi trống dồn dập và tiếng reo kết thúc màn trình diễn. Âm thanh bùng vỡ từ tứ phía. Chín ngàn khán giả. Mười tám ngàn bàn tay. Tiếng huýt sáo, vỗ tay vang dậy một góc trời. Thằng con út nhẩy cỡn lên:
"Khán giả thích họ, mẹ."
Tôi vỗ tay "high-five" với con và reo hò nhảy múa loạn xạ. Người giữ an ninh đứng bên cạnh gật gù:
"Bọn nhỏ hay quá. Cô quen chúng?"
Tôi cười, miệng rộng tận mang tai:
"Vâng. Các em thuộc nhóm Giới Trẻ La San Việt Nam - the Vietnamese Lasallian Youth Troup, chuyên trình diễn ca vũ kịch và đánh trống theo truyền thống văn hóa Việt Nam."
Đoàn thanh thiếu niên ôm trống đi vào giữa tiếng vỗ tay chưa ngớt của khán giả. Trái tim tôi reo vui, hãnh diện và xúc động khó tả. Lẫn trong nhóm đầu đen có một mái tóc muối tiêu trong bộ áo chùng thâm. Dọn dẹp trang phục và dụng cụ xong, quây quần bên nhau, Frere nhìn bọn nhỏ, giọng Frere đầy yêu thương:
"Các con giỏi lắm, thật không hổ danh con cháu Lạc Hồng. Frere rất hãnh diện vì các con." Chỉ tay về phía hội trường, Frere tiếp, "Các con biết không, ngay tại trường Đại Học này, cha mẹ của một số các con đã từng một thời oanh liệt."
Một cái nhìn, một nụ cười nhẹ hướng về tôi. Giật mình.
* Khởi đầu của Đoàn Văn Nghệ Dân Tộc
Santa Clara University, mùa xuân 1991.
"Ê con nỡm, không làm gì đi theo bọn tao đến chỗ này hay lắm."
Sáng Chủ Nhật, nhóm bạn ngỗ nghịch được mệnh danh "ba con mẹ Bắc kỳ" ghé thăm, rủ rê.
"Tao đang làm... biếng không thấy sao? Mà chỗ này là chỗ nào, có chuyện gì mới được?"
"Chuyện "nớn" hơn chuyện "Cani" động đất." Con bạn dài giọng. "Nghe này: một Frere dòng La San vừa thuyên chuyển về từ miền Đông Bắc. Nghe nói La San chuyên về giáo dục và sinh hoạt giới trẻ. Frere vừa thành lập một đoàn văn nghệ và bắt đầu tập dợt cho chương trình Tết. Nghe nói Tết năm nay tổ chức lớn lắm..."
Vậy là đi. Đến nơi, thấy đứng ngồi lố nhố toàn những khuôn mặt trẻ quen thuộc trong giáo xứ. Chính giữa, một ông trung niên trong bộ áo chùng thâm đang... múa.
"Ối giời! Frere dẻo hơn mày nỡm ạ."
Một cái cùi chỏ thúc vào cạnh sườn đau điếng, con bé suýt xoa rủa thầm con bạn nhưng mắt không rời áo chùng thâm. Frere đang dạy vũ khúc "Thiên Thai". Hai cánh tay phất phơ giải lụa dài, ngón tay xòe ra khép lại điệu nghệ, đôi chân trần bước từng bước nhẹ theo tiếng nhạc... Ôi chao, các tiên nữ trên Thiên Đình dịu dàng uyển chuyển đến thế là cùng! Lâu nay mỗi lần lễ lớn các hội đoàn đều được mời đóng góp một vài tiết mục cho chương trình văn nghệ bỏ túi, con bé và đám bạn điếc không sợ súng, ca vũ nhạc kịch gì cũng "có em". Hôm nay tận mắt thấy sư tổ biễu diễn, con bé tự nhủ sau này không được múa rìu nữa...
Tết Tân Mùi 1991 tại trường Đại Học Santa Clara University, cộng đồng công giáo Việt Nam San Jose tưng bừng ngày hội lớn với sự hiện diện của Đức Giám Mục địa phương, đông đảo linh mục tu sĩ và mấy ngàn giáo dân. Sau Thánh Lễ Mừng Xuân, đoàn văn nghệ dân tộc mang tên Giới Trẻ La San chính thức ra mắt cộng đồng. Nhập khúc "Tôi Yêu Quê Tôi" được dàn dựng với vũ điệu của cả ba miền Bắc Trung Nam. Đám con gái sau nhiều ngày tháng tập dợt trông cũng khá uyển chuyển dịu dàng trong vũ khúc "Thiên Thai". Con bé kết hợp hai văn hóa Việt Mỹ, mặc bộ áo dài trắng cầm nến múa theo bản nhạc không lời "Romance". Ba con mẹ Bắc kỳ thì vui nhộn trong hoạt cảnh "Bà Rằn Bà Rí" và "Tát Nước Đầu Đình"...
* Thời gian, đổi thay
Chớp mắt mà đã hơn 20 năm trôi qua. Nhóm "giới trẻ" ngày nào bây giờ trên đầu đã hai thứ tóc và đang tản mác khắp nơi. Frere thương yêu của cả bọn cũng sắp sửa bước đến ngưỡng cửa "thất thập cổ lai hy" nhưng tạ ơn Chúa vẫn khỏe mạnh để tiếp tục chăm lo cho giới trẻ địa phương và thường xuyên đi phục vụ những người kém may mắn ở những vùng xa xôi hẻo lánh tại Campuchia và Việt Nam. Vũ công chính của "Tôi Yêu Quê Tôi" trở thành soeur bề trên của một nhà dòng bên Texas. Chàng trai làng đa tình trong "Tát Nước Đầu Đình" nay là một linh mục nhạc sĩ nổi tiếng, được mời đi khắp nơi gây quỹ cho người nghèo. Một trong ba con mẹ Bắc Kỳ cũng thành ma soeur áo trắng. Số còn lại phần đông lập gia đình và con cái đã cao vượt đầu bố mẹ. Mỗi người bận rộn với cuộc sống riêng cho nên dù ở gần hay xa cũng chỉ có thể mỉm cười mỗi khi nhớ về kỷ niệm cũ. Lâu lâu vào dịp lễ lớn có văn nghệ thì kéo nhau đến cổ võ cho đoàn. Đặc biệt một số nhỏ vẫn bền bỉ sinh hoạt. Như Bích Vân, sau bao năm vẫn giữ vai chính trên sân khấu, vẫn chịu đầu sào mỗi Chủ Nhật đều đặn có mặt bất kể nắng mưa. Những diễn viên nhí ngày xưa như Tùng, Vương... bây giờ trong ban lãnh đạo, cố vấn cho các trưởng trẻ về cách dạy dỗ và tập dợt cho các em thuộc thế hệ sau.
Đoàn văn nghệ cũng đã phát triển nhiều theo thời gian. Trong thập niên 1990, mục đích của đoàn là thiết lập một trung tâm cho giới thanh thiếu niên người Mỹ gốc Việt có thể đến với nhau để sinh hoạt trong các chương trình văn hóa, nghệ thuật Việt Nam. Tại thời điểm đó, các thành viên trong đoàn trình diễn những vở kịch và điệu múa đơn giản. Khi đoàn phát triển, các em bắt đầu thực hiện các chương trình quy mô hơn với cốt truyện dựa trên những câu chuyện Kitô giáo và lịch sử Việt Nam. Khi bước sang thế kỷ mới, đoàn cho kết hợp tiếng trống vào trong những tiết mục văn nghệ. Các em đánh trống để mong mọi người có mặt phấn khởi, vui tươi và hãnh diện vì những nét đẹp văn hóa Việt Nam. Màu sắc trang phục ngũ hành các em mặc khi đánh trống tượng trưng cho năm yếu tố căn bản kim, mộc, thủy, hỏa, thổ của thiên nhiên theo cái nhìn Việt Nam. Tất cả trống và trang phục trình diễn đều thuần túy Việt Nam.
