Hôm nay,  

Em Là Tia Nắng Của Anh

16/01/201400:00:00(Xem: 13340)
Tác giả: Phi Yên
Bài số 4115-14-29515vb5011614


Tác giả tên thật: Nông Phiên; Sinh năm 1965 tại Sài gòn. Giáo viên Sư phạm Kỹ Thuật. Công việc hiện tại: Electro-mechanic Technician. Năm 2012, Phi Yên có bài viết về nước Mỹ đầu tiên: một tự sự linh hoạt về công việc lưu trữ ngũ cốc tại Mỹ, lần đầu được đề cập bởi người gốc Việt. Sau hai năm không viết thêm, sau đây là bài mới. Mong tác giả tiếp tục.

* * *

Thảo đang mang thai. Điều này có ý nghĩa thật lớn với cu Đức, đứa con trai 3 tuổi của chị. Nó đang hí hửng vì mẹ nói rằng nó sắp có em. Một đứa em gái, My sister!! Cu Đức reo lên giống như nó sắp nhận được một món quà gì to lớn lắm. Cool lắm! Mẹ nó bảo “Rồi con sẽ thấy mặt em. Nhưng nhớ nó là con gái, phải biết nhường em nghe chưa?”.

Vậy là ngày cũng như đêm, nó nghĩ ra cách nói chuyện với em bằng cách hát thì thầm nơi bụng mẹ. Cu Đức không biết rằng nó đang tạo một tình cảm gắn bó vô hình với baby trước khi nó được nhìn thấy tận mắt baby của nó. Nó đang chờ đợi…

Thảo đi khám phụ khoa đều đặn tại bệnh viện United Methodist Church, thành phố Morristown, tiểu bang Tenessee. Nơi ấy chị cũng là một thành viên hoạt động tích cực trong cộng đoàn. Cũng như bao bà mẹ hiền, trong tâm trí chị lúc nào cũng nghĩ đến cách làm cho baby được khoẻ mạnh từ việc ăn uống đủ chất bổ, thuốc dưỡng thai, hoạt đông thế nào cho phù hợp với em bé mỗi ngày một lớn. Những cơn đau quặn thất thường chưa từng trải qua ở vùng bụng dưới báo cho chị một linh tính mơ hồ…càng ngày càng gần đến ngày sinh theo lịch bác sĩ dặn. Đã chuyển dạ mấy lần vào nhà thương rồi lại cho về. Không biết sẽ ra sao.

Rốt cuộc em gái của cu Đức chào đời qua những lần chết ngất và đau đớn của mẹ Thảo hàng giờ. Thật trớ trêu thay, baby lại rơi vào tình trạng nguy kịch về tim mạch. Bệnh viện phải gấp chuyển baby đến nơi khác nhiều thiết bị tốt hơn ở thành phố kế cận, Knoxville để tiếp tục theo dõi và điều trị.

Những ngày tiếp theo trôi đi như quá chậm. Tin không vui. Bác sĩ nói với vợ chồng Thảo rằng baby chắc không sống được. No hope. Thật đau đớn cho chị. Chị đã khóc thật nhiều.bên lồng kính ngắm đứa con bé bỏng đang từng gìờ thoi thóp thở mà tưởng chừng ai đang bóp nghẹt quả tim. Hôm qua hai vợ chồng chị đã chuẩn bị liên hệ với nhà quàn và những việc cần phải làm cho việc mai táng em bé chu tất. Có ai ngờ căn phòng xinh xắn anh chị đã trang hoàng để đón con về- lại trở thành căn phòng đưa tiễn ngậm ngùi…

Cu Đức chẳng biết điều gì đang xảy ra, vẫn hí hửng xin bố mẹ cho nó gặp em. Mẹ bảo em nó chưa thức dậy và còn đang ngủ ở bệnh viện. "Con muốn hát cho em nghe. Mẹ cho con đến đó đi. Con muốn nhìn em ngủ".Cu Đức xin không được thì năn nỉ mẹ suốt ngày.Thương con quá chị thầm nghĩ nếu cu Đức chẳng thấy mặt em bây giờ thì sẽ chẳng lúc nào nữa để nó nhìn em đang còn sống. Thảo mặc cho con một bộ quần áo oversize, chiếc áo rộng cu Đức mặc vào giống y cái thùng đồ giặt biết đi, bởi nội quy bệnh viện cấm con nít vào thăm phòng hồi sức..

Dắt con vào trong, qua vài cửa thì Thảo bị chặn lại bởi bà y tá trưởng chỉ ngay vào cu Đức. "Mang con trai cô ra ngoài. Con nít không được phép vào phòng này".

Tự dưng một sức mạnh bất ngờ của người mẹ trỗi dậy trong lòng Thảo, chị nhìn thẳng và nói lớn với giọng cương quyết:

"Thằng bé sẽ không rời khỏi đây cho đến khi nào nó gặp mặt được em gái của nó. Thưa bà!".

Thảo cõng con đến cạnh chỗ nằm của em nó. Cu Đức nhìn chăm chăm vào khuôn mặt baby nhỏ xíu đang nhắm nghiền với giây nhợ quấn quanh tay chân cũng nhỏ xíu như đồ chơi nó hay thấy ở cửa hàng. Nhưng nó chẳng thắc mắc gì về điều đó. "Mẹ bảo em đang ngủ. Mắt em đang nhắm kìa. Em đang ngủ phải không?"...Rồi...dường như không ngăn được mình, cu Đức cất tiếng hát. Tiếng hát của một đứa bé trai 3 tuổi trong vắt cất lên giữa căn phòng hồi sinh vắng lặng:

"You are my sunshine, my only sunshine, you made me happy when skies are gray."

Thảo giật mình... hình như em bé nghe được tiếng của anh hai hay sao mà nhịp tim trên máy đo không còn rối loạn nữa, lại trở nên đều đặn hơn. "Con hát tiếp đi cu Đức!". Thảo khuyến khích con trong một hy vọng chợt nhen nhúm mơ hồ...

"You never know, dear, how much i love you. Please don't take my sunshine away."

Baby trong lồng kính mấp máy rất nhẹ tựa như có ngọn gió thổi qua.. và nhịp thở khó nhọc trở nên mềm mại hơn trước."Hát tiếp nữa đi, con trai của mẹ". Thảo thầm thì nghẹn ngào trong nước mắt...

"The other night, dear, as I lay sleeping, I dreamed I held you in my arms."

Baby nhỏ bé của cu Đức bắt đầu thư giãn hết sức kỳ lạ và dường như một sự hồi sinh nhiệm màu đang phủ lên khắp cơ thể...

"Cu Đức của mẹ, hát nữa đi con". Thảo như choàng tỉnh một cơn mơ dài - Trong khi gương mặt của bà y tá trưởng đang nhoà lệ...

"You are my sunshine, my only sunshine. Please don't take my sunshine away...".

Cu Đức không hiểu sao mọi người lại khóc trong khi em nó đang ngủ. Nó vẫn tiếp tục hát cho em nghe... Khi nào em thức dậy mình cùng đi về nhà phải không mẹ.

...

Hôm sau và một hôm sau nữa, như một phép lạ, em bé đã đủ khoẻ mạnh để được xuất viện theo bố mẹ về nhà.

Căn phòng baby tươi sáng được đón nhận một thành viên mới. Và khỏi nói cũng biết Cu Đức chạy ra chạy vào biết bao nhiêu lần trong một ngày.

Phi Yên
(Sưu tầm từ True Story & phóng tác, 2014)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,290,508
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến