Hôm nay,  

Yêu Lại Từ Đầu

16/12/201300:00:00(Xem: 25163)
Tác giả: Nguyễn Thị Huế Xưa
Bài số 4086-14-29486vb2121613


Tác giả là cư dân Austin, Texas; Công việc: y tá trưởng trong một bệnh viện thành phố, đã góp nhiều bài viết sống động và nhận giải vinh danh tác giả Viết về nước Mỹ 2006. Bài mới của cô là một truyện tình nối dài từ Ban Mê Thuột tới nước Mỹ.

* * *

Căn nhà màu vàng nhạt nằm lẻ loi trong cul de sac với bãi cỏ xanh mướt được cắt xén khéo léo, hai bên lối đi là những cụm hoa lài tỏa hương thơm trong không gian rất nhẹ nhàng của bầu trời tháng Tư. Tuấn đi chậm lại, chàng cúi xuống ngắt một cánh hoa nhỏ rồi đưa tay bấm chuông. Bóng dáng nhỏ nhoi của người đàn bà với khuôn mặt có nét Á Đông và mái tóc ngang vai màu chestnut ra mở cửa khiến chàng giật mình. Tuấn ngập ngừng:

- Bà LeeAnn Lawrence?

Rồi Tuấn giới thiệu:

- Tôi là Antoine từ Vincent Home Health Care

Người đàn bà nhỏ nhẹ:

- Vâng, mời ông vào nhà.

Hai người đối thoại với nhau bằng Anh ngữ. Tuấn làm y tá cho một agency chuyên lo chuyện săn sóc tại gia cho những người bệnh nhân. Chàng vừa nhận assignment đến săn sóc người bệnh nhân mới là LeeAnn, người đàn bà bị ung thư vừa xuất viện từ tuần trước và tiếp tục cần chữa trị bằng hoá xạ (chemotherapy) tại nhà. LeeAnn mời Tuấn ngồi và nói:

- Xin lỗi, ông chờ tôi vài phút.

Bây giờ Tuấn mới để ý là người đàn bà đang mặc một cái robe de chambre màu hồng nhạt. Tuấn trả lời:

- Xin bà cứ tự nhiên.

Nói xong chàng lôi cái Mini Ipad từ trong cặp ra đặt lên bàn. Thời buổi tân tiến, những sự kiện về bệnh nhân điều được ghi chú vào máy vi tính nên rất thuận tiện. Trong khi chờ LeeAnn, Tuấn nhìn qua khung cửa sổ hình bán nguyệt nơi ánh mắt chàng bắt gặp những đóa hoa loa kèn (Lillies) kiêu sa đang tươi tắn nở rộ trong góc sân sau nhà. Có một khoảng khắc nào đó bất chợt thoáng qua trong trí nhớ thật xa xôi của chàng. Một khung trời ký ức thuở thiếu thời với khung cửa sổ cũ kỹ, những cụm hoa trắng, khuôn mặt rạng rỡ, ngây thơ nhưng đã có nét đài cát của một bóng hình đã miên man trong tiềm thức.

hoa loa kèn đã nở
trong vườn khuya. trăng xưa *

LeeAnn đã trở ra, giản dị trong chiếc quần short trắng, cái áo pull màu xanh lá cây đậm và mái tóc buộc gọn gàng ra phía sau. Trông nàng trẻ trung đầy nhựa sống, nhưng đôi mắt không dấu được một mệt mỏi, lo âu. Đôi mắt mà khi ngồi đối diện để bắt đầu thủ tục hỏi han về lý lịch bệnh sử đã một lần nữa làm Tuấn giật mình, phân vân. Thủ tục làm hồ sơ này là một trong những thủ tục thông thường trước khi thực sự săn sóc cho bệnh nhân. Tuấn tiếp tục ghi tiểu sử của LeeAnn lên cái Mini Ipad. Khi đi sâu vào chi tiết về lai lịch bệnh sử của gia đình thì Tuấn càng phân vân hơn nữa vì những câu trả lời của LeeAnn rất bâng quơ. LeeAnn cho biết mẹ nàng người Việt Nam và qua đời đã khá lâu, còn nàng không biết rõ về lai lịch của bố. Tuấn ngưng viết lại, chàng hỏi LeeAnn bằng tiếng Việt:

- Bà nói tiếng Việt được không?

LeeAnn ngạc nhiên:

- Ông Antoine, ông là người Việt Nam?

Nói xong nàng cười dòn và bào chữa:

- Rõ là tôi ngớ ngẩn vì ông mới dùng ngôn ngữ đó với tôi. Dĩ nhiên là tôi nói được tiếng

Việt. Khi ông nói tên tôi cứ nghĩ ông người Hawaii.

Tuấn giải thích vì tên thật của chàng là Anh Tuấn nên khi đi làm chàng đổi tên là Antoine cho dễ dàng trong việc tiếp xúc. LeeAnn cười khẽ:

- À, ra thế, khi cơ quan của anh gọi đến thì chỉ cho em biết là có y tá đến chuyền thuốc chứ

không nói là ai.

Tuấn để ý là khi nói qua tiếng Việt, LeeAnn đã đổi cách xưng hô. Tuấn tò mò hỏi:

- LeeAnn sanh trưởng ở Mỹ?

LeeAnn nhỏ nhẹ:

- Không anh, em qua đây từ lúc còn bé

Tuấn nhìn chăm chăm vào đôi mắt có một nốt ruồi nhỏ bên khóe mắt trái của LeeAnn, rồi chàng móc túi lấy ra cánh hoa lài đã ngắt lúc nãy đưa cho LeeAnn:

- Xin lỗi LeeAnn nghe, kẻ...hái trộm tặng lại cho chủ nhà. LeeAnn giống một người quen của tôi lúc xưa qúa.

LeeAnn nghiêng đầu tinh nghịch:

- Ô,...người xưa...

Tuấn nghe như tim mình đang đập liên hồi:

- Một cô bé thì đúng hơn. Ngày xưa LeeAnn ở Ban Mê Thuột?

LeeAnn trố mắt nhìn Tuấn lạ lùng:

- Sao anh biết?

Không gian và thời gian trên thị trấn nhỏ đó bất chợt trở về trong tâm tưởng. Tuấn nhớ như in những ngày xưa cũ trên con đường dài đầy bụi đỏ khô cằn, những hàng phượng đỏ, những trái điệp khô dài rơi rụng trong những buổi trưa hè nắng gắt. Phía bên kia đường là một khoảng đất trống mênh mông, nơi mà mỗi sáng, mỗi chiều có đoàn đồng bào thượng mang những cái gù sau lưng đi qua, đi lại xôn xao với thổ ngữ của riêng họ. Cái thị trấn chàng lớn lên với những vu vơ, khờ dại của thời trung học. Chàng nhớ tới hai căn nhà chỉ cách nhau có một cái hàng rào nhưng hai sân trước thì khá rộng và trồng đầy cây hoa sứ trắng, và những cây trứng cá sai trái. Xuyên qua cái hàng rào đó, có đôi mắt đã ám ảnh chàng từ suốt bao năm. Đôi mắt nhung của con bé với hai hàng mi dài mướt, nốt ruồi nhỏ bên khóe mắt mà dạo còn thơ ấu chàng đã nghĩ đôi mắt u hoài đó đã chất chứa tất cả nỗi buồn muôn thuở của thị trấn Ban Mê Thuột trong những ngày mưa dài da diết.

Tuấn mỉm cười:

- LeeAnn còn nhớ căn nhà có những dây khoai sắn dọc theo hàng rào?

LeeAnn nhíu mày:

- Không rõ lắm anh ạ vì khi nghĩ tới căn nhà đó em lại nhớ tới một nỗi buồn...

Tuấn nhìn LeeAnn thông cảm vì có lẽ chàng nhớ tới thời thơ ấu của nàng còn rõ hơn cả trí nhớ của chính nàng. Thuở đó, chàng vừa vào trung học, mỗi chiều đi học về chàng hay ra sân trước leo lên cây trứng cá ngồi và từ những buổi chiều đó, Tuấn đã bắt gặp đôi mắt rất u sầu của một cô bé hay ngồi tư lự chơi búp bế một mình bên song cửa nhà bên cạnh. Cô bé có lẽ còn đang học tiểu học. Mỗi chiều cô bé sau khi chơi búp bế xong hay ra gần hàng rào đuổi bắt hụt những con bướm đủ màu sắc rực rỡ đậu trên những tàng lá xanh xum xuê của những cây khoai mì. Tuấn đã làm quen bằng cách xin bứng vài củ khoai mì vì hàng dây khoai mì ở phía bên kia của hàng rào. Dĩ nhiên cô bé bằng lòng với điều kiện là Tuấn phải trao đổi cho vài con bươm bướm đẹp. Ban Mê Thuột mùa hè không gian ngập tràn bươm bướm, đủ màu, đủ dạng. Bươm bướm bay đầy trời, bươm bướm làm nhuộm thêm sắc màu của khung trời đục bụi đỏ.

Chàng nhớ đến khuôn mặt hớn hở của cô bé khi trân trọng nhận con bươm bướm sặc sở trong cái lon sửa bò. Chàng mường tượng rất rõ đến chút nắng reo trong đôi mắt hồn nhiên đó, và đôi bàn tay nhỏ chụm trên cái lon vì sợ con bướm sẽ bay đi.

Tuấn khơi lại trí nhớ:

- Thế LeeAnn có nhớ anh chàng hay qua xin bứng củ khoai mì mỗi chiều không?

LeeAnn lắc đầu nhè nhẹ:

- Hình ảnh đó cũng rất mờ ảo.

Tuấn thấy ánh mắt LeeAnn thật xa vắng, chàng cảm thấy tội nghiệp cho nàng, chắc hẳn nàng đã cố chôn vùi đi một khoảng đời non dại, đau buồn. Nếu như chàng không lầm thì dạo đó nghe như bố của cô bé là đại uý trong trung đoàn 45, ông đi hành quân liên miên. Cô bé ở nhà với mẹ nhưng chưa bao giờ Tuấn được nhìn thấy mẹ của cô bé vì dường như lúc nào nàng cũng được săn sóc bởi một bà vú em. Một buổi chiều trong khi Tuấn đang loay hoay đuổi bắt những con bươm bướm thì chàng nghe tiếng cải vã của hai người lớn và tiếng khóc nức nở của cô bé bên song cửa. Tuấn không hiểu chuyện gì đã xảy ra, chàng buông thả mấy con bươm bướm đẹp và có cảm tưởng như mình đang thả đi một mông mênh theo áng mây bay cao trên bầu trời. Chỉ vài ngày sau, căn nhà trở nên hoang vắng, khung cửa sổ khép kín, cô bé với đôi mắt to buồn diệu vợi đã là một kỷ niệm trong trí nhớ, và đã để lại một chút nhói đau trong trái tim mới lớn của chàng.


LeeAnn rưng rưng nước mắt:

- Qúa khứ qúa xa vời. Đôi khi em nghĩ nhiều về bố của em và không bao giờ biết đời

ông đã ra sao.

LeeAnn kể là sau cuộc cãi vả đó, mẹ nàng đã đem nàng lên Đà Lạt sống và chỉ một năm sau thì mất nước. Nàng và mẹ theo người chồng sau của bà là một người Mỹ làm cố vấn quân sự trong quân đội Việt Nam lúc đó về Hoa Kỳ. Một thời gian ngắn sau thì ông ta chính thức nhận nàng làm con. Cô bé Lệ An trở thành LeeAnn. Nàng lớn lên hấp thụ văn hoá của Tây Phương, nhưng nói được tiếng Việt là nhờ công dạy bảo của mẹ. Nghe LeeAnn kể, Tuấn mới sực nhớ là chính chàng cũng không biết tên thật của nàng lúc đó vì thuở nhỏ chàng chỉ nghe lén qua hàng rào bà vú em gọi nàng là bé Ti. Hơn ba mươi năm rồi, có lẽ giòng đời xuôi ngược, đổi thay hay có những trắc trở nào trong cuộc đời thì định mệnh đã xếp đặt cho chàng được gặp lại cô bé Ti ngày nào. Trước mặt chàng, đôi mắt buồn ngày xưa vẫn đẹp tuyệt vời.

Tuấn đảo mắt nhìn quanh phòng khách, căn phòng nhỏ ấm cúng chưng diện theo lối mới, cái sofa da màu đỏ thẩm, bên cạnh là hai cái ghế nhỏ và cái bàn bằng đá cẩm thạch màu trắng ngà. Tấm tranh của Van Gogh với những cánh buồm màu vàng xanh đỏ treo trên khung lò sưởi. LeeAnn nhìn theo ánh mắt của Tuấn, nàng cười buồn:

- Đời em cũng như những cánh buồm lơ lửng đó...

Rồi nàng nói lãng qua chuyện khác:

- Hôm nay anh có sẵn thuốc cho em rồi chứ?

Tuấn vừa viết xong phần tiểu sử, chàng gật đầu:

- Vâng, tôi sẽ chuyền mũi thuốc an thần trước và sau đó sẽ đến thuốc 5 FU** như LeeAnn đã làm khi còn trong bệnh viện.

LeeAnn thong thả đến ngồi trên chiếc ghế recliner, bật chân ghế ra phía trước và chờ đợi trong khi Tuấn sửa soạn lấy thuốc. Khi Tuấn đến ngồi cạnh nàng, chàng lấy chiếc mềm mỏng trên chiếc sofa đắp cho LeeAnn, chàng chuyền mũi thuốc an thần xong thì dè dặt hỏi:

- Thuốc này có thể làm cho LeeAnn buồn ngủ hoặc bị choáng váng, có ai ở nhà với

LeeAnn không?

Chưa có nụ cười nào buồn bã như nụ cười của LeeAnn:

- Một mình thôi anh, em không sao đâu.

Tuấn cảm thấy ái ngại, chàng chuyền thuốc xong, nấn ná ở lại thêm ba mươi phút. Sau khi thấy LeeAnn chịu được thuốc và có vẻ tỉnh táo chàng mới cáo từ đi đến nhà bệnh nhân khác. Trước khi về chàng hẹn tuần sau đến lại và không quên để lại số điện thoại cầm tay của chàng với lời dặn dò:

- Nếu cần gì LeeAnn cứ gọi anh nhé, đừng ngần ngại.

Tuấn buột miệng xong thì mới nhận ra tự nhiên bây giờ chính chàng cũng thay đổi cách xưng hô với LeeAnn.

Đây là lần thứ hai sau khi xuất viện mà LeeAnn được tiếp tục chữa trị bằng hóa xạ nên nàng không bị dằn vặt bởi phản ứng của thuốc nhiều. Nàng cảm thấy hơi yếu trong người nhưng nàng vẫn cố gắng ăn uống điều độ để cầm sức. Mỗi chiều sau khi đi làm ra Tuấn đều ghé qua săn sóc cho LeeAnn, những buổi ăn tối với nàng và những câu chuyện xa xưa thời bé bỏng trên cái thị trấn nhỏ, mưa phùn, đất đỏ đã khiến hai người cảm thấy gần nhau hơn. Dường như, trong khu vườn nhỏ của LeeAnn, những đóa hoa loa kèn tiếp tục nghiêng mình trong nắng, trong gió để làm rạng rỡ thêm nét tinh khiết, đẹp tuyệt vời cao sang. Cái đẹp mà một lần nữa làm Tuấn lảo đảo mỗi khi chàng nhìn vào đôi mắt của LeeAnn để rồi thầm nghĩ đến chút tình cảm muộn màng nào đó đang len lén trở lại trong lòng chàng.

Như LeeAnn đã nói, nàng như cánh buồm chơi vơi trên biển cả, cánh buồm mong manh đang bị những cơn sóng ngông cuồng tàn bạo cuốn đi chút sinh lực còn lại trong đời sống của nàng vào lòng biển sâu. Sự dịu dàng, chu đáo của Tuấn làm tâm hồn LeeAnn nghiêng ngã, nàng bắt đầu đi ngược lại qúa khứ rất xa xôi của những buổi chiều vàng, một khung trời rất hồn nhiên với những cánh bướm tung tăng trên đám lá xanh mướt, với một bóng hình mà nàng không mường tượng được nhưng hiện tại đang ở bên cạnh nàng. LeeAnn cảm thấy thật gần gũi với Tuấn mà cũng thật xa vời bởi nàng đang có một nỗi sợ hãi về cơn bệnh oái ăm đang có thể cướp mất đi chút hơi thở ngắn ngủi mà nàng đang cố bám víu. Năm tháng qua trầm lặng như cuộc tình một lần đã đột ngột ra đi và bây giờ bỗng dưng trái tim của nàng đột nhiên bùng cháy, dại khờ.

Mặc dù LeeAnn chịu đựng được thuốc nhưng chỉ vài tuần sau mối quan tâm lớn lao nhất của nàng là mái tóc dài mướt màu hung nâu đang rụng rơi một cách nhanh chóng. Sự rụng tóc là một trong những phản ứng tạm thời trong khi chữa trị bằng hóa xạ. Tuấn xót xa nhìn mái tóc lưa thưa của LeeAnn, chàng đã ngạc nhiên khi nghe LeeAnn tỏ ý là nàng muốn... xuống tóc, để tránh sự đau đớn khi nhìn sự xác xơ của chính mình. Dù biết rằng mái tóc sẽ mọc lại, có thể nhiều hơn, đẹp hơn, nhưng Tuấn không khỏi thán phục LeeAnn về quyết định can đảm đó.

Trước mặt chàng, người đàn bà yếu đuối là hình ảnh cô bé Ti bé bỏng ngày nào với tiếng khóc thảng thốt bên khung cửa sổ mà một lần chàng đã ngu ngơ để vuột đi chút khói sương vừa chớm trong lòng ngày mới lớn. Bây giờ chàng là người đàn ông đã ngoài bốn mươi, đã một lần dang dở và chàng đang tìm mọi cách hy vọng tình yêu muộn màng của chàng sẽ xoa dịu được nổi đau trong đôi mắt huyền sâu thẳm của LeeAnn. Một ý định ngộ nghĩnh thoáng qua đầu, Tuấn đùa:

- Sau khi... xuống tóc, LeeAnn sẽ đẹp hơn cả Demi Moore trong phim GI Jane nữa.

LeeAnn gượng gạo cười:

- Ô, em nhớ rồi, cô ta thật là đẹp dù đầu cạo nhẵn nhụi, nhưng phải chi em cũng khoẻ mạnh như GI Jane thì anh đở phải lo lắng. Ngày mai chắc anh sẽ không nhận ra em đâu.

Tuấn thấy bứt rứt trong lòng vì chàng không biết làm gì hơn là cầu nguyện ơn trên sẽ ban cho LeeAnn một sự an lành. Một lần nữa, chàng cảm thấy mình bất lực trước sự sắp đặt oái ăm của tạo hóa. Chàng đã tình cờ gặp lại cô bé Ti của muôn ngàn năm trước và chàng đang san sẻ nổi lo âu bất tận về cơn bệnh hiểm nghèo của nàng. Một ý nghĩ khác bất chợt lại thoáng qua trong đầu khiến chàng đắc ý,mỉm cười một mình và cáo từ LeeAnn ra về.

Hôm sau khi Tuấn trở lại, chàng đi thật chậm theo lối đi dài, ngập ngừng hái thêm một cánh hoa lài thơm ngát trước khi nhấn chuông. Khi LeeAnn ra mở cửa, nàng sửng sốt la lớn:

- Trời ơi, anh cũng...xuống tóc.

Tuấn cũng nhìn sững LeeAnn, mặc dù đầu nàng đã cạo trọc nhưng khuôn mặt khả ái và đôi mắt to tròn xoe sao dễ thương lạ lùng. Chàng kéo LeeAnn đến trước tấm gương trong hành lang ngắm nghía rồi bật cười:

- Hai đứa mình là...twins em ạ!

LeeAnn cười theo Tuấn, nước mắt nàng ràn rụa trên khuôn mặt xanh xao. Nàng nhìn Tuấn thổn thức:

- Anh... tội nghiệp em?

Tuấn ôm choàng bờ vai nhỏ của LeeAnn:

- Không, anh yêu em

LeeAnn gục đầu vào lòng Tuấn khóc ngất và khi chàng hôn lên đôi môi run rẩy của nàng, chàng cảm thấy trong lòng thanh thoát một nổi hy vọng vô biên từ một niềm tin kỳ diệu nào đó. Chàng tự hỏi với chính mình là có phải chàng đang mơ ước được yêu lại từ đầu.

Hôn em đời bỗng thanh bình
Những lao đao cũ trở mình bay đi***


*Thơ Nguyễn Xuân Thiệp

**Một loại thuốc hoá xạ chống ung thư

***Thơ Hoàng Định Nam

Nguyễn Thị Huế Xưa

Ý kiến bạn đọc
21/08/201722:54:13
Khách
Câu chuyện dễ thương. " Hôn em đời bỗng thanh bình. Những lao đao cũ trở mình bay đi." Thơ hay!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,170,398
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng; Cựu nữ sinh NTH Hồng Đức Đà Nẵng từ 1969- 1975. Đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Tựa đề bài viết mới của bà là tên một ca khúc Trịnh Công Sơn.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Bài mới nhất, tác giả viết về Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Cô tên thật Trần Minh Châu, 38 tuổi, quê quán Sài Gòn, định cư tại Mỹ mới hơn 6 tháng theo diện kết hôn, hiên đang sinh sống tại Hillsboro, tiểu bang Oregon. Đã tốt nghiệp cử nhân Anh văn tại Đại học Tổng hợp Sài Gòn. Công việc trước đây tại Viêt Nam là biên dịch từ tiếng Anh ra tiếng Việt, và công việc hiện tại là nội trợ, đang tìm việc làm phù hợp.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài Phan mới viết là tùy bút về mùa Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả bắt đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông sinh năm 1944 tại Thừa Thiên, Huế, cựu học sinh Nguyễn Tri Phương, Quốc Học. Trước 1975, là cảnh sát quốc gia. Cựu tù cải tạo. Làm rẫy vùng kinh tế mới. Đến Mỹ theo diện HO từ 1993, ông có 12 cuốn sách đã xuất bản. Bài viết mới là tự truyện của một “ông nhà văn kiêm thằng bỏ báo” như bạn hữu thân tình gọi tác giả.
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, nhưng trong tháng trước tác giả đã có bài “Nước Mỹ là nhà của Mị” ký tên thật là Quynh Gibney. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego và sau đây là chuyện về công việc cô đang làm: thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang.
Đây là một bài mới tác giả viết về tâm trạng của con cái khi phải đưa cha mẹ già vào nursing home. Tác Giả tham dự VVNM năm 2015, được giải danh dự trong năm đầu (2016) và giải “Vinh danh tác phẩm” ( Á khôi) năm 2017. Ông là một chuyên viên về hưu, đang định cư tại Orange County.
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
Nhạc sĩ Cung Tiến