Hôm nay,  

Chèo Thuyền trên Vịnh San Francisco

25/10/201300:00:00(Xem: 33698)
Tác giả: Nguyễn Thị Mão
Bài số 4043-14-29443vb6102513


Tác giả đã tham dự Viết Về Nước Mỹ từ 2007 và rất có lòng với bạn hữu và giải thưởng Việt Báo. Cô hiện là cư dân San Francisco, làm việc tại thư viện của một trường trung Học. Bài viết mới của cô kể kể về môn thể thao phổ biến tạivùng Vịnh.

* * *

Mấy tuần nay từ ngày July 4 đến Sep 21, tại vùng Vịnh có tổ chức cuộc đua thuyền cho giải “America Cup” làm thành phố thêm phần nhộn nhịp với những du khách đến từ các nước.

Từ ngày định cư tại San Francisco, thỉnh thoảng tôi ra bờ biển ngồi nhớ về quê mẹ, nhớ lại những ngày tôi vượt biển, tàu lênh đênh trên biển, đói khát, lo sợ 99, 9 phần trăm là thấy chết.

Nhiều năm sau cuộc hành trình vượt biển, thỉnh thoảng bạn bè sang thăm hỏi nếu cho bà đi tàu thuỷ một lần nữa bà có đi không, tôi thường trả lời là có cho vàng mình cũng không đi, sợ lắm rồi, ngày xưa đi là vì muốn lánh xa chế độ cộng sản nên phải liều chứ giờ thì chịu, nhìn nước mênh mông sợ lắm.

Thế rồi mọi chuyện bỗng thay đổi hoàn toàn: Tôi chèo thuyền quanh Vịnh San Francisco này đã 5 năm nay. Đúng là ghét của nào trời cho của nấy?

Các bạn thân khi sang thăm tôi cười và nói:

- Bà nói cho vàng bà cũng không đi thuyền, vậy sao giờ lại đi mà không có lấy một phân vàng?

Tôi bèn chống chế bằng câu “Phu xướng phụ tuỳ” chàng của ta đi thì ta cũng phải liều, thôi thì một liều ba bảy cũng liều ta đi thử coi may ra không còn sợ nữa!

Ông chồng tôi, một người thích môn thể thao chèo thuyền (Sailing boat) thường đi với bạn hay đi một mình. Lúc đầu khi tôi nghĩ giản dị rằng anh ta thích thì anh ta chèo, mình không thích thì cứ ở nhà chứ mắc chị mà phải đi. Nhưng rồi dần dà, có những lúc anh ta cần có người đến phụ một tay để anh tune up chiếc thuyền trước khi chèo đi, thì lại hỏi tôi giúp một tay. Ban đầu tôi chỉ giúp bằng cách đứng trên bờ đưa vật dụng, nhưng rồi anh ta lại bảo xuống thuyền giúp cho cái này, cái kia. Lần đầu bước chân xuống thuyền, thấy hơi chao đảo là tôi run lắm, la toáng lên rồi bước lại lên bờ. Rồi một hôm tôi quyết định xuống thử hẳn trên thuyền xem sao? Thì thấy không chòng chành hay nghiêng gì cả, thế là Mike hỏi tôi đi với Mike một chuyến vòng quanh vịnh San Francisco, chỉ việc ngồi đó như boat rider thôi mọi việc sẽ có Mike take care.

Mike chèo thuyền một vòng vùng Vịnh từ Golden Gate Yatch Club qua khỏi cầu Golden Gate một đỗi rồi quay vào, chèo thẳng xuống vùng Berkeley rồi lại vòng ngang qua đảo tù Alcatraz về San Francisco mà thuyền trôi cứ như trên sông vậy ( chẳng qua ngày hôm đó giờ êm sống lặng thôi), tôi thấy yên bụng, nghĩ thầm ừ nhỉ có gì đâu mà sợ, có khối gi thuyền chèo quanh vịnh hàng ngày đâu có gì xảy ra, vả lại có tàu của Coast Guard đi tuần thì có gì đã có họ giúp. Tạm vững bụng, lại thêm Mike ngon ngọt thuyết phục tôi đi chèo với Mike cho vui, tôi gật đầu luôn và từ đó tôi học cách chèo thuyền.

Mike dẫn tôi đến West Marine store sắm bộ đồ viá để đi chèo cho ấm áp, nào áo phao để cho nổi, quần và áo ấm và giữ cho nước khỏi thấm vào người khi có sóng lớn, đôi giày đi biển cho sự di chuyển trên thuyền không bị trượt chân, chiếc nón che nắng, mắt kiếng đen để không bị chói mắt…

Ở Vịnh San Francisco, thì thường chèo thuyền theo mùa vì ở đây gió thường thay đổi bất ngờ, có khi mùa đông thì gió nhẹ, cũng như mùa hè thì gió thường thổi mạnh và đổi chiều bất thường. Thuyền của Mike và tôi là Santa Cruz 27, tức là chiều dài 27 foot và trang bị đầy đủ như máy truyền tin, radio để liên lạc, cũng phải có Compus để đi cho chính xác hướng, mà chèo. Mike trang bị một Autopilot để giúp cho chân vịt (rudder) chèo được đúng hướng trong khi người chèo làm những việc như điều chỉnh chiếc buồm (main sheet) cho phù hợp với sức gió đang thổi, cũng như có chiếc buồm nhỏ (jib sheet) phía trước để trợ lực cho thuyền không chòng chành, hay hỗ trợ cho buồm chính. Muốn thuyền trôi nhanh hơn thì căng thêm 1 chiếc buồm (spinnaker sheet) nữa phía trước mũi thuyền, một máy motor để dùng dự trù trong trường hợp thuyền không gặp gió hay gặp những trục trặc… Loại thuyền Santa Cruz 27 này chỉ có thể đi với sức gió trung bình là 15 knot là lý tưởng nhất, nếu cao hơn đến khoảng 30 knot thì còn được chứ sức gió mạnh hơn thì hơi ngán. Tuy nhiên tùy theo người chèo, nếu không có dày kinh nghiệm và không bình tĩnh thì dễ mắt thăng bằng và lộn cổ xuống nước như chơi.

Tôi thường đi chèo với Mike cuối tuần tùy theo sức gió, nếu quá mạnh tôi không đi, vì tôi không muốn Mike phải lo nhiều thứ khi tôi không thể giúp nhiều cho việc chèo chống, tôi chỉ chèo bằng tay (tiller) để điều khiển thuyền đi theo hướng đã định cũng như tôi có thể giật những dây (halyard) điều khiển cánh buồm, hoặc buộc dây lại nếu thuyền đã đi đúng hướng và bớt chòng chành.

Thuyền có nhiều lúc bị nghiêng hẳn một bên vì sức gió quá mạnh, lúc đầu tôi sợ lắm, cứ la hoảng, nhưng sau tôi cố giữ bình tĩnh giúp Mike điều chỉnh lại những dây thừng cho cánh buồm thuận với sức gió thì thuyền lại bình thường.

Ở vùng Vịnh, thường tùy theo mùa các câu lạc bộ thuyền có tổ chức những cuộc đua thuyền để giải trí. thí dụ như đua từ San Francisco tới Valejo một thành phố cách San Francisco 30 miles, hoặc đua từ San Francisco tới Half Moon Bay… Mike thường đua trong những cuộc đua này với các bạn, mỗi trận đua như thế có đến 300 chiếc thuyền đua. Ở đây có những chương trình dành cho những trẻ em còn rất trẻ từ 7 tuổi trở lên học chèo thuyền trong mùa hè, và có những cuộc đua thuyền giữa các trường học với trường học.

Chèo thuyền trên vịnh San Francisco là một dịp cho tôi được thay đổi không khí trong lành trên biển, cũng là một môn thể thao mà rất nhiều người ưa thích. Hiện nay, chính tôi cũng bắt đầu thích môn thể thao này và đã cùng ông xã đi bất cứ đâu có nước là có thuyền, chẳng hạn như New Port Beach, San Diego Beach, Santa Barbara... Cũng chính nhờ ông xã đi các nơi mà tôi có dịp biết thêm nhiều thắng cảnh mới.

Thôi thì “Phu xướng phụ tùy” cũng là cách giữ cho vui nhà vui cửa.

Nguyễn Thị Mão

Ý kiến bạn đọc
25/10/201307:00:00
Khách
Chào chị Mão,
Chắc đi chơi như thế vui lắm. Bài viết chị cũng vui và hay nữa. Đọc thì tôi cũng nhớ đến vài nơi tôi đã qua. Chúc vợ chông chị nhiều hạnh phúc.

Sáu
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,124,430
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết đầu năm mới của bà.
Chúc Mừng Năm Mới Kỷ Hợi 2019. Viết Về Nước Mỹ bắt đầu năm Canh Thìn 2000. Từ Thìn tới Hợi, vừa đúng 20 năm. Ngày đầu năm Hợi, xin mời đọc bài Tết của Lê Nguyễn Hằng. Tác giả là một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài sau đây trích từ báo xuân Tết Kỷ Hợi 2019.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Mừng Tết Kỷ Hợi đang tới, mời đọc chuyện tình tất niên của tuổi hạc.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Sau đây là bài viết thứ ba của cô.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bài mới của tác giả kể về khóa Thiền Vipassanna 10 ngày mà bà đã tham dự. Bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi, đang phát hành khắp nơi.
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật là Trần Văn Hai, hiện đã là cư dân hưu trí tại Nashville, TN. Thư ông viết: Tôi thường xuyên theo dõi và đọc bài viết trên trang Việt báo online. Đây là bài viết tôi gởi về cho tòa soạn đầu tiên, mong nhận được sự góp ý. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là bước khởi hành tốt: gọn nhẹ, giản dị và thành thực. Mong tác giả tiếp tục.
Tác giả quê gốc Kinh 5 Rạch Giá, hiện là cư dân Seattle, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2010. Ba bài đã viết là chuyện 30 năm của gia đình bà: Vượt biển tới đảo tị nạn, sau 7 năm chờ đợi, bị buộc phải hồi hương. Nhờ chương trình ROV, gia đình vẫn tới được nước Mỹ, và với sức phấn đấu chung, tất cả đã đứng vững.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Bài viết sau đây được trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019, hiện đang phát hành khắp nơi.
Nhạc sĩ Cung Tiến