Hôm nay,  

Đóa Quỳnh Nhỏ

12/11/201300:00:00(Xem: 35279)
Tác giả: Minh Nghĩa
Bài số 4058-14-29458vb3111213


Tác giả sinh năm 1956. Qua Mỹ tháng 10 năm 1994 cùng với gia đình theo diện HO.; Hiện sống tại thành phố Tacoma, tiểu bang Washington, làm việc cho một công ty thuộc ngành lâm nghiệp tại tiểu bang Washington, tham dự Viết về nước Mỹ từ đầu 2013. Sau đây là bài viết thứ sáu của cô.

* * *

Gạt bỏ những âu lo đời thường qua một bên, niềm vui của tôi là được tham gia công việc thiện nguyện và làm bạn với nhiều người, trong đó có những người bạn trẻ. Họ gọi tôi là chị dù cha mẹ của họ có khi chỉ hơn tôi vài ba tuổi hoặc thậm chí cha mẹ của các em có người còn nhỏ hơn tôi đến năm hay bảy tuổi! Nhờ có họ, tâm hồn tôi trẻ trung hơn, rộng lượng hơn, bớt khó khăn, bớt nhăn nhó như các bà cô già khó tính.

Trong những người bạn nhỏ tuổi của tôi thì Quỳnh là người mà tôi rất thương mến. Hạnh ngộ trong đời đã cho chúng tôi thành những người bạn của nhau. Thuở ấy tôi định cư ở Tacoma hơn mười năm, còn em từ Việt Nam ngơ ngác đặt chân tới đất nước mới lạ này. Một buổi chiều khi vừa tan lễ ở nhà thờ, chuẩn bị ra về thì một cô bạn đến bên tôi nói:

- Trường Việt Ngữ của mình có cần thêm cô giáo không vậy chị?

- À, để chị hỏi cô hiệu trưởng. Tôi lưỡng lự đáp trả.

Đi cạnh tôi ra bãi đậu xe, cô nói tiếp:

- Có một em mới ở Việt Nam sang. Em ấy đi nhà thờ của mình đó chị. Người quen của em giới thiệu cho em biết. Em nghĩ mới ở Việt Nam qua thì chắc là phải giỏi tiếng Việt rồi, mình mời em ấy vào dạy học đi chị.

Tôi ậm ự rồi từ giã cô bạn ra về. Tôi quên mất câu chuyện này cho đến một ngày, vừa tan lễ cô bạn tôi đưa một cô gái nhỏ đến và nói:

- Đây nè chị. Người mà em nói với chị hôm trước đó. Em ấy có thể giúp Trường Việt Ngữ của mình.

Tôi nhìn cô gái nhỏ, một cô gái trẻ măng, trắng trẻo với đôi mắt hơi xếch đầy vẻ nghịch ngợm bướng bỉnh. Tôi xã giao hỏi thăm em:

- Em qua đây lâu chưa? Em ở đâu? Em bao nhiêu tuổi rồi?

Em lễ phép trả lời:

- Dạ, em mười tám tuổi, vừa mới tốt nghiệp lớp 12. Em theo bố sang định cư ở thành phố này.

Hỏi thăm một hồi thì tôi biết được nhà em ở gần ngôi nhà cũ mà gia đình tôi đã thuê ở khi mới sang Mỹ. Em còn bé lắm, bé như những cô cháu gái của tôi làm tôi tự dưng có cảm tình với em. Thật tình mà nói, tôi cũng hơi tham sân si khi nghe cô gái nhỏ mười tám tuổi xưng em và gọi mình bằng chị. Tôi thấy vui trong lòng và nghĩ chắc mình cũng chưa đến nỗi già nua lụm khụm cho lắm. Chẳng bù với mười mấy năm trước, tôi còn trẻ hơn lúc này nhiều vậy mà có người đã gọi tôi là “thím”! Chẳng là lúc tôi vừa qua Mỹ được vài tháng, khi đi học ESL tôi làm bạn với hai chị lớn hơn tôi. Hai chị này có chồng là sĩ quan Quân Lực VNCH, chồng của các chị đi tù nhiều năm và gia đình được qua Mỹ theo diện HO. Trong lớp ESL có một chàng trai trẻ đi theo diện con lai, anh chàng này thường nói chuyện và gọi hai chị bạn của tôi là thím. Một hôm, anh chàng này hỏi tôi:

- Thím ơi, sao cháu không thấy chú đi học?

Được gọi bằng thím, tôi nghe thật lạ tai và mắc cười nên tôi nói đùa:

- “Thím” chưa có “chú”!

Thấy anh này ngẩn người ra, hai chị bạn ngồi cạnh tôi cười nức nẻ và giải thích cho anh ta hiểu. Anh ta ngượng ngùng xin lỗi và từ đó tôi không còn bị gọi là “thím” nữa.

Vài tuần lễ sau cô bé đến gặp tôi và ngỏ ý muốn tham gia vào Trường Việt Ngữ. Biết em không có ai chở đi dạy học, mỗi sáng Chủ Nhật hai chị em tôi đến nhà đón Quỳnh đến trường và tan học thì tôi lại chở em về nhà. Nhờ vậy mà mối thân tình của chúng tôi ngày càng đậm đà. Lúc ấy cô hiệu trưởng của chúng tôi vốn là cô giáo được đào tạo đàng hoàng tại nước Mỹ chứ không như chúng tôi, những người tự nguyện đi dạy với tấm lòng yêu quý tiếng Việt mà chưa hề qua một trường lớp giáo dục nào cả. Cũng nhờ có cô hiệu trưởng mà chúng tôi học hỏi được nhiều điều hay, giúp chúng tôi có thêm kinh nghiệm trong việc dạy học. Cô hiệu trưởng của chúng tôi cũng là giáo viên lớp Một của Trường Việt Ngữ và cô bé mười tám tuổi theo cô hiệu trưởng để được cô huấn luyện. Chỉ có vài tháng thôi Quỳnh đã mạnh dạn đứng lớp dạy học sinh như một cô giáo già dặn kinh nghiệm.

Vốn liếng sư phạm Quỳnh học được từ cô hiệu trưởng đã giúp cho cô bé rất nhiều nhưng để đạt được sự thành công mau chóng thì chúng tôi phải nhìn nhận là cô nhỏ rất thông mình và có một tấm lòng nhân ái. Mới mười tám tuổi, vừa rời khỏi ghế nhà trường nhưng cô thương yêu và chăm sóc học trò như một bà mẹ chăm sóc đàn con nhỏ. Cô dạy các em biết đi thưa về trình, biết khoanh tay cúi đầu chào người lớn, biết vâng dạ lễ phép khi nói chuyện với thầy cô giáo hay với người lớn tuổi. “Có thương yêu con nít thì mới dạy học được”, đây là điều quan trọng và căn bản nhất mà chúng tôi vẫn thường nghe khi đi dự những khóa huấn luyện sư phạm trong nhiều năm qua.

Khi Quỳnh ra riêng đứng lớp một mình thì dường như thần may mắn ưu ái cô nên cho cô có những em học sinh thật ngoan, thật giỏi. Học sinh của Quỳnh nghe lời cô giáo răm rắp, học hành chăm chỉ và lễ độ vô cùng. Chị em chúng tôi khi nói chuyện với nhau vẫn thường khen ngợi cô giáo trẻ này, nhất là những cô giáo, thầy giáo có con em là học sinh lớp Một, học sinh của cô giáo nhỏ.

Mấy năm trời ròng rã dù mưa hay nắng mỗi Chủ Nhật, Quỳnh dạy sớm đi dạy học. Chiều đến em đi lễ với bố và hàng ngày cắp sách đến trường. Học xong ESL em vào chương trình English để chuẩn bị cho ngành học của em sau này. Khi có thời gian rảnh cuối tuần và khi nghỉ hè Quỳnh đi làm thêm để phụ giúp bố trang trải những chi phí trong gia đình. Là con một, hẳn nhiên em phải được bố mẹ thương yêu cưng chìu nhưng vì mẹ mất sớm nên Quỳnh rất độc lập và đầy nghị lực. Tôi được nghe em kể chuyện buồn về người mẹ mà em thương yêu, đã qua đời bất ngờ vì một tai nạn giao thông ở Việt Nam khi em mới lên mười ba tuổi. Giọng em trầm hẳn khi nhắc đến mẹ của mình làm cho lòng tôi chùng xuống vì thương cảm. Khi Quỳnh đưa cho tôi xem tấm hình của mẹ em, bất giác tôi nhìn tấm hình rồi ngước mắt lên nhìn vào mặt Quỳnh. Hiểu được ánh mắt của tôi, em giả bộ làm mặt buồn và nói:

- Không hiểu sao những cái đẹp của mẹ và bố, em lại không được thừa hưởng!

