Hôm nay,  

Đi Lễ Giao Thừa

30/01/201400:00:00(Xem: 15019)
Tác giả: Nguyễn Công Khanh
Bài số 4128-14-29538vb5013014


Ngày cuối năm Tỵ, đón giao thừa Tác giả định cư tại vùng Seattle, tiểu bang Washington từ năm 1975, đã hồi hưu hơn mười năm qua. Ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013 với bài viết đầu tiên và cũng là bài duy nhất trong năm, kể về một gia đình có ba tôn giáo lớn của thế giới kết hợp: Một con dâu Thiên Chúa Giáo, một rể đạo Phật, một rể đạo Muslim, nhưng tất cả thuận hoà và đạo ai nấy giữ, các gia đình liên hệ đều tôn trọng tín ngưỡng của nhau. Bài thứ hai, ông viết về phở. Bài thứ ba, về cà phê. Và bài mới là chuyện Đêm Giao Thừa

* * *

Đã gần bốn mươi năm ở Seattle và dù không phải là Phật tử thuần thành, nhưng lễ Giao Thừa nào gia đình tôi cũng có mặt tại chùa Việt Nam, ngôi chùa đầu tiên của thành phố.

Chiều cuối năm chúng tôi dọn dẹp nhà cửa đón Tết, bầy bàn thờ, sắp mâm cơm cúng, thắp hương mời tổ tiên về cùng ăn Tết với con cháu. Vợ chồng chúng tôi theo ảnh hưởng của các cụ xưa, nên không quên cúng cả vàng bạc tiền giấy, mặc dầu không biết các cụ ở bên kia thế giới có dùng được hay không. Dần dần thành thông lệ, các con tôi khi còn nhỏ rất thích thú được tham gia việc đốt vàng như một trò chơi. Dù nay đã trưởng thành, làm việc trong các ngành khoa học, giáo dục, ngoại giao mà khi đi tảo mộ, các con tôi cũng đốt vàng mã tiền giấy, chắc là để làm yên lòng chúng tôi.

Cúng Tất Niên xong, cả gia đình quần áo tươm tất lên xe đến chùa. Trong xe yên lặng, tôi mở nhạc để nghe lại những bài mừng Xuân quen thuộc. Lời ca mơ hồ như từ thuở nào vọng lại, nghe thấy rưng rưng lãng mạn như thời còn đang tuổi thanh xuân:

Đón Xuân này tôi nhớ Xuân xưa
Hẹn gặp nhau khi pháo Giao Thừa
Em đứng chờ tôi trước song thưa
Tôi đi qua đầu ngõ,
Hỏi nhau thầm Xuân đã về chưa…

Trời khuya, đường vắng nhưng chúng tôi luôn vội vã cố đến trước nửa đêm để kịp giờ đốt pháo. Có năm trời mưa lạnh, có năm tuyết bay phất phới như lông ngỗng trước kính xe. Lại có năm đến trễ không tìm được chỗ đậu, phải ngồi trong xe, nghe tiếng pháo vọng lại, ngửi mùi pháo thơm lừng trong làn sương lạnh đầu Xuân, và cảm được thấy cái thiêng liêng của trời đất đang chuyển mình.

Năm nay, từ ngoài đường qua cổng tam quan vào trong sân chùa, người đông nghẹt. Những tràng dây pháo giăng qua lại trên đầu như một màng lưới. Chúng tôi tìm chỗ đứng trên thềm chùa. Mọi người hồi hộp chờ đợi. Chợt một tiếng pháo nổ vang, tiếp theo là những tràng nổ tiếp rộn rã như reo vui, như mừng rỡ. Các con tôi vừa tìm chỗ tránh khói pháo mù mịt vừa đếm …năm phút…mười phút…mười lăm phút…pháo năm nay dài quá. Tiếng pháo đùng kết thúc hồi pháo, mọi người vỗ tay rầm rộ, quay sang bắt tay và chúc nhau những lời tốt đẹp nhất cho năm mới. Tôi nhìn quanh, những người tị nạn đến đây trong đợt đầu năm 1975 và đợt thuyền nhân chỉ còn rất ít. Sự hiện diện của họ ngoài cộng đồng đã vắng dần. Họ đã quá già để đi ra ngoài hay họ đã rời về những miền nắng ấm? Hay họ đã không còn nữa? Dần dần họ sẽ trở thành “những người muôn năm cũ…”.

Chúng tôi lên chính điện, chen chân đứng lễ Phật. Các bàn thờ đều rực rỡ hương hoa. Tượng đức Phật ngồi trên cao trong ánh vàng lung linh như đang mỉm cười nhìn xuống đám người đi lễ với ánh mắt từ bi độ lượng. Vị sư trụ trì ở chùa từ bao nhiêu năm qua, nay cũng đã luống tuổi và yếu đi nhiều. Chúng tôi vái chào chúc thọ, hòa thượng đáp lễ thăm hỏi sức khỏe và trao lộc Phật, thường là một quả cam. Sang bàn thờ vong, chúng tôi lễ cha mẹ ông bà. Hai bức tường ngày càng kín hình những người đã khuất, những người đã mất ở đây, những người đã qua đời ở Việt Nam, và cả những vị tướng đã tuẫn tiết rong trận chiến tranh vừa qua.

Chúng tôi xuống phòng khách của chùa, mua vài món ăn chay, lịch năm mới và cho các con mỗi cô một bông hoa mang về nhà như nhánh lộc đầu năm.


Bước ra sân, đi trên xác pháo đỏ ngập đầy, tôi xuống Am Vô Thường. Bên hồ sen cạn nước, trên tòa cao tượng Phật Bà uy nghi hiền từ nhìn xuống chúng sinh. Tôi vào thăm nơi thờ cha tôi. Cụ đã gửi tro tại đây hơn mười năm trước. Bỏ giầy ngoài cửa, tôi bước vào am, nơi có trăm ngăn gắn hình ảnh và tên tuổi những người đã khuất. Tôi đặt tay lên hộp tro của cha tôi một hồi lâu và nâng chiếc bình nhỏ trong đó đựng một nắm đất nơi mẹ tôi nằm xuống khi tôi mới có sáu tuổi mà lần về thăm Việt Nam mười năm trước tôi đã lấy mang về Mỹ. Tôi đóng lại ngăn cửa và bước ra ngoài. Vợ và các con tôi đang thắp hương thầm thì những lời khấn nguyện đầu năm với Phật Bà.

Trên đường về, đã quá nửa đêm, xa lộ thênh thang như hứa hẹn cả một mùa Xuân trước mặt. Sau khi mở cửa bước vào nhà để xông đất, chúng tôi ra trước bàn thờ lễ tổ tiên. Chờ xong một tuần hương, chúng tôi hạ mấy món cúng và cùng nhau nâng ly rượu Cointreau, chúc cho gia đình những sự tốt lành, và để nhớ đến những năm cha tôi còn sống, tôi và người đều nâng ly rượu chúc mừng đầu năm.

Mấy ngày cuối năm vừa qua, khi cúng gia tiên, tôi chợt nhận ra cha mẹ tôi an nghỉ ở đây, hình ảnh những người thân đã khuất từ lâu cũng hiện diện trên bàn thờ tổ từ nhiều năm qua. Khi tôi ra cúng thần linh thổ địa bên ngoài, thì lại nghĩ ra thần linh và thổ địa mình đang cúng là Mỹ chứ đâu phải Việt Nam. Ngay như tuần trước cúng tiễn ông Công ông Táo về trời thì cũng là ông Công ông Táo của bếp Mỹ.

Tôi bỗng nhớ đến một cuốn truyện bằng Anh ngữ vừa đọc vẫn còn luẩn quẩn trong đầu óc tôi từ mấy tuần nay. Cuốn truyện đã giới thiệu bằng bài phỏng vấn trong một tạp chí văn chương Mỹ. Tác giả là một thiếu nữ Việt Nam. Cũng như những truyện viết bằng Anh ngữ khác của thế hệ trẻ đã trưởng thành tại Mỹ, họ thường nhắc lại các kỷ niệm êm đềm ở quê hương cũ, đến cảnh trốn thoát đi tìm tự do và những dị biệt trong khi hội nhập với đời sống tại Mỹ. Cô tác giả đã về lại Việt Nam, thăm nơi cô sinh ra và thăm lại ngôi trường cũ mà cô đã học ở đó mấy năm đầu của bậc tiểu học. Những năm đó được cô coi là những hình ảnh đẹp nhất về Việt Nam. Nhưng ngôi trường thời thơ ấu của cô không còn như trước mà nay nhem nhuốc, không được tu bổ. Không hiểu còn những điều gì nữa làm cô thất vọng mà khi trả lời cuộc phỏng vấn, cô nói cô sẽ không bao giờ còn muốn trở lại Việt Nam và cô khẳng định “I belong here”. Điều này cũng dễ hiểu, có hàng trăm lý do khiến người ta trở lại với Việt Nam, và cũng có hàng trăm điều khác khiến người ta không muốn trở về.

Cá nhân tôi và nhiều người đã hai lần thoát nạn Cộng Sản, lần đầu từ Bắc vào Nam, lần sau từ Việt Nam qua Mỹ, lần nào tôi cũng tìm được một cuộc đời tốt đẹp và tự do hơn. Bây giờ nhìn lại quê hương mình đã rời bỏ, ngày càng thấy xa. Mỗi lần về thăm quê, tìm quanh nhà cũ không còn, người xưa đã mất, ngôn từ cũng thay đổi. Tôi cảm thấy mình như Từ Thức trở về, không còn ai biết mình, nhớ ra mình là ai, đôi khi lại còn bị đối xử một cách bất thường. Những lưu luyến với quê hương càng ngày càng như những rễ cây khô cố bám víu vào nền đất phù sa hai bên bờ sông, chưa biết ngày nào bị nước cuốn trôi đi.

Nhạc mẫu tôi thường nói “Con đâu cha mẹ đó”. Ba thế hệ chúng tôi đã sinh sống nhiều năm ở phần đất này, phần tâm linh thì cha mẹ ông bà chúng tôi đã khuất cũng đang gần gụi với con cháu nơi đây. Như cô tác giả trẻ tuổi kia, hiển nhiên chúng tôi đã “Belong here”. Nghĩ thì nghĩ vậy mà trong lòng vẫn cảm thấy một cái gì ràng buộc không dễ ngoảnh mặt quên đi.

Hi vọng là con Rồng Việt Nam sẽ chuyển mình để đứng vào vị trí xứng đáng trên thế giới và để mọi người dân trong nước được quyền sống với tự do, công bằng và nhân phẩm.

Nguyễn Công Khanh

Ý kiến bạn đọc
06/02/201408:00:00
Khách
Xin cám ơn quí vị đã đọc bài và có cùng cảm nghĩ. Cũng xin cầu mong thế giới hoà bình.
Chúc ông/bà một năm an mạnh.
29/01/201408:00:00
Khách
Bài viết văn chương rất hay. Đây cũng là nổi lòng thổn thức của bao người việt nam xa xứ khi mổi độ xuân về. Nhạc sỉ việt nam thời xưa viết nhạc xuân thật là bất hửu. Xin chúc mừng năm mới, thế giới hoà bình, khí hậu ôn hoà, tâm thường an lạc, vạn sự cát tường.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,608,053
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ. Nhiều bài và hình ảnh của ông hiện được phổ biến trên mạng internet, một số đã thành sách "Xin Em Tấm Hình". Bài mới nhất của tác giả là một du ký về Prague, trước đây là thủ đô Tiệp Khắc, nay thuộc cộng hòa Czech. Đây là nơi có khu thương mại Việt lớn nhất Âu châu.
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả là một du ký kể về chuyến du lịch Thụy Sĩ trên tuyến xe điện kỳ thú có tên Bernina Express.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”, kể chuyện tác giả bay đến thăm đôi bạn Mỹ bảo trợ tại vùng vịnh Tillamook, Oregon.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật Nguyễn Đức Tâm, sinh năm 1951 tại Quảng Trị, tốt nghiệp Đại Học Luật Khoa Huế năm 1974, vượt biển đến Mỹ năm 1980. Làm chủ nhà hàng từ 1983 đến 2004, hiện đang làm địa ốc và thông dịch bán thời gian và là cư dân West Chester, PA.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016, bài viết thứ tư của ông là chuyện tình của một người... trúng số.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ tại Houston. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2004. Sau nhiều năm ngưng viết, ông vừa trở lại với sức viết mạnh mẽ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật Nguyễn Đức Tâm, sinh năm 1951 tại Quảng Trị, tốt nghiệp Đại Học Luật Khoa Huế năm 1974, vượt biển đến Mỹ năm 1980. Làm chủ nhà hàng từ 1983 đến 2004, hiện đang làm địa ốc và thông dịch bán thời gian và là cư dân West Chester, PA.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây là bài viết mới của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Theo bài viết, tại Việt Nam cô học đại học tổng hợp ngoại ngữ. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego và tác giả đang làm công việc thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang. Mong Quynh Gibney tiếp tục viết.
Nhạc sĩ Cung Tiến