Hôm nay,  

Chuyện Giữa Khuya

04/12/201300:00:00(Xem: 28870)
Tác giả: Nguyễn thị Hữu Duyên
Bài số 4077-14-29477vb4120413


Tác giả sinh năm 1957, cư dân Santa Ana, công việc: làm nail. Tham gia viết về nước Mỹ từ 2011, với bút hiệu Hữu Duyên Nguyễn và bài "Cám Ơn Bố", bà đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Sau đây là bài viết mới nhất của bà.

* * *

Trời đã khuya. Tôi cố dỗ giấc ngủ để sáng mai còn dậy sớm đi làm. Mấy câu thơ ấy thuộc lâu rồi bỗng dưng hôm nay trở về trong trí. Lúc chiều, tôi lỡ dại ăn một miếng Pizza, uống nửa lon Coca nên giấc ngũ bỏ đi chơi. Hết lăn qua rồi lộn lại trên giường, hai mắt cứ mở to không khép được. Đếm từ một đến một trăm mấy lượt vẫn không tác dụng gì. Ngày mai đã đầu tháng mười một, nhanh thật.

11:30PM, tiếng trò chuyện rì rầm ở phòng bên vọng sang, khi lớn khi nhỏ, khi nghe rõ khi chỉ nghe âm thanh lên xuống.

- “E…hèm…ngày mai đi lĩnh tiền, con dự định mua gì chưa?”

“Dạ rồi, bố ạ…”

Bố chồng và chú em chồng tôi vẫn chưa ngũ, họ đang bàn tính vụ gì thế nhỉ? Hai chữ “lĩnh tiền” kích thích sự tò mò, tôi vểnh tai nghe ngóng. Có tiếng xoẹt xoẹt khô khan, hình như chú em mở bóp.

“Còn vụ này mới quan trọng nè. Bố tính trước đi, nếu… (hạ giọng nghe không rõ). Bố định thế nào?

“Trước tiên mình sẽ mua căn nhà.”- Bố lên giọng.

- “Bố muốn mua nhà ở thành phố nào?”- Chú em ân cần.

“Dĩ nhiên phải mua ở Westminster hay Garden Grove cho gần khu Việt nam.” - Giọng Bố hồ hởi.

Tôi có nghe lầm không đây? Tai tôi đủ thính không nhỉ? Bố có tiền và định mua nhà ư? Tôi có nằm mơ không? Chuyện này thật bất ngờ. Chú em chồng và ông Bố chồng tôi ở chung một phòng, nhiệm vụ chú lo chăm sóc Bố, từng ly cà phê, tách trà, bửa ăn sáng. Căn phòng nhỏ chỉ đủ hai cái giường, một cái tivi ngay chính giữa, một cái bàn, vừa bày sách vở của chú em, vừa thuốc men, báo chí của ông Bố. Tiền già của Bố và tiền học chính phủ giúp cho chú em, mỗi người góp phân nửa đóng tiền nhà với vợ chồng tôi, còn bao nhiêu thì tiêu xài lặt vặt. Hai cha con hủ hỉ cũng vui, hết nghe Radio thì xem tivi. Ông Bố thường chia sẻ cho thằng con những ngày ở tuổi thanh niên, lúc được phong quan tiến chức kể cả thời gian ở tù cải tạo. Chú em chia sẻ lại những bè bạn, trường lớp hàng ngày, những quán cà phê hay những nhà hàng hoặc những món ngon ở đâu bán. Ở Mỹ như vậy là thuộc loại nghèo. Đúng, họ đâu dám đi ăn tôm hùm hay ăn “all you can eat của Nhật” vì những thứ đó thuộc loại xa xỉ. Mơ ước được đổi đời, hai bố con ngày nào cũng chung tiền mua mấy tờ vé số. Chẳng lẽ họ trúng số rồi. Tôi vểnh tai, thở nhè nhẹ, mong nghe rõ hơn:

“Bố muốn mua nhà mấy triệu? Mua sắm xong còn lại cho bà con dòng họ mỗi người chút đỉnh, và gửi nhà băng cho Bố lấy lãi hàng tháng xài.” - Giọng chú em vẫn đều đều.

“Ừ… nhưng…(hạ giọng nghe không rõ?) con nghĩ sao?”

“Chuyện đó tính sau. Kế tiếp là mua ngay cho Bố chiếc xe đời mới, số tự động, bố lớn tuổi rồi mà lái xe số tay hoài nguy hiểm lắm.”

“Cũng được, lái xe đời 2014 thử xem sao, mà phải mua xe Toyota cho Bố nhé, và …….(nghe không rõ).”- Bố cười khùng khục trong cổ.

“Đừng Bố, mình ở Mỹ, xài đô la Mỹ phải mua xe Mỹ để ủng hộ Mỹ chứ Bố.”- Chú em phản đối.

“Xe Mỹ nghe nói mau hư lắm, chiếc xe thắng tay này của Nhật anh con mua cho Bố đã mười sáu năm rồi, chạy được hai trăm ngàn mile mà vẫn còn tốt chán.”

“Bố không thấy xe của anh Hai sao? Xe Ford của Mỹ đó chạy hơn hai trăm mile rồi vẫn im ru. Mười ba năm qua, anh lái xuyên bang mấy lần mà có hề gì đâu.”

Im lặng, chắc Bố suy nghĩ đến cái xe, tôi thầm nghĩ chú em đúng quá. Phải, nếu ai cũng ùn ùn mua xe Nhật thì hãng xe Mỹ đóng cửa sớm. Kéo theo một loạt những gì liên quan đến nền kinh tế Mỹ. Vợ chồng tôi có hai chiếc xe Mỹ, một chiếc Taurus năm 2002 và một chiếc Van 2001 vẫn còn chạy bình thường, chiếc nào cũng hơn hai trăm ngàn mile mà máy vẫn im ru.

Mọi người cứ rủ nhau mua xe Nhật, có một thời gian mấy hãng xe Mỹ ở Michigan đóng cửa, thất nghiệp hàng chục ngàn công nhân viên chức, kinh tế xuống trầm trọng. Nghe nói bây giờ lên lại rồi, cũng mừng. Chồng tôi bảo: “Xe Mỹ body cứng chắc hơn xe Nhật lại mạnh vì đa số sáu máy, nhưng hơi bị hao xăng. Mà cũng hao bao nhiêu đâu? Phải cho nghành xăng dầu buôn bán được nữa chứ!”

“Bố ngũ chưa Bố?” – Chú gọi khe khẻ.

“Chưa. Con ngũ chưa?”-

“Con thức nên mới hỏi Bố nè. Nhớ lại lúc còn ở Việt nam khổ quá Bố nhỉ. Có chiếc xe đạp cà rịch cà tang hai bố con chở nhau đi tùm lum hết, hi hi.”

Chú em lại nhớ về những ngày khổ sở ở Việt Nam. Chú thường hay nhắc chuyện khó quên trong thời gian ăn bo bo, khoai độn. Tôi nhớ nhất

chuyện con heo: “ Năm ấy Bố còn học cải tạo ngoài Bắc, mẹ đi mua bán lung tung đủ thứ để nuôi đàn con bảy đứa. Ngày cháo, ngày cơm vậy mà các con cũng lớn khoẻ, tạ ơn Trời. Một hôm mẹ mang về con heo con vừa rã bầy (thôi bú ) của bạn mẹ bán trả góp. Mẹ nói: “ Ráng nuôi đến Tết bán có tiền kha khá cho các con ăn Tết và đi thăm nuôi Bố”. Mẹ phân công em lo cho heo ăn ngày hai bửa. Người còn không có ăn no, lấy gì dư ra mà cho heo ăn! Thức ăn của heo chỉ là nước lạnh, vài hạt muối và một nắm rau thái nhỏ. Nói rau cho sang chứ thực ra là khúc gốc già của cọng rau muống, già đến nỗi bức không đứt, khúc non người ăn, khúc già heo ăn, ha… ha. Nuôi được một tháng mà con heo chẳng lên ký nào! Nó ốm hơn lúc mới mang về vì bị tiêu chảy liên miên. Còn nhớ có lần Mẹ sai em mang thau thức ăn ra cho nó,em vừa bưng tới cửa chuồng chưa kịp để xuống thì nó đã chồm lên cái thau làm đổ cả ra đất. Em bật cười khi thấy nào là rau, cám, mấy hột cơm bám đầy đầu nó, mặt mũi nó tèm nhem. Cười chưa dứt mẹ đã ra tới bên cạnh thế là mẹ kéo vào đánh cho mấy roi tội không làm tròn bổn phận “cho heo ăn”. Em bị đòn vì nó mà lỗi tại nó chứ đâu phải tại em. Giận quá, em định đánh lại nó cho đỡ tức. Khi nó thấy em cầm cây chổi lông gà đến cửa chuồng, dường như hiểu chuyện nó rút vào vách, mũi “hịch, hịch, hịch” như muốn báo động với mẹ, ai nói ngu như heo, nó khôn quá đi (mọi người cười vang nhà.) Thế là em không đánh nó, vả lại em nghĩ: cái đít của em còn có chút thịt cho mẹ đánh, còn nó, nó chỉ có da với xương đánh chắc nó sẽ gảy xương nên em thôi. Nó ốm đến độ, nếu không nhìn vào hai lỗ tai thì ai cũng tưởng đó là con chó con hay con mèo! Ha… ha. Nghe chú kể mọi người cười đến chảy nước mắt, thời đó khổ thật…