Tôi phì cười vì câu nói nửa đùa nửa thật của em, nhất là khi tôi nhìn lại tấm hình người phụ nữ trẻ có gương mặt nhỏ nhắn với những đường nét thật thanh tú. Tôi nói:

- Em như vậy là dễ thương lắm rồi.

- Em hỏng chịu đâu, em muốn đẹp hơn nữa kia.

- Thôi đừng có ham đẹp bề ngoài, có tâm hồn đẹp là được rồi. Cái này còn quý hơn mọi thứ trên đời đó em à.

- Chị không nghe người ta nói “Cái đẹp đánh xẹp cái nết” sao?

- Em à, với chị thì em là một người mà vẻ đẹp tâm hồn đã hiện ra bên ngoài và điều này đã khiến cho mọi người đều yêu quý em.

Tôi nói với em những lời này vì tôi biết ngoài giờ đến trường, ngoài công việc làm em còn sốt sắng tham gia những công tác thiện nguyện ở ngôi thánh đường chúng tôi đang sinh hoạt.

Sau vài năm vừa đi học vừa đi làm Quỳnh dành dụm tiền cùng bố về Việt Nam để dời mộ mẹ của em. Mùa hè năm ấy bố con Quỳnh về thăm quê hương, dời mộ mẹ và đi thăm Thánh Địa La Vang. Trở về Mỹ, em vừa buồn vừa vui. Vui vì đã dời được mộ của mẹ về quê ngoại và hai bố con được đi đến La Vang, nơi mà em vẫn hằng mong ước sẽ đến viếng thăm một lần trong đời. Em vui vì em có dịp may vài cái áo dài để mặc trong những dịp lễ Tết mà trước đây em không nghĩ là mình sẽ có cơ hội được mặc áo dài trên đất Mỹ. Em buồn vì khi về lại quê nhà, không có dịp được đi chơi với bạn bè, anh em bà con vì ai cũng bận bịu với gia đình và lo toan với kế sinh nhai. “Về Việt Nam sao em buồn quá! Em thui thủi một mình!” Tôi vẫn nhớ giọng nói và gương mặt của Quỳnh khi tôi hỏi thăm chuyến đi về Việt Nam của em.

Mùa hè năm nay, em báo tin em được nhận vào chương trình học về Ultrasound ở Tacoma Community College. Em cho tôi biết có nhiều người đang chờ để được vào học và em may mắn được nhập học vào niên khóa tới. Đây là phần thưởng dành cho một người luôn biết nỗlực vươn lên trong khó khăn. Hãy tin rằng em luôn có một tương lai tươi sáng ở phía trước.

Chỉ chừng vài năm thôi, người con gái vừa tốt nghiệp trung học, lơ ngơ lóng ngóng đến một nơi xa lạ giờ đây đã trưởng thành chững chạc hẳn ra. Đóa quỳnh nhỏ giờ đang nở rộ, khiêm nhường khoe hương sắc với tấm lòng sống cho mọi người.

Minh Nghĩa

Ý kiến bạn đọc
12/11/201308:00:00
Khách
Bai hay qua!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,280,970
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Bài viết mới của ông về quan hệ giữa cha mẹ và con cái.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2009. Bài viết mới của cô là một du ký, đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ hai của ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Sau đây là bài viết thứ tư của bà, về thảm họa Alzheimer’s đang gia tăng khắp thế giới, đặc biệt là tại Hoa Kỳ.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung . Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu, nơi ông đang làm việc.
Lời giới thiệu: Tôi là một nữ cư dân của California. Mi Thu là tên viết văn của tôi, hàng mi mùa Thu. Thật ra, tên nàylà âm của chữ MeToo, tên của phong trào nạn nhân lên tiếng tố cáo những người đã xâm phạm tình dục. Câu chuyện sau đây là có thật nhưng các tên đã được thay đổi vì hiện giờ tôi không thấy cần phải tiết lộ danh tánh những người trong chuyện. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8, 2017. Bà tên thật là Huỳnh Kim Oanh, sống tại tiểu bang Virginia. Trước 1975 tại Việt Nam đã làm thơ đăng báo. Đến Mỹ, hiện nội trợ việc nhà. Bài viết đầu tiên kể chuyện từ miền Đông về Little Saigon dự họp mặt liên trường tỉnh Tây Ninh. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến