Hôm nay,  

Phòng Trà Ca Nhạc Phố Bolsa

06/01/201400:00:00(Xem: 23025)
Tác giả: Nguyễn Viết Tân
Bài số 4106-14-29506vb2010614


Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, 2000, nhận giải bán kết năm 2001, thêm giải Việt Bút 2010, và đã là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết từ ba năm qua. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Sau đây là bài viết mới nhất.

* * *

Vậy là còn một vài ngày nữa hết năm 2013, nhanh thật.

Sáng nay nhà yên ắng, chẳng biết làm gì, nên tôi ngồi vào máy, viết tản mạn để bà con đọc chơi.

Số là năm nay thằng Ốc, con trai thử hai, được nghỉ lễ Noel có 1 ngày nên không thể lái xe về nhà như mọi năm, vì thế đêm qua các anh em nó đã rủ nhau lên thăm nó ở thành phố Las Vegas cách đây năm sáu tiếng lái xe. Con cháu đi hết, nhà lại càng im ắng tợn!

Chắc mọi người còn nhớ hôm tiệc Kinh 5 có ca sĩ Thanh Mai và con gái là Fatima tham dự. Tối hôm qua, anh Yersin, ông xã của Thanh Mai, có mời chúng tôi tới xem văn nghệ nhân dịp Fatima ra CD mới tại hội quán Lạc Cầm.

Tôi nghe tên này đã lâu, nhiều buổi văn nghệ tại đây đã được quảng cáo nhưng chẳng có dịp, thì hôm nay đi dự. Gia đình ca sĩ Thanh Mai mới đây cũng đã tham dự với dân Kinh 5 chúng tôi trong bữa tiệc gây quỹ.

Tới nơi mới biết đây là một dạng "Phòng trà ca nhạc" tại Sài gòn trước 1975, chứa được khoảng 100 khách. Bàn ghế xếp theo hàng như trong nhà thờ, trước mặt hàng ghế VIP là những bàn tròn nho nhỏ dùng để đặt ly cốc cho hai ba người. Hàng ghế sau thì không có bàn, ai uống nước phải đành cầm ly trên tay, có mỏi cũng ráng chịu. Trên bàn tròn có nến cháy leo lét, có menu đồ uống như bia, wine, cà phê nước ngọt và đậu nut.... giá cả từ 5$ đến 10$, có loại wine tới hơn 200$/chai.

Vé xem ca nhạc từ 50 cho đến 75$ tuỳ theo hôm đó ca sĩ nào hát.

Tóm lại hai người đi thì cũng hết khoảng trên dưới 150$ cả tiền vé lẫn nước uống.

Đọc những cuốn tiểu thuyết trước 75 tôi thường thấy mấy ông văn sĩ tả lại cảnh đi nhà hàng ca nhạc; bây giờ đi tham dự tôi thấy khá tốn tiền, mà sao ngày đó họ đi coi thường xuyên được.

Trên bàn có để chừng bốn năm tờ chương trình cho những ngày kế tiếp làm tôi quá ngạc nhiên, không lẽ bên Mỹ mà người ta rảnh rang đến mức đi phòng trà ca nhạc nhiều thế này à?

Vé đề khai mạc 8 giờ tối mà mãi đến gần 9 giờ mới thấy trổi nhạc.

Đèn trang trí, dàn ánh sáng không kém gì sân khấu đại nhạc hội, cũng chớp tắt, cũng quầng ánh sáng chiếu hội tụ nơi Danh cầm thủ Nguyễn Quang (Con trai của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9), rồi chuyển qua đèn màu chiếu ca sĩ đang hát.

Đây là ban nhạc khá đầy đủ gồm năm sáu nhạc sĩ nên dù có "lỗ tai trâu" như tôi cũng cảm thấy hay.

Chương trình khởi đầu với những bản nhạc của Quốc Dũng, Nguyễn Trung Cang, Lê Hựu Hà... mà ngày xưa Thanh Mai đã hát trong nhóm nhạc trẻ tại vườn Bờ Rô và Sở Thú SG. Bây giờ Thanh Mai hát tiếng Việt, còn Fatima hát lời tiếng Mỹ do cô biên soạn.


Fatima có gương mặt thanh tú, tánh tình dịu dàng, ăn mặc đơn giản nhưng không kém sang trọng, giọng hát trong trẻo. Tôi biết Fatima được khán giả quí mến nhưng tôi mong cô sẽ còn thành công hơn nữa trong làng nhạc Việt.

Xen kẽ là những vị khách mời như các ca sĩ Huy Sinh, Tiến Dũng, Tuấn Cường.

Chừng 90 phút thì có nghỉ giải lao cho các nhạc sĩ "Xả nước cứu thân", khán giả cũng bước ra ngoài vươn vai, kiễng chân cho khỏi mỏi.

Bổn thân tôi buồn ngủ lắm rồi, vì thường ngày cứ 5g chiều là gà đã lên chuồng, mà hôm nay đã gần 11g đêm, còn ngồi đây mà ngáp sái quai hàm.

Bỗng O Điểm kêu lên: "Này ông, ai coi như Ngọc Hạ vậy?"

Đây là cô ca sĩ thần tượng của o, nên dù ánh đèn có mờ tỏ o vẫn nhận ra.

Đã tính âm thầm chuồn về, vì ngồi nghe nhạc mà ngáp thì quá bất lịch sự. Hơn nữa có nhiều bài hát bằng tiếng Pháp, mình có hiểu gì đâu! Nhưng bây giờ hai đứa tôi sống động hẳn khi nghe Ngọc Hạ hát 2 bản. Cô đang tính bước xuống khỏi sân khấu thì người ta yêu cầu quá nên hát luôn bản Giòng Sông Xanh.

Người thì nhỏ, mà sao giọng cô khoẻ ghê, nhất là những đoạn ngân cao vút, lồng lộng trong khán phòng nhỏ.

Đến phần sau thì thiên nhiều về nhạc Pháp. Fatima hát nhiều bản lắm rồi, nhưng giọng vẫn còn mạnh mẽ, gặp như mình thì khan cổ mất thôi.

O Điểm mắt bồ câu (qua đát) mà sáng như mắt mèo. Tôi vừa đi vào RR trở ra, O liền hỏi "Anh có thấy người ngồi kế bên Fatima là ai không?" Tôi lắc đầu vì ánh sáng trong phòng mờ quá. O nói "Nguyên Khang đấy".

À, ca sĩ này thì tôi rất thích giọng ca trầm ấm, cho dù không đẹp trai bằng tôi (hi hi).

Vừa lúc đó Nguyên Khang được giới thiệu bước lên sân khấu.

Anh vui vẻ kể chuyện cách đây hơn 10 năm, từ một tiểu bang xa xôi về vùng Little SG tìm cách thi thố tài năng. Lúc ấy chẳng ai biết đến tên, thường lui tới nhà Thanh Mai và làm bạn với Fatima. Hai đứa thường lái xe ra ngồi ngoài bờ biển, trong trắng như thiên thần. Giá mà bây giờ được làm lại thì Nguyên Khang không còn nhát thế đâu, và sẵn sàng hỏi "Fatima, Would you marry me?"

Anh hát hai bài thì tính rút lui, vì sợ không còn giờ, nhưng có nhiều tiếng huýt còi, nên anh hát thêm bản “Anh Còn Nợ Em,” nhưng âm thanh tôi nghe phảng phất như "Anh Còn Sợ Em" khiến tôi len lén liếc nhìn qua gương mặt dịu hiền của "bà vợ yêu vấu"!

Công nhận ca sĩ này coi cũng thấp nhỏ thôi mà sao giọng hát đầy nội lực. Kinh. Mấy cộng tóc phất phơ chĩa lên trên đầu ông sói tóc ngồi trước mặt tôi phơ phất bay trong âm thanh rung động.

Đã quá 12 gờ rưỡi, Thanh Mai và Fatima bước lên cám ơn khán giả và bạn bè, rồi song ca một bản tạm biệt.

Chúng tôi ra đến xe thì gần 1 giờ sáng, ấy thế mà phố Bolsa vẫn còn rực ánh đèn, xe cộ còn chạy khá đông, trên hè phố vẫn còn người đi bộ dù cái lạnh cuối năm không dễ chịu chút nào.

Nguyễn Viết Tân

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 834,227,043
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY đăng 2 kỳ.Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY được ghi “Hè 2019, kỷ niệm 30 năm tìm được “cái xương sườn cụt của tôi”. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ sáu của bà kể về mùa lễ Chiến Sĩ Trận Vong 2019 tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, Bà tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài viết thứ 7 của bà được viết trong ngày lễ Phật Đản.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Lần đầu góp bài dự Viết Về Nước Mỹ, ông đã liên tiếp nhận các Giải Biệt VVNM 2017; giải Danh Dự VVNM 2018. Sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada từ năm 1981. Mong bà tiếp tục viết.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bai mới đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết. (Ấn bản chủ nhật có sự sai sót. Xin đăng lại phần đúng và trân trọng cáo lỗi.)
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19. Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị, 50 năm lính với Chiến Thương Bội Tinh. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19.