Giới Trẻ La San đã đón nhận những thách đố mới, nâng cấp nhiệm vụ của đoàn. Bên cạnh việc phục vụ cho cộng đồng công giáo Việt Nam nói riêng, và cộng đồng Việt Nam nói chung, đoàn văn nghệ cũng đáp lời mời trình diễn cho khán giả đa chủng tại địa phương. Các em đã trình diễn cho những dịp đặc biệt như Tết Trung Thu, Tết Nguyên Đán, Hội Chợ Y Tế, Lễ Khánh Thành khu Vietnam Town và các bảng đường mang tên Little Saigon, lễ hội Văn Hóa Á Châu do trung tâm giải trí Great America tổ chức, trận bóng đá giữa đội nhà San Jose Earthquakes và địch thủ Colorado Rapids... Đoàn văn nghệ cũng đã đáp lời mời đi trình diễn nhiều nơi xa xôi. Các em đã trình diễn cho các Đại Hội Giáo Dục Công Giáo tại Nam Cali và các tiểu bang khác, cũng như Ngày Thánh Mẫu tại dòng Đồng Công, Missouri. Phái đoàn cũng đã biểu diễn trống trong những ngày Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới do Tòa Thánh Vatican tổ chức tại Gia Nã Đại, Đức, và Úc và biểu diễn văn nghệ tại Ba Tây. Ngoài ra, đoàn văn nghệ cũng tham gia nhiều hoạt động xã hội. Các em trưởng thành được khuyến khích giúp đỡ người khác, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục. Hằng năm, các em tham gia vào việc gây quỹ cho những người thiệt thòi và nghèo khó ở Việt Nam và Campuchia. Nhiều em trong đoàn đã tình nguyện hy sinh mùa hè để đi phục vụ những người kém may mắn tại các nước Châu Á và Nam Mỹ.
Vài năm gần đây, thấy con cái đã đủ tuổi, nhóm "cựu giới trẻ" ở vùng vịnh hè nhau ghi danh bọn nhỏ vào đoàn. Riêng con của người viết, thằng anh và con chị lớn không vui nhưng cũng không phản đối, con em thì giận dỗi khóc lóc um sùm. Con bé nói (dĩ nhiên bằng tiếng Anh):
"Con là người Mỹ. Con không muốn nói tiếng Việt. Con không cần biết văn hóa Việt. Con không thích sinh hoạt trong đoàn thể chỉ có người Việt..."
Giải thích không nghe, dỗ không được, dọa cũng không xong, đành mặc kệ, mỗi Chủ Nhật cứ chở ba anh em đến chỗ tập văn nghệ. Qua vài tháng, thấy nó không còn khó chịu như trước nữa, sáng còn hối thúc bố mẹ đi cho sớm, chiều tập xong thì tà tà đùa giỡn với lũ bạn một lúc rồi mới chịu lên xe về nhà.
Bây giờ ngày thường ở nhà, thằng anh lớn theo thói quen cứ búng búng tay theo nhịp trống tập mỗi cuối tuần, con chị thì vừa xoay tròn vừa hát: "Tôi yêu quê tôi, yêu lũy tre dài đẹp xinh. Yêu con sông xanh dâng cát hoe vàng bên đình..." Mỗi lần như vậy, con em không nói gì, chỉ đưa mắt nhìn, miệng cười tủm tỉm. Thằng út thấy mấy anh chị vui quá cũng nôn mau đủ 12 tuổi để gia nhập đoàn. Thấy qua đoàn văn nghệ, lũ nhóc đã tìm được chính mình, tình bạn và sự liên hệ với người Việt, văn hóa Việt, bố mẹ mừng lắm nhưng cũng làm bộ răn đe:
"Lo học đi. Không học giỏi, không ngoan, khỏi đi tập văn nghệ, khỏi đánh trống!"
* Hội phụ huynh và chuyện hậu trường
Từ hồi bọn nhỏ vào nhóm Giới Trẻ La San, nhóm cựu giới trẻ rủ nhau vào hội phụ huynh. Vào đoàn, phụ huynh có cơ hội gần gũi con cái và các bạn của con, và được tham gia và chứng kiến nhiều chuyện vui buồn đằng sau sân khấu.
Bình thường hội phụ huynh cũng chẳng có trách nhiệm gì ngoài việc thỉnh thoảng ủng hộ đồ ăn thức uống. Mỗi tuần các em đi tập đều đem theo phần ăn trưa cho mình, nhưng nếu có thêm đồ ăn thì bao nhiêu cũng hết với cái tuổi "bẻ gẫy sừng trâu" này. Ngày trình diễn, ngoài lo ăn uống cho cả đoàn, hội phụ huynh còn bận rộn với những chuyện hậu trường như giúp các em gái trang điểm và làm tóc, giúp trang trí sân khấu, phụ trách ánh sáng, âm thanh... Thỉnh thoảng phụ huynh cũng được chỉ định vào một vai phụ nào đó. Giới trẻ làm vua, giới già làm quân thần. Các em làm quan, mình cầm lọng theo hầu. Các em làm tướng, mình đóng vai quân sĩ. Các em múa hát, mình cầm cờ đứng đằng sau... Dù làm bất cứ việc gì phụ hunh đều vui vì có cơ hội nâng đỡ con em bằng hành động cụ thể.
Hội chợ Tết Trung Thu 2012, ngoài việc lo ăn uống nguyên ngày cho cả đoàn, các bà mẹ bàn nhau bỏ công làm lời, bán thêm xôi, chè và si-rô đá bào để gây quỹ sinh hoạt cho đoàn. Sau hai ngày lăn lóc nấu ăn và mời chào khách hàng, tiền thu vô trừ chi phí còn lại khoảng $500, trừ đi thêm $200 tiền đặt cọc cho gian hàng ban tổ chức... quên trả, vị chi lời được $300. Tính nhẩm tổng số giờ bỏ vào, mỗi người làm ra chừng 50 xu một giờ. Quá phục tài tính toán và buôn bán của phụ huynh!
Qua Tết Trung Thu 2013, rút kinh nghiệm đau thương từ lần trước, hội phụ huynh nhất định không buôn bán gì nữa. Thùng tượng Đức Mẹ La Vang Frere đem về từ Việt Nam cũng để tặng những người ghé ngang gian hàng. Hộp quyên góp để trên bàn, ai muốn cho bao nhiêu cũng được. Ấy vậy mà đến cuối ngày quyên được hơn $1500. Chẳng phải phụ huynh thông minh hay tài giỏi gì, chỉ là nhờ sự hy sinh hết mình vì nghệ thuật của các em. Số là trời hôm đó không có nắng thu dịu dàng như mọi năm. Buổi sáng trời âm u lạnh lẽo, mây đen kéo đến ùn ùn. "Mưa nắng ơn trời..." cả bọn vừa căng lều bạt cho các gian hàng và chỗ khán giả ngồi, vừa lâm râm cầu nguyện nếu trời có mưa thì xin mưa sớm sớm, đừng mưa sau 2 giờ vì đoàn văn nghệ còn phải trình diễn trên sân khấu lộ thiên. Vậy mà không sớm không muộn, bọn nhỏ vừa bước lên sân khấu, nhạc vừa trỗi lên thì mưa bắt đầu rơi, mới đầu còn lất phất nhưng càng về sau càng nặng hạt. Đứng dưới túp lều, một bà mẹ la hoảng:
"Mưa quá. Chạy ra kêu tụi nó xuống hết đi."
Một bà mẹ khác cũng níu tay tôi:
"Làm sao bây giờ? Chị xót quá em ơi..."
Lỡ rồi, nhóm huynh trưởng đứng dưới sân khấu cũng chịu trận thì phụ huynh mà làm được gì. Tuy ướt và lạnh nhưng bọn nhỏ vẫn tươi như hoa, vừa ca múa vừa cười toe toét. Mỗi lần mưa đổ xuống từng đợt như trút nước, khán giả lại "ồ" lên và la hét cổ võ cho các em. Sau màn trình diễn, bà con đua nhau chạy đến bỏ tiền vào hộp ủng hộ để đoàn sửa sang trang phục và thay thế nón lá và quạt giấy bị hư hại vì ướt mưa.
"Cái số của đoàn mình mỗi lần trình diễn ngoài trời là mắc mưa!" Tùng lắc đầu. "Hội Chợ Tết nè, Ngày Thánh Mẫu nè, Đại Hội Giới Trẻ ở Đức nè..."
Tôi an ủi:
"Không sao đâu. Đừng đau lòng quá mất vui."
Cười, nhắc lại lần trình diễn cho Đại Hội Thánh Mẫu tại Missouri. Tháng 8 bên đó nóng trên trăm độ, trời hôm nắng hôm mưa. Một phụ huynh đi theo thấy con tập dợt và trình diễn khổ cực đau lòng quá, khi về lôi thằng bé ra khỏi đoàn mặc dù nó không muốn.
Nghĩ cũng tội. Với một đoàn cả trăm em, phần lớn ở tuổi vị thành niên, thời khóa biểu và kỷ luật của đoàn khá nghiêm khắc. Mỗi Chủ Nhật các em tập từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều với 30-45 phút nghỉ giải lao để ăn trưa. Một năm 52 tuần chỉ được nghỉ vào những dịp lễ lớn như Tết hoặc Giáng Sinh. Trước những chương trình lớn các em thường phải tập thêm giờ. Ngày trình diễn thì khỏi nói, mọi luật lệ phải được thi hành nghiêm túc. Các trưởng nói đứng là đứng, đi là đi, không được mô tê gì hết.
Các em tập dợt khổ cực, ban lãnh đạo và các trưởng còn cực khổ hơn nhiều. Ngoài thời gian dạy các bài trống và điệu múa cho các em, họ còn phải chuẩn bị cho chương trình, sửa sang và sắp xếp trang phục, trống, và các dụng cụ lỉnh kỉnh khác. Nếu diễn ở xa, phải lo chuyện di chuyển các em bằng máy bay hoặc xe buýt, đồ đạc phải đóng thùng gửi theo máy bay hoặc xe hàng, còn không phải mướn U-haul tự chở đi. Trình diễn về thì đến màn giặt giũ và dọn dẹp. Đứng sau hậu trường một lần rồi mới thấy lòng nhiệt thành và sự tận tụy hy sinh của họ.
Đoàn trình diễn ở gần thì hội phụ huynh còn đi theo được, chứ đi xa thì khó khăn hơn. Như kỳ Đại Hội Giới Trẻ ở Ba Tây hè rồi, xa xôi, đi lâu, chi phí nhiều, nên chỉ có hai cặp phụ huynh đi theo. Chúng tôi cho thằng anh lớn đi theo phái đoàn, trước khi đi dặn mãi: "Con sang bên đó nghe lời Frere và các anh chị huynh trưởng, nhớ tin về cho bố mẹ biết con bình an." Tuần đầu thằng con gọi về được mấy lần. Qua tuần sau nhóm đi thám hiểm rừng già Amazon và leo tháp nước Iguassu Falls điện thoại không bắt được sóng, khi về lại thành phố chuẩn bị cho đại hội, nó bận rộn và vui quá nên quên luôn. Bố nó tỉnh bơ nhưng mẹ thì đứng ngồi không yên, suốt ngày theo dõi chương trình chiếu Live từ Rio, ráng nhìn xem trong rừng người hơn một triệu đó có phái đoàn của con mình không? Hiểu lòng cha mẹ, mỗi lần về lại nơi nào có internet, các phụ huynh lên Facebook cập nhật tin của đoàn. Tin lành, tin dữ bay về từ Ba Tây tới tấp. Ngày khai mạc đại hội, lần đầu tiên bị vây giữa một rừng người, hai em trong nhóm bị hoảng sợ (panic attack) phải vào trạm y tế. Ngày hôm sau, cũng dính đến rừng người, một em khác xỉu. Đông người quá, mỗi lần đi làm vệ sinh cá nhân phải chen ra chen vô sắp hàng mất cả hai tiếng đồng hồ, các em sợ quá không dám uống nước, người thiếu nước đưa đến mệt và xỉu. Sau khi phái đoàn áp dụng châm ngôn: "Thà tốn thời giờ, thà ra... quần, còn hơn xỉu," tin vui bay về nhiều hơn. Nhìn tấm hình thằng con và bạn nó chụp chung với nhau đại diện phái đoàn người Mỹ gốc Việt cầm cờ Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa trong buổi lễ Văn Hóa Thế Giới mà không cầm được nước mắt. Rồi những tấm hình chụp khi trình diễn hai vũ khúc Việt Nam, hình chụp với những sắc dân bạn, hình chụp Đức Thánh Cha khi xe của Ngài đi ngang qua chỗ nhóm đứng... Hãnh diện và xúc động không tả được!
* Ngày Văn Hóa Việt
Houston, Texas đứng hàng thứ ba, sau Nam và Bắc Cali, về số người Việt định cư đông nhất trên nước Mỹ. Nhà dòng La San mở chi nhánh tại đây từ năm 1993 để đáp ứng nhu cầu giáo dục và sinh hoạt giới trẻ của cộng đồng. Nhân dịp kỷ niệm mười năm ngày thành lập, nhà dòng tổ chức ngày Văn Hóa Việt - Việt Culture Day vào cuối tuần trước Lễ Giáng Sinh để giới trẻ có cơ hội biểu dương những nét tinh hoa của văn hóa Việt.
Giới trẻ La San California được mời sang Houston để hợp tác cùng với giới trẻ địa phương trong dịp mừng đặc biệt này. Từ tháng 5 các em đã ráo riết tập dợt cho chương trình. Qua tháng 12, giờ tập mỗi Chủ Nhật được kéo dài thêm từ 10 giờ sáng đến 6 giờ tối. Hai tuần cuối, hội phụ huynh đến phụ giúp sửa sang, may vá lại trang phục trình diễn cái mất nút, cái sút chỉ, cái rách tả tơi của các em. Chủ Nhật cuối trước ngày đi, sau giờ tập dợt, ban lãnh đạo, các trưởng và một số phụ huynh ở lại đóng thùng quần áo và dụng cụ cho đến 2 giờ sáng. Lý do pack đồ vào phút cuối vì các em cần phải tập dợt với quần áo (dress rehearsal) vào những tuần cuối để biết chắc các em có đủ thì giờ thay đổi trang phục sau mỗi màn.
Khuya thứ Năm ngày 19 tháng 12, nhóm một gồm 40 người trong đó có Frere, ban lãnh đạo và các thành viên lớn và một ít phụ huynh rời San Francisco theo chuyến bay red-eye. Sáng thứ Sáu ngày 20, nhóm thứ hai gồm 39 người phần đông là các em trẻ tuổi, các huynh trưởng và phụ huynh còn lại khởi hành. Ngoài đồ đạc cá nhân và túi ngủ của mỗi người, đoàn gửi theo máy bay thêm 38 thùng đồ trình diễn. Kỳ này đồ đạc tương đối ít vì trống đã được chuyển sang Houston từ trước.
Nhóm một sang tới Houston lúc 6 giờ sáng và được đưa thẳng đến nhà Dòng ở Cypress. Sau khi ăn uống qua loa, nhóm bắt tay vào việc mở 38 thùng đồ và sắp xếp trang phục của từng em vào một giỏ riêng. Sau đó các em được đi nghỉ khoảng 2 tiếng trước khi bắt đầu tập dợt với nhóm giới trẻ địa phương. Trong khi các em tập thì ba phụ huynh đi mua và làm những dụng cụ không thể mang theo từ California, năm phụ huynh đến tiệm Drycleaner của một người quen mượn máy ủi khoảng 400 bộ trang phục của các em. Mọi việc tạm xong vào khoảng 7 giờ tối, vừa lúc nhóm thứ hai qua tới. Mọi người được nghỉ một tiếng để ăn tối trước khi tổng dợt chương trình. Một giờ sáng thứ Bảy, với các túi ngủ mang theo, các em được đi ngủ, bên nam nằm trên sàn của căn gác trường Việt Ngữ La San, bên nữ dưới đất nhà nguyện của dòng.
Thứ bảy này 21 tháng 12, năm 2013, đồng hồ báo thức reng lúc 6 giờ sáng. Vệ sinh cá nhân, ăn uống xong là chuyển trống và đồ đạc lên xe U-haul thẳng tiến về nơi trình diễn. 9 giờ sáng họ mở cửa cho vào unload đồ đạc, set up sân khấu và sắp xếp lại các ghế ngồi. 11 giờ đoàn chuẩn bị dợt qua chương trình từ đầu đến cuối lần chót. 2 giờ 30 chiều tổng dợt xong, các em được hơn một tiếng sắp xếp thứ tự lại trang phục, ăn trưa và trang điểm làm tóc. 3 giờ 45, 15 phút trước giờ diễn, mọi thứ đã sẵn sàng.
Nhà văn nhà báo Nguyễn Đạt Thịnh đã mở màn chương trình với những lời giới thiệu rất ưu ái dành cho đoàn. Ông nói cá nhân ông đã được xem đoàn trình diễn tại Đại Hội Thánh Mẫu Missouri và luôn mong ước có ngày đoàn về trình diễn cho cộng đồng tại Houston xem. Vì đây là một chương trình do giới trẻ trình diễn, ngoài MC Thịnh còn có thêm hai MC trẻ tuổi dễ thương của địa phương.
Chương trình được mở đầu với một màn trình diễn thật hùng hồn của hơn 80 tay trống của hai miền California và Texas. Tiếp theo là phần rước cờ và chào cờ Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa hết sức trang trọng. Người viết tin mình không chủ quan khi nghĩ phần đông khán giả đều bất ngờ về chất lượng của hai màn đầu, vì tiếng vỗ tay của khán giả tưởng chừng không thua gì tiếng trống của các em.
"Tôi là con chim lạc bầy, từ muôn kiếp trước
Tôi là mây bay ngàn đời, trên trời tha phương
Quê mẹ trong tôi, chỉ là văn chương..."
Qua bài "Viễn khúc Việt Nam", giọng ca ngọt ngào của ca sĩ Phạm Đăng Khoa, cũng là một cựu thành viên Giới Trẻ La San California, đã nói lên thông điệp đoàn muốn nhắn gửi đến giới trẻ Mỹ gốc Việt ở mọi nơi:
"Chưa bao giờ về Hà Nội
Chưa bao giờ ghé Sài Gòn
Chưa bao giờ thăm xứ Huế
Nhưng tôi là người… Việt Nam."
Và rồi, tam ca Thi Diệu, Minh Nguyệt và Thùy Dương của nhóm Giới Trẻ Houston đã đáp lời bằng những ước mơ và lời ngợi khen những nét đẹp của "Quê Hương Mình":
"Cho tôi mơ là cánh cò dang rộng cánh trời quê hương
Cho tôi được là con đò dạo chơi những dòng sông yêu thương...
Trọng tâm của chương trình là màn vũ nhạc kịch "Đóa Hoa Hồng Trà", câu chuyện dã sử nói về một đôi uyên ương đã đặt nợ nước trước tình riêng, noi gương các vị anh hùng dân tộc, Bà Trưng, Bà Triệu, Hưng Đạo, Quang Trung... hiên ngang cùng toàn dân chống giặc Tầu xâm lược. Suốt một tiếng đồng hồ, khán giả khi im phăng phắc, lúc rầm rộ phản ứng diễn biến của câu chuyện qua lời kể của người tường thuật, qua những tiếng trống rộn ràng thúc giục toàn dân cùng đứng lên đáp lời sông núi, qua những thế võ và đường gươm oai hùng của quân sĩ, qua những điệu múa mừng chiến thắng của các nam nữ trong thôn làng, và qua một kết cuộc bất ngờ làm nhiều người rơi lệ và rồi mỗi người cùng bật lên một tràng pháo tay tưởng chừng như có thể làm vỡ tung cả rạp hát.
"Việt Nam! Việt Nam!
Việt Nam quê hương đất nước sáng ngời
Việt Nam! Việt Nam! Việt Nam muôn đời"
Lời ca quen thuộc được hát vang. Rạp hát ngợp màu cờ vàng. Bầu không khí tưởng không thể sống động hơn lại bùng vỡ khi các em trở lại sân khấu trong vũ khúc ba miền"Tôi Yêu Quê Tôi" để kết thúc phần Văn Hóa Việt.
Giới Trẻ La San của hai miền California và Texas đã cống hiến cho cộng đồng người Việt tại Houston một ngày chất ngất tình Việt Nam. Bằng câu chuyện dã sử về lòng yêu nước quyện với hồi trống hùng hồn và những bài ca, điệu múa tình tự dân tộc, Giới Trẻ La San mong ước vực dậy niềm tự hào dân tộc và những nét đẹp của văn hóa Việt. Cám ơn khán giả Houston và những ân nhân đã nhiệt tình hỗ trợ cho chương trình và cho đoàn.
* Bảo Tồn. Phát Huy.
Truyền Bá.
Mới ngày nào, người viết cùng các bạn trong bộ áo dài trắng, xỏa tóc ngang lưng trình diễn một điệu múa Việt với nền nhạc ngoại quốc cho khán giả người Việt phần đông thuộc thế hệ di dân 1. Thế hệ 1.5 thời đó muốn bảo tồn văn hóa Việt như hoài bão của cha anh, nhưng vẫn có chút e dè, ngượng ngập trong phong cách.
Thế hệ thứ 2 bây giờ mạnh dạn hơn, tự tin hơn trong sự phát huy và truyền bá nét đẹp của văn hoá Việt. Vẫn trong bộ áo dài trắng và mái tóc ngang lưng, con gái của người viết và các bạn nữ rộn ràng bước theo nhịp trống rước cờ vàng ba sọc đỏ ra sân khấu, để rồi sau khi trao cờ lại cho các bạn nam, cầm hai dùi mạnh dạn gióng lên từng hồi trống hào hùng.
Những chương trình sau này của đoàn lớn và quy mô, từ nội dung cốt truyện cho đến trang phục, cách diễn xuất. Cũng những tác phẩm bất hủ đoàn trình diễn từ ngày xưa như "Tôi Yêu Quê Tôi", các em biến đổi thành đẹp mắt hơn, vui tươi hơn. Các em không giới hạn trình diễn ở địa phương, mà đi đến những nơi xa xôi để truyền bá nét đẹp văn hóa Việt cho những cộng đồng bạn, luôn cả những cộng đồng thuộc sắc dân khác.
Giới Trẻ La San đã tiến một bước dài. Chúc mừng các em.
Tôi hãnh diện là một cựu thành viên, là phụ huynh và thân hữu của các em. Cầu mong các em dù được sinh ra và lớn lên tại Mỹ, vẫn luôn yêu thương và hướng lòng về quê cha đất tổ và biết trân quí truyền thống và văn hóa Việt. Mong các em tiếp tục "mang trống đi đánh xứ người" hầu mang lại niềm tin nơi Việt Nam và khơi dậy lòng nhiệt thành dấn thân nơi giới trẻ Việt.
"Tôi yêu quê tôi yêu mãi bây giờ còn yêu
Yêu chim bay qua mang đến tin mừng thái hòa
Yêu anh yêu em yêu nước yêu trời gần xa
Và yêu cánh đồng vời xa là đây anh chờ em về..."
Nguyễn Trần Phương Dung
Ghi chú:
1. Rải rác trong bài là lời ca của ca khúc "Tôi Yêu Quê Tôi" của nhạc sĩ Trịnh Hưng, "Viễn khúc Việt Nam" của nhạc sĩ Hàn Lệ Nhân, "Quê Hương Mình" của nhạc sĩ Hoài An, và "Việt Nam! Việt Nam!" của nhạc sĩ Phạm Duy.
2. Một số chi tiết về đoàn văn nghệ được trích từ bài "Đôi Giòng Về Đoàn Văn Nghệ Giới Trẻ La San" của Phạm Như Mai Jenny.
Nguyễn Trần Phương Dung
Bài số 4153-14-29563vb2030314
Bài trích từ báo xuân Việt Báo
Tết Giáp Ngọ 2014
Tác giả sinh năm 1972. Từng là một thuyền nhân, rời Việt Nam năm 10 tuổi khi cùng gia đình vượt biển năm 1982. Tốt nghiệp Management Information System, từng có hơn 20 năm làm việc cho CiscoSystem inc., và hiện là cư dân San Jose. Với bài “Cám ơn em, Cám ơn Peace Corps', Nguyễn Trần Phương Dung đã nhận giải vinh danh tác phẩm Viết Về Nước Mỹ 2008 và ba năm sau, với bài “Thế Hệ Gạch Nôi”, cô nhận thêm giải Chung Kết Viết Về Nươc Mỹ 2011.
* * *
Mùa bóng đá. Đội San Jose Earthquakes đụng Colorado Rapids tại sân vận động Buck Saw Stadium trường Đại Học Santa Clara University. Vòng trong, đội nhà, vé đã bán sạch từ nhiều tuần trước. Ngoài trận so tài giữa hai đội bóng ngang ngửa, khán giả còn được xem vài tiết mục giúp vui vào giờ nghỉ giải lao giữa hai hiệp.
"Đây là phần trình diễn của một đội trống đặc biệt. Đội trống duy nhất tại Mỹ mang sắc thái văn hóa có một không hai..." người MC giới thiệu.
"Bùm. Bùm. Bùm bùm bùm...." Tiếng trống vang rền giữa trời đêm.
Đoàn thanh thiếu niên đầu đen trong trang phục ngũ sắc (vàng, xanh lá cây, xanh nước biển, đỏ và trắng) sắp hàng đi ra, trên hai tay mỗi em là cái trống lớn màu đỏ. Người vào đội hình, trống vào vị trí. Và các em đứng thẳng, hai tay cầm dùi trống chấp giữa ngực hướng về phía trước.
"Bùm. Bùm. Bùm."
Tiếng trống của em trưởng vang lên trước. Mạnh mẽ.
"Bùm bùm bùm bùm..." Thêm bốn mươi tiếng trống nhập cuộc. Hào hùng.
Không khí sân bóng đá vốn đã sống động trở nên sôi nổi hơn nữa. Khán giả vỗ tay, hò hét tán thưởng. Đoàn thanh thiếu niên phấn chấn, đánh càng hăng với nụ cười không ngớt trên môi. Năm phút trình diễn trôi qua trong tíc tắc.
"Bùm bùm bùm bùm bùm... BÙM! YEAH!"
Hồi trống dồn dập và tiếng reo kết thúc màn trình diễn. Âm thanh bùng vỡ từ tứ phía. Chín ngàn khán giả. Mười tám ngàn bàn tay. Tiếng huýt sáo, vỗ tay vang dậy một góc trời. Thằng con út nhẩy cỡn lên:
"Khán giả thích họ, mẹ."
Tôi vỗ tay "high-five" với con và reo hò nhảy múa loạn xạ. Người giữ an ninh đứng bên cạnh gật gù:
"Bọn nhỏ hay quá. Cô quen chúng?"
Tôi cười, miệng rộng tận mang tai:
"Vâng. Các em thuộc nhóm Giới Trẻ La San Việt Nam - the Vietnamese Lasallian Youth Troup, chuyên trình diễn ca vũ kịch và đánh trống theo truyền thống văn hóa Việt Nam."
Đoàn thanh thiếu niên ôm trống đi vào giữa tiếng vỗ tay chưa ngớt của khán giả. Trái tim tôi reo vui, hãnh diện và xúc động khó tả. Lẫn trong nhóm đầu đen có một mái tóc muối tiêu trong bộ áo chùng thâm. Dọn dẹp trang phục và dụng cụ xong, quây quần bên nhau, Frere nhìn bọn nhỏ, giọng Frere đầy yêu thương:
"Các con giỏi lắm, thật không hổ danh con cháu Lạc Hồng. Frere rất hãnh diện vì các con." Chỉ tay về phía hội trường, Frere tiếp, "Các con biết không, ngay tại trường Đại Học này, cha mẹ của một số các con đã từng một thời oanh liệt."
Một cái nhìn, một nụ cười nhẹ hướng về tôi. Giật mình.
Ngày Văn Hoá Toàn Cầu tại Brasil: Hãnh diện là người Mỹ gốc Việt, vui vẻ với bè
bạn thế giới.
* Khởi đầu của Đoàn Văn Nghệ Dân Tộc
Santa Clara University, mùa xuân 1991.
"Ê con nỡm, không làm gì đi theo bọn tao đến chỗ này hay lắm."
Sáng Chủ Nhật, nhóm bạn ngỗ nghịch được mệnh danh "ba con mẹ Bắc kỳ" ghé thăm, rủ rê.
"Tao đang làm... biếng không thấy sao? Mà chỗ này là chỗ nào, có chuyện gì mới được?"
"Chuyện "nớn" hơn chuyện "Cani" động đất." Con bạn dài giọng. "Nghe này: một Frere dòng La San vừa thuyên chuyển về từ miền Đông Bắc. Nghe nói La San chuyên về giáo dục và sinh hoạt giới trẻ. Frere vừa thành lập một đoàn văn nghệ và bắt đầu tập dợt cho chương trình Tết. Nghe nói Tết năm nay tổ chức lớn lắm..."
Vậy là đi. Đến nơi, thấy đứng ngồi lố nhố toàn những khuôn mặt trẻ quen thuộc trong giáo xứ. Chính giữa, một ông trung niên trong bộ áo chùng thâm đang... múa.
"Ối giời! Frere dẻo hơn mày nỡm ạ."
Một cái cùi chỏ thúc vào cạnh sườn đau điếng, con bé suýt xoa rủa thầm con bạn nhưng mắt không rời áo chùng thâm. Frere đang dạy vũ khúc "Thiên Thai". Hai cánh tay phất phơ giải lụa dài, ngón tay xòe ra khép lại điệu nghệ, đôi chân trần bước từng bước nhẹ theo tiếng nhạc... Ôi chao, các tiên nữ trên Thiên Đình dịu dàng uyển chuyển đến thế là cùng! Lâu nay mỗi lần lễ lớn các hội đoàn đều được mời đóng góp một vài tiết mục cho chương trình văn nghệ bỏ túi, con bé và đám bạn điếc không sợ súng, ca vũ nhạc kịch gì cũng "có em". Hôm nay tận mắt thấy sư tổ biễu diễn, con bé tự nhủ sau này không được múa rìu nữa...
Tết Tân Mùi 1991 tại trường Đại Học Santa Clara University, cộng đồng công giáo Việt Nam San Jose tưng bừng ngày hội lớn với sự hiện diện của Đức Giám Mục địa phương, đông đảo linh mục tu sĩ và mấy ngàn giáo dân. Sau Thánh Lễ Mừng Xuân, đoàn văn nghệ dân tộc mang tên Giới Trẻ La San chính thức ra mắt cộng đồng. Nhập khúc "Tôi Yêu Quê Tôi" được dàn dựng với vũ điệu của cả ba miền Bắc Trung Nam. Đám con gái sau nhiều ngày tháng tập dợt trông cũng khá uyển chuyển dịu dàng trong vũ khúc "Thiên Thai". Con bé kết hợp hai văn hóa Việt Mỹ, mặc bộ áo dài trắng cầm nến múa theo bản nhạc không lời "Romance". Ba con mẹ Bắc kỳ thì vui nhộn trong hoạt cảnh "Bà Rằn Bà Rí" và "Tát Nước Đầu Đình"...
* Thời gian, đổi thay
Chớp mắt mà đã hơn 20 năm trôi qua. Nhóm "giới trẻ" ngày nào bây giờ trên đầu đã hai thứ tóc và đang tản mác khắp nơi. Frere thương yêu của cả bọn cũng sắp sửa bước đến ngưỡng cửa "thất thập cổ lai hy" nhưng tạ ơn Chúa vẫn khỏe mạnh để tiếp tục chăm lo cho giới trẻ địa phương và thường xuyên đi phục vụ những người kém may mắn ở những vùng xa xôi hẻo lánh tại Campuchia và Việt Nam. Vũ công chính của "Tôi Yêu Quê Tôi" trở thành soeur bề trên của một nhà dòng bên Texas. Chàng trai làng đa tình trong "Tát Nước Đầu Đình" nay là một linh mục nhạc sĩ nổi tiếng, được mời đi khắp nơi gây quỹ cho người nghèo. Một trong ba con mẹ Bắc Kỳ cũng thành ma soeur áo trắng. Số còn lại phần đông lập gia đình và con cái đã cao vượt đầu bố mẹ. Mỗi người bận rộn với cuộc sống riêng cho nên dù ở gần hay xa cũng chỉ có thể mỉm cười mỗi khi nhớ về kỷ niệm cũ. Lâu lâu vào dịp lễ lớn có văn nghệ thì kéo nhau đến cổ võ cho đoàn. Đặc biệt một số nhỏ vẫn bền bỉ sinh hoạt. Như Bích Vân, sau bao năm vẫn giữ vai chính trên sân khấu, vẫn chịu đầu sào mỗi Chủ Nhật đều đặn có mặt bất kể nắng mưa. Những diễn viên nhí ngày xưa như Tùng, Vương... bây giờ trong ban lãnh đạo, cố vấn cho các trưởng trẻ về cách dạy dỗ và tập dợt cho các em thuộc thế hệ sau.
Đoàn văn nghệ cũng đã phát triển nhiều theo thời gian. Trong thập niên 1990, mục đích của đoàn là thiết lập một trung tâm cho giới thanh thiếu niên người Mỹ gốc Việt có thể đến với nhau để sinh hoạt trong các chương trình văn hóa, nghệ thuật Việt Nam. Tại thời điểm đó, các thành viên trong đoàn trình diễn những vở kịch và điệu múa đơn giản. Khi đoàn phát triển, các em bắt đầu thực hiện các chương trình quy mô hơn với cốt truyện dựa trên những câu chuyện Kitô giáo và lịch sử Việt Nam. Khi bước sang thế kỷ mới, đoàn cho kết hợp tiếng trống vào trong những tiết mục văn nghệ. Các em đánh trống để mong mọi người có mặt phấn khởi, vui tươi và hãnh diện vì những nét đẹp văn hóa Việt Nam. Màu sắc trang phục ngũ hành các em mặc khi đánh trống tượng trưng cho năm yếu tố căn bản kim, mộc, thủy, hỏa, thổ của thiên nhiên theo cái nhìn Việt Nam. Tất cả trống và trang phục trình diễn đều thuần túy Việt Nam.
Giới Trẻ La San đã đón nhận những thách đố mới, nâng cấp nhiệm vụ của đoàn. Bên cạnh việc phục vụ cho cộng đồng công giáo Việt Nam nói riêng, và cộng đồng Việt Nam nói chung, đoàn văn nghệ cũng đáp lời mời trình diễn cho khán giả đa chủng tại địa phương. Các em đã trình diễn cho những dịp đặc biệt như Tết Trung Thu, Tết Nguyên Đán, Hội Chợ Y Tế, Lễ Khánh Thành khu Vietnam Town và các bảng đường mang tên Little Saigon, lễ hội Văn Hóa Á Châu do trung tâm giải trí Great America tổ chức, trận bóng đá giữa đội nhà San Jose Earthquakes và địch thủ Colorado Rapids... Đoàn văn nghệ cũng đã đáp lời mời đi trình diễn nhiều nơi xa xôi. Các em đã trình diễn cho các Đại Hội Giáo Dục Công Giáo tại Nam Cali và các tiểu bang khác, cũng như Ngày Thánh Mẫu tại dòng Đồng Công, Missouri. Phái đoàn cũng đã biểu diễn trống trong những ngày Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới do Tòa Thánh Vatican tổ chức tại Gia Nã Đại, Đức, và Úc và biểu diễn văn nghệ tại Ba Tây. Ngoài ra, đoàn văn nghệ cũng tham gia nhiều hoạt động xã hội. Các em trưởng thành được khuyến khích giúp đỡ người khác, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục. Hằng năm, các em tham gia vào việc gây quỹ cho những người thiệt thòi và nghèo khó ở Việt Nam và Campuchia. Nhiều em trong đoàn đã tình nguyện hy sinh mùa hè để đi phục vụ những người kém may mắn tại các nước Châu Á và Nam Mỹ.
Vài năm gần đây, thấy con cái đã đủ tuổi, nhóm "cựu giới trẻ" ở vùng vịnh hè nhau ghi danh bọn nhỏ vào đoàn. Riêng con của người viết, thằng anh và con chị lớn không vui nhưng cũng không phản đối, con em thì giận dỗi khóc lóc um sùm. Con bé nói (dĩ nhiên bằng tiếng Anh):
"Con là người Mỹ. Con không muốn nói tiếng Việt. Con không cần biết văn hóa Việt. Con không thích sinh hoạt trong đoàn thể chỉ có người Việt..."
Giải thích không nghe, dỗ không được, dọa cũng không xong, đành mặc kệ, mỗi Chủ Nhật cứ chở ba anh em đến chỗ tập văn nghệ. Qua vài tháng, thấy nó không còn khó chịu như trước nữa, sáng còn hối thúc bố mẹ đi cho sớm, chiều tập xong thì tà tà đùa giỡn với lũ bạn một lúc rồi mới chịu lên xe về nhà.
Bây giờ ngày thường ở nhà, thằng anh lớn theo thói quen cứ búng búng tay theo nhịp trống tập mỗi cuối tuần, con chị thì vừa xoay tròn vừa hát: "Tôi yêu quê tôi, yêu lũy tre dài đẹp xinh. Yêu con sông xanh dâng cát hoe vàng bên đình..." Mỗi lần như vậy, con em không nói gì, chỉ đưa mắt nhìn, miệng cười tủm tỉm. Thằng út thấy mấy anh chị vui quá cũng nôn mau đủ 12 tuổi để gia nhập đoàn. Thấy qua đoàn văn nghệ, lũ nhóc đã tìm được chính mình, tình bạn và sự liên hệ với người Việt, văn hóa Việt, bố mẹ mừng lắm nhưng cũng làm bộ răn đe:
"Lo học đi. Không học giỏi, không ngoan, khỏi đi tập văn nghệ, khỏi đánh trống!"
Phụ huynh sửa trang phục.
* Hội phụ huynh và chuyện hậu trường
Từ hồi bọn nhỏ vào nhóm Giới Trẻ La San, nhóm cựu giới trẻ rủ nhau vào hội phụ huynh. Vào đoàn, phụ huynh có cơ hội gần gũi con cái và các bạn của con, và được tham gia và chứng kiến nhiều chuyện vui buồn đằng sau sân khấu.
Bình thường hội phụ huynh cũng chẳng có trách nhiệm gì ngoài việc thỉnh thoảng ủng hộ đồ ăn thức uống. Mỗi tuần các em đi tập đều đem theo phần ăn trưa cho mình, nhưng nếu có thêm đồ ăn thì bao nhiêu cũng hết với cái tuổi "bẻ gẫy sừng trâu" này. Ngày trình diễn, ngoài lo ăn uống cho cả đoàn, hội phụ huynh còn bận rộn với những chuyện hậu trường như giúp các em gái trang điểm và làm tóc, giúp trang trí sân khấu, phụ trách ánh sáng, âm thanh... Thỉnh thoảng phụ huynh cũng được chỉ định vào một vai phụ nào đó. Giới trẻ làm vua, giới già làm quân thần. Các em làm quan, mình cầm lọng theo hầu. Các em làm tướng, mình đóng vai quân sĩ. Các em múa hát, mình cầm cờ đứng đằng sau... Dù làm bất cứ việc gì phụ hunh đều vui vì có cơ hội nâng đỡ con em bằng hành động cụ thể.
Hội chợ Tết Trung Thu 2012, ngoài việc lo ăn uống nguyên ngày cho cả đoàn, các bà mẹ bàn nhau bỏ công làm lời, bán thêm xôi, chè và si-rô đá bào để gây quỹ sinh hoạt cho đoàn. Sau hai ngày lăn lóc nấu ăn và mời chào khách hàng, tiền thu vô trừ chi phí còn lại khoảng $500, trừ đi thêm $200 tiền đặt cọc cho gian hàng ban tổ chức... quên trả, vị chi lời được $300. Tính nhẩm tổng số giờ bỏ vào, mỗi người làm ra chừng 50 xu một giờ. Quá phục tài tính toán và buôn bán của phụ huynh!
Qua Tết Trung Thu 2013, rút kinh nghiệm đau thương từ lần trước, hội phụ huynh nhất định không buôn bán gì nữa. Thùng tượng Đức Mẹ La Vang Frere đem về từ Việt Nam cũng để tặng những người ghé ngang gian hàng. Hộp quyên góp để trên bàn, ai muốn cho bao nhiêu cũng được. Ấy vậy mà đến cuối ngày quyên được hơn $1500. Chẳng phải phụ huynh thông minh hay tài giỏi gì, chỉ là nhờ sự hy sinh hết mình vì nghệ thuật của các em. Số là trời hôm đó không có nắng thu dịu dàng như mọi năm. Buổi sáng trời âm u lạnh lẽo, mây đen kéo đến ùn ùn. "Mưa nắng ơn trời..." cả bọn vừa căng lều bạt cho các gian hàng và chỗ khán giả ngồi, vừa lâm râm cầu nguyện nếu trời có mưa thì xin mưa sớm sớm, đừng mưa sau 2 giờ vì đoàn văn nghệ còn phải trình diễn trên sân khấu lộ thiên. Vậy mà không sớm không muộn, bọn nhỏ vừa bước lên sân khấu, nhạc vừa trỗi lên thì mưa bắt đầu rơi, mới đầu còn lất phất nhưng càng về sau càng nặng hạt. Đứng dưới túp lều, một bà mẹ la hoảng:
"Mưa quá. Chạy ra kêu tụi nó xuống hết đi."
Một bà mẹ khác cũng níu tay tôi:
"Làm sao bây giờ? Chị xót quá em ơi..."
Lỡ rồi, nhóm huynh trưởng đứng dưới sân khấu cũng chịu trận thì phụ huynh mà làm được gì. Tuy ướt và lạnh nhưng bọn nhỏ vẫn tươi như hoa, vừa ca múa vừa cười toe toét. Mỗi lần mưa đổ xuống từng đợt như trút nước, khán giả lại "ồ" lên và la hét cổ võ cho các em. Sau màn trình diễn, bà con đua nhau chạy đến bỏ tiền vào hộp ủng hộ để đoàn sửa sang trang phục và thay thế nón lá và quạt giấy bị hư hại vì ướt mưa.
"Cái số của đoàn mình mỗi lần trình diễn ngoài trời là mắc mưa!" Tùng lắc đầu. "Hội Chợ Tết nè, Ngày Thánh Mẫu nè, Đại Hội Giới Trẻ ở Đức nè..."
Tôi an ủi:
"Không sao đâu. Đừng đau lòng quá mất vui."
Cười, nhắc lại lần trình diễn cho Đại Hội Thánh Mẫu tại Missouri. Tháng 8 bên đó nóng trên trăm độ, trời hôm nắng hôm mưa. Một phụ huynh đi theo thấy con tập dợt và trình diễn khổ cực đau lòng quá, khi về lôi thằng bé ra khỏi đoàn mặc dù nó không muốn.
Nghĩ cũng tội. Với một đoàn cả trăm em, phần lớn ở tuổi vị thành niên, thời khóa biểu và kỷ luật của đoàn khá nghiêm khắc. Mỗi Chủ Nhật các em tập từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều với 30-45 phút nghỉ giải lao để ăn trưa. Một năm 52 tuần chỉ được nghỉ vào những dịp lễ lớn như Tết hoặc Giáng Sinh. Trước những chương trình lớn các em thường phải tập thêm giờ. Ngày trình diễn thì khỏi nói, mọi luật lệ phải được thi hành nghiêm túc. Các trưởng nói đứng là đứng, đi là đi, không được mô tê gì hết.
Các em tập dợt khổ cực, ban lãnh đạo và các trưởng còn cực khổ hơn nhiều. Ngoài thời gian dạy các bài trống và điệu múa cho các em, họ còn phải chuẩn bị cho chương trình, sửa sang và sắp xếp trang phục, trống, và các dụng cụ lỉnh kỉnh khác. Nếu diễn ở xa, phải lo chuyện di chuyển các em bằng máy bay hoặc xe buýt, đồ đạc phải đóng thùng gửi theo máy bay hoặc xe hàng, còn không phải mướn U-haul tự chở đi. Trình diễn về thì đến màn giặt giũ và dọn dẹp. Đứng sau hậu trường một lần rồi mới thấy lòng nhiệt thành và sự tận tụy hy sinh của họ.
Đoàn trình diễn ở gần thì hội phụ huynh còn đi theo được, chứ đi xa thì khó khăn hơn. Như kỳ Đại Hội Giới Trẻ ở Ba Tây hè rồi, xa xôi, đi lâu, chi phí nhiều, nên chỉ có hai cặp phụ huynh đi theo. Chúng tôi cho thằng anh lớn đi theo phái đoàn, trước khi đi dặn mãi: "Con sang bên đó nghe lời Frere và các anh chị huynh trưởng, nhớ tin về cho bố mẹ biết con bình an." Tuần đầu thằng con gọi về được mấy lần. Qua tuần sau nhóm đi thám hiểm rừng già Amazon và leo tháp nước Iguassu Falls điện thoại không bắt được sóng, khi về lại thành phố chuẩn bị cho đại hội, nó bận rộn và vui quá nên quên luôn. Bố nó tỉnh bơ nhưng mẹ thì đứng ngồi không yên, suốt ngày theo dõi chương trình chiếu Live từ Rio, ráng nhìn xem trong rừng người hơn một triệu đó có phái đoàn của con mình không? Hiểu lòng cha mẹ, mỗi lần về lại nơi nào có internet, các phụ huynh lên Facebook cập nhật tin của đoàn. Tin lành, tin dữ bay về từ Ba Tây tới tấp. Ngày khai mạc đại hội, lần đầu tiên bị vây giữa một rừng người, hai em trong nhóm bị hoảng sợ (panic attack) phải vào trạm y tế. Ngày hôm sau, cũng dính đến rừng người, một em khác xỉu. Đông người quá, mỗi lần đi làm vệ sinh cá nhân phải chen ra chen vô sắp hàng mất cả hai tiếng đồng hồ, các em sợ quá không dám uống nước, người thiếu nước đưa đến mệt và xỉu. Sau khi phái đoàn áp dụng châm ngôn: "Thà tốn thời giờ, thà ra... quần, còn hơn xỉu," tin vui bay về nhiều hơn. Nhìn tấm hình thằng con và bạn nó chụp chung với nhau đại diện phái đoàn người Mỹ gốc Việt cầm cờ Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa trong buổi lễ Văn Hóa Thế Giới mà không cầm được nước mắt. Rồi những tấm hình chụp khi trình diễn hai vũ khúc Việt Nam, hình chụp với những sắc dân bạn, hình chụp Đức Thánh Cha khi xe của Ngài đi ngang qua chỗ nhóm đứng... Hãnh diện và xúc động không tả được!
Ngày Văn Hoá Việt tại Houston, Thứ Năm 19 tháng 12, 2013.
* Ngày Văn Hóa Việt
Houston, Texas đứng hàng thứ ba, sau Nam và Bắc Cali, về số người Việt định cư đông nhất trên nước Mỹ. Nhà dòng La San mở chi nhánh tại đây từ năm 1993 để đáp ứng nhu cầu giáo dục và sinh hoạt giới trẻ của cộng đồng. Nhân dịp kỷ niệm mười năm ngày thành lập, nhà dòng tổ chức ngày Văn Hóa Việt - Việt Culture Day vào cuối tuần trước Lễ Giáng Sinh để giới trẻ có cơ hội biểu dương những nét tinh hoa của văn hóa Việt.
Giới trẻ La San California được mời sang Houston để hợp tác cùng với giới trẻ địa phương trong dịp mừng đặc biệt này. Từ tháng 5 các em đã ráo riết tập dợt cho chương trình. Qua tháng 12, giờ tập mỗi Chủ Nhật được kéo dài thêm từ 10 giờ sáng đến 6 giờ tối. Hai tuần cuối, hội phụ huynh đến phụ giúp sửa sang, may vá lại trang phục trình diễn cái mất nút, cái sút chỉ, cái rách tả tơi của các em. Chủ Nhật cuối trước ngày đi, sau giờ tập dợt, ban lãnh đạo, các trưởng và một số phụ huynh ở lại đóng thùng quần áo và dụng cụ cho đến 2 giờ sáng. Lý do pack đồ vào phút cuối vì các em cần phải tập dợt với quần áo (dress rehearsal) vào những tuần cuối để biết chắc các em có đủ thì giờ thay đổi trang phục sau mỗi màn.
Khuya thứ Năm ngày 19 tháng 12, nhóm một gồm 40 người trong đó có Frere, ban lãnh đạo và các thành viên lớn và một ít phụ huynh rời San Francisco theo chuyến bay red-eye. Sáng thứ Sáu ngày 20, nhóm thứ hai gồm 39 người phần đông là các em trẻ tuổi, các huynh trưởng và phụ huynh còn lại khởi hành. Ngoài đồ đạc cá nhân và túi ngủ của mỗi người, đoàn gửi theo máy bay thêm 38 thùng đồ trình diễn. Kỳ này đồ đạc tương đối ít vì trống đã được chuyển sang Houston từ trước.
Nhóm một sang tới Houston lúc 6 giờ sáng và được đưa thẳng đến nhà Dòng ở Cypress. Sau khi ăn uống qua loa, nhóm bắt tay vào việc mở 38 thùng đồ và sắp xếp trang phục của từng em vào một giỏ riêng. Sau đó các em được đi nghỉ khoảng 2 tiếng trước khi bắt đầu tập dợt với nhóm giới trẻ địa phương. Trong khi các em tập thì ba phụ huynh đi mua và làm những dụng cụ không thể mang theo từ California, năm phụ huynh đến tiệm Drycleaner của một người quen mượn máy ủi khoảng 400 bộ trang phục của các em. Mọi việc tạm xong vào khoảng 7 giờ tối, vừa lúc nhóm thứ hai qua tới. Mọi người được nghỉ một tiếng để ăn tối trước khi tổng dợt chương trình. Một giờ sáng thứ Bảy, với các túi ngủ mang theo, các em được đi ngủ, bên nam nằm trên sàn của căn gác trường Việt Ngữ La San, bên nữ dưới đất nhà nguyện của dòng.
Thứ bảy này 21 tháng 12, năm 2013, đồng hồ báo thức reng lúc 6 giờ sáng. Vệ sinh cá nhân, ăn uống xong là chuyển trống và đồ đạc lên xe U-haul thẳng tiến về nơi trình diễn. 9 giờ sáng họ mở cửa cho vào unload đồ đạc, set up sân khấu và sắp xếp lại các ghế ngồi. 11 giờ đoàn chuẩn bị dợt qua chương trình từ đầu đến cuối lần chót. 2 giờ 30 chiều tổng dợt xong, các em được hơn một tiếng sắp xếp thứ tự lại trang phục, ăn trưa và trang điểm làm tóc. 3 giờ 45, 15 phút trước giờ diễn, mọi thứ đã sẵn sàng.
Nhà văn nhà báo Nguyễn Đạt Thịnh đã mở màn chương trình với những lời giới thiệu rất ưu ái dành cho đoàn. Ông nói cá nhân ông đã được xem đoàn trình diễn tại Đại Hội Thánh Mẫu Missouri và luôn mong ước có ngày đoàn về trình diễn cho cộng đồng tại Houston xem. Vì đây là một chương trình do giới trẻ trình diễn, ngoài MC Thịnh còn có thêm hai MC trẻ tuổi dễ thương của địa phương.
Chương trình được mở đầu với một màn trình diễn thật hùng hồn của hơn 80 tay trống của hai miền California và Texas. Tiếp theo là phần rước cờ và chào cờ Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa hết sức trang trọng. Người viết tin mình không chủ quan khi nghĩ phần đông khán giả đều bất ngờ về chất lượng của hai màn đầu, vì tiếng vỗ tay của khán giả tưởng chừng không thua gì tiếng trống của các em.
"Tôi là con chim lạc bầy, từ muôn kiếp trước
Tôi là mây bay ngàn đời, trên trời tha phương
Quê mẹ trong tôi, chỉ là văn chương..."
Qua bài "Viễn khúc Việt Nam", giọng ca ngọt ngào của ca sĩ Phạm Đăng Khoa, cũng là một cựu thành viên Giới Trẻ La San California, đã nói lên thông điệp đoàn muốn nhắn gửi đến giới trẻ Mỹ gốc Việt ở mọi nơi:
"Chưa bao giờ về Hà Nội
Chưa bao giờ ghé Sài Gòn
Chưa bao giờ thăm xứ Huế
Nhưng tôi là người… Việt Nam."
Và rồi, tam ca Thi Diệu, Minh Nguyệt và Thùy Dương của nhóm Giới Trẻ Houston đã đáp lời bằng những ước mơ và lời ngợi khen những nét đẹp của "Quê Hương Mình":
"Cho tôi mơ là cánh cò dang rộng cánh trời quê hương
Cho tôi được là con đò dạo chơi những dòng sông yêu thương...
Trọng tâm của chương trình là màn vũ nhạc kịch "Đóa Hoa Hồng Trà", câu chuyện dã sử nói về một đôi uyên ương đã đặt nợ nước trước tình riêng, noi gương các vị anh hùng dân tộc, Bà Trưng, Bà Triệu, Hưng Đạo, Quang Trung... hiên ngang cùng toàn dân chống giặc Tầu xâm lược. Suốt một tiếng đồng hồ, khán giả khi im phăng phắc, lúc rầm rộ phản ứng diễn biến của câu chuyện qua lời kể của người tường thuật, qua những tiếng trống rộn ràng thúc giục toàn dân cùng đứng lên đáp lời sông núi, qua những thế võ và đường gươm oai hùng của quân sĩ, qua những điệu múa mừng chiến thắng của các nam nữ trong thôn làng, và qua một kết cuộc bất ngờ làm nhiều người rơi lệ và rồi mỗi người cùng bật lên một tràng pháo tay tưởng chừng như có thể làm vỡ tung cả rạp hát.
"Việt Nam! Việt Nam!
Việt Nam quê hương đất nước sáng ngời
Việt Nam! Việt Nam! Việt Nam muôn đời"
Lời ca quen thuộc được hát vang. Rạp hát ngợp màu cờ vàng. Bầu không khí tưởng không thể sống động hơn lại bùng vỡ khi các em trở lại sân khấu trong vũ khúc ba miền"Tôi Yêu Quê Tôi" để kết thúc phần Văn Hóa Việt.
Giới Trẻ La San của hai miền California và Texas đã cống hiến cho cộng đồng người Việt tại Houston một ngày chất ngất tình Việt Nam. Bằng câu chuyện dã sử về lòng yêu nước quyện với hồi trống hùng hồn và những bài ca, điệu múa tình tự dân tộc, Giới Trẻ La San mong ước vực dậy niềm tự hào dân tộc và những nét đẹp của văn hóa Việt. Cám ơn khán giả Houston và những ân nhân đã nhiệt tình hỗ trợ cho chương trình và cho đoàn.
* Bảo Tồn. Phát Huy.
Truyền Bá.
Mới ngày nào, người viết cùng các bạn trong bộ áo dài trắng, xỏa tóc ngang lưng trình diễn một điệu múa Việt với nền nhạc ngoại quốc cho khán giả người Việt phần đông thuộc thế hệ di dân 1. Thế hệ 1.5 thời đó muốn bảo tồn văn hóa Việt như hoài bão của cha anh, nhưng vẫn có chút e dè, ngượng ngập trong phong cách.
Thế hệ thứ 2 bây giờ mạnh dạn hơn, tự tin hơn trong sự phát huy và truyền bá nét đẹp của văn hoá Việt. Vẫn trong bộ áo dài trắng và mái tóc ngang lưng, con gái của người viết và các bạn nữ rộn ràng bước theo nhịp trống rước cờ vàng ba sọc đỏ ra sân khấu, để rồi sau khi trao cờ lại cho các bạn nam, cầm hai dùi mạnh dạn gióng lên từng hồi trống hào hùng.
Những chương trình sau này của đoàn lớn và quy mô, từ nội dung cốt truyện cho đến trang phục, cách diễn xuất. Cũng những tác phẩm bất hủ đoàn trình diễn từ ngày xưa như "Tôi Yêu Quê Tôi", các em biến đổi thành đẹp mắt hơn, vui tươi hơn. Các em không giới hạn trình diễn ở địa phương, mà đi đến những nơi xa xôi để truyền bá nét đẹp văn hóa Việt cho những cộng đồng bạn, luôn cả những cộng đồng thuộc sắc dân khác.
Giới Trẻ La San đã tiến một bước dài. Chúc mừng các em.
Tôi hãnh diện là một cựu thành viên, là phụ huynh và thân hữu của các em. Cầu mong các em dù được sinh ra và lớn lên tại Mỹ, vẫn luôn yêu thương và hướng lòng về quê cha đất tổ và biết trân quí truyền thống và văn hóa Việt. Mong các em tiếp tục "mang trống đi đánh xứ người" hầu mang lại niềm tin nơi Việt Nam và khơi dậy lòng nhiệt thành dấn thân nơi giới trẻ Việt.
"Tôi yêu quê tôi yêu mãi bây giờ còn yêu
Yêu chim bay qua mang đến tin mừng thái hòa
Yêu anh yêu em yêu nước yêu trời gần xa
Và yêu cánh đồng vời xa là đây anh chờ em về..."
Nguyễn Trần Phương Dung
Ghi chú:
1. Rải rác trong bài là lời ca của ca khúc "Tôi Yêu Quê Tôi" của nhạc sĩ Trịnh Hưng, "Viễn khúc Việt Nam" của nhạc sĩ Hàn Lệ Nhân, "Quê Hương Mình" của nhạc sĩ Hoài An, và "Việt Nam! Việt Nam!" của nhạc sĩ Phạm Duy.
2. Một số chi tiết về đoàn văn nghệ được trích từ bài "Đôi Giòng Về Đoàn Văn Nghệ Giới Trẻ La San" của Phạm Như Mai Jenny.
Nguyễn Trần Phương Dung
Bài viết cháu rất hay và khích lệ.
Sáu