Hôm nay,  

Bão Haiyan Và Trại BATAAN

19/11/201300:00:00(Xem: 27170)
Tác giả: Nguyễn Thị Mão
Bài số 4064-14-29464vb3111913


Tác giả đã tham dự Viết Về Nước Mỹ từ 2007 và rất có lòng với bạn hữu và giải thưởng Việt Báo. Cô hiện là cư dân San Francisco, làm việc tại thư viện của một trường trung Học.

* * *

Sự tàn phá dữ dội của trận bão Haiyan cho thành phố Tacloban, thuộc vùng đảo Leyte Philippines, đã làm tôi bàng hoàng. Thành phố hơn 220,000 dân này bị tàn phá nặng nề. Tin về số thương vong vì bão hàng ngày cứ tăng dần. Hàng ngày, hình ảnh vùng bị bão tàn phá được chiếu lên TV hàng ngày cho thấy những nỗ lực cứu trợ cho thấy sự tương trợ giúp đỡ của nhân loại với nước Philippines khiến tôi nhớ lại trận bão tương tự của năm 1989 mà tôi đã chứng kiến khi tôi đang ở trại Bataan, Philippines.

Đầu năm 1989 khi còn trong trại ty nạn Palau Bidong của Malaysia tôi cũng như nhiều người Việt Nam được phái đoàn Mỹ phỏng vấn và chấp nhận cho định cư tại Hoa Kỳ, sau những thủ tục định cư hoàn tất, tôi và một số người cùng thuyền và cùng trại đã lên đường sang trại Bataan, Philippines còn gọi là (Philippines Refugee Processing Center) để theo học một khóa căn bản về đời sống ở Mỹ trước khi định cư hắn tại Mỹ.Chương trình gồm học tiếng Anh( ESL program), Cultural Orientation(CO) and Work Orientation(WO).

Tôi đến đây vào mùa hè tháng 6, thời tiết rất nóng, một trận động đất nhẹ xảy ra trong thời điểm này, nhưng không gây thiệt hại gì đáng kể, cho đến tháng 10 thì trận bão lơn xảy ra, sức gió thổi mạnh đã làm cho những cây với 4 người có thể ôm trọn thân cây đã trốc gốc bay thật xa, có nhiều nóc nhà thì bay tứ lung tung, những căn nhà mà Cao Ủy ty nạn đã xây dựng rất chắc chắn cũng rung rinh dưới sức gió mạnh kinh khủng, mưa tầm tã. Cao ủy ty nạn đã thông báo mọi người phải ở trong nhà để được an toàn,

Trận bão năm 1989 ở Philippines có tên là Typhoon Elsie so với trận bão Haiyan của năm 2013 thổi qua Tacloban city và Leyte province thì sức gió chỉ bằng một nửa thôi nhưng cũng đã tàn phá khủng khiếp rồi. Tôi còn nhớ tiếng gió rít lên từng cơn, tiếng đập chát chúa lẫn tiếng của những miếng tôn không vững chắc bay lên không trung, nồi niêu xoang chảo trong những ngôi nhà bị mất mái bay rối lên không trung đập xuống đường rồi lại bay lên theo sức gió, cây cối chung quanh bị bứt tưng gốc lên khỏi mặt đất và bay theo chiều gió, một cánh hỗn độn nguy hiểm. Lúc ấy, trước mặt chúng tôi là sự sống còn trong gang tấc.

Tôi đă lo lắng nhiều khi những trận mưa băo liên tục, chị Loan bạn tôi cũng nói “Chúng ta chỉ còn cách cầu nguyện”, và nhắc lại chuyện khi chị còn ở trại tỵ nạn Palau Bidong bão thổi qua làm cho những trái dừa khô trên cây rớt xuống trúng một thuyền nhân, anh ta bị bể đầu, khi chở đến bệnh viện cấp cứu thì anh ta đã chết rồi.

Các nước trên thế giới giới như Anh Quốc, Canada, Nhật, Pháp...v.v. cùng góp tay vào đóng góp tiền bạc và phẩm vật cung nhan luc cho Philippines, nhất là nước Mỹ, luôn là tiên phong trong công cuộc cứu giúp những quốc gia hoạn nạn.

Ở Mỹ ngoài chính phủ trợ giúp gửi những quân nhân và những chuyến máy bay với hàng bao nhiêu tấn hàng thực phẩm và đồ dùng sang cứu trợ, các trung tâm cộng đồng, trường học đang cùng nhau quyên góp tiền bạc, phẩm vật, cùng những nhân lực cứu trợ cho Philippines.

Trước trận bao Haiyan khoảng Oct/15, Philippines cũng đã hứng một trận động đất lớn xảy ra tại tỉnh Bohol với Magnitude hơn 7.00. Sự thiệt hại này chưa bù đắp được thì sự tổn thất lớn lao lại ập đến cho xứ sở này.

Trai Bataan, nằm gần thành phố Morong Philippines nơi mà người ty nạn Việt Nam đã dừng chân như là trạm cuối cho một cuộc đời mới bắt đầu. Tôi rất trân trọng những gì mà nước Philippines đã làm cho người tỵ nạn, như cho Cao Ủy mở trại tỵ nạn Palawan,đón tiếp người ty nạn,Trung Tâm Chuyển Tiếp (Refugee Processing Center:Bataan), và đã cho hàng ngàn người Việt Nam định cư tại Philippines mà không cưỡng bách hồi hương khi họ không được tái định cư tại nước thứ ba.

Tôi chỉ biết cầu nguyện cho người dân Philippines và cho tất cả những sắc dân khác đang sinh sống tại Philippines luôn có sức mạnh tinh thần để vượt qua những khó khăn và tạo dựng lại cuộc sống trước sự tàn phá của thiên nhiên.

Nguyễn thị Mão

Ý kiến bạn đọc
30/11/201308:00:00
Khách
Ôi thương quá Phi Luật Tân! Bài của chị Mão dù ngắn gọn cũng góp phần nổ bùng lên những tấm lòng nhân ái. Ước mong người dân vùng bão tố sớm được an cư trở lại và những con quạ đen không bay lởn vởn trên các phần cứu trợ của thế giới cho nước này.
Cảm ơn tác giả.
19/11/201308:00:00
Khách
Chào chị Mão,
Tội nghiệp cho những người mà bị kẹt trong cơn Bão lớn đó bên nước Phi-Luật-Tân mới đây. Chắc kinh nghiệm chị bên đó năm 1989 cũng làm cho chị thông cảm sự khó khăn đó nhiều hơn. Tháng 11 năm 1997 cơn bão Linda tới Việt Nam lúc tôi ở đó. Có nhiều hơn ba ngàn người chết nhưng lúc trở về Mỹ ít người có nghe đến cơn bão đó. Lạ lắm.
Cảm ơn chị viết bài mà gởi vô diển đàn Viết Về Nước Mỹ. Chúc chị mọi sự thật tốt đẹp.

Sáu
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,227,211
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Theo bài viết, Minh Thúy là cư dân miền Bắc California. Trong mùa lễ Tạ Ơn mới đây, bà đã cùng hội Huế địa phương, tổ chức mời ăn và tặng quà những người vô gia cư. Nhân đây cũng xin nhắc lại, là từ 16 năm trước, có tác giả Minh Thùy, một thuyền nhân Việt định cư tại thành phố Mainz, Germany đã nhận giải danh dự năm 2004. Hai bút hiệu Minh Thúy (2018, dấu sắc) và Minh Thùy (2004, dấu huyền) vốn dễ gây nhầm lẫn. Mong tác giả Minh Thúy tiếp tục viết và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, là bài mới của tác giả nhân mùa lễ Tạ Ơn.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết: Tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Tựa đề bài viết được đặt lại theo nội dung.
Đón Lễ Tạ Ơn, mời đọc chuyện về gia đình một thuyền nhân Việt từ Paradise, thị trấn vừa bị thiêu rụi vì nạn cháy rừng. Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College.
Thứ Năm 22-11 sắp tới là Ngày Lễ Tạ Ơn, mời đọc bài viết của Chu Kim Longh. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ đầu năm 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, hiện là cư dân San Jose, cựu tù, vượt biển, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018, ông đã nhận giải đặc biệt về Huế Tết Mậu Thân với bài viết về một gia đình bên cầu Bạch HổHuế, có người cha toàn thân bị cộng sản chôn sống. Bài viết mới nhất của ông viết về tình nghĩa gia tộc, họ hàng nam bắc thời hậu chiến sau 1975, và trong ngoài nước hiện nay.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến