Hôm nay,  

Mùa Lễ

21/12/201300:00:00(Xem: 75766)
Người viết: Phan
Bài số 4091-14-29491vb7122113


Tác giả là một nhà báo quen biết tại Dallas, lui tới với bạn đọc Viết về nước Mỹ từ nhiều năm, vừa nhận giải Vinh Danh Tác Giả 2013.

* * *

Đã nhiều lần tôi tự nghĩ - cũng cần làm một chút gì đó để đền đáp lại những gì mình đã nhận từ nước Mỹ. Nhưng suy nghĩ sau những cú sốc khi nước Mỹ bị khủng bố, thiên tai… thường nguội dần theo thời gian sau đó. Dù làm ơn đừng nhớ thiếu nợ đừng quên thì tôi cũng chỉ nhớ được vài projec nhân đạo do tôi đứng ra làm, nhưng cũng chỉ cho người Việt nam của mình. Với nước Mỹ, tôi chỉ đóng góp được hai mươi đô la ở cây xăng gần nhà sau hôm New York bị khủng bố năm 2001. Biết là ít ỏi. Nhưng cảm giác cầm tờ hai chục bỏ vào thùng quyên góp của Hội Hồng thập tự như còn mãi trong tôi sự nhẹ nhõm; sự giảm bớt được lòng ray rứt về ơn nghĩa…

Dù sao tôi cũng chưa làm được gì cho người Mỹ và nước Mỹ. Biết rằng, “người ta sống cần có một tấm lòng”, dù chỉ để gió cuốn đi. Nhưng thọ ơn mà không trả được gì cứ như cái dằm trong khôn nguôi - bình thường chẳng biết đâu mà lể nhưng chạm đến lại nhói đau…

Câu chuyện mà tôi chọn làm bài học bắt đầu từ hôm trước lễ Thanksgiving, tôi lang thang theo thói quen đi làm phóng sự. Dù tâm cảm khá buồn như bầu trời u ám cuối năm về Mùa Lễ là mùa đoàn tụ gia đình, mùa tạ ơn. Nhưng chỉ thấy không khí mua sắm tràn lan với Black Friday, với Cyber Monday,… Người ta dường như đã quên đi mục đích chính của Lễ Tạ Ơn mà chỉ nói đến mua sắm hàng hạ giá, onsale…

Tôi đã gặp người quen ở một trạm xăng nghèo nàn của người Ấn độ khi định ghé mua bao thuốc lá. Người tôi gặp là anh Đức - đang lăng xăng yêu cầu những người homeless đứng vào hàng để nhận thức ăn. Tôi lặng yên trên xe mình để quan sát: Dường như gia đình anh là chính. Người phụ nữ chừng lục tuần kia chắc là vợ anh; người phụ nữa trẻ - chắc là con gái anh; thêm hai người con trai (vì nhìn rất giống bố), và một bé gái chừng 7 tuổi. -Phía Mỹ cũng chỉ có hai ông bà đã lớn tuổi, người con trai của ông bà Mỹ - mà tôi đoán là con rể của anh Đức vì cháu gái là con lai… Ngoài ra, mấy chiếc xe đang mở toang hết cửa để phục vụ bữa ăn “free” cho người homeless.

Tôi chỉ quan sát thôi. Nhưng sau đó đã thay ống kính để bấm vài tấm ảnh từ xa. Nhưng người đàn ông Mỹ còn trẻ rất lanh mắt, anh ta đến xe tôi và nói: “Xin đừng chụp hình. Cảm ơn.” - Anh ta nói tiếng Việt mới hết hồn tôi!

Rồi anh ta trở lại công việc phân phát dĩa giấy, muỗng, nĩa cho người homeless.

Ba người phụ nữ đứng múc thức ăn cho những người homeless. Hai người bạn trẻ Việt nam lăng xăng giúp đỡ, hướng dẫn và giải thích về thức ăn với mọi người. Đứa bé con lai như thiên thần trong một sáng mùa đông ảm đạm, cháu quàng vai, bá cổ những người homeless - chào hỏi, nói cười với họ; cháu mời nước chai, nước ngọt cho nhiều người. Cuối cùng ngồi xuống đút ăn cho một cháu bé Mỹ đen nhếch nhác…

Tôi dẹp máy ảnh theo yêu cầu của một người Mỹ nói tiếng Việt (nếu không tôn trọng nghĩa là tự coi thường mình. Tôi nghĩ thế!) Tôi vào cây xăng mua bao thuốc lá bỏ túi. Sau đó đứng vào hàng với những người homeless để… phá anh Đức chơi.

Tôi với anh là bạn làm chung một ngày. Thực ra anh chỉ làm một ngày duy nhất và tôi chỉ gặp anh có hai lần. (Lần đầu, ông bảo vệ dẫn anh đến văn phòng tôi và anh nói với tôi là anh đã xin việc từ ông chủ - ở bên office chánh. Ông chủ bảo anh đến xưởng gặp tôi.) Tôi chào đón anh và trả lương anh Đức $8/ giờ. Ngày mai bắt đầu làm việc.

Hôm sau anh ấy đến làm việc - được tới trưa thì anh nói với tôi: “Nhờ anh nói với mấy người Mễ, Mỹ đen, nhờ họ khuân cho tôi những thùng nặng…”

Tôi còn nhớ đã trả lời anh: “Ở đây người Việt lương cao hơn người Mễ và Mỹ đen. Nhưng việc khó, việc nặng, đều dồn cho họ là sao?...”

Tôi nói vậy, rồi rời xưởng, trở lên văn phòng của tôi để lo giấy tờ xuất xưởng cho những đơn đặt hàng cần đi trong ngày.

Đến sáng hôm sau, ông bảo vệ nói với tôi, “Chắc ông Đức chuồn luôn rồi mày ơi! Hôm qua mày búa ổng chi vậy! Mình đang thiếu người…”

Nhưng chỉ dăm phút sau, tôi nhận được điện thoại của anh Đức, nội dung thông báo nghỉ việc, ở nhà trông cháu ngoại…

Với tôi, anh Đức đã là một người tử tế, vì đa số chỉ gọi xin việc chứ bỏ việc thì không ai gọi báo… (chẳng riêng gì người Việt, người Mỹ, người Mễ cũng thế.)

… Đến lúc tôi chạm mặt được anh Đức ở bữa phát ăn free, anh hỏi tôi bằng tiếng Việt chứ không nói tiếng Anh,

“Anh là người Việt nam hả?”

“Dạ phải.” Tôi trả lời.

“Tôi thấy anh quen lắm!”

“Dạ phải,… Nhờ anh nói với mấy người Mễ, Mỹ đen, khuân cho tôi những thùng nặng…” Tôi cười.

“À! Tôi nhớ ra anh rồi!...” Anh Đức cười thật hồn nhiên.



Chúng tôi có buổi nói chuyện ngắn ở ngay parking của cây xăng của người Ấn độ.

Tôi nói, “Anh Đức à! Bữa ăn cho người homeless này có vẻ do gia đình anh tổ chức?”

“Dạ phải. Thưa anh.”

“Đây là lần đầu hay đã nhiều lần…?”

“Bao nhiêu năm rồi… Thưa anh.”

“Anh có thể nói về khởi đầu và sự duy trì được việc làm tốt đẹp này nhiều năm như thế không?”

“Chuyện dài dòng,… và tôi không khéo nói lắm đâu!”

“Anh cứ nói nghe thử. Hôm nay tôi cũng được nghỉ làm, đang lang thang mà lo gì…”

“Chuyện từ ngày xưa, chúng tôi còn sống trong apartment ở Mesquite. Một hôm sau tiệc Thanksgiving, thức ăn thừa mứa đầy bàn, đầy nhà… Nhưng sáng ra, vợ chồng tôi và hai đứa con trai còn nhỏ lắm, chúng tôi đã kinh ngạc khi nhìn ra parking lạnh căm căm, con gái lớn tôi năm ấy mới 15 tuổi. Cháu chế biến lại thức ăn dư thừa, dọn bàn tươm tất ra bãi đậu xe với dĩa giấy, cháu mời những người homeless dùng bữa.

Vợ tôi nói với tôi, đây là ý định của nó từ nhiều năm. Nhưng năm nay nó lớn rồi, nó quyết định làm điều này từ tối hôm qua, khi không cho hai đứa em nó ăn uống phung phí…

Tôi xúc động với con gái tôi lắm! Tôi thề trong bụng mình là ủng hộ nó. Nhưng tôi là đàn ông nên nói rồi quên ngay. Chỉ có vợ tôi là người đáng tin cậy, trước mùa lễ năm sau bà ấy đã chuẩn bị các thứ cần thiết để tổ chức được một bữa ăn free cho người homeless.

Nhà tôi với con gái tôi canh me mua thịt, các thứ onsale ở các chợ từ trước đó vì chúng tôi cũng nghèo lắm… Nhưng bữa ăn free cho khoảng hai mươi người homeless đã mở ra một sinh hoạt mới cho gia đình tôi - rồi trở thành thông lệ hàng năm - cho đến nay.”

“Xin anh nói sơ qua về những người trong ban tổ chức cho tôi nghe!”

Ông bà Mỹ trắng là sui gia với gia đình tôi. Họ đến từ Seatle. Năm nay về Dallas mùa lễ để thăm cháu nội. Họ đã bỏ qua được sự kỳ thị với gia đình tôi vì họ là Mỹ trắng, giàu có. Nhưng con gái tôi đã không là một người Việt đáng trách. Tôi nói vậy, chắc anh hiểu.”

“Đồng ý! Anh nói tiếp đi…”

“Còn lại là vợ tôi, người kế là cháu gái đã đãi tiệc người homeless từ năm nó 15 tuồi thì nay đã 35. Con bé con là con gái của nó với người chồng Mỹ là anh chàng phân phát dĩa giấy… Hai người đàn ông trẻ còn lại là hai người con trai của vợ chồng tôi.”

“Tôi hiểu rồi! Xin anh nói về sinh hoạt của gia đình anh với người homeless. Tôi xin lỗi nếu là tôi đã nói sai. Tôi nhận thấy gia đình anh đánh du kích trường kỳ với người homeless chứ không băng đảng với tổ chức hay hội đoàn nào, có đúng không? Xin anh cho biết lý do?”

Anh Đức cười… khó hiểu! Phân vân rồi anh nói, “Anh dùng từ (băng đảng) không sợ chụp mũ hả! Sự thật là gia đình tôi không ai có khiếu giao tiếp (ăn nói) nên ngại sinh hoạt đoàn thể. Chúng tôi chỉ biết đơn giản là làm lại cho người Mỹ những gì họ đã giúp mình trước đó - khi mình có điều kiện.”

“Xin anh nói cụ thể hơn…”

“Thì sau lần con gái tôi tự ý đãi người homeless bữa ăn Thanksgiving đầu tiên. Cả nhà tôi tuyên bố ủng hộ cháu. Tôi vui sướng với không khí gia đình mùa lễ là ngay hai thằng con trai đang học trung học, tối đi làm nhưng cũng mua, xách về nhà những thứ cần thiết để làm tiệc cho người homeless vào ngày lễ. -Chúng mua bằng những đồng tiền của trẻ nhỏ đi làm part-time là niềm hãnh diện và vui sướng cho vợ chồng tôi hơn cả món quà chúng mua cho cha mẹ bằng những đồng tiền ấy!

Hơn hết là sự gắn kết gia đình vì cùng mục đích…

Tôi không biết diễn tả!”

Ánh mắt xa xăm và sự xúc động của anh đã nói nhiều hơn những lời anh kể. Phần tôi rất cảm kích gia đình anh với nghĩa cử thầm lặng mà tôi đã mắt thấy tai nghe. Tôi nói, “Xin hỏi anh về cảm nghĩ của người con rể Mỹ của anh trong việc làm của gia đình bên vợ?”

“Anh ấy là lính Thủy quân lục chiến Mỹ. Sau khi giải ngũ thì đi Đại học và gặp con gái tôi. Anh ấy hiếu kỳ khi nghe con gái tôi kể chuyện gia đình vào mùa lễ. Anh ta xin về nhà tôi một kỳ nghỉ lễ để tìm hiểu. Anh ta có mục đích đi tu từ nhỏ nên con người hiền lành và thương người. Anh ấy tham gia sinh hoạt mùa lễ với gia đình tôi từ đó và trở thành con rể theo… tự nhiên.

Chỉ có cha mẹ anh ấy không vui vì họ… Nhưng Thanksgiving năm nay, họ đã về Dallas với lý do thăm cháu nội. Tôi chỉ hy vọng ở con bé con làm thay đổi được ông bà nội nó cho cha nó vui chứ tôi cũng chẳng cần…”

“Hay lắm!

Cảm ơn anh Đức với buổi gặp sáng nay. Giữa tôi và anh cũng còn chút lấn cấn chuyện ở xưởng… tôi xin lỗi anh…!”

“Có gì đâu. Tôi về hưu non vì hãng đóng cửa thì hưu non cho rồi. Có điều, ở nhà buồn quá nên tôi đi kiếm việc làm để có bạn bè nói chuyện chơi qua ngày. Ai dè công việc quá sức. Và anh. Tôi cũng suy nghĩ về anh nhiều lắm!...”

“Anh Đức hiểu được thì tôi cảm ơn. Bởi tôi không cho phép mình phân biệt đối xử khi lý do mình đến đây là vì bị phân biệt đối xử ở quê nhà. Xin đừng hỏi tôi tại sao người này, người kia… Họ có quan niệm đồng hương khác tôi. Bất luận tôi đúng hay sai, cũng xin lỗi anh. Hy vọng có dịp khác gặp anh. Chúng ta trò chuyện nhiều hơn. Anh đi làm việc đi. Cảm ơn anh.”

Tôi còn lại một mình, đứng quan sát sinh hoạt khá lạ của một gia đình Việt nam trên nước Mỹ. Lòng tôi ước ao nếu có được chừng 10% gia đình người Việt trên nước Mỹ như thế này thì gương mặt cộng đồng Việt nam không cần dân biểu đại diện nào hết cũng sẽ được người bản xứ và các dân tộc khác trên Hợp chủng quốc Hoa kỳ coi trọng hơn. Nhưng do mình không biết hết nên mới thấy lần đầu sau hai mươi năm định cư. Dù mới thấy mỗi một nhưng lòng tôi đã lâng lâng niềm tự hào và vui sướng. Chỉ hổ thẹn khi nghĩ lại mình. Chắc chắn là tôi sẽ gọi anh Đức ra quán cà phê để tìm hiểu thêm và cụ thể là xin anh cho tôi được đến nhà anh để góp một bàn tay trong chuyện nấu nướng cho bữa tiệc Giáng sinh sắp đến cho người homeless. Bởi tôi linh cảm được là điều mình thường nghĩ đã đến lúc gặp may - đừng bỏ lỡ cơ hội.

Tôi quan sát đến thực khách của gia đình anh Đức. Có lẽ nền kinh tế khó khăn, nên nhiều người trở thành homeless bất đắc dĩ, vì (thú thật phải tội) tôi nghĩ không tốt mấy về người homeless. Nhưng trước mắt tôi, họ tử tế hơn tôi nghĩ! Tôi hỏi một người homeless, ông ta nói: “We all know him, and we all thank Vietnamese for the best foods. They have the good hearts. God bless them”

Nghe ông Mỹ đen nói, cảm xúc tự hào dân tộc trong tôi dâng tràn. Niềm tủi hổ da màu trên nước Mỹ tiêu tan. Thương những người không biết đi đâu và về đâu trong những ngày lễ theo bản năng con người thì da không có màu. Nhưng tôi vỡ lẽ được một điều là mình sẽ thôi ray rứt với khay cơm chiên, mâm chả giò, khay mì xào, nồi chè đậu trắng chan nước dừa… toàn những món rẻ tiền, mình dư sức nấu đã đành mà cũng dư luôn tiền đi chợ để đãi vài chục người ăn.

Còn gì nữa để ray rứt nên tôi thấy ấm lòng với ý nghĩa đích thực của mùa Lễ Tạ Ơn. Không có onsale, hạ giá với lòng người - nếu mở ra thì có người nhận. Như nước Mỹ mở lòng ra đón nhận người Việt tỵ nạn với hai bàn tay trắng thì một người Việt đã mở lòng ra với nước Mỹ qua việc chia chung chút vui buồn mùa lễ với những người Mỹ kém may mắn. Mùa Lễ Tạ Ơn năm nay, tôi dã trưởng thành khi đầu hai thứ tóc. Cảm ơn gia đình anh Đức. Không ai biết anh là ai nhưng tôi biết số nhà nên sẽ có mặt để góp một bàn tay nấu nướng chút gì cho người lạc mất quê hương ngay trên quê hương là người homeless trong Giáng sinh này. Âu cũng chỉ là chút gì đền đáp cho những gì mà ta đã nhận từ đất nước bao dung.

Phan

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,738,098
Tác giả cho biết, “Trước năm 1975, tôi là giáo sư dạy tại trường trung học Lương văn Can , quận 8, Sài gòn.
Cùng với bài “Mười Lăm Năm ở Mỹ” đã phổ biến hôm qua, tác giả Minh Nguyệt Graves còn gửi thêm bài sau đây, cho biết bài được viết bởi ông chồng Carl Graves, một người Mỹ làm công chức tại Texas.
Tác giả qua Mỹ cùng với 2 con, theo diện đoàn tụ do cha bảo lãnh, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài “Chuyện Ông Mỹ có vợ Việt”, đã phổ biến 2 tuần trước.
Việt Báo thành kính tưởng nhớ Nhạc Sĩ Vũ Đức Nghiêm, một tác giả huynh trưởng từng góp bài Viết Về Nước Mỹ. Ông sinh ngày 30-6-1930 tại làng Hoành Nha, Giao Thủy, Nam Định, vừa từ trần tại San Jose,
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và sẽ nhận giải đặc biệt năm thứ XVIII. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO.
Tác giả là một nhà giáo hưu trí, cư dân Riverside, đã góp nhiều bài viết đặc biệt cho giải thưởng Việt Báo từ năm đầu tiên, và nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả có tên trong Danh Sách Chuing Kết Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, hiện là cư dân Arkansas. Nguyên quán Bình Dương, Việt Nam.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng; Cựu nữ sinh NTH Hồng Đức ĐN từ 1969- 1975. Đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia.
Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất hiện là cư dân Minneapolis, MN. Ông đã về hưu sau khi dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ.
Nhạc sĩ Cung Tiến