Tiềng rì rầm bên phòng lớn hơn một chút:

“Mua nhà mới ở cho sướng nhé Bố. Mấy chục năm nay ở nhà củ hoài, chán ghê.” - Hình như chú thở dài.

“Ừ, cho con kiếm nhà đấy. Con chịu là Bố chịu.”- Giọng Bố nhẩn nha.

“Phần trang trí nội thất thì để cho thằng Minh bạn con lo. Nó có mắt thẩm mỹ lắm. À, bố thích nhà sơn mầu gì?”- Chú em hào hứng.

Im lặng, (chắc Bố đang nhớ xem màu sơn nào đẹp nhất). Nếu tôi có quyền chọn lựa tôi sẽ chọn màu vàng chanh cho nó sáng, xung quanh phòng khách và phòng ăn sẽ gắn kiếng thuỷ cho có vẽ rộng hơn. Lỡ giận hờn nhìn vào thấy bản mặt khó coi thì bớt giận hi, hi. Có nhà mới, sướng thật, tôi mừng quá. Ông xã ngáy khò khò bên tai, tôi nghĩ thầm: “Chắc ổng biết mà ổng dấu mình, ngày mai nhéo mấy cái cho đau điếng mới được nha ông xã.”

“Con thích màu gì?”- Bố hỏi lại sau một lúc suy nghĩ.

“Dạ, con thích màu hồng cho ấm áp. Con thấy nhà Mỹ họ hay sơn màu hồng. Được không Bố?”

“Bố thích màu xanh mạ non cho tươi. Nhưng cũng phải hỏi ý kiến mọi người, vì Bố đâu sống đời mà chọn theo ý Bố.”- Bố lớn giọng.

“Không sao đâu Bố, cứ làm theo ý Bố vì nhờ có Bố tụi con mới được qua Mỹ. Bố đã chịu đói khổ khi ở tù rồi. Bây giờ phải ưu tiên cho Bố chọn”- Chú cười.

Lại im lặng, có lẽ hai người đang hình dung về căn nhà…? Bố ngáp dài.

“Á… à…Thật Bố cũng không bao giờ nghĩ rằng mình còn sống sót sau mười hai năm bị đày đọa ngoài Bắc. Chúng nó ác thật con ạ…”

“Dạ, Bố có kể cho gia đình nghe rồi, ghê quá Bổ nhỉ?”- Chú em ậm à.

“Ừ, lúc bấy giờ, quá đói khổ, tranh nhau từng con cào cào, con châu chấu, con sâu, con bọ để mà ăn cho có chất tươi vào người…Nếu Bố cuốc lên được con sâu đất thì Bố chia cho bạn Bố phân nửa, cả hai bỏ vội vào miệng nhai ngấu nghiến, nuốt thật lẹ, vì sợ chúng nó bắt gặp chúng nó cướp của mình đó con. Khốn thật”

“Ăn tanh không Bố? Chắc con ói quá…í…ẹ…” (có tiếng ụ..a của chú em)

“Lúc đấy ăn ngon hơn ăn tôm nướng bây giờ đấy, không có con gì mà các Bố tha, con nào nhúc nhích là ăn cả”

“Kể cả gián hả Bố?”

“Gián cũng không có cơ hội sống sót…”

“Oẹ, thôi Bố đứng nói nữa con ghê quá Bố”- Giọng chú xìu xuống.

Bố như quên hiện tại, đang chìm vào dĩ vãng, giọng đều đều:

- “Sấm Trạng Trình có một câu đã ứng nghiệm vào thời đó.”

“Con biết câu gì rồi”. Chú em hắng giọng đọc luôn câu sấm:

“Năm trăm đổi lấy một đồng. Người khôn đi học mà thằng ngu dạy đời!”

Bố khen chú nhớ giỏi rồi không cần biết chú có nghe hay không? Bố lại mơ màng về những ngày tù đày. Các câu chuyện này chúng tôi thuộc hết. Đêm nay Bố lại kể chuyện “Tiên học lễ, hậu học văn”: “ Bạn Bố bắt được con két, nuôi đến khi biết nói, nó học được câu “Biết rồi, nói mãi” (Trong phòng Bố người Bắc nhiều nên các bác hay nói với nhau câu ấy khi muốn kết thúc một vấn để gì.) Sau một ngày lao động các Bố được tập trung học chính trị vào buổi tối: Học để biết Bác và Đảng thương dân như thế nào? Chủ nghiã Các-Mác ra sao? Học để sớm giác ngộ cho được khoan hồng v…v…Con két cũng được theo vào lớp học. Khi anh Cán bộ đứng giảng thao thao trên bảng, chú két đập cách gào lên: “Biết rồi, nói mãi. Biết rồi, nói mãi…” Cả phòng không nín được cười, tiếng cười bị tắt trong cổ họng, dồn xuống bụng ai nấy đều cong người ôm bụng nhưng mặt thì cố ngẩn lên nhìn Cán bộ.

Anh ta tức tối, nhìn về hướng con két: “Bóp mõm nó mang lên đây. Đồ vô lễ.” Thế là con két bị thu nạp, mà các Bố lại bị một bài giảng lễ nghiã: “Các Bác có trình độ cao, các Bác có biết câu “Tiên học lễ, hậu học văn” không?”. Cả phòng im lặng vì đang nghĩ thương con két ngày mai sẽ bị lột da. Anh Cán bô cao giọng: “Các bác quên rồi sao Tiên ở trên trời còn phải học lễ. Hậu ở trong cung còn phải học văn nữa đấy…” Anh ta còn chưa dứt lời mọi người đã cười sặc sụa, cười mà không nén được nên phải sặc. Khổ thế mới nói, ngu mà lên làm thầy.”

- Hi…hi….hi- Chú bụm miệng cười.

Có tiếng mở cửa phòng, chắc Bố đi ra ngoài. Khi Bố trở vào, chú em giật giọng:

“Bố nè, Bố nghĩ xem nên mua nhà lầu hay nhà trệt?” – Nãy giờ chú vẫn đang đeo theo căn nhà.

“Nhà trệt tốt hơn, mọi người cùng ở chung một tầng dễ dòm ngó nhau.”- Bố khục khặt ho…

“Ngày mai Bố đi Bác sĩ nhớ khai bị ho nhé Bố”- Chú em nhắc.

“Ối giời…Không cần khai, ổng nghe húng hắng ho là ổng biết rồi. Ông Trung Chỉnh này tưởng chỉ hát giỏi thôi mà còn là Bác sĩ giỏi nữa đấy”

Im lặng, có tiếng rót nước. Hình như chú em ngồi dậy:

“Bố có cần trà nóng không?”

“Không, chỉ một vài ngụm nước lọc là thấm giọng rồi con ạ”

“Nếu mua nhà trệt thì phải kiếm nhà năm phòng ngũ và ba phòng tắm hả Bố? Mới đủ ở cả gia đình” – Chú tính toán

“Dĩ nhiên rồi, hay là mình mua đất rồi xây lên cho vừa ý. Con nghĩ sao?”- Bố gợi ý.

Có tiếng vỗ tay nhè nhẹ đủ nghe.

“Ý kiến Bố hay thật. Mua đất xây được thì tốt, mình xin phép xây năm phòng Masster Bedroom. Hí hí, sướng thật”-

Không nghe Bố nói gì, chú em tiếp:

- Xây hồ bơi, và phòng tập thể dục như các câu lạc bộ để thuận tiện tập tành giữ gìn sức khoẻ nhé Bố.

Bố ậm ừ.

Tôi mừng rơn, mua đất xây nhà là ước mơ của tôi bao lâu nay. Xây một phòng khách lớn, phòng gia đình xem Tivi. Cái Tivi phải thật to, gắn vào tường, không thể thiếu dàn âm thanh xịn để hát Karaôkê cho hay và khi xem phim thì tiếng động vang như ở rạp. Nhà bếp phải có hệ thống hút mùi

mạnh để khi nấu lẫu mắm không bị hôi nhà. Phòng v ệsinh trang bị toàn bộ tối tân, vòi nước rửa tay chỉ cần đưa tay vào là tự động nước chảy như ở trong mall. Bồn cầu ngồi phải có nút bấm cho xoa bóp phần mông và nước xịt rửa đít tự động, khỏi dơ tay. Ôi, mỗi tháng họp mặt gia đình, bạn bè một lần. Xây năm phòng Masster Bedroom là số một rồi. Phòng ai nấy lo giữ gìn lau dọn vừa khoẻ lại vừa sang trọng, quý phái ai thích gì thì tự trang trí lấy khỏi ý kiến ý cò gì cho mệt. Hi Hi

“Còn vụ xe, Bố muốn màu đen cho sang nhé.”

“Dạ, Bố muốn gì cũng chìu hết, Bố là ưu tiên một đấy, nhưng…mua xe Mỹ nhé Bố, bày tỏ lòng yêu nước mà Bố, nước Mỹ tốt với mình quá Bố thấy không? Vả lại mình là công dân Mỹ phải ủng hộ Mỹ!” - Chú em vẫn kiên nhẩn thuyết phục Bố mua xe Mỹ.

“Ái dà…Thì cũng được, xe Mỹ hay Nhật gì cũng là phương tiện cho mình đi thôi. Quan trọng là nước nào giúp mình, con nói đúng. Quyết định vậy đi”

Chú em vỗ tay reo nhỏ:

“Quyết định vậy đi. Cứ thế mà làm nhé Bố. Good night Bố”-

Im lặng, Tôi nghĩ: Chắc chắn Bố và chú em đã trúng số! Ố là la…trúng số rồi, trúng số rồi. Nhưng trúng bao nhiêu? Trúng hồi nào? Đã lĩnh tiền chưa? Sao mình không biết? À, hình như Bố nói thứ hai lĩnh tiền. Tôi mừng rơn, thế nào cũng sẽ có Iphone, I Pat và cái Computer mới của Đaị hàn sắp sản xuất cuộn tròn lại được mà nhẹ nữa. Nghe ông xã nói hình như cấu tạo toàn bằng chất gel. Nếu có được cái laptop đời mới ấy mình sẽ siêng viết truyện hơn, ôi sung sướng quá.

Phòng bên im lặng, đồng hồ chỉ 3:40 AM. Tôi lăn qua, lộn lại trong căn nhà mới rồi ngũ thiếp đi với cái láptop cuộn tròn.

*

8:00 AM.

“Good morning” – Tôi chào chú em khi chú đang pha cà phê cho Bố.

“Good morning chị. Chị chuẩn bị đi làm hả?”- Chú nhìn tôi.

Tôi nghĩ thầm chắc chú sẽ bật mí cho mình biết đây. Tôi nhìn chú cười… Trời đất, mắt chú thâm quầng, mặt hốc hác.

“Đêm qua chú không ngủ được, có mệt lắm không?”- Tôi quan tâm.

“Sao chị biết, em thức đến gần bốn giờ sáng mới ngũ, nên hơi mệt.” – Chú ngạc nhiên hỏi lại.

“Chị nghe Bố và chú nói chuyện.”- Tôi bí mật.

“Chị nghe hết rồi hả?” – Chú giật mình.

“Hình như Bố và chú dự định mua nhà và xe mới phải không?”- Tôi hạ giọng, liếc vào phòng sợ Bố biết thì bảo tôi nhiều chuyện.

“Dạ đúng, tai chị thính quá nhỉ. Chị cũng không ngủ được đêm qua?”- Chú ngạc nhiên.

Tôi kéo chú ra phòng khách.

“Nói thật cho chị mừng với, em và Bố trúng số hả?”

“Cái gì?”- Chú hỏi lại như nghe không rõ.

“Thôi đừng dấu chị. Chị nghe hết rồi, trúng bao nhiêu vậy?”- Tôi tò mò.

“Đâu có.”- Chú tỉnh bơ.

Tôi nghĩ có lẽ Bố bảo dấu. Nghe nói ai trúng độc đắc cũng dấu kỹ lắm rồi dọn đi tiểu bang khác sống để mọi người không biết mình trúng số. Lạ nhỉ giống như “lấy thúng úp miệng voi” vậy.

“Không trúng số vậy sao tính mua nhà, mua xe tùm lum?” -Tôi chưa chịu thua.

“Chị ơi, chị nghe mà nghe thiếu ba chữ “nếu trúng số” ha…ha …ha.”- Chú em bật cười, vừa đi vừa ngoái lại nhìn.

Miệng tôi méo xệch, nguýt chú một cái dài cho đỡ quê…

Nguyễn Thị Hữu Duyên

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,789,279
Tác giả lần đầu góp bài. Qua bài viết đầu tiên, đã thấy cách ông viết rất tinh tế, chu đáo, nhiều chi tiết sống động. Mong ông tiếp tục viết về nước Mỹ và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả sinh tại Saigon năm 1962, hiện cư trú tại Tulsa, Oklahoma. Nghề nghiệp: kỹ sư cơ khí, làm cho hãng Boeing, OKC. Học vấn: cao học. Gia đình: vợ và ba con: hai gái, một trai. Góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, Lê Như Đức là một tác giả rất được quí trọng. Mừng ông tiếp tục viết.
Tiếp theo chuyện “Saigon 68” đây là một hồi ức Mậu Thân về khu Thành Nội Huế. Định cư tại vùng Bắc Cali từ 20 năm trước, Deborath Tường Vân là nhân viên Sở Xã Hội San Jose và từng chăm sóc Bà Trùng Quang -vị niên trưởng của giải thưởng Việt Báo- liên tục hơn 6 năm cuối đời. Cô đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Hồi ức Mậu Thân của Tường Vân là chuyện kể về khu Tây Lộc trong thành nội, nơi phải gánh chịu nhiều tang tóc nhất trong địa ngục Huế Tết Mậu Thân.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1944, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bài viết mới của ông là một hồi ức về trận chiến năm Mậu Thân, khi Đại Đội TQLC do ông chỉ huy được biệt phái theo tướng Nguyễn Ngọc Loan trong trận chiến Mậu Thân tại Saigon 1968.
Tác giả là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Ông qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Sau đây là bài viết về nước Mỹ thứ ba của ông.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014 và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Nhân thời điểm 50 năm sau trận chiến Mậu Thân 1968 Viết Về Nước Mỹ 2018 sẽ có thêm giải thưởng đặc biệt về “Hồi Ức Mậu Thân”. Sau đây, xin mời đọc một bài viết cũ của tác giả Võ Trang, một kỹ sư điện làm việc cho Bộ Hải Quân Hoa Kỳ tại San Diego, kề từ hồi ức đau thương về người cha bị cộng sản chôn sống trong trận Tết Mậu Thân 1968 tại Gia Hội, Huế, khi tác giả còn là cậu bé 15 tuổi. Bài viết đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2009.
Tác giả sinh năm 1929 tại Quảng Trị, Cựu Trung Tá QLVNCH, cựu tù cải tạo. Định cư tại Sacramento, Cali. Năm 1991; Hội trưởng sáng lập Hội Thơ Tài Tử Việt Nam Hải Ngoại từ 1994; Sách đã xuất bản: Truyện ký "Người Trai Thời Chiến"; tập thơ "Chuyện Ngày Xưa"; Từng nhận “Certificate of Recogni-tion do The Sacramento International Poetry Hall of Fame tại Đại Hội Thi Ca Quốc Tế Sacramento 2006; Tác giả hiện là cư dân thành phố Garland, Texas và là Hội Trưởng Hội Người Việt Cao Niên Dallas nhiệm kỳ 2016-2017. Cho tới nay, với tuổi 89, ông cũng là vị tác giả cao niên nhất trong năm 2018 dự Viết Về Nước Mỹ. Kính chúc ông vui khỏe.
Nhạc sĩ Cung Tiến