Hôm nay,  

Sự Thật

04/01/201400:00:00(Xem: 22641)
Bài số 4104-14-29504vb7010414

Viết Về Nước Mỹ năm thứ XII, Lê Thị, -cư dân Chicago, 35 tuổi- gửi 7 bài và trở thành tác giả nhận giải Chung Kết 2012 với những tự sự khác thường về đề tài đồng tính. Sau đó mọi người mới biết Lê Thị là bút hiệu của Calvin Trần, nhà thiết kế thời trang gốc Việt nổi tiếng trong dòng chính.

Sau đây là bài viết mới của Lê Thị cho năm 2014.

* * *

Sơn mặt tái mét, chạy một mạch ra xe đề máy chạy hoài chạy mãi không biết đi đâu, về đâu. Sơn không thể tin vào chính tai của mình nữa. Cái bộ mặt bỗng dưng lạ hoắc, giọng nói bình thản của Stacy, người vợ sắp cưới của Sơn vẫn cứ lùng bùng bên tai. Tức giận, kinh tởm, Sơn không biết phải làm gì, sẽ về nhà nói gì với bố mẹ và gia đình. Cái bí mật khủng khiếp mà Stacy vừa tiết lộ khiến cho giấc mơ xây đắp gia đình, tương lai với Stacy, người mà Sơn đã yêu thương hơn một năm nay bỗng dưng tan tành.

Là con trai trưởng trong gia đình, Sơn sinh ra trong một gia đình công giáo nề nếp với bốn anh chị em. Bố Sơn là một thầy Sáu trong một xứ đạo nhỏ tại San Jose. Tuy đã ngoài năm mươi nhưng ông vẫn phong độ, thân hình đô khoẻ, vạm vỡ. Sơn là hiện thân của bố mình lúc còn trẻ, giống bố như tạc, nên Sơn luôn là một điều hãnh diện của Bố. Mẹ là một người đàn bà đẹp và hiền hậu, thương chồng thương con, quán xuyến mọi chuyện trong gia đình, từ những bữa ăn thường ngày đến thanh toán mọi chuyện tiền bạc trong gia đình. Trong từng bữa ăn, bà luôn hầu hạ bố Sơn từng miếng ăn, ly rượu, không một việc gì mẹ không làm, cũng như luôn tận lực sẵn sàng giúp đỡ mỗi khi bất cứ ai trong gia đình cần bất cứ việc gì. Ở trong nhà, bố luôn luôn đúng, và khi bố đúng thì mọi người khác đều sai, kể cả khi có các dì các chú, vì mọi người đều thương và nể mặt mẹ nên không ai muốn nói trái ý bố.

Tình cảm giữa Sơn và Bố không phải lúc nào cũng suông sẻ như bây giờ, đã có những lúc đầy những hục hặc, khó chịu. Sơn đã từng trải qua tuổi mới lớn, và lớn lên ở Mỹ, cách suy nghĩ, cư xử của Sơn khác với bố mẹ. Đứa em gái Victoria đi học xa quen một người bạn trai người Mỹ gốc Do Thái phải luôn chịu đựng sự phản đối của Bố. Nó không bao giờ dám đưa bạn trai về nhà, cũng không dám nói chuyện gì với Bố. Sơn nhớ rõ những lần bị bố đuổi ra khỏi nhà vì Sơn thích học đánh trống hồi còn ở trung học, sau khi tự ý ghi danh gia nhập với ban kèn trống ở trường. Bố cho là niềm say mê kèn trống của Sơn sẽ làm Sơn trễ nãi việc học hành nên cấm ngặt và có lúc nổi giận đuổi Sơn ra khỏi nhà. Mẹ phải năn nỉ mãi Bố mới cho Sơn về nhà. Bố bảo Sơn nên cố gắng đi hoc kỹ sư, luật sư, nhưng khi Victoria muốn học lên cao, bố phản đối cho rằng con gái học cao sẽ ế chồng. Bố cho rằng học 4 năm cho có bằng cấp với người ta là quá đủ, con gái không cần học thêm làm gì. Quan trọng nhất là cái thiên mệnh làm vợ, làm mẹ. Victoria luôn bỡ ngỡ không thể hiểu tại sao bố không muốn cho mình đi học.

Còn Sơn, sau khi học trung học, Sơn được chú Út, người em trai của Bố hiện đang sống ở New York khuyến khích Sơn dọn ra ngoài đi học xa sống tự lập. Tuy bố mẹ phản đối kịch liệt, nhưng được sự động viên của chú Út, Sơn đã dọn ra sống một mình.

Trong cuộc sống gia đình, mấy anh em Sơn luôn luôn có chú Út bên cạnh và cả bọn đều trọng nể người chú của mình. Với tình tình cởi mở, phóng khoáng, không phán đoán và không lên án bất kỳ chuyện gì như bố, Sơn thấy mình dễ dàng gần gũi và chia xẻ với chú Út hơn với Bố. Tuy chú là Út nhỏ nhất nhà, nhưng chuyện gì chú cũng biết, và lúc nào chú cũng bênh vực và chăm sóc cho anh em Sơn và đám cháu chắt trong đại gia đình. Như các bạn cùng lứa tuổi đang lớn, Sơn cũng có nhiều trăn trở, bạn bè, tình cảm, học hành, có những lúc Sơn thấy mình chơ vơ và đơn độc. Sơn yêu thương Bố Mẹ, nhưng lối suy nghĩ và những thành kiến, qưở mắng của Bố khiến Sơn thấy mình lạc lõng, như thể mình bị kẹt ở giữa hai thế giới, một bên là hiện tại, là tương lai với những con đường mở ra bất tận, bên kia là ao tù nơi những luật lệ gia đình khắt khe níu chặt Sơn lại.

Khi Sơn tâm sự với chú Út về những suy nghĩ bế tắc của mình, chú Út nói: "Cháu lớn rồi, hãy tự tìm cho mình một hướng đi. Cháu nên dọn ra ngoài sống để biết tự lo lấy thân mình và tìm hiểu xem mình muốn gì. Cháu có thất bại thì đó cũng là bài học cho chính mình. Nếu cháu ở nhà trong sự bảo bọc và kềm kẹp củ a Bố Mẹ mãi, cháu sẽ không có cơ hội để tìm ra chính mình.” Khi Bố nghe được tin đứa con trai cưng của mình dọn ra ngoài ở, ông tức giận và đổ hết lỗi lên đầu chú Út.

Bố trách chú Út: - Mày đầu têu cho con tao. Xúi giục nó bỏ nhà đi học xa, để bây giờ nó ở ngoài thiếu sự dìu dắt của bố mẹ.

Chú Út cũng không vừa, đáp lại: -Ô hay, đi một ngày học một đàng khôn. Giữ nó ở nhà làm của sao?

- Mày đã xúi thằng Sơn ra ngoài ở, sao mày không khuyên con Victoria bỏ cái thằng bồ người Mỹ của nó đi.

- Anh vô duyên nhé. Nó muốn quen ai thì quen, em cản sao được. Người tốt là được rồi, anh cản nó làm gì.

- Nó là thằng Mỹ, mình là Việt Nam, người Mỹ phóng khoáng lắm.

- Phóng khoáng là làm sao? Nhiều người lấy chồng Mỹ vẫn sống hạnh phúc một đời đó thôi. Anh nói chuyện không phải trái.

- Nó là con tao. Tao nói phải là phải. Phải theo luật nhà này.

- Cái luật nhà anh giống luật Cộng Sản. Anh không có chút cảm thông nào cho người khác, ít nhất cũng cảm thông cho các con của mình.

- Mày bớt già mồm đi, đừng có nói nhăng nói cuội kẻo mấy cháu bắt chước. Cũng vì mày mà thằng Long con của cái Lan trở thành pê-đê, rồi cũng cái mởn dọn đi thành phố khác sống. Mày không xúi chúng lên San Francisco sống thì chúng đâu có thành pê-đê, bây giờ nhìn ghê tởm, làm tao mất luôn cả thằng cháu. Mày muốn mở mang là chuyện của mày, con cháu tao phải bảo thủ như tao.

- Ơ hay nhỉ. Nó pê-đê là chuyện của nó em làm sao xúi dục được chuyện đó. Nó cần việc làm, em cho nó việc làm. Nó lớn rồi, muốn làm gì thì làm, ai lại xúi cho cháu mình trở thành pê-đê được. Anh mới là nó nhăng nói cuội. Mà nó pê-đê thì cũng là cháu của mình chứ sao mất nó. Cuộc đời của nó nó hạnh phúc hay không là chính.

- Tao không có cháu pê-đê. Còn mày nữa, lo mà lấy vợ đi, cứ độc thân như vậy mãi. Tối ngày cứ lo đi theo trào lưu mới. Ði đêm sẽ có ngày gặp ma, sau này không chừng bệnh chết bờ chết bụi.

- Thôi được, để em chìu ý anh lấy về nhà “thằng” vợ vậy.

Mọi người trong nhà bớt căng thẳng cười theo, chỉ có Bố Sơn là vẫn tức tưởi nhăn mặt buông câu chửi: -Thật kinh tởm! Xấu hổ cho dòng họ gia tộc mình, có người anh làm cha, lại có mày là pê-đê, thật không cất mặt mũi nhìn nỗi hàng xóm. Mày là tấm gương xấu cho cả đám cháu.

- Em làm gì mà gương xấu? Khuyên con anh nên sống như một người đàn ông thực thụ có suy nghĩ riêng, biết tự lập? Em không hại ai, chửi ai, không nói xấu ai, không xin ai cái gì, không thuốc, không rượu chè, làm gì mà xấu? Trong nhà ai cũng yêu quý em, chỉ có anh không chịu được em chỉ vì em khác với anh.

Cả nhà thấy căng thẳng nên xúm lại theo phía bố Sơn khuyên chú Út nên quay đầu về lấy vợ. Riêng trong lòng Sơn bênh vực và nể phục chú. Bao giờ đám cháu làm gì ngoài “nề nếp” là cả nhà đều đổ lỗi tại chú Út nuông chìu và dạy hư cho cháu. Mỗi lần chú về thăm nhà đều phải chịu những lời nhiết móc của Bố Sơn.

Sơn nhớ lần có cô bạn gái người Việt xinh đẹp, vì muốn lấy lòng người đẹp, Sơn dẫn bạn gái qua New York chơi, rồi sang Chicago. Lần nào chú Út cũng đón tiếp và lo cho Sơn và bạn gái của Sơn. Y như rằng sau đó chú lãnh quả mắng nhiếc của Bố, trách chú tại sao lại chứa chấp thằng Sơn và thứ gái hư. Khi nào Sơn đi chơi xa, Bố đều dặn không được chung đụng với con gái người ta trước khi cưới, mang tiếng gia đình. Bắt Sơn hứa phải chờ đến khi lấy nhau thì mới được chung đụng thì Bố mới yên tâm. Sơn thường chỉ cười và trấn an Bố: - Con biết rồi. Bố thường hay được dịp tiếp tục: -Con nhớ phải tìm cho mình một người con gái Việt Nam con nhà đàng hoàng, có đạo. Không được lấy người ngoại quốc hay người ngoại đạo. Tính tình họ phóng khoáng thiếu nề nếp, không hợp với gia đình mình. Sơn không hoàn toàn đồng ý với quan điểm của Bố, nhưng càng lớn Sơn càng thấy mình ảnh hưởng bởi những quan niệm của Bố. Cô bạn gái người Việt học chung thông minh và nhạy bén rốt cuộc cũng không chịu nỗi tính tình cổ hủ của Sơn đã bỏ đi. Sơn buồn tình quyết định dọn về nhà ở với bố mẹ.

Bố an ủi, thứ con gái ngoại đạo đó tiếc làm gì, thể nào con cũng gặp được người bạn đời trung tín biết lễ nghĩa, trinh tiết. Sơn nghe cũng mùi lỗ tai, tin là sau này thể nào mình cũng gặp được một đối tượng xứng đáng để mình kết duyên.

Sau một ngày làm việc mệt nhọc, Sơn cùng một nhóm bạn ghé vào một quán bar ở trung tâm thành phố San Jose sau giờ làm việc. Cả đám đang cười nói vui vẻ, bỗng cánh cửa chính của quán bar mở ra, một luồng hơi lạnh mùa đông ùa vào, làm cả nhóm quay đầu nhìn ra cửa. Bước vào quán là hai cô gái trẻ trung xinh đẹp, thân hình mảnh mai, tóc xoả ngang vai. Một cao một thấp. Như bị cú sét ái tình, Sơn ngây người nhìn cô gái cao gầy, có cái gì đó quen thuộc như thể Sơn đã quen biết Cô từ thuở nào. Nàng bỏ áo khoác ra, để lộ một làn da trắng trong chiếc áo đầm đen, khuôn mặt thanh tú, từ lúc đó mắt Sơn không thể nào rời xa người con gái này nữa. Bỗng dưng Sơn thấy mình bước thẳng đến hai nàng, chìa tay làm quen:

- Hi, tôi là Sơn

- Tôi là Stacy, đây là Karen

- Các bạn uống gì không? Vừa nói Sơn vừa ra hiệu cho người bồi bàn đặt nước cho các nàng.

- Dirty Martini cho tôi và Vodka Cranberry cho Karen. Stacey trả lời tự nhiên.

- Hai cô có lẽ từ xa tới?

- Ồ, Karen sinh ra ở đây, còn em mới dọn đến làm việc tại thành phố này từ New England. Em đang làm việc tại một công ty điện toán ở Palo Alto.

Như có một luồng điện nào đó từ Stacy, cô gái người Mỹ tóc vàng này hớp hồn của Sơn một cách lạ lùng. Xung quanh Sơn như không còn có ai hiện diện, chỉ có nàng, nụ cười và ánh mắt của nàng chiếm toàn bộ không gian, Sơn không còn thấy ai, cũng không để ý đến bất cứ ai khác. Karen và đám bạn của Sơn cũng từ từ rút lui hết, chỉ còn lại Sơn và Stacy. Ngay trong lần đầu gặp mặt, Sơn đã biết rõ mình muốn sống hết cuộc đời với nàng.

Sau nhiều tháng quen nhau và tìm hiểu, Sơn được Stacy cho biết nàng sinh ra trong một gia đình công giáo nề nếp. Bố Mẹ Stacy cũng từng khuyên nàng giữ truyền thống tình yêu. Cô muốn tìm hiểu Sơn nhiều hơn, và cũng tin rằng chuyện tình dục chỉ nên xảy ra sau khi đôi lứa đã nên vợ nên chồng. Vì ở xa gia đình và ít bạn ít bè, Stacy dành hết tình cảm chăm sóc thương yêu Sơn. Nàng có một ước mơ rất đơn giản, lấy chồng và dành cả cuộc đời cho người chồng của mình. Sơn nghe nói biết rằng mình đã tìm được cho mình một người vợ không những mình mê say, mà còn là một người vợ, người con dâu lý tưởng bố mẹ anh từng mong ước. Mỗi ngày Sơn mỗi yêu Stacey hơn. Như một một củ hành mở ra từng lớp từng lớp một, nàng vừa ngọt vừa cay. Cặp mắt nàng dịu dàng, nhưng cũng chứa đầy bí ẩn. Có cái gì đó làm Sơn say mê muốn tìm hiểu, muốn sở hữu, muốn lột tả mọi ẩn khuất trong tâm hồn người con gái này. Sau một thời gian ngắn, Sơn quyết định cầu hôn với Stacy mặc dù Bố không hoàn toàn đồng ý vì Stacy là người Mỹ. Nhưng khi nghe Sơn nói Stacy là một người con gái ngoan hiền, tốt bụng, lại rất ngoan đạo, Bố có vẻ xiêu lòng. Nhất là khi Sơn nói đã nghe lời Bố tìm được một người con gái nhà lành biết tự trọng, hai đứa chưa bao giờ chăn gối với nhau vì Stacy luôn muốn chờ đến ngày cưới... Bố nghe mát lòng mát dạ thằng con trai biết nghe lời mình chững chạc, đàng hoàng, ông yên tâm không phản đối nữa.

Hôm nay là ngày thật vui. Lễ đính hôn của Sơn và Stacy được tổ chức sang trọng ở nhà hàng Dynasty vì đây là món quà bố mẹ muốn tặng cho hai đứa. Tiệc đính hôn vui vẻ có sự hiện diện của gia đình, bạn bè, người thân khắp nơi. Chú Út cũng về uống rượu chúc mừng Sơn. Sơn thấy mình hạnh phúc và hài lòng với cuộc đời hơn bao giờ hết.

Sau khi tiệc tan, Sơn đưa Stacy về nhà nàng. Cả ngày nay, khuôn mặt của Stacy có một vẻ u uẩn lạ lùng. Nàng ít nói, ai chúc câu trăm năm hạnh phúc là nước mắt nàng trào ra. Sơn siết chặt vai Stacy, thì thầm vào tai nàng hứa sẽ là người chồng, người cha xứng đáng với tình yêu của nàng.

Về đến nhà, Stacy mở rượu ra và rủ Sơn ở lại uống rượu với nàng. Ðôi mắt êm ả như mặt hồ của nàng hôm nay như có từng đợt sóng đang dâng trào, chỉ chờ được ùa vỡ. Uống hết chai rượu, Sơn đặt nụ hôn lên trán, lên môi, xuống cổ, và Sơn bế nàng vào phòng ngủ. Stacy hoảng sợ, mặt nàng tái mét, cặp môi run lập cập, nàng lấy can đảm ngồi dậy, giọng nàng yếu ớt:

- Anh biết là em yêu anh dường nào phải không?

- Anh cũng yêu em.

Stacy hớp hết ly rượu rồi nói tiếp:

- Hôm nay em có điều phải nói với anh. Nếu anh thật sự yêu em thì xin anh đừng bực tức, đừng giận. Anh có hứa với em như vậy thì em mới nói tiếp.

- Em cứ nói đi. Chuyện gì cũng không thay đổi được tình yêu anh dành cho em.

- Anh Sơn, em phải nói sự thật với anh, em không phải là con gái một trăm phần trăm. Em sinh ra là một người nửa trai nửa gái, một người con gái trong một thân thể con trai. Sau khi giải phẫu từ nhỏ, em đã hoàn toàn trở thành con gái.

- Hả? What? You what?

Cặp mắt xinh đẹp của Stacy nhoà lệ nhìn Sơn với trăm ngàn lời xin lỗi.

Không đợi cho nàng có dịp nói thêm gì nữa, Sơn tông cửa chạy vội ra đường. Không biết mình sẽ lái đi đâu, về đâu, sẽ phải làm gì...

Lê Thị

Ý kiến bạn đọc
17/10/201819:11:28
Khách
sinh con được hả ...... tào lao , có giãi phẫu thành đàn bà 100% cũng không sanh con được , có buồng trứng đâu mà đậu thai ..... cái
cô này củng không thật thà , nên nói thật với Sơn về giới tính cũa mình đễ cho Sơn quyết định có nên tiến tới hay không , đừng nên cố tình đễ sự việc đã rồi thì mới nói ...... gian dối
06/01/201408:00:00
Khách
Cổ lổ sĩ truyền từ đời cha sang đời chít.
Đòi này nọ cho cố xác, muốn người khác còn trinh, đẹp như thánh tưởng tượng.
04/01/201408:00:00
Khách
Có gì đâu mà hoảng hốt hả Calvin? Stacy đâu còn là trai, cô ta đã là đàn bà sau giải phẩu rồi, hoạt dộng sinh lý tự nhiên và vẫn sinh con đuọc cho Sơn mà...
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,213,090
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, bài viết mới.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Bài mới, tác giả viết cho mùa Giáng Sinh.
Tác giả lần đầu dự VVNM từ tháng 11 và đây là bài viết thứ hai của bà. Sinh năm 1955, qua Mỹ năm 1985, tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý, người của sông Hương núi Ngự. Hiên nay còn làm việc và đang cư ngụ tại thành phố Hayward thuộc miền Bắc Cali. Xin lưu ý: Bút hiệu Minh Thúy có thể lầm với tác giả đã dự VVNM từ 2005: Minh Thùy (dấu huyền). Mong tác giả tiếp tục viết.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình Mỹ, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tự hứa mỗi tháng phải viết một bài bằng tiếng Việt. Sau đây, là bài viết mới cho tháng 12.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài mới của tác giả viết về mùa giáng sinh.
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Bài viết mới của bà được đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà cho biết: Tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ hai của bà
Nhạc sĩ Cung Tiến