Hôm nay,  

Chị Sui Tương Lai

22/09/201300:00:00(Xem: 73046)
Tác giả: Thanh Mai
Bài số 4017-14-29417vb8092213


Tác giả đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008, với loạt bài viết về người con khiếm thị có tài ba âm nhạc. Thanh Mai cho biết cô qua Mỹ từ năm 1993, hiện là Electronic Technician của Honeywell Minnesota. Sau đây là bài mới nhất của cô.

* * *

Thằng con tôi quen với bạn gái được khoảng 7 năm. Tôi và Má con nhỏ tự kêu nhau là chị Sui tương lai và thường xuyên gọi phone tán chuyện của hai con thật vui và tương đắc. Hai bà sui chẳng màu mè xạo sự khen con mà toàn kể ra tật xấu làm biếng của con mình khiến hai đứa nhỏ sợ lắm. Lâu lâu tụi nó âm mưu lấy phone của mẹ mình xóa đi số phone của mẹ đối phương để hai bà hết đường liên lạc nhưng tụi nó đâu biết là Má tụi nó đâu có dỏm, cũng biết lục trong trang web của hãng điện thoại trên mạng mà tìm lại số phone của người ta. Cứ thế mà tình thông gia vẫn thông qua đường dây điện thoại rất đậm đà thân thiết đến nổi chị Sui tương lai của tôi cứ căn dặn:

- Chị ơi! Nói dại lỡ mà sau này hai đứa nó không lấy nhau thì chị em mình cũng nhớ liên lạc nói chuyện nhé chị.

- Ờ, không tình thông gia thì là tình bạn. Đừng lo!

Không hiểu chị Sui tương lai ăn mắm ăn muối thế nào mà nói lại đúng, hai đứa nhỏ giận nhau và chia tay. Hai bà sui tương lai quính cả lên, phone qua phone lại tìm hiểu tình hình để giúp hai đứa nhỏ hòa với nhau nhưng cũng công cóc. Chị Sui tương lai giờ biến thành chị Sui hụt than thở:

- Em nhìn hủ tương ớt trong tủ mà nhớ thằng nhỏ quá. Mỗi lần nấu phở chỉ có mình nó ăn tương ớt, em để dành đây chứ không dẹp may đâu nó trở lại.

Nhưng thằng nhỏ chẳng bao giờ trở lại để ăn hủ tương ớt của chị Sui hụt nữa. Hai đứa nhỏ chia tay thật sự! Thằng nhỏ xóa tên và xóa hết hình ảnh của con nhỏ trong facebook. Rồi nó cắt tóc kiểu Mohawk có cái bờm như con sâu giữa đầu và hai bên cạo trọc để tang cho mối tình đầu. Nhìn thằng nhỏ giờ trông du đãng và ngầu hết sức. Ai chê nó cũng tỉnh bơ nhất định không đổi kiểu. Ai khuyên nối lại cuộc tình nó cũng trơ như đá. Tình tang!

Rồi nửa năm sau tôi thấy trên face book thằng con đưa lên hình một cô gái có tên họ Việt Nam thật dễ thương và công bố nghe ngon lắm:

- Đây là vợ tương lai của tôi!

Với người yêu cũ đâu bao giờ nghe nó giới thiệu như vậy và cũng chẳng nghe nó nói đến chuyện cưới xin. Bây giờ chưa chi đã giới thiệu như vậy chắc hợp nhãn lắm hay sao nên tôi hỏi:

- Ủa, con quen cô bé này hồi nào mà giới thiệu nghe ngon lành quá vậy? Trông hình thấy đẹp quá há.

Thằng con tỉnh bơ:

- Con mới quen mấy ngày nay thôi. Đang cua!

Rồi nó nói tiếp:

- Hai tuần sau thằng Lộc diễn văn nghệ hở Má? Má giữ cho hai đứa con hai vé nhen.

- Ừ, sẵn Má xem mắt con nhỏ luôn. Trông hình thấy dễ thương ghê.

Tôi thật là kỳ cục!!! Dù thường quan niệm “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, không trọng bề ngoài nhưng thấy người xinh đẹp thì tôi lại có cảm tình trước tiên. Suy ra đâu phải chỉ có đàn ông mới là phường háo sắc!!!

Mới hỏi thăm thì một tuần sau thằng con đem người đẹp về giới thiệu. Con nhỏ bên ngoài cũng dễ thương như hình trong facebook bẽn lẽn chào tôi bằng tiếng Việt hơi ngọng chút xíu mà thôi. Tôi thầm khen thằng con mình có khiếu cua gái và giỏi nữa là biết kiếm người Việt Nam mà yêu thì còn gì bằng. Nói gì thì nói, nếu được làm sui với người Việt mình thì tình sui gia mới thắm thiết chứ với người ngoại quốc biết gì mà nói. Ngôn ngữ bất đồng, phong tục tập quán khác nhau nếu gặp nhau chỉ biết trơ mắt ngó mà thôi, chán lắm.

Hỏi han con nhỏ mới biết nó đang sống với Mẹ và người anh trai. Tôi mời luôn Mẹ cô bé đến xem buổi diễn văn nghệ để có dịp gặp mặt biết đâu là chị Sui tương lai sau này.

Hai mẹ con giống nhau y đúc! Chị ấy trông rất trẻ trung, xinh đẹp, vui tính. Sau này hai đứa nhỏ thân nhau hơn thì tôi và chị Sui tương lai thứ hai cũng thân nhau như chị em. Phone qua phone lại còn hơn với chị Sui hụt ngày xưa. Tôi còn mời chị ấy đến nhà chơi và ngủ đêm lại nhà nữa.

Chị Sui tương lai 2 hoàn cảnh tội nghiệp lắm. Ngày xưa lấy được ông chồng tu xuất vừa đẹp trai vừa giỏi. Hai vợ chồng mở tiệm bán đồ điện tử làm ăn khấm khá mua được nhà lớn trong khu nhà giàu. Nhưng xui sao ông chồng bị người khác cua ẵm hết tiền bạc trốn đi mất để lại chị ấy cùng hai con còn nhỏ dại mới lên 4 và lên 3. Tiệm bị niêm phong, nhà cũng bị ngân hàng kéo. 3 mẹ con phải bỏ xứ qua Minnesota sống với bà con. Chị ấy phải đi làm cu li vất vả nuôi hai con khôn lớn. Ông chồng tàn nhẫn ra đi không liên lạc thăm hỏi hai chục năm nay. Mỗi lần nói động đến ông ta là chị ấy khóc òa tội hết sức. Chị ấy bảo:

- Ông ta bỏ em cũng được đi. Còn hai đứa con mà cũng nhẫn tâm bỏ luôn không đoái hoài gì cả.

Tôi hỏi:

- Rồi từ ấy đến nay Hương có quen ai không? Hương đẹp như vậy ắt phải có người theo đuổi?

- Sau này em có quen một người nhưng mẹ của anh ta không cho tiến tới với em vì em đã có hai con. Anh ta về Việt Nam cưới vợ nên em chia tay. Đàn ông họ sợ trách nhiệm lắm, thấy mình có hai con ai dám rớ. Giờ nghĩ lại chuyện không bước thêm bước nữa lại càng tốt. Đọc báo thấy cha dượng hay sàm sỡ với con riêng của vợ mà giật mình. Con gái mình cũng xinh đẹp, lỡ có chuyện gì thì đau khổ lắm.

- Mình nghe Trâm bảo mới đây Ba nó có liên lạc hỏi thăm hở?

- Hai năm trước hai mẹ con em về Việt Nam chơi có ghé thăm gia đình em của Bố nó ở Huế. Chắc họ cho Bố nó số phone của em để liên lạc. Ông ta gọi bảo là ngày đêm đều nhớ đến hai đứa nhỏ nhưng em không tin. Nếu nhớ sao lại bỏ rơi không quan tâm gì cả.

Nói đến đây chị ấy lại khóc òa rồi ráng nín lại ngay, thổn thức nói tiếp:

- Ổng đòi tham dự đám cưới của con Trâm sau này nhưng nó không chịu. Nó bảo là nó lớn lên không có bố thì coi như không có luôn cho khỏi rắc rối. Nó không chịu nói chuyện với ông ấy.

- Thì ông ta bỏ con từ hồi mới lên ba nó đâu còn ấn tượng gì về Bố là phải. Lúc còn bé Trâm có hỏi gì về Bố không?

- Có một lần nó đi học lớp 1 về hỏi sao bạn con có Bố mà con không có. Em buồn quá khóc òa nên từ đó nó không bao giờ hỏi về Bố nữa. Có lẽ nó cũng hiểu hoàn cảnh của mình nên biết lo lắm. Em thì nhát và dở nên nó phải lo đủ thứ chuyện trong nhà ngoài ngõ.

Tôi gật đầu đồng ý:


- Mình cũng thấy Trâm đảm đang và khôn khéo lắm. Nó sinh trưởng và lớn lên bên Mỹ mà biết nói tiếng Việt cũng giỏi luôn.

Vợ chồng tôi chịu cô bé này lắm. Tự nhiên chứ không màu mè gì cả. Mỗi lần mời ăn là ăn thật tình. Gặp món khoái khẩu và ngon là ăn 2 tô hay 2 dĩa. Đi ăn buffet cô bé là đối thủ của chồng tôi cùng là người cuối cùng ngưng ăn. Chồng tôi khen ăn nhiều như vậy là người có sức khỏe rất tốt. Thằng con tôi bây giờ nghe lời bồ một phép, bớt làm biếng mà phụ ba nó cắt cỏ hoặc xúc tuyết, và nhất là bỏ đi kiểu tóc Mohawk để lại kiểu bình thường. Con bé còn sửa cách ăn mặc của thằng nhỏ không cho mặc theo kiểu lụng thụng Mỹ đen nữa trông thay đổi đẹp trai hẳn lên. Cậu con Út của tôi cũng chịu chị dâu tương lai này lắm vì cô bé biết chơi bóng rổ và biết săn sóc lo lắng cho nó.

Hai đứa nhỏ quen nhau được một năm thì đính hôn. Thằng con của tôi khăn gói tới nhà vợ tương lai ở rể trước. Vậy là hơn 50 phần trăm chắc ăn làm sui với nhau rồi. Đi chơi đâu tôi cũng rủ chị Sui tương lai đi cùng.

Tội nghiệp, chị Sui lâu nay một thân một mình lo đi làm nuôi con nên chẳng bao giờ đi chơi đâu cả ở cái xứ Vạn hồ cảnh thiên nhiên đầy dẫy này. Chị ấy lại rất thích chụp hình nên ông xã tôi tha hồ chụp cho nàng và cả cho vợ. Tôi lâu nay được chụp nhiều rồi nên nhường cho ông xã chụp hình cho chỉ nhiều hơn. Chị Sui tương lai thích lắm, chỉ một cảnh nghiêng qua, ngó lại, đứng lên, ngồi xuống chụp đến mấy tấm. Chàng của tôi thì giỏi chiều nên tha hồ mà nháy! Có lần thấy chàng lom khom chụp hình cho nàng trông ngồ ngộ nên tôi lấy máy khác nháy cho hai người một tấm và đem bỏ lên face book chú thích thêm 2 câu thơ chọc ghẹo:

- Ngắm hoài con mắt muốn đui,

Tình-hình ngó bộ tình sui đang hừng!

Ông xã của tôi không vừa đáp lại:

- Đã hừng nhưng vẫn lừng khừng,

Tình-hình này chắc ngập ngừng chẳng lâu.

À há! Địch thủ này khá đây. Tôi ghẹo tiếp:

- Trời sinh một cặp biết đâu,

Tình-hình này chắc qua cầu váy bay.

Chàng đáp ứng ngay:

- Qua cầu váy chỉ lung lay,

Tình-hình này chắc thò tay vén dùm…..

Cứ thế mà chơi chữ Tình-Hình, vợ chồng tôi làm thơ vui ghẹo nhau đắc ý lắm. Bạn bè cũng chen vào làm thơ chọc vui ơi là vui. Tôi còn hứng chí đọc thơ cho chị Sui nghe và chị ấy cũng tập làm thơ luôn nhưng vì không biết sử dụng computer nên chỉ vừa “rặn” thơ vừa đọc cho vợ chồng tôi nghe thấy thương hết sức. Ông xã nghe tôi bảo thương chị Sui ghê, ảnh cũng nói:

- Em thương chỉ một, anh thương chỉ mười!

Người ta thường bảo “Ớt nào mà ớt chẳng cay, gái nào mà gái chẳng hay ghen chồng”, tôi sao không ghen, kỳ ghê ta. Tôi cũng chẳng hiểu mình nữa. Nhiều khi tôi nghĩ nếu có vài nàng hiền, vui, nấu ăn ngon, biết dọn dẹp, tâm đầu ý hợp với nhau thì rủ về ở chung cùng lo cho gia đình và cho chàng thì vui biết mấy. Nhớ hôm bữa reunion bạn học cũ ở nhà tôi, mấy nàng cùng nhau lo bếp núc ăn uống và dọn dẹp vừa nhanh vừa khỏe. Phân công nhau làm việc rồi dư thì giờ hát hò, đùa giỡn thật quá tiện lợi.

Một lần có văn nghệ Việt Nam được tổ chức ở Casino cách nhà hơn một tiếng lái xe, tôi nhờ bạn bè mua vé dùm và mời chị Sui đi xem vì nghe chỉ nói chưa bao giờ được đi xem văn nghệ ở Casino. Bạn bè tôi khi nghe tôi giới thiệu chị Sui đều trầm trồ thăm hỏi. Một chị bạn cứ chạy theo chồng tôi thì thầm:

- Trời ơi! Chị Sui của Hoàng đẹp và trẻ quá!

Còn ông chồng của chỉ hồi giờ nổi tiếng sợ vợ bỗng dưng lúc đó quên cả đất trời, đổi chỗ đến ngồi cạnh chúng tôi và hỏi thăm:

- Nghe giọng chị sui có phải người Bắc không? Chị ở vùng nào vậy?

- Dạ, em nghe mẹ em nói quê ở Thái Bình.

Anh chàng nhận ngay đồng hương:

- Tôi cũng người Thái Bình. Ở làng nào chị biết không?

- Dạ em không biết. Để em về hỏi bà cụ.

Chị Sui là sui của chúng tôi, mắc mớ gì mà ông bạn này cũng kêu là chị Sui, tức cười quá. Về nhà thế nào cũng bị vợ bắt quì vì cái tội mê gái dám xé lẻ bỏ bà ngồi một mình.

Lại có ông bạn cùng hãng, hôm sau khi nghe tôi khoe hình con dâu đã bảo:

- Tôi thấy mặt con dâu của chị rồi mà.

Tôi ngạc nhiên:

- Ủa, gặp con dâu của tui hồi nào vậy?

Ông bạn tỉnh bơ:

- Thì tối hôm qua xem văn nghệ ngồi cạnh chị rồi chị giới thiệu cho tôi đó.

- Trời, cái ông này. Chị Sui của tui chớ con dâu hồi nào. Tui cũng giới thiệu cho ông là chị Sui ông quên rồi hở?

Ông ta ngạc nhiên:

- Ủa, chị Sui hở? Sao trẻ quá ta! Chị Sui bao nhiêu tuổi rồi vậy?

- Hơn tui một tuổi, nhỏ hơn ông vài tuổi thôi.

Vậy mới thấy là chị Sui của tôi trẻ và đẹp hết xảy con cào cào. Trẻ đến nổi hôm tiệc đính hôn của hai trẻ, tôi nghe cậu em của tôi hỏi một câu xanh rờn:

- Em là bên nhà gái hay nhà trai vậy?

Tôi ngạc nhiên nghe nó hỏi như vậy? Thằng khỉ hỏi ai vậy ta? Đến khi thấy chị Sui ngồi khuất sau lưng nó và nó đang hỏi chị ấy làm tôi phá lên cười muốn đứt ruột:

- Trời, bộ em không biết đó là chị Sui của chị hở?

Thằng em tẽn tò:

- Ủa, chị Sui hở? Em tới trễ không nghe giới thiệu nên không biết. Chị Sui sao nhỏ xíu vậy? (Ý nó nói chị Sui sao trẻ quá vậy)

Chị Sui của tôi nghe thế cũng cười và vui lắm. Được người ta khen trẻ ai mà chẳng thích. Thấy chị ấy vui tôi cũng mừng cho chỉ, mong sao chị Sui sẽ luôn có được niềm vui để bù đắp những gì mà ông chồng đã gây ra cho mình. Không biết nếu bây giờ được gặp lại vợ con, ông ta có tiếc không nhỉ!

Bữa tiệc đính hôn thật đơn giản và vui. Hai bên gia đình sui gia chẳng cần mở lời giới thiệu nhau làm như quen tự kiếp nào. Chị Sui tương lai được mời uống bia hai má ửng hồng thật là xinh. Chỉ bảo:

- Em mà uống hết chai bia là xỉn có gì cũng nói hết á.

Tôi chọc:

- Lỡ có người hát “Em có thương thầm anh không….” thì có nói thật không?

Chị Sui cười và hát:

- Nếu có thương tôi, thì hãy thương tôi bây giờ…..

Ông Sui tương lai của chỉ nghe mà ngất ngây. Hình như ông này cũng thuộc loại rượu vào lời ra nên ổng ngâm nga:

Hỏi bà con tới chung vui,
Làm chung một lễ bốn người được không?
Trời mưa bong bóng phập phồng,
Con đi lấy chồng mẹ lấy sui gia.


Hình như tôi bấ đầu hơi lo lo nên đã nghĩ bụng kiếm ông bạn nào còn độc thân vui tính làm mai cho chị Sui tương lai. Hai con của chỉ đã lớn không còn là gánh nặng nữa và chỉ bây giờ cũng là độc thân vui tính. Có ai muốn thì ghi danh nhé!

Thanh Mai

Ý kiến bạn đọc
27/03/201816:18:20
Khách
lo xa ắt chẵng buồn gần ..... mới đầu chĩ là giỡn cho vui .... nhưng tâm tư con người nghĩ gì thì chẵng ai đoán được .... phòng ngừa vẫn hơn
22/09/201307:00:00
Khách
Không biết chuyện này thực hư ra sao chứ tôi nhận xét tác giả hơi dai.dột đấy. Ở đời này chẳng ai học được chữ ngờ. Đàn ông năm bảy lá gan, lá ở cùng vợ., lá toan cùng ngừoi đấy cô Mai ơi!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,647,042
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014 và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả hiện là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất, tác giả viết cho mùa Vu Lan.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ tại Houston. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2004. Sau nhiều năm ngưng viết, ông vừa trở lại với sức viết mạnh mẽ. Bài mới là chuyện mừng đón cháu ngoại sinh đúng ngày bão lụt ở Houaton, Texas.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 27 năm qua, ông là nhà hoạt động văn hóa cộng đồng, là thầy dạy võ, và không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Với sức viết mạnh mẽ, vừa có thêm tới 7 cuốn sách mới đang ra mắt khắp nơi. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Sau đây, là bài mới viết cho mùa lễ Vu Lan.
Tác giả định cư tại Pháp, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài mới của tác giả cho mùa Vu Lan 2017 giống như bông hồng đỏ dành cho một bà mẹ vẫn tiếp tục sống vui sau cuộc bể dâu thời hậu chiến bi thảm.
Tác giả quê quán ở Bến Tre, đi du học Mỹ năm 1973 và ở luôn cho tới ngày nay. TG gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015. Năm đầu tiên, nhận được giải danh dự (2016) và năm thứ hai được giải “Á khôi” Vinh Danh Tác Giả (2017). Hiện ông đã về hưu và đang định cư ở Orange County.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bài được chuyển đến bằng điện thư. Mong Lanh Nguyễn tiếp tục viết và vui lòng bổ túc phần sơ lược tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2014. Cô sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo. Cô đến Mỹ tháng 4 năm 2000, hiện là cư dân Waxahachie, Texas, trong một thành phố ít người Việt cư trú. Sau đây là bài viết mới của tác giả.
Nhạc sĩ Cung Tiến