Hôm nay,  

Tết Ăn Gì Cho Đỡ Ngán

16/01/201400:00:00(Xem: 19100)
Tác giả: Nguyễn Viết Tân
Bài số 4116-14-29516vb5011614

Hai tuần nữa mới Tết, nhưng đã tới lúc lo thức ăn cho ngày Tết sắp tới. Tác giả Nguyễn Viết Tân, thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, muốn chia xẻ với bạn...

* * *

Trước hết tôi kể chuyện xưa rồi sẽ nói đến chuyện nay.

Má tôi kể hồi năm 1945 khi Pháp mới trở lại Việt Nam, họ tiến chiếm ngay các tỉnh Sài Gòn, Mỹ Tho, Biên Hoà, Bình Dương... và các đồn điền cao su ở miền Đông Nam Phần. Gia đình tôi ngày đó đang làm công nhân cạo mủ cao su thuộc đồn điền Michelin ở làng 4, quận Dầu Tiếng.

Khi ấy Việt Minh ra lệnh "Tiêu thổ kháng chiến" nghĩa là đốt hết nhà, giết hết heo bò gà vịt rồi rút lui vào rừng, để quân Pháp vô không còn chỗ đóng quân, không còn thực phẩm mà ăn.

Thực ra lính Pháp không ăn cơm gạo và những thức ăn như dân mình, nhưng lính Lê Dương, thường gọi là Tây đen rạch mặt thì họ đâu có từ thứ gì.

Dân trong làng nuôi khá nhiều heo, vì gấp rút không kịp luộc chín nên họ giết heo xong thì xả ra làm 4 mảnh, đào lỗ, đổ muối hột và nước mắm lên trên rồi lấp đất lại, đắp cao lên như một nấm mộ.

Muối và nước mắm trong kho rất nhiều nên cứ đập bể lu mà đổ xuống.

Khi chiếm tới làng nào thì Pháp kêu gọi người dân trở về làng cũ đi làm lại, ai trốn tránh mà họ bắt được thì trói lại đưa đi tù, có khi còn bị bắn chết nữa.

Ở trong rừng chui rúc quá cực khổ, lại không có thực phẩm nên sau mấy tháng phần đông dân chúng phải lếch thếch trở về. Đồ ăn không có nên người ta đào những "mộ heo" lên. Lúc đó nó giống như cá mắm đã chín vì bị ướp mặn, khi ăn cũng không cần luộc lại, mà chỉ thái ra mà ăn.

Mãi về sau này khi gia đình đã dọn về Rạch Giá, cứ đến Tết, đánh đụng thịt heo là má tôi thường làm món heo ngâm nước mắm rồi kể lại chuyện...hồi đó, chuyện tản cư, hồi cư, chuyện thịt heo đào hố mà chôn.

Qua tới bên Mỹ, nhớ tới món má thường làm, nên tuần trước tôi đi mua thịt ba rọi về luộc chín, để ráo nước rồi ngâm nước mắm. Bà xã tôi nói đừng làm mặn như má, anh nên nấu một chén đường, một chén nước mắm và một chén nước lã, để nguội rồi hãy đổ vô lọ thuỷ tinh, phải cho ngập lên bên trên thịt, lấy cái chén nhỏ mà ém chặt nó xuống không thôi bị hư đó.

Nói xong nàng nguẩy đít đi làm như thường lệ, để mặc tôi tung hoành dưới bếp với món heo ngâm.

Bả nói thì tôi nên tuân lệnh y như kiểu từ ngày mới lấy nhau. Bà bề trên đã phán thì cấm có sai bao giờ.

Và quả nhiên tin vào lời vợ thì kết quả nhãn tiền, chỉ cần ba ngày sau là lấy ra ăn ngon tuyệt.

Khi thái mỏng theo kiểu thái phay, bì nó dòn, mỡ nó trong, nạc nó đỏ...ăn vô có vị chua của nem, vị ngọt của đường, vị mặn của nước mắm. Thật tuyệt cú mèo, ngon hơn má tôi làm hồi đó.

Ăn với cơm và dưa chua cũng ngon, nhưng tôi nghe người ta bày cách ăn...sang trọng hơn:

-Cuốn với bánh tráng, rau sống rau thơm, bún, chuối chát và khế. Nếu không có khế thì dùng táo xanh cũng được. Hết xẩy con cào cào.

Nên cất trong tủ lạnh và ăn liền trong một vài tuần cho nó ngon, đừng để lâu sợ hỏng.

Thấy có lý quá, thừa thắng xông lên, tôi liền đi mua loại thịt "Giò heo lóc xương" về làm nhiều nhiều, vì bà bề trên nói rằng thịt ba rọi có mỡ, không dòn và ngon như thịt giò heo, nhất là nếu ra chợ Tam Biên kế bên nhà băng Wells Fargo mà mua thịt tươi lại càng ngon...

Tôi phân ra từng keo nho nhỏ đựng vừa vài ký một, để tặng họ hàng nhân dịp Tết đến, chứ biếu họ mứt, nhứt là mứt vừa ngọt, vừa làm bên Tàu hay VN thì ớn lắm, dù đựng trong hộp màu sắc rực rỡ, ăn vô có ngày mang hoạ vì không biết họ tẩm ướp những thứ gì. Thêm nữa là nhiều người sợ cao đường, có khi mình tặng xong vừa ra về, là họ mắt trước mắt sau tộng vô thùng rác hết.

Thật là phí của giời.

Bây giờ tôi kể về món thứ hai, ăn cũng ít ngán, đó là cá nướng.

Anh Đỗ Tiến Bình Minh, người đang sống cạnh mấy cái mỏ vàng ở Phoenix- Arizona mới xuống đây chơi thăm tôi. Hôm trước anh đi câu được nhiều cá trout lắm, nên đem xuống cho tôi cả thùng tới mấy chục con.

Nhớ ngày còn nhỏ, cứ sắp Tết là chúng tôi đi tát đìa, đốt rơm rạ ngoài đồng làm món cá lóc nướng trui. Bây giờ ở chợ cũng có bán cá lóc, nhưng đông lạnh nên ăn giống khúc củi mục, không ra cái tướng báo gì. Nhân có cá "chùa" lại tươi ngon nên tôi làm món cá đút lò, chứ rơm đâu mà nướng trui.

Cá làm sạch sẽ, ướp đầy đủ gia vị, tôi xếp lên mấy lượt giấy nhôm, rưới hành mỡ, rồi gói lại mà nướng trong lò.

Chừng 30 phút sau là cá đã chín vàng, mở ra bay mùi thơm phức.

Cá này ăn với bánh tráng, bún, rau ráng y như món Cá Nướng Da Dòn ở ngoài tiệm.

Nên dùng với rượu wine trắng thì rất hợp vị.

Các bạn thử làm 2 món này xem. Rẻ ngon và lành.

Nguyễn Viết Tân

Ý kiến bạn đọc
16/01/201408:00:00
Khách
Hay, tôi sẽ bắt chước làm.
16/01/201408:00:00
Khách
Thật là thích hai món này. Tôi sẽ làm thử và chắc là sẽ ngon lắm. Cám ơn Tác giả rất nhiều
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,653,807
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông sinh năm 1952, dân Sài Gòn, cựu sinh viên Văn Khoa, cựu Sĩ quan Quân đội Miền Nam, một trung đội trưởng tác chiến. Hồi cuối cuộc chiến, chàng là một thương binh và buổi sáng ngày 1 tháng Năm 1975, bị đuổi ra khỏi quân y viện... Bài viết mới là chuyện về cơn bão Irma tại vùng quê mới của tác giả Tampa, Florida.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản và vẫn tiếp tục viết. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey, một vùng ít cư dân Việt. Sau đây, thêm bài mới của Song Lam.
Tác giả đã góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, nhận giải chung kết 2009. Là nhà giáo dạy Anh và Pháp ngữ tại các trường trung học ở Việt Nam trước 1975, ông vượt biển đến Mỹ năm 1984, đi học và trở lại nghề cũ. Sau nhiều năm dạy tại một trường công lập Mỹ ở San Jose, ông về hưu tại Riverside, Nam California và tiếp tục góp bài. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây là bài viết mới của bà.
Tác giả nguyên là luật sư hành nghề tại Việt Nam trước năm 1975. Ông hiện cùng gia đình đang sinh sống tạiHonolulu, Hawaii. Tác giả đã từng tham gia mục Viết Về Nước Mỹ với các bài "Tôi Hiến Tủy," “Vợ Tôi Bị Ung Thư,” và “Con Chó Trắng Trong Nghĩa Địa.” Và đây là bài thứ tư của Lê Tấn Phước.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Để phân biệt với tác giả Minh Nguyệt có bài Viết Về Nước Mỹ từ 2001, tác giả chọn bút hiệu Minh Nguyệt Graves, theo họ của ông chồng người Mỹ. Sau đây là bài viết mới của bà.
Gia đình tác giả tại Houston là nạn nhân trực tiếp của bão Harvey. Nhà bị tốc mái. Mẹ Lúa vào bệnh viện bằng trực thăng tải thương. Tác giả định cư tại Mỹ 24 năm, tốt nghiệp đại học tổng hợp, hiện đang là cộng tác viên của một đài truyền hình nhưng chỉ mới bắt đầu dự viết về nước Mỹ từ Tháng Bảy 2017, với bút danh Như Nguyện, bài “Nước Mẹ, Nước Con.” Sau đây, bài viết thứ hai, lần đầu ký đầy đủ tên họ Trần Như Nguyện.
Gió Đồng Nội là bút hiệu của một tác giả đã góp nhiều bài đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ năm đầu tiên. Bà là một chuyên gia từng làm việc tại Trung Tâm Không Gian Kennedy ở Merrit Island, Florida, hiện đã hưu trí. Bài viết mới của Gió Đồng Nội về “vòng tay” của bão Irma cho thấy nhiều ghi nhận chu đáo hiếm có.
Tâc giả 45 tuổi, cùng gia đình đoăn tụ tại Mỹ từ 1991, 26 năm trước, khi mới 18 tuổi. Hiện là cư dân Huntington Beach; Nghề nghiệp: Kỹ sư phần mềm cho Northrop Grumman Corporation; Đã tham gia VVNM từ 2002 với 4 băi viết tươi tắn, tử tế. Sau 15 năm bặt tin, ông xuất hiện trở lại với nhịp viết mạnh mẽvà đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017, năm thứ 18. Sau đây thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến