Hôm nay,  

Nhớ Ông Manager

10/12/201300:00:00(Xem: 19902)
Tác giả: Sao Nam Trần ngọc Bình
Bài số 4081-14-29481vb3121013


Tác giả sinh năm 1940, cựu sĩ quan VNCH, khoá 12 SVSQ Thủ Đức, cựu tù chính trị, đến Mỹ năm 1991 theo diện H.Ọ 9, hiện định cư tại Greenville, South Carolina, tham dự Viết Về nước Mỹ từ 2002. Tác phẩm đã xuất bản: Hành Trình Về Phương Đông. Sau đây là bài viết mới của ông.

* * *

Đang làm ở hãng X. tôi đột nhiên bị nghỉ vì bây giờ cái bao của cái mền là hàng nhập của Tàu giá thành quá rẻ, Nhóm thợ làm bao cái mền do tôi làm lead phải giải tán, nên hãng không còn nhận gia công nữa.

Trước đó lối hai tuần lễ ông B, xếp nhà máy làm gòn cho hã ng X., hỏi tôi xem tôi có đồng ý qua nhà máy gòn làm với ông ta không. Tôi trả lời cái đó tùy ông vì làm lâu một chỗ thì cũng chán nên nếu manager của tôi đồng ý thì tôi sẽ qua làm với ông ta.

Thấy tôi đồng ý ông B. bèn nói:

- Như vậy thì thứ năm này tôi sẽ nói với manager của anh để sáng thứ hai anh qua làm với tôi.

Đó là một ngày vào gần ngày Thanksgiving năm 1999 nhưng đột nhiên hôm thứ năm ông manager mời tôi lên văn phòng và báo tin cho tôi biết tôi bị nghỉ việc vì lý do như đã nói ở đầu bài này.

Khi vào Phòng Nhân Viên thì bà Trưởng Phòng giới thiệu cho tôi chỗ làm mới tại hãng nhuộm gần nhà tôi. Lúc rời khỏi hãng tôi đến thẳng hãng nhuộm điền đơn xin việc và được mời vào phỏng vấn ngay do có sự giới thiệu của bà Trưởng Phòng Nhân Viên của hãng X.

Viên manager của hãng nhuộm bảo tôi hãy nói về công việc tôi làm tại hãng X. sau khi lắng nghe và hỏi tôi vài câu ông ta cho biết sẽ trả tôi với mức lương mới mà so với lương cũ của tôi ở X. thì thua xa.

Nghe vậy, tôi vẫn vui vẻ, hoà nhã cám ơn ông ta đã chiếu cố và dành cho tôi cuộc phỏng vấn liền mà theo lẽ thông thường thì phải một thời gian sau tôi mới được gọi phỏng vấn. nhưng xin thêm là nếu ông không trả tôi cùng một mức lương với hãng X. thì tôi không thể nhận công việc mà ông đã có nhã ý dành cho tôi. Kế đó tôi cho ông số phone nhà của tôi và tôi còn nhấn mạnh nếu ông thay đổi ý định mà mướn tôi thì ông hãy gọi cho tôi.

Tôi biết rõ tâm lý của người phỏng vấn là sẽ ép giá lương trả cho người mới xin vào làm vì tâm lý những người bị mất việc thường là bị hoảng loạn do mới bị mất việc và do khiếp sợ trước việc nhà bị kéo, xe bị kéo nếu không có tiền trả payment cho đúng hạn kỳ.

Ép được giá lương thấp cho người mới xin vào làm là manager có điểm đối với chủ hãng. Nói chung khi bị cô thế mình sẽ bị người ta ép, người ta chèn, người ta đạp lên lưng mình cho mình tóe… khói ra được chừng nào hay chừng ấy mà nếu mình yếu thế hay khiếp sợ thì đó là chuyện của mình. Who cares?

Dù tôi biết tôi bị ông manager này ép giá trả tôi cái gía lương rẻ mạt tôi cũng không thèm nói cho ông ta biết vì sự thật mất lòng.

Sau cuộc phỏng vấn, về tới nhà tôi gọi phone liền cho ông B. xếp nhà máy làm gòn, và cho biết hôm nay thứ năm tôi đã bị off thành ra thứ sáu tôi không gặp ông ta được để đi cùng ông ta lên gặp ông manager của hãng X.

Rất mau mắn ông ta bảo tôi khoan hãy đi tìm việc khác để ông ta nói với ông chủ hãng X. xem sao. Chừng mười lăm phút sau ông phone cho tôi nói là thứ hai cứ đến hãng gòn làm.

Ông còn cho biết ông chủ hãng X. vẫn để cho tôi làm lead và vẫn trả tôi số lương như cũ. Thế thì tôi đâu có thua cọp! Vậy là tôi lại có duyên với hãng gòn của ông chủ X. rồi.

Nhà máy làm gòn là hãng con của hãng X. tọa lạc tại một thành phố kế cận thành phố Greenville nơi tôi ở. hãng tọa lạc tại lầu ba của một tòa nhà ba tầng lầu mà hãng X. đã mua được do phát tài khi gia công làm mền cho các công ty làm mền để bán lại cho các supermarket.

Với bốn cái máy đánh tơi gòn nguyên liệu nhà máy chỉ cần một công nhân dùng xe di chuyển bốn bành gòn tới bốn cái máy này, cắt dây kẽm và cái bao của cái bành gòn rồi lấy tay bốc từng nạm gòn nguyên liệu bỏ vào băng chuyền của bốn cái máy đánh tơi gòn này.

Những cái máy này sẽ đánh tơi những loại gòn nguyên liệu sau đó đưa vào máy trộn gòn để trộn thật đều trước khi chuyển qua máy cán để cán thành từng tấm tùy theo cỡ King, Queen, Full, và Twin rồi đưa qua máy ép để ép cho gòn dính lại với nhau trước khi đi qua băng chuyền để tới máy cắt để máy cắt thành từng cuộn to hay nhỏ tùy theo cỡ của loại gòn.

Việc làm gòn hoàn toàn tự động qua các giai đoạn như: đánh tơi gòn, trộn gòn cho đều tùy theo đơn đặt hà ng như vừa nói, nếu là hàng xịn thì gòn sẽ là một trăm phần trăm nguyên chất cái mền đắp sẽ ấm hơn,nhẹ hơn, còn nếu hà ng là loại thô ng thường thì sẽ pha thêm loại gòn rẻ tiền hơn.

Hai công nhân đón gòn ở cuối hệ thống chỉ việc lồng một bao nylon vào cuộn gòn, nhấc cuộn gòn ra rồi để một ống làm trục cho cuộn gòn mới ngay nơi vừa lấy cuộn gòn ra.

Hai công nhân khác sẽ thay nhau lấy cuộn gòn để vào cái xe và đẩy ra kho thế là xong phần của cuộn gòn.

Mỗi khi giao hàng thì chỉ việc lao cuộn gòn từ lầu ba xuống cái ống hình vuông là cuộn gòn sẽ xuống tới tầng trệt.

Tại tầng trệt sẽ có người đưa lên xe truck để giao cho khách hàng không ai khác hơn là hãng cha tức là hãng X. mà sau này đổi tên là Z.

Nhờ có máy mà công việc làm gòn trở nên gọn nhẹ. Toàn bộ nhà máy làm gòn chỉ có sáu người kể cả supervisor.

Tôi về làm một thời gian thì ông A, ông manager mới, được nhận vào làm. Ông gốc người Tiệp Khắc rất vui vẻ và dễ thương. Những lúc trà dư tửu hậu ông thường tâm sự là ông thua người Việt ta chỉ vì khi ông lớn lên ở Mỹ ông đã không thể nói được tiếng Tiệp nên cha con ông cứ phải dùng tiếng Anh để nói chuyện với nhau.


Khi tôi làm ở hãng gòn được lối ba ngày thì hãng nhuộm để lại lời nhắn đồng ý trả tôi mức lương như của hãng X. Tôi gọi phone lại cám ơn và cho biết đã có việc làm khác rồi.

Tôi xin trở lại nói về ông manager A, ông là cảnh sát nay ông qua làm manager để cho tâm hồn thảnh thơi. Ông luôn luôn hành động vừa có tình vừa có lý, chứ không suy nghĩ và hành động theo lối thông thường của người Mỹ là luật là luật một cách cứng nhắc dù ông lớn lên và chịu sự giáo dục của Mỹ.

Tôi nói thế là vì theo như tôi nhận xét mỗi lần có công nhân nghỉ việc đi hãng khác làm là Phòng Nhân Viên (HR) lại ra một văn bản là khuyên công nhân không nên lợi dụng xin phép nghỉ thường niên để qua làm thử ở hãng mới xem có thích ứng với công việc hay không, nếu có thì nghỉ luôn còn nếu không thì lại trở về hãng làm.

Trong thông tư có nói rõ khi quý vị làm như vậy thì hãng vẫn phải trả tiền mua bảo hiểm cho quý vị như vậy là quý vị lợi dụng lòng tốt của hãng khi làm cho hãng mới mà hãng cũ vẫn phải trả bảo hiểm cho quý vị.

Thông tư còn nhấn mạnh đây là điều không nên làm nhưng nếu đọc kỹ thì công nhân được hưởng phép theo luật lao động khi đã hội đủ điều kiện nên sau khi nghỉ phép họ nghỉ luôn hay trở lại làm là quyền của họ chứ họ không lợi dụng lòng tốt của hãng vì ai khi muốn nghỉ hãng thì cũng được hưởng những ngày phép theo như luật lao động đã ấn định.

Sỡ dĩ tôi phải dài dòng như thế vì làm ở hãng gòn này một thời gian tôi lại muốn đổi không khí cho đỡ nhàm chán nên tôi xin qua hãng khác làm. Thay vì giữ kín ý định, tôi nói thật luôn với ông A. là tôi muốn xin qua hãng khác làm thử, nếu vạn nhất tôi không thích công việc bên ấy mà muốn trở lại thì ông có welcome tôi không. Rất vui vẻ và nở nụ cười thật tươi ông trả lời:

- Dĩ nhiên tôi welcome anh trở lại. Tôi sẽ để trống chỗ anh đang làm mà không mướn người khác, như thế anh cứ yên tâm qua hãng mới thử thời vận xem sao nhé!

Greenville là thành phố nhỏ người Việt ta ở đây không đông lắm. Nhiều chuyện trong gia đình mình chưa hay thì người ngoài đã biết tỏng cả rồi y như trong câu “Trong nhà chưa tỏ ngoài ngõ đã tường.”

Việc tôi đến hãng khác xin việc chỉ cần một người thuộc phe ta thấy là tất cả phe ta đều biết huống hồ hôm tôi đi xin việc ở hãng này thì phe ta đông ơi là đông làm sao mà ông manager A không biết.

Thành ra cứ nói trước cho ông manger là tốt nhất. Quả thật ông đã cư xử rất tình cảm và có tình có lý khi khuyến khích tôi đi hãng khác làm thử và lại còn để trống chỗ của tôi mà không mướn người khác thay thế để chờ tôi “Tái hồi Kim Trọng” Vậy thì có ông xếp nào hành xử ngon như ông chăng trên cõi ta bà này?

Làm thử ở hãng này lối hai bữa thì tôi thấy không hợp với tôi và tôi cho ông manager A. hay liền và ông bảo tôi chờ để ông phone cho Phòng Nhân Viên của hãng xem sao, lối mười lăm phút sau ông cho tôi biết ngày mai trở lại làm như bình thường.

Đến khi tôi xin đi phép thường niên thì Phòng Nhân Viên từ chối viện cớ là tôi là công nhân mới nhưng ông manager A nhất định can thiệp và kết quả là Phòng Nhân Viên phải nhượng bộ đồng ý cho tôi đi phép như là một công nhân có thâm niên.

Và ông manager A. bảo tôi:

- Đây là phép thường niên mười lăm ngày của anh. Thích nhé!

Đây là một việc làm hiếm có, theo như tôi hiểu, vì người Mỹ vẫn hành xử theo lối pháp trị “luật là luật” như đã nói ở đoạn trên chứ không phải vừa pháp trị vừa nhân trị.

Nội quy của hãng là một bản hiến pháp thu nhỏ mà bất cứ ai cũng phải tuân theo dù người đó là ai, có thể nói trường hợp của tôi là một biệt lệ và Phò ng Nhân Niên đã phải nhượng bộ.

Lúc đưa giấy phép cho tôi ông manager không nói gì mãi về sau này trong một dịp tình cờ khi nói về cuộc đời của ông khi theo gia đình tỵ nạn ở Mỹ ông mới cho tôi hay việc ông can thiệp với Phòng Nhân Viên để tôi có phép mười lăm ngày.

Hơn một năm sau ông A. đi làm cho hãng khác ở Charlotte, NC tôi lại xin đi phép thường niên thì Phòng Nhân Viên chỉ chịu cho tôi bảy ngày phép với lý do tôi là công nhân mới.

Gặp cô Trưởng Phòng, cô là phụ tá của bà Trưởng Phòng cũ, nay cô lên thay khi bà này đi hãng khác làm, tôi hỏi tại sao tôi chỉ có bảy ngày phép, thì cô trả lời tại ông là công nhân mới.

Rất mau mắn tôi bèn nêu lên cái thông tư của phòng nhân viên do cô ký tên và hỏi ngược lại cô ta:

- Khi tôi qua hãng khác làm tôi cho ông manager A và dĩ nhiên cả cô hay nữa vì tôi không muốn “lợi dụng lòng tốt của hãng” như thông tư của cô đã nêu lên. Vậy thì theo cô ở bên Mỹ này không có chỗ cho sự thành thật hay sao và người thành thật thì bị lỗ hay sao?

Cô ta chỉ trả lời tôi bằng sự im lặng. Có lẽ cô ta cho rằng tôi đã hỏi cô ta một câu không đúng chỗ như các cụ ta vẫn thường nói “Nói với người ngang ba làng nói không lại” chăng?

Riêng tôi thì tôi nghĩ là nước Mỹ mạnh là nhờ hành xử theo đúng luật và trong xã hội Mỹ tình cảm cá nhân nơi sở làm hình như không có chỗ đứn g, nếu có thì tình cảm này chỉ hiện diện nơi ông manager A. đối với tôi mà thôi và đây đún g là một kỷ niệm không bao giờ quên

Viết đến đây tôi cảm thấy nhớ ông manager A như nhớ một người bạn thật chân tình đã cư xử với tôi như một người bạn và như một người bảo vệ cho tôi. Ðúng như câu “A friend in need is a friend indeed.” Tôi xin tạm dịch “Một người bạn khi cần mới đúng thật là người bạn.”

Sao Nam Trần ngọc Bình

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,683,754
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014 và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả hiện là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất, tác giả viết cho mùa Vu Lan.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ tại Houston. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2004. Sau nhiều năm ngưng viết, ông vừa trở lại với sức viết mạnh mẽ. Bài mới là chuyện mừng đón cháu ngoại sinh đúng ngày bão lụt ở Houaton, Texas.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 27 năm qua, ông là nhà hoạt động văn hóa cộng đồng, là thầy dạy võ, và không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Với sức viết mạnh mẽ, vừa có thêm tới 7 cuốn sách mới đang ra mắt khắp nơi. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Sau đây, là bài mới viết cho mùa lễ Vu Lan.
Tác giả định cư tại Pháp, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài mới của tác giả cho mùa Vu Lan 2017 giống như bông hồng đỏ dành cho một bà mẹ vẫn tiếp tục sống vui sau cuộc bể dâu thời hậu chiến bi thảm.
Tác giả quê quán ở Bến Tre, đi du học Mỹ năm 1973 và ở luôn cho tới ngày nay. TG gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015. Năm đầu tiên, nhận được giải danh dự (2016) và năm thứ hai được giải “Á khôi” Vinh Danh Tác Giả (2017). Hiện ông đã về hưu và đang định cư ở Orange County.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bài được chuyển đến bằng điện thư. Mong Lanh Nguyễn tiếp tục viết và vui lòng bổ túc phần sơ lược tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2014. Cô sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo. Cô đến Mỹ tháng 4 năm 2000, hiện là cư dân Waxahachie, Texas, trong một thành phố ít người Việt cư trú. Sau đây là bài viết mới của tác giả.
Nhạc sĩ Cung Tiến