Hôm nay,  

Thêm Một Lần Cảm Tạ

06/10/201300:00:00(Xem: 43578)
Người viết: Cát Biển
Bài số 4029-14-29429vb8100613


Tác giả là cư dân Philadelphia, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2008. Ông đến Mỹ năm 1975, tốt nghiệp Kỹ Sư Điện và MBA, từng là Engineering Director tại BEI ở Little Rock, AS. Các công ty phục vụ: Exxon, McDonnell Douglas, Boeing, Physical Optics. Tác phẩm đã in: Trùng Khơi Sóng Vỗ (thi tập, 2002). Bài viết mới của ông là một tự truyện về họp mặt gia đình.

** *

Mỗi mùa Thanksgiving là dịp để chúng ta cùng hồi tưởng và cám ơn cuộc sống. Năm nay cơ hội cùng về gặp đủ bốn chị em làm lòng tôi thêm nao nức. Gia đình chúng tôi có anh Trí, người anh cả khôi ngô tuấn tú, tiếc thay mất từ bé vì bệnh đậu mùa, đến chị Anh, rồi hai người chị kế cũng mất, đến chị Hoàng Nam, tôi, em Hoàng Yến bị chết đuối khi đi tắm biển, và cô em út Thanh Hà. Từ con số 8 anh chị em đáng kể giờ chỉ còn lại vỏn vẹn 4 người, mỗi người một hoàn cảnh một tâm trạng khác nhau. Chúng tôi cùng hẹn gặp nhau trong mấy ngày lễ Thanksgiving tại nhà chị Nam vùng Powhatan cách Richmond, VA khoảng 45 phút. Nhà chị Nam tọa lạc kế một bờ hồ thật yên tỉnh và thơ mộng như một cõi thiên thai.

Ngày 25 tháng 11 tôi quyết định khởi hành từ Alexandria đi Richmond thật sớm lúc 6 giờ khi trời còn mờ tối vì nếu đi trễ chắc chắn sẽ kẹt trên xa lộ với rất nhiều xe. Tôi có thói quen chỉ chạy tốc độ 65 đến 70 MPH không hơn không kém. Năm nay mọi việc chung quanh như đầy ý nghỉa khiến lòng tôi tràn ngập những phút giây hân hoan thanh thản và an lạc.

Những ngày về Nam Cali hội ngộ với các anh chị trong buổi phát giải 10 năm Viết Về Nước Mỹ vào tháng tám đã qua nhanh. Tôi hiện về làm việc cho US Patent and Trademark Office, cơ quan phụ trách cân nhắc để quyết định cấp bằng phát minh. Các đơn xin bằng phát phát minh (có giá trị độc quyền sản phẩm trong 20 năm) được nộp về từ khắp nơi, chẳng những Hoa Kỳ mà còn nhiều quốc gia Âu Á, điển hình là Nhật Bản và Hàn Quốc. USPTO thuộc Bộ Thương Mãi với ngân khoản điều hành không phải từ chính phủ liên bang mà từ lệ phí đệ nộp theo đơn xin, đa số các nhân viên làm việc là kỹ sư với khoảng 25% có thêm bằng luật sư, lương được xem là khá. Các công ty có bằng phát minh có thể chế tạo độc quyền các sản phẩm với số bán lên đến hằng trăm triệu hay hằng tỉ đô la. Tư nhân nếu có bằng phát minh cũng có thể lập công ty, hoặc bán lại các “quyền” phát minh này cho người khác. Trong show Shark Tank trên TV vừa rồi, có nhà đầu tư ra giá mua 1 triệu đô tại chỗ cho phát minh làm “xe hơi không nổ máy khi giây seat belt chưa cài”, mà người phát mình vẫn chưa chịu bán. Sau đó ông ta bán được giá cao hơn.

Trong ánh đèn đường cao tốc South 95 của bóng đêm chưa kịp sáng, thong dong giữa đôi dòng xa lộ, tôi miên man hồi tưởng những việc chung quanh, lòng chợt thấy thanh vắng như sự tỉnh lặng và trong lành của quê tôi sau một cơn mưa. Có những điều mình làm sai mà lại được mọi người khen ngợi, vì vậy mình đi từ bóng đêm này sang bóng bóng đêm khác. Và có những điều mình làm với tâm hạnh tốt nhưng bị kẻ khác đáp lại bằng những gáo nước lạnh khiến lòng không khỏi đượm mang phiền não. May mắn thay nhờ tư tưởng tinh tấn của Phật Giáo và ý niệm thường trụ để đối phó với khách trần mà con người có thể tránh phần nào trần lao. Tựa vào đó từ bóng đêm chúng ta có thể dần dần bước ra ánh sáng. Nương vào ngón tay chỉ dẫn, chúng ta có thể hướng về phía mặt trăng.

Nhờ những lời ví dụ siêu việt thâm thúy và sâu sắc của Đức Phật trong kinh Thủ Lăng Nghiêm, vang lên trong xe, tâm hồn tôi nhẹ nhàng không vướng mắc với mọi cảnh của xa lộ 95 South. 295 rồi S 64 rồi S 288 nhẹ nhàng vút qua. Tôi lấy đường 60 về phía Powhatan khi trời mới sáng tinh nguyên. Như vậy mình đã đi sớm, tránh được đông xe, và tới nhà chị Nam xong vẫn còn đủ một ngày mới để yêu thương.

Nhà chị Nam mới có thêm 1 thành viên rất đặc biệt hiển nhiên là tài tử chánh của gia đình. Đó là chú cún “BJ” thuộc giống Pomeranian lông xù, giống như 1 sói con nhí nhảnh mới được 8 tháng. Năng nổ vui nhộn và được yêu thương nhất nhà, BJ (tức Bundle of Joy) chào hỏi mọi người khách một cách tận tình, tuyệt đối không hề sủa làm phiền lòng ai cả. Hình như cả cuộc đời của BJ chỉ có cho và nhận thương yêu. Về năng lực thì BJ phải nói là vô song. Đùa giỡn suốt ngày với mấy món đồ chơi hoặc có ai ném thì nó phóng đi cắn về đợi mình ném tiếp. BJ có lẻ thích nhất là cắn kéo khi tôi giành món đồ chơi của nó. Có 1 món đồ chơi trong và rõng suốt có nhiều chân, chị Nam bỏ 1 thỏi thức ăn trong 1 chân. BJ không hề bỏ cuộc, lăn qua lật lại món đồ chơi thật lâu cho đến khi món đồ ăn rớt ra ngoài nó mới chịu.

Trời còn sớm nên ông anh rể Gary rủ tôi dẫn BJ đi bộ 1 vòng gần nhà. Vừa đi được một đoạn ngắn thì xe của vợ chồng em Hà và chị Anh cũng vừa đến nơi từ Philadelphia. Gary và tôi bèn quay về nhà để phụ mang hành lý. Chị Anh vẫn còn đủ khỏe dù thân hình chị mang nhiều căn bệnh từ mỗ chân mỗ tử cung rồi chemotherapy và đi bệnh viện quanh năm. Em Hà có phần ốm lại 1 tí nhờ tập thể dục và kiêng ăn. Henry chồng Hà thì trông còn khỏe dù chứng tiểu đường còn đó. Những vòng tay ôm thân tình trao nhau. Chị Nam thì lúc nào cũng xinh tươi gọn ghẻ 100 lbs không hề thay đổi từ xưa đến nay. Gary và chị Nam đánh golf rất giỏi và những vacation thường niên của họ đều phát họa quanh những sân golf kéo dài từ Powhatan sang Florida. Chiếc xe rộng rãi mới của Gary nhằm thực hiện các chuyến du lịch đó.

Nhà chị Nam có 1 phòng lớn và rộng nhìn ra bờ hồ với chung quanh là kiếng để ngắm. Trời cuối thu bên ngoài lành lạnh, chúng tôi quây quần xem TV vừa thưởng thức cảnh mặt hồ ngoài kia đang tụ khói sương trên mặt nước như các đám mây nhỏ đầy khắp. Những mùa hè mát chúng tôi thường xuống thuyền đi dạo trên bờ hồ, và Gary thích để máy điện lái thật chậm như không còn nghe 1 âm thanh nào cả. Gary và chị Nam hay mời các khách về nhà ăn và cùng đi dạo bờ hồ. Năm 2010 Gary đã gây quỹ cho trường đại học cộng đồng JSR, do anh làm Hiệu Trưởng, đạt kỷ lục lên hơn 12 triệu USD. Đa số tiền hiến tặng do các tư nhân muốn đóng góp cho cộng đồng và cho giáo dục.

Chị Nam khởi xướng mục ca karaoke. Các bản nhạc pop, country, ballad...của CCR, Righteous Brothers, Beatles, Bee Gees..được mọi người thay phiên hát. Giọng hát Gary thật tuyệt vời qua các bản điệu country. Tôi cũng ca vài bản như “Ticket To Ride”, “Aubrey”, “The House Of The Rising Sun” v.v...Chị Nam gần như thích hợp với mọi thể loại. Tiếng hát và vổ tay vang đều, và BJ luôn bận rộn với các món đồ chơi, hoặc tẩn mẫn cắn ăn mãng đồ ăn cứng của nó.

Mọi người mang cho nhau vài thứ lỉnh kỉnh. Chị Anh tặng các em mấy cái áo tràng màu lam do chính tay chị may cho các em làm quà. Chị Nam tặng mấy cái nón và khăn cho 2 người nữ và tặng tôi vài đôi vớ ấm. Em Hà tặng chị Anh tấm khăn quàng.

Em Hà và chị Anh chợt đề nghị chơi poker, Texas Hold’em. Em Hà và Henry mới tập chơi cùng các cháu bên Phila. Tôi và chị Nam chưa hề chơi bao giờ. Chị Anh thì có chơi qua. Chúng tôi 5 người quây quần chơi vui trong khi Gary đang làm ít việc trong phòng lớn. Nhờ vào hộp bộ bài và các chips giống như sòng bài Casino, trò chơi bỗng trở thành vui thích không ngờ. Thấy chúng tôi chơi quá vui, Gary cũng nhập sòng. Vui đùa cười giỡn cho đến chiều. Chúng tôi kéo nhau ra một nhà hàng Việt Nam tại Richmond ăn tối, lúc về lại tiếp tục chơi poker đến thật khuya. Cuối cùng có người thua 10, 15 đồng và có người ăn 10, 20 đồng, thật vui và thích thú.

Hứng chí và vui nhộn bốn chị em chúng tôi xum vầy quanh bàn ăn cùng hát to các bài hát ngày xưa chúng tôi hay vui hát chung khi cha tôi còn sống trong các dịp cả nhà hội ngộ như:

Mau vô trỏng, cúi đầu thưa với ổng
Rằng tôi đợi ngoài cổng
Rồi trở ra mau nói, để cho tôi thăm hỏi
Kẻo chờ lâu cẳng mỏi
Ông quan ấy thân với tôi lắm đấy
Tôi với ổng họ Trình
Trình ấy làm Quan
Còn Trình này thì bán quán giữa rừng "hoang"
Quán với Quan cũng gần
Quan với Quán một vần
Vì Trình ấy tuổi Dần có phần quan lớn
Còn Trình này tuổi Tý con chuột con, ở đầu non, nhưng mà ngon...


hoặc bài vọng cổ “Mưa rơi hoa lá tiều điều, đàn ai vọng đến một chiều gió mưa...”, các bài trong tuồng Thuyền Ra Cửa Biển...và Gary sung sướng lây vì thấy chị em tôi quá vui.

Hôm sau là một ngày khá trọng đại. Các chị em chúng tôi được Gary chở đến chùa Huệ Quang tại Glen Allen VA từ 6:30 sáng để đến nghe thầy Pháp Hòa từ Canada sang giảng pháp. Đến nơi khoảng 7:15AM thì chùa đã tấp nập ngườii làm công quả với các thức ăn uống đầy khắp, các nồi xôi chín còn bốc hơi, các ly sữa đậu nành thật ấm nóng, bánh trái đầy tràn. Dự trù các phật tử sẽ về đông nghe giảng pháp nên ban ẩm thực chuẩn bi 1 khuôn viên rộng nhằm cung cấp thực phẩm gồm cơm “sườn”, đồ tráng miệng, và nước uống chứa trong mấy trăm hộp phần ăn và các dãy bàn dài ngoài sân. Thầy Pháp Hòa chỉ mới suýt soát 40 gương mặt khôi ngô đạo hạnh với tiếng nói và nụ cười thanh thoát là một vị giảng sư có nhiều bài giảng được mọi người nghe học và về với Đạo. Thầy hoan hỉ tiếp đón các phật tử khắp nơi xin được gặp.

Buổi thuyết pháp của thầy với phật tử tràn đầy hết trong sảnh đường chánh điện rộng, lấn qua thêm phòng xếp ghế kế bên có monitor màn ảnh lớn thêm cho các phật tử. Nói chung là một không khí vừa trang nghiêm vừa hoan hỉ vừa tinh tấn và đầy hạnh vị. Chúng tôi quây quần lỉnh kỉnh thêm với các phẩm vật mua cứu trợ và các đồ vật khác, và ra về lúc 5 giờ chiều như đã hẹn Gary đến đón. Gary mời cả gia đình đi ăn nhà hàng Mexican gần trường của anh. Khi về đến nhà đã gần 8 giờ tối. BJ luôn luôn là vị đại sứ thân thiện kiêm ngôi sao đầy chú ý của gia đình.

Sòng casino gia đình sau đó nhanh chóng được gầy dựng với sáu tay súng sẵn sàng chiến đấu bằng những nụ cười kèm những ngạc nhiên và thích thú. Như hôm qua, có kẻ thắng người thua. Được khoảng 10, 20 và thua cũng chừng đó. May thay không ai bán nhà bán xe cho trò giải trí gia đình Texas Hold’em đó.

Sáng sớm BJ chạy vào hôn liếm từng người đầy nồng nhiệt và thân tình. Quả xứng đáng là vị đại sứ đầy thân thiện của gia đình Gary và chị Nam. Cả nhà quây quần ăn phở. Các phần phở này đã được đặt mua hôm trước, chị Nam yêu cầu nhà hàng đừng nấu bánh phở, chỉ giao các cọng bánh phở khô chưa nấu. Nhờ vậy chúng tôi có được các tô phở tươi thơm ngon. Ăn phở xong cũng là giờ chia tay. Tôi phải về lại Alexandria chuẩn bị 1 số việc phải làm. Chị Anh, em Hà và Henry cùng về Philadelphia. Chị Nam phải thanh toán chiến trường với đống đồ giặt, Gary cần làm 1 ít việc cho ngân sách cuối năm của trường. BJ thì như có linh cảm sự chia tay nên quay quẫn quấn quít theo chân mọi người khách như lời giã biệt.

Chào mọi người xong tôi bắt lại đường 60. Lại theo N 288, 64, 295 để vào N 95. Tốc độ vẫn như cũ 65-70 MPH không khác. Vẫn nghiền ngẫm những lời dạy của Đức Bổn Sư qua kinh Thủ Lăng nghiêm và Kinh Duy Ma Cật vang lên trong xe.

Chân lý không thuộc về sự khen ngợi hay chỉ trích, mà thuộc về ở nơi người nào thấy và biết đúng, nghe và cảm nhận đúng, sống đúng, nói và làm đúng...Lằn mức giữa đúng và sai thật vô cùng vi tế và thẳm sâu, nên có những suy nghĩ, có những việc làm của ta, ở độ tuổi nầy thì đúng, mà bước qua độ tuổi khác lại là sai; ở buổi sáng thì đúng, mà ở buổi chiều thì sai; ở phút trước thì đúng, mà ở phút sau thì sai; đối với hoàn cảnh nầy thì đúng, nhưng ở hoàn cảnh khác thì sai; đối với người nầy thì đúng, mà đối với người khác thì sai, và cùng một vấn đề, mà ta nhìn nó từ góc độ nầy, thì nó đúng, nhưng ta nhìn nó với một góc độ khác thì sai. Nên, đúng và sai là tùy theo mức độ hiểu biết của ta, liên hệ đến ô nhiễm hay thanh tịnh, sâu hay cạn, rộng hay hẹp của tâm ta.

Mùa Thanksgiving 2010 đã đến và đi trong chuyến viếng thăm ngắn ngủi nhưng đã lưu lại trong tâm khảm chị em chúng tôi một số ít nhiều kỹ niêm. Quá khứ đầy kỷ niệm đẹp nhưng đã qua rồi không tìm bắt lại được. Tương lai thì chưa tới. Chúng tôi chỉ còn những phút giây hiện tại cho nhau, và có lẻ vì không mong cầu hơn nên niềm vui như thế đã là đủ.

Trên đường về tôi ghi lại vài câu thơ:
Và ngày đêm gần ngỡ xa
Nắng êm như nhung chen qua lá vàng
Có ta ghé thăm nhẹ nhàng
Bão giông chẳng nghe trần gian rất mờ
Âm thanh huyền diệu như tơ
Mọi thoáng mây tan bên bờ tâm thức
Tôi đặt tên bài thơ là “Huyền Diệu.”


Cát Biển

Ý kiến bạn đọc
02/11/201307:00:00
Khách
Bài viết hay nói về tình thân dù xa xôi vẫn họp mặt như những cánh chim tìm về tổ ấm,rồi lại vội vã bay đi.Chúc gia đình lớn của tác giả luôn có được những mùa lễ tạ ơn an lạc và hạnh phúc.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,809,202
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ. Nhiều bài và hình ảnh của ông hiện được phổ biến trên mạng internet, một số đã thành sách "Xin Em Tấm Hình". Bài mới nhất của tác giả là một du ký về Prague, trước đây là thủ đô Tiệp Khắc, nay thuộc cộng hòa Czech. Đây là nơi có khu thương mại Việt lớn nhất Âu châu.
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả là một du ký kể về chuyến du lịch Thụy Sĩ trên tuyến xe điện kỳ thú có tên Bernina Express.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”, kể chuyện tác giả bay đến thăm đôi bạn Mỹ bảo trợ tại vùng vịnh Tillamook, Oregon.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật Nguyễn Đức Tâm, sinh năm 1951 tại Quảng Trị, tốt nghiệp Đại Học Luật Khoa Huế năm 1974, vượt biển đến Mỹ năm 1980. Làm chủ nhà hàng từ 1983 đến 2004, hiện đang làm địa ốc và thông dịch bán thời gian và là cư dân West Chester, PA.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016, bài viết thứ tư của ông là chuyện tình của một người... trúng số.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ tại Houston. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2004. Sau nhiều năm ngưng viết, ông vừa trở lại với sức viết mạnh mẽ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật Nguyễn Đức Tâm, sinh năm 1951 tại Quảng Trị, tốt nghiệp Đại Học Luật Khoa Huế năm 1974, vượt biển đến Mỹ năm 1980. Làm chủ nhà hàng từ 1983 đến 2004, hiện đang làm địa ốc và thông dịch bán thời gian và là cư dân West Chester, PA.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây là bài viết mới của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Theo bài viết, tại Việt Nam cô học đại học tổng hợp ngoại ngữ. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego và tác giả đang làm công việc thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang. Mong Quynh Gibney tiếp tục viết.
Nhạc sĩ Cung Tiến