Hôm nay,  

Tôi Đi Học Và Thấy Mình Trẻ Lại

25/09/201300:00:00(Xem: 46379)
Người viết: Nguyễn Kim
Bài số 4020-14-29420vb4092513


Sáu năm trước, 2005, có bài Viết Về Nước Mỹ mang tên “Con Tàu Ma” của “Người Giấu Tên” được phổ biến lần đầu, kể về chiếc tầu sắt Panama đậu ngoài khơi để công an CSVN ở Bến Tre đưa người lên đi “bán chính thức”. Sau khi đã thu đủ số vàng tính theo đầu người, chính công an đưa người lên tầu, nêm chặt, rồi bỏ mặc cho chết đói, chết khát, chết ngạt. Hàng ngày con tầu hụ còi, không phải để khởi hành, mà chỉ để báo hiệu là đã ném xác một số người xuống biển, có chỗ nhét thêm người mới. Con tầu ấy không bao giờ ra khơi...” Vì thuộc diện du lịch, có nghĩa sẽ còn phải trở về Việt Nam, nên người viết dành ký là “Người Giấu Tên”. Ba năm sau, tác giả bài viết mới chính thức định cư tại Hoa Kỳ. Thêm ba năm sau, 2011, bà mới gửi thêm bài mới và tự sơ lược tiểu sử: Tên thật là Nguyễn Thị Kim Thu. Bút hiệu: Nguyễn Kim. Sanh năm 1949 tại Mỹ Tho, Việt Nam. Tốt nghiệp đại học sư phạm, và cao học đại học khoa học Sài Gòn 1972. Nghề nghiệp: Dạy học và làm công việc quản lý. Định cư tại Mỹ năm 2008.

* * *

Bài viết mới của Nguyễn Kim cho thấy niềm vui mới: Sau nhiều năm chán nản, Bà đi học lại, bắt đầu từ lớp ESL... Và dần thấy thấy mình trẻ lại. Tựa đề được đặt theo bài viết.

Đôi lời:

Đã từ lâu lắm rồi, tôi không có cầm viết. Biết viết gì đây khi ý tưởng đã vơi, khi suy nghĩ đã cạn, khi không còn muốn lo toan chuyện gì khác nửa và nghỉ rằng nằm chờ cho đến ngày thi quốc tịch, hưởng được tiền già rồi về việt nam thăm quê hương, bà con,bạn bè, hàng xóm.

Tôi đã phải chấp nhận một cuộc sống hiện tại buồn tẻ. Cơm ngày hai bữa, rảnh thì đi tập thể dục, mệt thì nằm nhà coi TV, phụ giúp cơm nước cho con, lăng xăng quấn quýt với các cháu, lặt vặt những chuyện trong bếp ngoài sân cho qua ngày hết tháng...

Nhưng rồi mọi suy nghĩ kiểu “định mệnh đã an bài” ấy bỗng phút chốc tan biến để quyết định "Tôi phải đi học"... Dòng ký ức vụt trở về bằng những câu văn trong truyện ngắn " Tôi đi học" của Thanh Tịnh. Một nhà văn, nhà thơ Việt nam thời tiền chiến:

"Hàng năm cứ vào cuối thu lá ngoài đường rung nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc. Lòng tôi lại nao nức mêng mang của buổi tựu trường... Buổi sáng hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi đi trên con đường làng dài và hẹp....Cảnh vật xung quanh tôi đều thay đổi và chính long tôi đang có sự thay đổi lớn. Hôm nay tôi đi học...”

Nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện cũng có bài bài hát "Ngày đầu tiên đi học" đã làm xúc động những ai từng cắp sách đến trường, làm sống lại hình ảnh của những em bé ngây thơ hồn nhiên nép mình bên mẹ, ngập ngừng những bước chân đầu tiên đến lớp.

Ngày đầu tiên đi học
Mẹ dắt con đến trường
Con vừa đi vừa khóc
Mẹ dỗ dành yêu thương


Hình ảnh này thật gần gũi. Nhưng chuyện “tôi đi học tiếng anh".. thì ngược lại.

Ngày đầu tiên đi học
Con dẫn Mẹ đến trường
Mẹ vừa đi vừa sợ
Con nói lời yên tâm


Ngập ngừng tôi bước vào lớp học, ESL class...

Từ chán nản đến hội nhập:

Ở trong lớp tôi không nói bằng tiếng mẹ đẻ. Tôi không nghe được một lời, không nói được một câu. Ai hỏi cái gì tôi cũng gật đầu, trả lời khi NO khi YES mà chẳng biết và hiểu cái gì cả. Một ngày, hai ngày, rồi ba ngày... Tôi không muốn đi học nữa, nhưng nghĩ lại tội nghiệp các con đưa đi rồi lại rước về... đành phải cố gắng.

Rồi ngày thứ năm, thứ sáu... vẫn như thế, không thay đổi gì cả, tôi vẫn không nhút nhít được chút nào. Xung quanh tôi các bạn cùng lớp hoàn toàn xa lạ. Tôi không tìm ra được một người nào có cùng tiếng nói giống như tôi. Tôi ngồi thừ ra đó mắt láo liên, tai nghe như vịt nghe sấm, ai cười cười nói nói mặc kệ tôi ngồi ngơ như không nghe không thấy gì hết...

Và rồi ngày thứ tám, một buổi sáng đẹp trời vừa bước vào lớp là tôi đãbắt gặp ngay một gương mặt rất quen với ánh mắt như muốn đang cầu cứu cái gì? Ánh mắt nầy chắc có lẽ cũng giống như ánh mắt của tôi cách đây một tuần... À thì ra chị là người Việt nam, chị mới đến lớp và đang tìm kiếm một người bạn có ngôn ngữ giống như chị. Tôi gật đầu mỉm cười và ra dấu cho chị lên ngồi kế bên tôi. Chị đã ở tại Mỹ gần hai mươi năm, chị phải làm đủ thứ công việc để lo cho con ăn học, chị nghe và nói được tiếng anh chút đỉnh nhưng chị không biết viết gì hết...

Thế là những ngày sau đó, tôi tiếp tục có thêm những người bạn mới, nói cùng một thứ tiếng, có cùng một màu da cũng đi học giống như tôi. Một sự an ủi bất chợt đến, một niềm tin bỗng vụt dậy. Tôi cảm thấy hưng phấn trong lòng, ý tưởng bỏ cuộc vụt tan biến... Dần dà, một tuần bốn buổi, tôi nôn nóng đến trường. Tôi bắt đầu hội nhập vào trong lớp học, không còn ý định bỏ học nữa, đi học rất sớm và ra về sau hết vì tôi không muốn bỏ sót một chữ nào mà thầy cô đã dạy....

Trong lớp của tôi không ai giống ai cả, già trẻ lớn bé đủ đầy, da đen, da trắng, da vàng đủ thứ, nói nhiều thứ tiếng bằng các loại ngôn ngữ khác nhau. Tất cả chúng tôi từ khắp nơi trên thế giới về qui tụ trong một lớp học. Chúng tôi từng được giáo dục bởi nhiều cách khác nhau, có những tập tục văn hóa khác nhau, thức ăn và cách ăn uống cũng khác nhau. Vậy mà tất cả đang ngồi trong cùng một lớp học và có cùng một mục tiêu duy nhất là học tiếng anh và nói được tiếng anh...

Có bạn đang đi làm, có bạn là những người tị nạn, có những bạn là những di dân từ các nước bị chiến tranh tàn phá đang đi tìm một cơ hộimới, có những bạn có nhiều kinh nghiệm chuyên môn muốn tiếp tục nghề nghiệp của mình, có những người làm cha làm mẹ đã hy sinh gần hết đời người để lo cho con cái,và đã có những bác đi học ESL vì cơm áo gạo tiền. Nói cho vui thôi, chứ thật ra tiền có được từ Financial aid cũng vừa đủ để đóng tiền học, tiền mua sách, còn dư chút đỉnh thì ăn vặt, đổ xăng hoặc trả tiền đi xe bus.

Chỉ có nhiêu đó thôi mà không biết bao nhiêu người phải đổi bằng máu và nước mắt, đổi cái sống bằng cái chết, bằng sự hãm hiếp, tù tội để đến được vùng đất hứa mà ở đây có rất nhiều sự tự do. Mọi người đều được cắp sách đến trường không phân biệt tuổi tác, giới tính, nòi giống, tôn giáo và ngay cả lập trường chính trị. Nhờ chính sách nhân đạo, cũng nhờ những phúc lợi an sinh mà tất cả chúng tôi từ khắp nơi đến ngồi trong cùng một lớp học, học cùng một ngôn ngữ mới, và cùng chung một mơ ước là được trở thành công dân Mỹ.

Ở Mỹ có rất nhiều loại trường để những người nhập cư như chúng tôi được học tiếng anh như Pioneer school, Adult school, Opportunity school, Vocational school... Tất cả những trường nầy học phí rất rẻ, cũng có thể miễn phí nếu bạn là người có low income. Cơ sở vật chất rất tốt, thầy cô rất nhiệt tình tử tế. Họ tạo đủ mọi điều kiện, mọi cơ hội để dân nhập cư đến học tiếng anh và tạo điều kiện giúp đỡ công ăn việc làm cho người mới đến.

Trong các trường college, đều khởi đầu bằng các lớp ESL đi từ basic, intermediate rồi đến advanced, có các lớp dạy nghề, các lớp thi quốc tịch hoàn toàn miễn phí... Thầy cô rất nhiệt tình và dễ mến làm sao! Họ không kỳ thị, họ không quan liêu hống hách. Họ rất hòa đồng với người học, họ thân thiện tử tế luôn luôn sẵn sàng giúp đỡ những sinh viên của họ. Thầy cô dạy rất hay, họ nói chậm rãi dể nghe, chịu khó lập đi lập lại nhiều lần, sẵn sàng giải thích những gì sinh viên hỏi... Họ dễ thương biết bao!

Chúng tôi được chia nhóm từ ba đến bốn người, mỗi nhóm gồm các bạn ở các quốc gia khác nhau để tránh nói chuyện với nhau bằng ngôn ngữ mẹ đẻ. Các bạn trong nhóm không cố định mà thay đổi liên tục để tất cả chúng tôi đều biết nhau hết... Chúng tôi học được từ những cái không biết, chúng tôi tiến bộ từ những cái sai lầm và từ đó chúng tôi càng lúc càng gần nhau, càng thân nhau. Thầy cô dạy, chúng tôi học, cười đùa vui vẻ giúp cho chúng tôi trở nên dạn dĩ, tự tin và ham học. Nhưng mỗi khi làm quiz, làm test thì rất là nghiêm nhặt, no cellphone, no talk, no....no... đủ thứ.

Vậy mà chúng tôi đều chấp nhận sự nghiêm túc một cách thoải mái và vui vẻ. Nhớ lại, ở Việt nam làm gì có được những hìng ảnh nầy. Chỉ toàn thấy bắt nạt, chửi mắng, nhăn nhó, nhồi nhét vào đầu học trò những gì mà các em hoàn toàn không biết vì các em đang ngồi ở dưới đất mà Thày cô toàn nói chuyện trên trời và làm gì có chuyện những người lớn tuổi mà đến trường để học.

Tại trường tôi theo học, bước vào lớp, khởi đầu là sự chào hỏi, lịch sự biết bao! Chúng tôi bắt đầu quen dần với phong cách văn minh đó, dần dần tự tin và mạnh dạn xi xô, xì xào hỏi tùm lum chuyện gia đình, chuyện công ăn việc làm với các bạn cùng lớp. Mỗi buổi sáng đến trường vai mang ba lô tung tăng sánh bước với các em các cháu, tôi cảm thấy như mình đã trẻ lại rất nhiều... Tôi không còn là tôi với gương mặt héo sầu, với suy nghĩ thiển cận, với ý tưởng héo mòn, với đôi tay bị chùng,với đôi chân bị vướng.

Chỉ sau có mấy tháng đến trường để học tiếng anh, tôi đã lấy lại được niềm tin và hãnh diện vì mình được đi học. Bởi lẽ đi học là được tiếp xúc với tất cả các nơi trên thế giới với nhiều điều mới lạ. Tôi có rất nhiều bạn như Ana Peroza, Araceli ở Mexico, như Lisa Li, Ivon Wu ở China, như Mona Faragalla ở Egypt, còn nhiều các bạn khác nữa ở Russia, Iran, Brazil, Korea, Thailand, Mongolia, Colombia mà tôi không tài nào thuộc tên hết được...

Tôi không còn là tôi đứng trên bục giảng, mà chỉ là một học trò đến lớp. Sợ đi trễ, không dám ra về sớm, nghỉ học là vội vã gởi email xin phép. Tôi không đứng trên cao đưa tay chỉ xuống, mà rụt rè e ngại đưa tay lên để hỏi lại những gì chưa hiểu.... Đôi lúc tôi không còn nhớ tôi là ai. Ở nhà là mẹ, là bà, đến trường là học trò nghe lời thầy cô chỉ dạy. Tôi sánh bước với các bạn vào lớp cũng giành chỗ ngồi cho dễ nghe dễ thấy, cũng ăn hàng, cũng ngủ gục, cũng buồn khi bị điểm xấu.

Ôi thôi đâu có gì hạnh phúc bằng khi được sống lại những ngày thơ trẻ, những ngày đầu tiên mẹ tôi đưa tôi đến trường... Chính cái văn minh của xã hội Mỹ đã kéo con người trở lại với chính mình, đã giựt đứng dậy những con người gần như muốn hấp hối. Chính những chinh sách nhân đạo, những phúc lợi an sinh... đã trợ giúp cho biết bao nhiêu người phải rời bỏ quê hương mà ra đi để đến được bến bờ tự do nầy....

Truyện ngắn "Tôi đi học" của Thanh Tịnh còn vang đọng mãi trong tôi những hình bóng của thời thơ ấu và hôm nay tôi lại viết cho chính tôi "Tôi cũng đi học". Bước vào học các lớp ESL nầy giống như các bạn đang đi du lịch vòng quanh thế giới, các bạn sẽ học hỏi về văn hóa, phong tục tập quán của các bạn cùng lớp đang ở khắp mọi nơi trên thế giới.

Tôi đi học và thấy mình trẻ lại. Đâu còn gì hạnh phúc bằng! Tôi mỉm cười sung sướng.

Nguyễn Kim

Ý kiến bạn đọc
08/01/202222:59:42
Khách
bài viết rất hay , ôi cũng ở tâm trạng của cô khi bắt đầu đăt chân trên đất Mỹ , bang Florida , ban ngày di làm hạng xưởng , chiều ra về đến trường và ngủ vì 6,630 PM khai giàng và chấm dứt lúc 8,30 PM . tôi đã chuẩn bị sinh ngữ từ khi còn ở Việt Nam cho đến khi đến Mỹ. ở Việt Nam tôi đã học hết lớp đệ nhị và thi tú tài I nhưng rớt và có lệnh tổng động viên nên gia nhập quân đội VNCH . dù đã chuẩn bịn sinh ngữ nhưng ngày đầu tiên đến trường nhưng chưa đến giờ và đứng chờ ở sân trường nghe học viên nói mà khớp quá , họ nói như gió như mà mình đã xêm trên các phim của ngoại quốc . thời gian đó là năm 2004 . nhưng khi vào lớp học thì và qua ngày đầu tiên là mình đã tự tin , họ đọc phát âm sai và viết không được .mình rất là tự tin và cho đến nay dù đi xin việc hoặc đến những nơi khác mình đều có thể tiếp xúc được .thời gian rảnh thì tự học trên internet . 17 năm trên đất Mỹ tù xin việc , xin tiền thất nghiệp hoặc mua hàng online hoặc check tài chánh của mình tôi đều làm online , không phải đi đến những nơi đó . lúc này đã về hưu lúc về thăm lại quê hương và bạn bè thỉnh thoảng có tao một vài video clip rồi lúc nào đó ngồi xem lại những kỷ niệm xưa .
26/09/201307:00:00
Khách
Dễ thương làm sao!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,330,234
Năm nay, tháng Năm ngày 12, sẽ là Ngày Lễ Mẹ. Mời đọc bài viết của Pha Lê. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ năm của bà.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Bài viết mới là chuyện ngôi nhà đã mất sau tháng Tư 1975.
Tác giả dự Viết về nước Mỹ từ năm 2000, Tám năm sau, ông nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2009. Tác phẩm đã xuất bản: “Lá Số Vượt Biên”. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới, với lời ghi của tác giả: Thương kính viết tặng để tưởng nhớ Anh Tư - Cố Đại úy Pháo đội trưởng Trương Văn C., Tiểu đoàn 183, Sư đoàn 18 Pháo Binh.
Khôi An định cư ở Bắc California. Cô là một kỹ sư từng làm việc ở hãng Intel hơn hai mươi năm. Sau đó, Khôi An trở lại trường lấy bằng Master về Ngôn Ngữ Học rồi đi dạy tiếng Việt ở các trường đại học vùng Vịnh San Francisco. Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2008, cô đã nhận giải Chung Kết 2013. Sang năm 2015, thêm giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những nỗ lực phát huy văn hóa Việt trên đất Mỹ. Từ 2016, cô là thành viên Ban Tuyển Chọn Giải Thưởng Việt Báo. Bài đăng 2 kỳ. Phần cuối: Chuyện 30 Tháng Tư của sinh viên gốc Việt tại Đại Học Stanford 2015 - 2019.
Khôi An định cư ở Bắc California. Cô là một kỹ sư từng làm việc ở hãng Intel hơn hai mươi năm. Sau đó, Khôi An trở lại trường lấy bằng Master về Ngôn Ngữ Học rồi đi dạy tiếng Việt ở các trường đại học vùng Vịnh San Francisco. Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2008, cô đã nhận giải Chung Kết 2013. Sang năm 2015, thêm giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những nỗ lực phát huy văn hóa Việt trên đất Mỹ. Từ 2016, cô là thành viên Ban Tuyển Chọn Giải Thưởng Việt Báo. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài tác giả mới viết sau đám tang của Ó Đen Lý Tống.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ khi tuổi ngoài bát tuần. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết đầu tiên là thư kể về mùa đông băng giá khác thường tại vùng Thủ Đô Hoa Kỳ. Sau đây là bài viết thứ tư.
Tác giả hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây thêm một bài viết mới.