Hôm nay,  

1 Nữ Tu Gốc Việt Trong Bão Dữ ở Phi

19/11/201300:00:00(Xem: 34088)
Tác giả: Nguyễn Viết Tân
Bài số 4063-14-29463vb3111913


viet-ve-nuoc-my
Sister Mary Nhung thuộc dòng Missionaries of Charity, ở San Francisco, và gia đình.

Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2000, từng nhận giải bán kết và giải Việt Bút, hiện là thành viên Ban Tuyển Chọn Giải Thưởng Việt Báo. Tác phẩm đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Bài viết mới nhất của ông kể về trường hợp một nữ tu trẻ gốc Việt phục vụ người nghèo trong vùng bão dữ ở Philippinnes hiện đang trong tình trạng thất tung, chưa biết sống chết ra sao.

* * *

Cộng đồng Kinh 5 trong nước và hải ngoại hiện đang ngày đêm cầu nguyện xin Chúa cho Soeur Nhung được bình an trong cơn bão dữ. Từ ngày cơn siêu bão Haiyan đổ bộ vào các hòn đảo Philippines đến nay, không ai liên lạc hay nghe một tin tức gì về Sr Nhung.

Cùng với các lưu dân Việt rải rác khắp thế giới, Người Kinh 5 -một khu định cư thuộc tỉnh Rạch Giá- hiện cũng đang có mặt khắp nơi.

Cách đây mấy năm, nơi chiến trường Afghanistan lửa khói, Thượng sĩ Long Nguyễn đã nằm xuống trong sự khóc thương của mọi người thân quen.

Mấy hôm nay, cơn siêu bão đã tàn phá nước Phi Luật Tân, nơi đó có một người con Kinh 5 đang vác thánh giá với dân nghèo.

Sr. Nhung còn trẻ lắm, sinh năm 1976. Ngày đến Mỹ, sr. còn nhỏ xíu. Suốt những năm tiểu học rồi trung học, cô bé xinh đẹp hiền lành ấy cũng vui đùa, ca hát, nhảy chân sáo cùng chúng bạn. Nhưng vừa học xong lớp 12 thì Nhung Nguyễn đã hiến mình cho nhà Chúa và trở thành Sister Mary Nhung, gia nhập dòng khó nghèo của mẹ Têrêsa Calcutta vào năm 2004 tại San Francisco.

Vì cha mẹ già còn ở bên VN, nên Sr Nhung đã một lần về thăm lại quê hương, không phải là "Áo gấm về làng", mà chỉ là chiếc áo sadi của nhà dòng rất đơn sơ trong trắng. Rồi qua nhiều nhiệm vụ, Sr được nhà dòng cử sang Phi được hơn một năm nay.

Leyte Island, nơi Sr Nhung phục vụ là hòn đảo có 1.95 triệu dân. Thủ phủ của Leyte là thành phố Tacloban, có hơn 220.000 dân. Đây là hòn đảo từng lãnh nhiều tang tóc hồi cuốn thế chiến II. Trong trận đại chiến giữa quân Mỹ và quân Nhật vào Tháng Mười năm 1944 tại Leyte Island, tổng số thương vong hai phía lên tới trên 100.000 người.


Trong trận siêu bão Haiyan hôm 8 tháng 11, 2013, hai đảo Seyte và đảo Samar là vùng bị tàn phá nặng nhất.

Philippines là một nước có 80% dân số theo Thiên Chúa giáo. Tại Leyte Island, hầu hết các nhà thờ đều bị bão đánh sập. Việc cứu trợ và thông tin cho đến nay vẫn còn rất khó khăn. Cuối tuần quam hàng ngàn giáo dân đã quây quần nơi các thánh đường đổ nát để dự lễ cầu nguyện, nhưng danh sách các nạn nhân cho tới nay vẫn chưa được kiểm kê xong. Trong báo cáo về số thương vong vì bão mới nhất đưa ra hôm Chủ nhật, chính phủ Philippines cho biết ít nhất 3,974 người thiệt mạng và còn 1.200 người mất tích. Nhiều người trong số này bị cuốn trôi và chết, bởi dòng nước dâng cao do cơn bão dữ dội gây ra những cơn lốc xoáy mạnh nhất được ghi nhận.

LM Phan Văn Đương đang là Tuyên Úy hải cảng Oakland có email gửi lên Kinh 5 như sau:

- Xin chia sẻ nỗi lo lắng của gia đình Ông Bà cố Cản vì chưa liên lạc được với Sr. Nhung. Hiện tại khó mà liên lạc về đảo Leyte được.

Cha Đương cho hay các thủy thủ người Phi trên các tàu viễn dương đến trung tâm của ông cũng chỉ mong liên lạc được với gia đình họ nhưng cũng chưa được. Tôi có liên lạc với nhà Dòng Sr. Nhung, Missionaries of Charity, ở San Francisco, nơi Sr. Nhung khấn dòng, nhưng các Sơ ở đây cũng chưa có tin tức gì về các Sơ ở Leyte cả.

Sr. Bề Trên an ủi tôi: No news is good news.

Không có tin có nghĩa là bằng an.

Hy vọng được như vậy.

Cho tới nay, danh sách những người chết trong cơn bão đã được, nhưng không thấy tên Sơ Nhung.

Chắc Chúa chưa đưa người nữ tu xinh đẹp nhiệt thành của K5 về với Ngài, vì còn nhiều việc mà tôi tớ Chúa phải làm cho dân người lúc này ở Leyte, the Philippines.

Xin mọi người tiếp tục cầu nguyện cho các nạn nhân và đặc biệt cho Sr. Nhung.

Những con dân Kinh 5, nhất là những người đã từng đến trại Bataan, Subic Bay, Palawan... hãy rộng tay với người anh em đã một thời đưa cánh tay bảo bọc chúng ta, mà gửi cứu trợ về Kinh5 Foundation, để nhanh chóng chuyển đến tay các nạn nhân khốn khổ.

Nguyễn Viết Tân

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,108,866
Năm nay, tháng Năm ngày 12, sẽ là Ngày Lễ Mẹ. Mời đọc bài viết của Pha Lê. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ năm của bà.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Bài viết mới là chuyện ngôi nhà đã mất sau tháng Tư 1975.
Tác giả dự Viết về nước Mỹ từ năm 2000, Tám năm sau, ông nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2009. Tác phẩm đã xuất bản: “Lá Số Vượt Biên”. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới, với lời ghi của tác giả: Thương kính viết tặng để tưởng nhớ Anh Tư - Cố Đại úy Pháo đội trưởng Trương Văn C., Tiểu đoàn 183, Sư đoàn 18 Pháo Binh.
Khôi An định cư ở Bắc California. Cô là một kỹ sư từng làm việc ở hãng Intel hơn hai mươi năm. Sau đó, Khôi An trở lại trường lấy bằng Master về Ngôn Ngữ Học rồi đi dạy tiếng Việt ở các trường đại học vùng Vịnh San Francisco. Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2008, cô đã nhận giải Chung Kết 2013. Sang năm 2015, thêm giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những nỗ lực phát huy văn hóa Việt trên đất Mỹ. Từ 2016, cô là thành viên Ban Tuyển Chọn Giải Thưởng Việt Báo. Bài đăng 2 kỳ. Phần cuối: Chuyện 30 Tháng Tư của sinh viên gốc Việt tại Đại Học Stanford 2015 - 2019.
Khôi An định cư ở Bắc California. Cô là một kỹ sư từng làm việc ở hãng Intel hơn hai mươi năm. Sau đó, Khôi An trở lại trường lấy bằng Master về Ngôn Ngữ Học rồi đi dạy tiếng Việt ở các trường đại học vùng Vịnh San Francisco. Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2008, cô đã nhận giải Chung Kết 2013. Sang năm 2015, thêm giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những nỗ lực phát huy văn hóa Việt trên đất Mỹ. Từ 2016, cô là thành viên Ban Tuyển Chọn Giải Thưởng Việt Báo. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài tác giả mới viết sau đám tang của Ó Đen Lý Tống.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ khi tuổi ngoài bát tuần. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết đầu tiên là thư kể về mùa đông băng giá khác thường tại vùng Thủ Đô Hoa Kỳ. Sau đây là bài viết thứ tư.
Tác giả hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến