Hôm nay,  

Lộn

07/10/201300:00:00(Xem: 270434)
Người viết: Phan
Bài số 4030-14-29430vb2100713


Phan là một nhà báo quen biết tại Dallas, người vừa nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ 2013. Bài mới của ông là một tạp ghi vui vẻ về thói lầm lộn, cầm nhầm trong sinh hoạt thường thấy trong đời sống.

* * *

Người nam bộ cười hề hề, nói, “Lộn rồi! Lộn hết trơn rồi!” Sai lộn hay lầm lẫn là chuyện thường, không giới hạn nam nữ, tuổi tác, nghề nghiệp… Ai cũng có sai lộn. Nhỏ thì không ảnh hưởng như cầm nhầm xâu chìa khoá của người khác; cùng lắm chỉ mất công khi ra tới parking, không mở được cửa xe mình thì phải trở vào toà soạn, nhà hàng để đổi lại. Nhưng sai lộn sẽ nghiêm trọng khi làm thiệt hại đến người khác như lái xe hơi vào đường dành cho xe đạp thì cực kỳ nguy hiểm. Sự sai lộn bao trùm hầu hết mọi lãnh vực trong đời sống, nhưng tựu chung phân loại chỉ đơn giản là cố tình hay sơ ý?

Nếu người vô tình làm một việc sai lộn (dù lớn hay nhỏ) cũng dễ được người khác thông cảm, bỏ qua, hơn là người cố tình làm một việc sai lộn để thủ lợi, rồi trí trá, miệng lưỡi để chạy tội… Câu chuyện hàng quán của người Việt ở Dallas gần đây lại rộ lên dư luận về việc chợ, nhà hàng hay tính tiền lộn! Nếu sự sai lộn có lợi về phía người bán chỉ một xu thì người mua thổi phồng lên bạc triệu vì biết bao nhiêu người mua. Chết cái thương hiệu đó, lây qua thương hiệu khác cùng kinh doanh chợ. Họ bị gom thành một cánh gian lận. Cánh chợ!

Nói như vậy rất oan cho những người chủ chợ hiền lành, thật thà. Đôi khi chỉ là sơ suất nhỏ, sai lộn không đáng mà thành mang tiếng xấu. Nhưng thói đời. Khi sự sai lộn có lợi cho người mua thì dư luận lại cười vào mũi người bán. - Làm ăn thế mà cũng mở chợ! (Những người hay lột tem giá tiền của món hàng này dán qua món hàng khác trong chợ, hay tự động nhập hai bó rau thơm làm một để qua mắt người tính tiền) là những người cố tình nhưng vô tội vì chỉ cần trả lời nhân viên chợ “không biết” khi bị phát hiện là xong. “Tôi không biết! Tôi thấy vậy đó!” Chối bay chối biến chuyện tôi làm. Xét cho cùng, người mua kẻ bán ai cũng có cái lý riêng. Trên hết là sự công bằng trong mua bán. Nếu đôi bên đều tôn trọng sự công bằng ấy thì tốt đẹp hơn.

Mấy người uống cà phê bắt qua chuyện nhà hàng dạo này ưa tính tiền lộn. Một người kể chuyện, giờ trưa đông ở tiệm phở, anh ta ăn trưa ở đó với vợ và hai con. Khi đi tính tiền, người đứng quày tính tiền cho biết số tiền anh phải trả là hai mươi tám đồng. Anh ta đưa 2 tờ hai chục. Lẽ ra cô bé chỉ thối 12 đồng, nhưng cô bé quên cất 2 tờ hai chục vào học tủ - nên thối cho anh ta tổng cộng là 52 đồng. Anh ta tả khá tỉ mỉ về bản lãnh của anh như: tỉnh bơ, coi như chuyện không đáng mấy đồng tiền thối, nhưng anh ta khéo léo cuộn tiền, nhét vào túi, trở ra bàn… trong tư thế coi như tôi không quan tâm việc nhà hàng thối tiền cho tôi bao nhiêu - tiền lẻ đó mà… Nhưng ra đến bàn vợ con còn đang ăn thì anh ta lại hối họ rời nhà hàng liền tức khắc! Để được trọn vẹn một bữa ăn free lại có lời mười hai đồng bạc…

Người đàn ông còn trẻ, kể chuyện có vẻ tự hào với bản lĩnh của mình nên mới kể ngoài quán cà phê. Cái lý lẽ anh đưa ra không thuyết phục, nhưng chả ai thèm tranh luận với anh. Theo anh, nhà hàng ăn gian mình nhiều rồi! Nên có dịp thì trả đũa chứ mấy chục bạc có nhằm nhò gì!

Không nhằm nhò sao lại phải rời khỏi nhà hàng nhanh lẹ vì sợ bị đòi lại!

Cũng không hẳn là anh không có lý đâu! Một ông lính cũ từng ta thán, sau khi đi đám cưới con của một người bạn. Mấy ông già hăng máu kéo nhau đi karaoke ở một nhà hàng Việt nam. Ông nói, “Tôi say rồi. Tôi biết mình say nhưng anh em vui quá! Tôi có nói với anh chủ nhà hàng là cho chú chai rượu - để mấy ông bạn chú uống chơi, ca hát…”

Ông nói tiếp cho mọi người nghe để cảnh giác: “Hôm đó tôi trả thẻ vì không có tiền mặt. Nhưng mấy tuần sau, balance nhà băng gởi về cho biết thẻ nhựa của tôi bị nhà hàng xạc gần ba trăm đô la. Tôi gọi hỏi nhà hàng thì anh bạn trẻ chỉ trả lời nhanh gọn: Hôm đó hả, mấy chú xỉn hết rồi! Không nhớ con đưa ra rượu gì sao?... Con đưa ra chai đầu bạc, rồi mấy con nhỏ chạy bàn còn đưa thêm rượu gì nữa đó… Cái chuyện đã rồi! Mình dám chơi dám chịu. Tôi chỉ buồn thái độ coi thường chú bác của người bạn trẻ. Còn chuyện tính bao nhiêu… thì cũng đâu có lần sau. Chúng tôi đầu bạc thì có chứ có thấy chai đầu bạc nào đâu? Tôi say vì không khoẻ trong mình nhưng mấy ông bạn tôi đâu đã say. Vậy đó! Ai trở lại những chỗ như thế nữa…”


Theo dòng dư luận, chuyện “lộn”; “nhầm”… của chợ. Chợ không ăn gian khách hàng vì những cô bé đứng quầy tính tiền là sinh viên học sinh-con em người Việt trong vùng. Chẳng ai tin những cô bé đó chấp nhận chuyện gian lận vì họ sinh đẻ hoặc lớn lên bên Mỹ, học trường Mỹ. Ngay ở nhà, cha mẹ, anh chị copy cái CD ca nhạc cũng bị họ phản đối vì ăn cắp bản quyền thì làm sao những cô bé này làm được việc ăn gian khách hàng chợ vài đồng bạc.

Chỉ là “sự cố kỹ thuật” do máy scan hàng hoá của chợ Việt thường cũ và dơ; Bar code trên hàng hoá trong chợ Việt thường không được rõ ràng như chợ Mỹ; Chợ Việt lại có nhiều mặt hàng không có bar code để scan. Người thâu ngân cứ bấm máy tính tiền theo trí nhớ (rất có thể sai lộn) của mình - làm người khách hàng hoang mang theo… Điều dễ làm nhiều khách hàng phát sinh nghi vấn về hàng quán và chợ Việt là nhiều nơi ra hóa đơn không có tên mặt hàng - cái receipt dài sọc chẳng qua chỉ là một bài toán cộng nhiều số lẻ - nhưng mỗi số biểu thị cho món gì thì khách hàng không biết.

Đặc biệt ở mỗi chợ Việt đều có một quầy tập trung những hàng hoá đắt tiền và thường do chính người chủ chợ đứng đó. Nhà hàng Việt thì người chủ tử thủ quầy tính tiền còn chắc hơn nữa. Khác với chủ Mỹ không có mặt ở thương hiệu của họ nên việc khách hàng trả đồ chỉ diễn ra với nhân viên - đôi bên cùng hoà nhã, vui vẻ, không có gương mặt khó coi của người chủ.

Dư luận quán cà phê có thể chấp nhận chuyện chợ búa không ăn gian, và chuyện sai lộn không cố ý thì không tránh khỏi; nhưng người tiêu dùng chỉ đòi hỏi thái độ của chợ khi khách hàng trả đồ (vì đó là quyền hạn của người tiêu dùng ở Mỹ). -Chúng ta không lạ gì với người bưng một chậu cây, mà cây trong chậu đã như que củi mục. Họ đến Home Depot lấy tiền lại vì cây đã chết. Người khách tỉnh bơ; người làm việc ở quầy phục vụ khách hàng (Customer Service) của Home Depot thì vui vẻ như gặp người thân. Còn xin lỗi khách hàng nữa chớ! Nhưng ta thử bưng cây táo tàu đã chết, cây chanh đã khô queo đến trả lại chợ Việt… thì biết!

Còn hàng quán giờ đây! Theo đà kinh tế suy trầm, có những bữa trưa, đến cái nhà hàng thênh thang máy lạnh mà lòng khách tự hỏi: Tiền đâu chủ nhà hàng trả tiền điện? Có thể đó là nguyên do ta thán của người bạn trẻ vừa nói: Anh ta đi ăn trưa với mấy người bạn. Hoá đơn tính tiền là ba mươi bảy đồng mấy chục xu. Anh đưa tờ một trăm, nhưng chỉ nhận lại được năm mươi hai đồng-với bạc cắc! Theo anh cho biết, đây là lần thứ hai nhà hàng này tính “lộn” đứt đuôi mười đồng bạc! Ghê gớm là chỉ trong vòng đầu tuần-cuối tuần chứ chưa qua tuần!

Ghê gớm hơn là nhiều người đồng tình, tự lên tiếng nạn nhân. Họ kết luận là cánh đàn ông thường sĩ diện, không đếm tiền thối. Khi người ta thối tiền thì cứ nhét hết vào túi. Đi hai người thì rút tờ 5 đồng bỏ ra bàn để tip cho người dọn bàn; đi ba người thì rút tờ 10 đồng…

Vấn đề đặt ra là chỉ một nhà hàng vắng tanh như chùa bà đanh đó làm chuyện cố tình sai lộn nhưng khi khách cật vấn lại thì xin lỗi là sơ ý! Tôi lắng nghe chuyện của một người trẻ - có vẻ dân chơi dữ lắm! Anh kể: Con ăn trưa chỉ một tô hủ tíu mì với ly trà đá (chứ cà phê đá ở tiệm đó mà uống cái gì?) Nhưng khi trả tiền thì tính con mười bốn đồng chín lăm! Con hỏi bà chủ: Bà tính cửa nào ra mười bốn đồng chín lăm vậy?... Bà ta leo lẻo xin lỗi, “lộn” với hoá đơn của hai vợ chồng ông kia - đang ăn ngoài bàn!

Trong tiệm chỉ có ba người khách mà lộn cái gì?

Ừ, thì trưa hôm sau. Tôi cũng đi ăn hủ tíu một mình. Lại gấp việc bất tử - phải đi gấp xem sao? Đúng là chặt ngọt mười đồng trong tiền thối lại vì tôi đưa tờ năm chục. Như vậy, rõ oan cho những nhà hàng khác khi dư luận bên ngoài nói rằng nhà hàng bây giờ ưa tính tiền lộn. Trong khi chỉ một nhà hàng sơ ý mà thành chuyện lấy tiền của khách trái phép. Để tránh tiếng oan cho những nhà hàng khác. Nên có lẽ những nạn nhân nên cùng nhau giăng một cái bẫy thì bắt được tận tay; để lại công bằng cho mọi người. Nếu thật sự một thương hiệu làm mất uy tín người Việt ở địa phương thì không cần thương hại “Thấy tiệm đó ế quá nên tôi ghé ăn giùm.”

Phan

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,230,970
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Sau đây, thêm mợt bài viết mới cho mùa Giáng Sinh đang tới.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Loạt bài mới của ông là chuyện khởi nghiệp trên đất Mỹ. Lần trước, là cửa hàng bi da. Bài mới, làm Shop May Công Nghiệp, thêm phần mở trung tâm giải trí.
Ngày Thứ Hai 5 tháng 12, 2018 là Ngày Quốc Tang của nước Mỹ để tưởng nhớ vị Tổng Thống thứ 41 George H W Bush. Bài sau đây được viết trong tinh thần tưởng nhớ. Người viết, Bà Nguyễn Kim Nên hiện là Hội Trưởng Hội Cựu Giáo Sư và Học Sinh Trường Trịnh Hoài Đức - Bình Dương, đang làm việc trong ngành thẩm mỹ tại Houston, Texas. Đây là bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của tác giả, kể về người bạn đời của bà là Ông Nguyễn Duy Huynh, một tị nạn Việt, làm việc tại Houston Club và trở thành người đấm bóp tin cậy của Tổng Thống Bush và gia đình ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của Phan, viết cho mùa Giáng Sinh đang tới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên với nhiều bút hiệu: Capvanto, Philato... Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Á Khôi, Vinh Danh Tấc giả VVNM 2014. Bài mới ông góp không phải để dự giải mà chỉ để ghi lại một sinh hoạt đặc biệt của buổi họp mặt kỷ niệm 90 năm ngôi trường được mang danh Petrus Ký.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài viết mới nhất kể về một chuyện tình đẹp.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước My năm 2018. Thời chiến trước 1975, ông xuất thân Khóa 9 Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức, sau đó dự Khóa Căn Bản TQLC ở Quantico, Virginia năm 1963, nhiều lần bị thương và thăng chức ngay tại mặt trận. Sau gần 10 năm tù hậu chiến, ông vượt biển từ Rạch Giá đến Thái Lan trong tháng Giêng/1987. Đến Mỹ tháng 8/1987 và định cư tại Utah, làm việc cho First Security Bank, Accounting Depart-ment. Đã từng giữ chức vụ Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do Utah trongnhiều nhiệm kỳ. Hiện đã về hưu. Bài viết của ông là hồi ký về một bạn thân người Mỹ tử trận tại Việt Nam.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến