Hôm nay,  

Hoa Đá

06/02/201400:00:00(Xem: 14670)
Tác giả: Mimosa Phương Vinh
Bài số 4133-14-29543vb4020614


Tác giả định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. đầu thập niên 90, cư dânBerryhill, Tennessee, làm việc trong Artist room của một công ty Mỹ. Giảithưởng VVNM 2013, cô có 5 bài tham dư và đã nhận giải Vinh Danh TácGiả (hình bên) với hai bài viết tiêu biểu: “Thiên Thần Đen” và “CũngMột Đời Người”, kể về những di dân tị nạn tại Mỹ làm việc tới mứcquên mình để gửi tiền tiếp viện cho người thân còn ở quê nhà. Sau đâylà bài viết mới nhất của tác giả.

* * *

Tiếng của mẹ đánh thức tôi dậy trong một buổi sáng mùa hạ của hơnhai mươi năm về trước. Tôi mang buổi mai đó trong suốt cuộc hành trìnhdài của một kiếp người. Tiếng mẹ còn vang vọng đâu đó một buổisáng ngày xưa:

- Huyền Châu ơi, dậy đi con.

Tôi dạ lên một tiếng thật to, rồi mắt nhắm, mắt mở bước xuống giườngchạy đến giường mẹ, vén mùng chui vào chăn để tiếp tục giấc ngủcủa mình. Nhưng tôi vội khựng lại vì có những sự việc không bìnhthường như tôi nghĩ: mùng, mền đã đưọc xếp lại gọn gàng, lạnh lẽovà em trai tôi cũng không có trong đám chăn ấm áp để tôi ôm choàng lấyem như mọi khi. Tôi tỉnh ngủ hẳn lại hỏi mẹ:

- Em đâu rồi!

Mẹ cười;

- Em đang chơi đằng trước phòng khách với ông ngoại, bây giờ đã trưarồi con à!

Nghe mẹ nói, tôi vội nhìn ra sân thì thấy trời đã sáng, ánh nắngchan hoà ngoài vườn, những con chim sẻ đang gọi nhau ríu rít, vui tươitrên những cành cây xanh mướt. Mẹ và tôi ở trong một căn phòng nhỏcủa nhà ông bà ngoại nhìn ra phía vườn sau, căn phòng khá xinh xắnđó là giang sơn của mẹ từ ngày còn là một thiếu nữ. Sau cuộc hônnhân không hạnh phúc với bố, sau những ngày tháng lận đận, lao đaocuả thời cuộc, sau những bầm dập của cuộc đời mẹ trở về căn phòngbé nhỏ của thời niên thiếu. Căn phòng được kê thêm một cái giườngnhỏ cho tôi ở bên cửa sổ và em trai tôi lên hai tuổi thì nằm ngủ vớimẹ.

Cứ độ vài ba ngày mẹ lại đáp xe đi Sàgon mua hàng về bán ở một khuchợ nhỏ gần ngã tư. Họ gọi đó là chợ Ngã Tư vì nó chẳng có tênnào khác. Mẹ bán áo quần, giầy dép, vải vóc, xà phòng thơm, vân vânvà vân vân… tùy theo nhu cầu của những bạn hàng. Họ là những nguờikhá bận rộn với việc mua bán hay gia đình, không có thời giờ lên chợlớn nên cần gì thì dặn mẹ mua về. Họ nghĩ mẹ bán rẻ hơn vì mẹkhông có cửa hiệu hay hàng quán gì để bị đánh thuế nhiều ngoài mộtcái sập thấp lè tè mà các cậu đã đóng giùm. Tuy nhiên điều mà họthích nhất là được mua chịu rồi trả góp cho mẹ. Mẹ than van vì cónhiều người quá lì nợ. Mẹ ít vốn nên bán xong phải chờ thu tiềnđược mới đi chuyến tiếp theo được, và đôi lúc mẹ phải ở nhà khá lâumà những bạn hàng của mẹ thì dặn dò đủ thứ. Nào áo quần đồngphục cho con vào trường, nào vải may áo dài đi đám cưới, nào giầycao gót, nào áo đi mưa. Mẹ gật đầu tất cả, gật đầu luôn với nhữngngười mua rồi mà chẳng muốn trả tiền vì mẹ hay nói:

- Đời có người này kẻ khác, đời có nguời tốt, kẻ xấu.

Những buổi sáng phải đi Sàigòn, mẹ thường kêu tôi dậy rất sớm đểqua nằm với em, vì nằm một mình em lạnh và sợ thì sẽ khóc làm mấtgiấc ngủ của ông bà ngoại.Tôi học lớp buổi chiều, nên có thể sănsóc em buổi sáng, sau đó ông bà ngoại có thể lo cho em khi mẹ vắngnhà.

Tôi nằm ôm em chờ giấc ngủ trở lại. Tôi có thể nghe tiếng cửa đónglại nhẹ nhàng và bước chân cuả mẹ xa dần dần ngoài ngõ. Mẹ đi rấtsớm khoảng ba hay bốn giờ sáng, trên một quảng đường dài và vắng đểra bến xe lam. Nhiều lúc tôi chạnh lòng thương mẹ cô đơn, chiếc bónggiữa đêm tối nhưng chỉ một lúc sau con buồn ngủ kéo đến, trong chănnệm êm ấm tôi ôm chầm lấy em nhỏ và quên đi tất cả. Những ngày khôngcó mẹ tôi rất buồn và mong mẹ mau về với chúng tôi dù xung quanh vẫncó các cậu, các dì và nhất là ông bà ngoại sẳn lòng giúp đỡ.

Những chuyến đi của mẹ kéo dài khoảng ba ngày, đi một ngày, mua hàngmột ngày và một ngày về. Có nhiều hôm tôi bồng em ra đường đón mẹđến tận chiều tối mà không thấy. Mẹ nói xe cộ bất thường nên mẹkhông muốn tôi làm như thế. Mẹ không hiểu là tôi nhớ mẹ. Ba ngày, haiđêm xa mẹ đối với một đứa bé lên mười như tôi thật quá lâu. Và emThái cuả tôi nữa, em cứ bi bô hỏi tôi:

- Mẹ đâu, mẹ đâu rồi!

Đêm trước mỗi chuyến đi cuả mẹ, tôi thường cảm thấy buồn thiu vànhững buổi sáng khi mẹ kêu tôi dậy trông em, giọng mẹ nghe như nặngtrĩu nước mắt vì mẹ rất yêu thương chúng tôi, nhất là em tôi chưa đầyhai tuổi. Tuy nhiên, mẹ không có sự lựa chọn nào khác để nuôi nấngchúng tôi khi bố ra đi biền biệt.

Tôi ngồi trên giường hỏi mẹ:

- Hôm nay mẹ chưa đi sao?

- Chưa đi được con à, bác Mười và cô Nguyệt hẹn hôm nay sẽ trả nợ nênngày mai mẹ mới đi được.

Tôi hỏi bằng một giọng giận dữ:

- Mẹ có muốn con đi đòi tiền không? Mấy người đó lì nợ quá, muakhông muốn trả mà cứ dặn đủ thứ.

Mẹ cười:

- Thôi để chiều mẹ ra chợ lấy, con khỏi phải đi.

Tôi rất hãnh diện vì đòi nợ rất giỏi, tôi đến ai lấy tiền cho mẹlà tôi đã quyết định trong lòng: phải lấy được tiền tôi mới đi, vìthế cho nên các bạn hàng cuả mẹ rất ghét tôi. Tôi thương mẹ nên khôngcần chú ý những gì họ nghĩ về mình. Vì tôi lì như vậy cho nên khimẹ đã sai đi tôi không bao giờ về tay không.

Mẹ nói tiếp:

- Hôm nay mẹ con mình vào rừng thông chơi Huyền Châu à.

Tôi trố mắt nhìn mẹ ngạc nhiên:

- Vào rừng thông chơi, còn em Thái có đi không hả mẹ?

- Không, em còn nhỏ không vào rừng được đâu, con ra bếp ăn cơm rồi đivới mẹ.

Tôi nhìn thấy mẹ đã mang giầy và mặt áo khoác ngoài, mẹ đã sửasoạn để vào rừng thông rồi. Một cái giỏ lát nằm dưới nền xi măng,tự nhiên đầu tôi vụt lên một ý nghĩ tôi nói nhanh:

- Con biết rồi, mẹ con mình đi lượm trái thông phải không? Trái thôngđun bếp rất tốt mà ít khói mẹ à.

Mẹ cười:

- Chúng ta vào rừng thông hái hoa đá. Hái hoa đá không mất nhiều thìgiờ và không có gì nặng nhọc nên mẹ mới bảo với con là hôm nay mẹcon mình đi chơi.

Tôi vẫn chưa hết thắc mắc:

- Hoa đá là hoa gì hả mẹ, tại sao phải hái nó hôm nay. Trong vườn cóhoa hồng, hoa cẩm chướng, hoa bách nhật, bộ mẹ không thích sao?

Mẹ trả lời:

- Mẹ hái hoa đá để mang về Sàigon, những người bán hoa ở chợ BếnThành dặn mẹ.

À ra thế. Người ta cần mua hoa đá, mà hoa đá là hoa gì nhỉ? Nghe cáitên thật lạ lùng.

Mẹ con tôi theo con đường mòn vào rừng thông, con đường tuyệt đẹp vàấm áp nắng buổi sáng muà hạ. Loài ve núi kêu ran khắp mọi nơi khibổng, khi trầm. Mẹ nắm bàn tay tôi, tay mẹ ấm và mềm truyền cho tôicảm giác hân hoan, sung sướng vô cùng.

Tôi len lén nhìn mẹ, khuôn mặt người hồng hào vui tươi trái hẳn vớivẻ đăm chiêu tư lự hằng ngày. Tóc mẹ dài xỏa ngang vai, hai mắt tothường hay có một nổi buồn vương vấn nào đó. Mẹ kể ngày xưa đi họccó nhiều người nhận xét rằng: mẹ có đôi mắt buồn, khuôn mặt đa sầu,đa cảm quá, hứa hẹn một cuộc đời bất an sau này. Đặc biệt hôm naykhi hai mẹ con đang thơ thẩn trong rừng thông tôi thấy mắt người chẳngbuồn tí nào mà lại long lanh tươi sáng mới là lạ. Tôi bất chợt hỏimẹ:

- Mẹ thích đi dạo trong rừng lắm phải không?

Mẹ gật đầu:

- Đúng vậy, còn con thì sao?

- Con chỉ thích đi với mẹ thôi, đâu cũng được.

Tôi bắt đầu hỏi mẹ về chuyện hoa đá:

- Sao mẹ biết trong đây có hoa đá, hoa đá nó như thế nào hả mẹ?

Mẹ giải thích cho tôi:

- Ngày xưa, lúc còn đi học mẹ hay có những cuộc picnic với bạn bècùng lớp, cùng trường. Trong rừng có nhiều loài cây và hoa rất đẹpmà mình chưa bao giờ biết. Mẹ đã thấy hoa đá, đó là loại cây màuxanh thẫm chỉ mọc trong những khe đá. Người ta gọi là hoa vì loại câynày rất đẹp, thân cứng có những nhánh, những lá nhỏ uốn cong thànhhoa văn cân đối, nhịp nhàng như một loài hoa lạ xanh biếc. Người tacắm hoa đá xen kẽ với hoa hồng, hoa cúc để tăng thêm vẻ đẹp dịudàng, quyến rũ của những loại hoa này.

Tôi hỏi:

- Sao người ta không trồng hoa đá hả mẹ?

- Không ai trồng hoa đá cả, đó là một loại cây chỉ mọc trên đá vànhững vùng rừng rú hoang vu. Hôm về Sàigòn đi qua hàng hoa thấy họbày hoa đá, mẹ hỏi những bà bán hoa thì người nào cũng cần mua cảcho nên hôm nay mẹ con mình mới đi tìm hoa đá. Mặt hàng này không phảibỏ vốn mà qua các trạm thuế cũng không bị làm khó dễ, chỉ cần vàibó hoa là mẹ có thể đủ tiền trả vé xe.

Bây giờ tôi đã hiểu vì sao phải vào rừng với mẹ. Trên đường đi chúngtôi thỉnh thoảng gặp những ngưòi quen trong xóm đi kiếm củi, tôi cũnggặp những đứa bé trai học cùng trường khệ nệ búa rìu và mớ củinặng trên đôi vai bé nhỏ. Mẹ luôn miệng nói: tội nghiệp. Tôi thì nghĩrằng ai cũng tội nghiệp cả vì mọi người đều nghèo khổ như mẹ contôi, nhưng chắc chắn rằng không ai đi tìm hoa đá như chúng tôi. Đó làđiều bí mật, tôi thấy thích thú với ý nghĩ này nhưng chẳng hề nóira với mẹ.

Khi đến một đoạn đường có nhiều vách đá ở phía trong mẹ chỉ tay:

- Chúng ta hãy rẽ vào chỗ kia, đó là nơi hoa đá mọc.

Tôi buớc theo mẹ, khi đến gần chân vách đá mẹ chăm chú nhìn quanh mộtlát rồi nói thật to một cách vui mừng:

- Ồ đây rồi, nhiều hoa đá quá!

Tôi háo hức hỏi mẹ:

- Đâu, hoa đá ở đâu?

Mẹ chỉ cho tôi những loài cây xanh thẫm mọc xen kẽ trong vùng đátrắng. Tôi reo lên một cách kinh ngạc, vì hoa đá thật đẹp trên sứctưởng tượng của tôi. Những thân cây và lá cứng cáp, nhip nhàng, cânđối uốn cong thành hình những móc câu đều đặn như có bàn tay xếpđặt của một nghệ sĩ nào đó. Hoa mọc chi chít, mạnh mẽ vượt thẳngtrên những khe đá trắng xám trơn bóng. Một mùi thơm dịu dàng, tinhkhiết thoang thoảng trong không gian. Hương của núi rừng hay hương thơmcủa loài hoa đá. Hạnh phúc bất chợt nào đó như một cánh bướm mongmanh đáp nhẹ trên mái tóc tôi- đứa bé gái lên mười.


Tôi cười thật to, lòng vui như mở hội, say sưa hái những cành hoa đávà tôi quay sang nhìn mẹ. Tôi vô cùng ngạc nhiên và sung sướng khi thấyngười cũng hạnh phúc như tôi. Môi mẹ nở nụ cười thật tươi, thoáng ubuồn trong đôi mắt bay đi đâu mất, tóc mẹ phất phơ, dịu dàng trong gióvà bàn tay thoăn thoắt trong những cây hoa xinh tươi, mạnh mẽ vươn lêntrong một góc rừng cô quạnh.

Tôi vừa hái hoa vừa nói chuyện với mẹ:

- Loài hoa này mạnh quá mẹ nhỉ? Chúng có thể mọc cả trên đá, chúnghút nước ở đâu mà nuôi cây hả mẹ?

Mẹ trả lời:

- Giữa những khe đá vẫn có đất và nước có thể nuôi được hoa đá, vìsống trong một môi trường eo hẹp như vậy nên loài hoa này mang một vẻcứng cáp, mạnh mẽ hơn những loài hoa khác. Con có nhận thấy như thếkhông?

Tôi gật đầu:

- Dạ, đúng rồi mẹ ạ!

Mẹ nói tiếp:

- Hoa cũng như người thôi. Nếu sống trong một hoàn cảnh khó khăn conngười sẽ được tôi luyện thành một người có bản lãnh, khôn khéo vàdễ thành công ở cuộc đời hơn những kẻ khác. Con hiểu không?

Tôi trả lời mẹ rằng tôi hiểu mà thật ra tôi không hiểu rõ lắm nhữnggì mẹ đang nói với tôi. Mẹ luôn luôn nghĩ rằng tôi là một nguời lớndù rằng tôi mới lên mười, dù sao tôi cũng rất lấy làm hãnh diệnđược mẹ trò chuyện, tâm sự nhất là ở một buổi sáng tuyệt vời trongrừng như sáng hôm nay.

Sau khi đã hái đầy giỏ hoa đá, mẹ con tôi ra ngồi nghỉ trên một ngọnđồi thấp. Nhìn xuống thung lũng ngút ngàn thông xanh bên dưới, lòngtôi ngập tràn niềm hân hoan, hạnh phúc. Gió ào ào qua đồi đôi lúclàm tôi ngạt thở, nhưng chỉ vài giây cảm giác ấy tan biến đi chỉ lưulại trong tôi sự sảng khoái, thích thú lạ lùng và chờ đợi cơn giókế tiếp. Giọng tôi lạc đi trong tiếng gió vi vu, ào ạt trên đồi:

- Mát quá mẹ nhỉ?

Mẹ nói thật to như muốn át cả tiếng gió:

- Ở đây đẹp quá, thiên nhiên thật là một điều kỳ diệu mà đấng tạohóa đã ban cho con người đó con. Đời con người cũng có nhiều lúcbuồn đau, cũng có những lúc hạnh phúc. Hạnh phúc đến thật bất chợttrong một giây phút không ngờ như nó đã đến với mẹ sáng hôm nay vàcho con nữa phải không?

Tôi gật đầu nhưng một thoáng tôi cảm thấy có một nỗi đau trong tráitim bé nhỏ của mình, tôi nghĩ đến ngày mai mẹ sẽ đi Saigon, tôi phảixa mẹ ba ngày. Tôi luôn ước ao được sống gần mẹ trong tất cả mọingày, tôi buột miệng nói lên ý nghĩ ấy:

- Mai mẹ đi rồi, buồn lắm, con chỉ muốn mẹ ở nhà với con thôi!

Mẹ mỉm cười an ủi:

- Mẹ không đi buôn bán lấy tiền đâu mà lo cho hai con, nhà mình nghèolắm con à!

Tôi trả lời mạnh dạn:

- Con biết chứ, lớn lên làm ra tiền con sẽ không cho mẹ đi buôn đâu. Mẹđi sớm khổ lắm, trời lạnh và buồn nữa.

- Mẹ cũng chẳng muốn đi xa các con, nhưng mẹ không có sự lựa chọnnào cả.

Tôi bỗng nói thẳng với mẹ điều tôm ôm ấp bấy lâu nay trong lòng:

- Con muốn đi Mỹ, ở bên đó sung sướng lắm, người ta đi xe hơi, ăn bơ, ănsữa, ăn bánh mì, mặc áo quần đẹp và ở nhà sang!

Mẹ trố mắt nhìn tôi, mẹ hơi bất ngờ vì câu nói của tôi rồi đôi mắtchợt xa vắng:

- Ai cũng thích đi Mỹ cả, nhưng làm sao để đi được mới là điều khóđây.

Tôi nhớ có lần tôi đã đem điều này nói với bà ngoại thì bà khuyêntôi rằng: Thôi đừng mơ tưởng cao xa nữa con ạ, mình không thể nào điMỹ được đâu vì ông bà ngoại nghèo, mẹ con cũng nghèo, cha mầy thìbỏ đi biền biệt. Mẹ con lo cho hai đứa bây được ngày hai bữa cơm làtốt rồi, đừng mơ tưởng ảo huyền, lo mà học hành cho mẹ vui là tốtrồi con ạ.

Lời khuyên của bà ngoại đã dập tan hy vọng bé nhỏ của tôi, nhưng tôivẫn thấy ấm ức làm sao ấy. Tôi giận ngoại dù tôi biết giận như thếlà sai, bà ngoại đã nói đúng sự thật về hoàn cảnh gia đình tôi.

Tôi nhìn mẹ rồi nói một cách quả quyết:

- Nếu con đi Mỹ được mẹ sẽ khỏi đi buôn trong buổi sáng trời lạnh,con sẽ lái xe chở mẹ đi chơi và con sẽ mua cho mẹ một ngôi nhà cólầu. Ngôi nhà sẽ có vườn để mẹ trồng hoa hồng và hoa tím. Con sẽmua áo quần đẹp, mua son phấn cho mẹ, bởi vì con rất thương mẹ, conkhông muốn mẹ khổ đâu!

Tôi nói với mẹ hết những ý nghĩ vương vấn trong đầu và tôi khóc khinói ra những điều đó. Tôi không xấu hổ khi nói ra những ước mơ quá totác của mình vì tôi nghĩ mẹ sẽ không bao giờ cười và nhất là mẹsẽ không dập tắt một cách phủ phàng những hy vọng đang lóe lên trongtôi như bà ngoại đã làm. Tôi nói tiếp khi nước mắt đã tràn đầy trênkhuôn mặt:

- Con đã nói với bà ngoại những điều này và ngoại khuyên con đừng mơước cao sang. Khi người ta nghèo người ta không có quyền mơ ước hay saomẹ?

Nói đến chữ “nghèo” tôi cảm thấy tủi thân nên khóc òa lên. Nghèo!nghèo!nghèo! … Ôi sao mà khủng khiếp quá, nghèo như một ám ảnh tànnhẩn, đau đớn, ma quái đè nặng trên tuổi thơ cuả tôi. Tôi muốn chạytrốn mà sao nó cứ lởn vởn và nhắc nhở tôi rằng: tôi là một đứa bécon nhà nghèo. Và tôi không có quyền hy vọng hay mơ ước gì cả.

Mẹ ôm chầm lấy tôi, tôi cảm thấy hơi ấm và mùi thơm thân thuộc củangười phủ đầy trên thân thể bé nhỏ tôi và nước mắt cuả người hòalẫn với nước mắt tôi. Cả bầu trời thương yêu, đôn hậu, dịu dàng baotrùm lấy đầu óc, ý tưởng và cuộc đời tôi trong giây phút ấy. Giâyphút đó, tôi không thể nào quên được trong suốt cuộc hành trình dàicủa mình, cuộc hành trình tên gọi “cuộc đời” với tất cả những hạnhphúc hay bất hạnh của nó. Không, tôi không thể nào quên!

Khi qua cơn xúc động, mẹ lau nước mắt cho tôi và người nói thật dịudàng, thật đằm thắm:

- Không ai có quyền cấm mơ ước cuả người khác, nhưng đừng trách bàngoại, bà già rồi với những thiệt thòi, đau buồn khắc nghiệt saulưng và trước mặt. Chính mẹ cũng chẳng làm cho bà vui khi tuổi đãgần đất xa trời. Con còn rất bé để hiểu thế nào là cuộc tang thươngcủa đất nước trong cơn biến loạn. Tuy nhiên mơ ước nào cũng có thểthành sự thật và cần nhất là chúng ta phải biết nuôi dưỡng, vun bồimơ ước đó.

Mẹ mỉm cười nhìn tôi âu yếm:

- Làm sao ai có thể nói được về ngày mai của mình, con tin mẹ đi rồimơ ước cuả con sẽ thành sự thật. Năm năm, mười năm sau biết đâu con sẽcó mặt trên nưóc Mỹ, ai mà biết được tương lai phải không con?

Mẹ sẽ nhớ mãi buổi sáng hôm nay, trên ngọn đồi này, trong khu rừngthông này, con đã nói với mẹ về niềm ước mơ của con. Và có mộtđiều rất lạ là chính con và mơ ước của con đã thắp sáng trong mẹngọn lửa ấm cúng, hy vọng huyền diệu mà mẹ đã bỏ đâu mất tronggiòng đời lận đận của mình. Mẹ con ta sẽ nhớ mãi buổi sáng hôm naycon nhé. Một buổi sáng mai thật là hạnh phúc cuả mẹ con nhà lọ lem.Con là một đứa con gái rất cứng cỏi, thẳng thắn và chăm chỉ mẹ tinrằng con sẽ thành công trong cuộc đời.

Tất cả ước mơ sẽ thành sự thật, như loài hoa đá mọc trên vùng đásỏi cô đơn. Hoa đá dã giúp mẹ kiếm được một số tiền nhỏ nhoi trongnhững lần đi Sàigòn. Tuổi thiếu thời của tôi đã đi qua những buổisớm mai nằm ôm em Thái như một nguời mẹ nhỏ ôm con trong chăn. Sựthiếu hụt, eo hẹp trong đời sống vật chất luôn luôn đè nặng trên đôivai bé nhỏ của mẹ con tôi. Tôi luôn vâng lời mẹ cố gắng học hành hơnlà rong chơi như những đứa trẻ khác.

Tám năm sau, tôi rời khỏi Việt Nam trên một chuyến máy bay đáp xuốngChicago. Giấc mơ Mỹ Quốc của con bé nhà nghèo ngày xưa đã thành sựthật và tôi đã dễ dàng thực hiện được hết những điều tôi hứa vớimẹ ngày trước.

Sự thật đất Mỹ không phải là một thiên đàng như trong ý nghĩ và mơước của cô bé lên mười ngày ấy. Tuy nhiên nước Mỹ đã cho tôi những cơhội để hoàn thành những lời hứa của một đứa con đối với mẹ mìnhtrên ngọn đồi thông ở một buổi sáng xa xưa trong thành phố quê hương.Những ước mơ tưởng như quá tầm tay với mà thật ra lại quá tầmthường ở nơi đây. Tôi có nhiều điều kiện để học hỏi, thành đạt vàlo cho mẹ, cho em trên nước Mỹ. Ở đây, sự thật là những sự nghèo đóikhông còn trĩu nặng trên vai nữa, chúng tôi không còn những đêm xa mẹ.

Tôi cũng không bao giờ trông thấy hoa đá nữa và cũng chẳng ai biếtđến loài hoa ấy, tôi gọi đó là sự bí mật thú vị giữa tôi và mẹ.Một sự bí mật rất ngọt ngào dễ thương pha một chút vị mặn củanước mắt. Và tôi như loài hoa đá đã ngạo nghễ mọc trong vùng đất đáquạnh hiu, cằn cổi. Mẹ luôn luôn nói: tôi là một người con gái cứngcỏi, không bao giờ biết đầu hàng trước nghịch cảnh nhưng mẹ đâu biếtrằng tôi rất là yếu đuối đối với mẹ, với nước mắt của người.

Một lần tôi nói với mẹ rằng:

- Hình như trên đời này không có ai biết đến loài hoa đá và chẳng cóai đi tìm hoa đá mẹ nhỉ? Đó là câu chuyện bí mật của mẹ con mìnhphải không mẹ?

Mẹ nhìn tôi rồi cười dịu dàng:

- Trên đời này đâu có gì là bí mật tuyệt đối. Ngày đó mẹ đã thấyhoa đá bày bán trong các hàng hoa và không có ai trồng hoa đá cả.

Tôi ngẩn người ra không hiểu mẹ muốn nói gì, trong khi tôi ngơ ngác cốtìm hiểu ý nghĩ lời nói của người thì mẹ từ tốn giải thích chotôi:

- Có nghĩa là cũng có nhiều người vào rừng núi để tìm hoa đátrước mẹ con mình. Họ là ai, với những hoàn cảnh như thế nào làmsao ta biết được. Những ước mơ, hoài vọng của họ cũng chẳng ai hay,và sau chúng ta vẫn có những người tiếp tục đi tìm hoa đá, có phảithế hay không?

Hy vọng của con người không ai dập tắt được bao giờ! Không ai có quyềncả!

Mẹ nói đúng!

Mimosa Phương Vinh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,711,842
Tác giả tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection (Kỹ Thuật An Toàn – Phòng Chống Lửa), đã về hưu năm 2015, khi vừa tròn lục tuần, hiện là thông dịch viên hữu thệ tiếng Việt cho Tulsa County District Court và làm thiện nguyện tại Tulsa Catholic Charities.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016.
Iris Đinh là tác giả đã nhận giải Chung Kết 2017, với hai bài "Chuyện Góc Bếp," và “Con Bé Nổi Loạn,” hai tự sự về mẹ và con gái trong một gia đình đổ vỡ. Sau 13 năm trở lại trường học và thực tập, mẹ trở thành một thạc sĩ về y tế tâm thần. Cô con gái từng nổi loạn thì trở thành Tiến sĩ Anne Q. Phan tại đại học UC Irvine và UC San Diego, người xác định được gene gây đột biến giúp sinh vật mọc thêm tay chân, mà báo O.C. Register đã đăng tin ngày 5 tháng Tư 2013. Sau đây là bài mới của tác giả, trích từ báo xuân Việt Báo Tết Mậu Tuất, đang phát hành khắp nơi.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014 và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, là bài viết bài viết mới của tác giả, trích từ báo xuân Việt Báo Tết Mậu Tuất 2018.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự VVNM từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016, thêm giải danh dự VVNM năm 2017. Sau đây là bài mới của tác giả, về trận cháy rừng dữ dội nhất ở Nam Cali, có tên là “Thomas Fire Ventura”.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 27 năm qua, ông không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Trong năm qua, có tới 7 cuốn sách mới. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật là Chu Văn Huy, hiện là cư dân San Jose. Cựu tù, vượt biển, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tai Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, tiểu bang California, USA. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh tại chỗ do chính ông chụp. Nhiều bài và hình ảnh của ông chụp hiện được phổ biến trên mạng internet, một số đã thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện "Bắc Kỳ". Sau đây là bài và hình mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến