Hôm nay,  

Oan Cho Anh Chín

18/09/201300:00:00(Xem: 52448)
Tác giả: Nguyễn Hữu Thời
Bài số 4014-14-29414vb4091813


Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ được mọi người quí trọng. Ông góp bài từ năm đầu, đã nhận giải Danh Dự, và suốt 14 năm qua vẫn đều đặc sinh hoạt và hỗ trợ giải thưởng Việt Báo. Trước 1975, Nguyễn Hữu Thời là nhà giáo rồi sĩ quan VNCH. Định cư tại Hoa Kỳ, ông là một chuyên viên điện toán, hiện đã về hưu. Mong ông luôn vui khoẻ và tiếp tục góp bài.

* * *

Chín Dẫm vừa đi làm về, mở cửa vào nhà liền thấy con Nancy, mười sáu tuổi, con gái đời chồng trước của chị Chín đang ngồi gác hai chân lên cái “coffee table’ chăm chú, thoải mái xem trên màn ảnh truyền hình phim tình cảm ướt át, có nhiều cảnh “hôn hít, cụp lạc” ồn ào mà tuổi như nó chưa được phép xem. Phim đó chỉ dành cho người lớn, tuổi trên hai mươi mốt. Anh lên tiếng cảnh báo:

“Đi học về, con không lo dọn dẹp nhà cửa giúp mẹ, rồi vào phòng học bài, làm bài tập, ở đó mà ngồi xem những phim bậy bạ như vậy đó! Vừa mất thời giờ vô ích, vừa làm phân tâm chuyện học hành.”

Nó ngước nhìn anh Chín với đôi mắt bất cần như nhìn người xa lạ, nét mặt tỉnh bơ, nín thinh, xem như không nghe thấy lời nói của cha ghẻ, và vẫn tiếp tục xem phim. Từ khi nó lên mười sáu tuổi, học lớp Mười, tính nết nó bắt đầu thay đổi, không xem lời anh Chín dạy dỗ ra làm sao cả. Mỗi lần có sự đụng chạm với anh như chiều nay, nó chờ mẹ đi làm về, xong hai mẹ con thường rù rì, to nhỏ với nhau cả mấy tiếng đồng hồ trong phòng riêng, tới bửa không thấy cơm nước gì cả. Anh Chín phải xuống bếp tự nấu cơm. Anh ăn quấy quá cho qua bữa, rồi vào phòng nghỉ. Không khí gia đình thật là căn thẳng. Vợ chồng chỉ nhìn nhau mà không nói, không chào hỏi nhau một lời, giống như chiến tranh lạnh giữa Nga Mỹ hồi thập niên 70.

Cách đây ba tháng, hai vợ chồng anh có chuyện xích mích, cải nhau to tiếng chỉ vì chị Chín nghi ngờ anh rút hết tiền saving đem cho con gái anh với người vợ trước đã mất từ mười hai năm nay. Mặc dù, anh hết lòng giải thích là anh chỉ rút ra một ít giúp đứa cháu ngoại đang bị bệnh nan y mà con gái anh lo không đủ để trả tiền “ Co- Pay” cho dịch vụ bảo hiệm y tế qúa nặng. Rể anh bị laid off đã gần hai năm rồi, ăn tiền thất nghiệp đã hết mà tìm việc vẫn chưa ra. Căn nhà có ba phòng, chị Chín dọn qua ở nơi phòng bỏ trống từ hôm xảy ra chuyện cải vả, trách móc. Thỉnh thoảng chị qua ngủ nơi phòng Nancy.

Họ là vợ chồng chắp nối, gặp nhau trong một trường hợp thật đặc biệt. Sau khi người vợ anh mất được mấy năm, anh về thăm quê củ ở Trà Vinh, Việt Nam. Trong một dịp đến thăm người bạn thân nhau từ thời thơ ấu, anh gặp chị Chín, tên cúng cơm là Mén; dắt bé Nancy lúc ấy lên ba tuổi từ nhà bên cạnh sang chơi. Trong câu chuyện, anh biết cô Mén vừa mới bị chồng bỏ rơi. Mẹ con đang bơ vơ không nơi nương tưạ, không biết cuộc sống tương lai ra sao. Gần một tháng trời lưu lại Việt Nam, anh càng biết rõ hơn. Hồi năm 1990, cô Mén vừa tròn hai mươi, có nhan sắc mặn mà, được Ba Tẩm, cán bộ Đảng từ Lũng Nha ngoài Bắc đổi vào công tác trong Nam; gá nghĩa phu thê. Cô tưởng đâu là gặp được phước lớn, trúng số cá cặp, trúng số đề lớn, cô cho là mình may mắn hơn những người bạn cùng lứa tuổi, cùng quê phải gá thân cho Tàu Đài Loan, Tàu đại lục hay Nam hàn, ngôn ngữ bất đồng; nhưng vì cuộc sống quá nghèo khổ, bi đát của gia đình, họ phải âm thầm nhắm mắt đưa chân, hy vọng mong manh có ngày tươi sáng hơn. Mén sung sướng thầm nghĩ rằng: Dù gì Ba Tẩm cũng là người Việtnam, cùng ngôn ngữ, phong tục, tập quán nên vui vẻ trao thân con gái cho hắn, kềt nghĩa trăm năm, và dọn về ở với hắn trong căn nhà khá tiện nghi mà bọn cầm quyền cọng sản địa phương cướp của một gia đình Sĩ quan VNCH bị cầm tù ngoài Bắc, và đã bỏ xác nơi cái gọi là “trại cải tạo” trong dãy nuí Hoàng Liên Sơn, Bắc Việt. Vợ con người Sĩ quan bạc phước nầy bị chúng cưỡng ép đi vùng kinh tế mới, không rõ sống chết thế nào. Những tên Việt Cộng từ ngòai Bắc vào Nam làm việc, tên nào cũng có bà vợ Bắc dữ dằn với đàn con ngổ ngáo ở ngoài quê; nhưng chúng cố dấu đi để kiếm gái đẹp trong Nam, xây phòng hai, phòng ba. Bọn nầy đa phần là có gan ăn vụng nhưng không có gan chịu đòn. Chúng đốn được nhưng không vác được. Thường thì sau một thời hưởng thu, là bọn chúng cao chạy, xa bay, quất ngựa truy phong; nhưng riêng Ba Tẩm còn tiếc nuối cái sắc đẹp trời cho của Mén, và “gái một con trông mòn con mắt”. Thêm nữa, Mén giỏi dang, cơm bưng nước rót, lại có tài nấu nướng, may vá, thêu thùa; nên hắn còn nấn ná kéo dài thêm thời gian hưởng thụ, rồi tới đâu hay tới đó.

Ba Tẩm xây phòng hai được hai năm, và có với Mén bé Nở (Nancy) lên hai tuổi. Nhưng không may cho hắn, bỗng nhiên, bà vợ cả từ ngoài Bắc thình lình xuất hiện. Khi hay tin chồng lập phòng hai, bà Kén từ Lũng Nha ngoài Bắc lặn lội dẫn đàn con đi tìm chồng. Khi ả phát giác ra tổ uyên ương của Ba Tẩm, ả liền cho anh chồng một trân nên thân, và ả đần Mén một trận thừa sống, thiếu chết, thương tích đầy người. Bọn công an địa phương không thấy can thiệp, xử lý.Trước khi bỏ đi, ả còn đưa ra những lời hăm dọa khiếp đảm, sẽ thuê bọn xã hội đen giết chết Mén hay sẽ bị tạt ác xít, nếu Mén còn dây dưa với chồng ả, bà ta không coi luật lệ ra làm sao cả. Sau hôm xảy ra chuyện đánh ghen, Ba Tẩm lặng lẽ xin đổi về Bắc, và biệt tăm từ đó; bỏ rơi mẹ con cô Mén không một chút thương tiếc, không đoái hoài đến!


Biết rõ hoàn cảnh của Mén, Chín Dẫm rất áy náy, và tỏ ra thương xót vô cùng! Anh ra tay nghĩa hiệp hết lòng giúp đỡ vật chất, và an ủi tinh thần suy sụp khá nặng nề của Mén. Cô Mén gặp được anh Chín như nắng hạn lâu ngày gặp mưa. Như người mù được bác sĩ chửa sáng mắt ra, như kẻ đắm thuyền giữa biển khơi vớ được mãnh ván đang trôi lềnh bềnh bên cạnh. Chuyện gì đến sẽ đến trong những tháng ngày sau đó giữa anh và Mén, cả tốt lẫn xấu có thể xảy ra.

Anh trở lại Mỹ, và làm giấy tờ bảo lãnh mẹ con Mén theo diện hôn nhân đoàn tụ theo chồng. Bé Nancy được anh Chín nuôi dưỡng như là con mình sinh ra. Anh săn sóc bé thật chu đáo. Nhiều lần chị Chín bận việc, anh phải tắm rửa, thay quần áo cho nó, pha sửa, mớm cơm. Anh bồng bế, nựng nịu, hôn hít nó mỗi khi anh đi làm về. Anh dẫn dắt bé Nancy đị học mẫu giáo và đón nó về trong tình cha con thật là thắm thiết thương yêu. Tuy đã lên năm, có những đêm nó vào ngủ chung với vợ chồng anh. Anh dạy dỗ nó rất cẩn thận. Có những lúc rảnh rỗi, anh ngồi choàng vai nó nơi ghế xa-lông cùng xem truyền hình những đài Việtnam để cho nó luyện thêm tiếng Việt, và giảng giãi cho nó những chữ Việt nó không hiểu. Nhiều lúc anh quên đi nó chỉ là con riêng của chị Mén.

Nancy càng lớn càng trổ mã, tuổi mười sáu dậy thì. Nó có thằng bạn trai gốc Âu châu, học cùng trường trên nó hai lớp, và sắp tốt nghiệp trung học, hắn thường rủ rê Nancy đi chơi trong những ngày cuối tuần. Có đêm Nancy (Nở) không ngủ ở nhà. Chị Chín vì quá chìu chuộng con gái nên không bao giờ đụng đến. Trái lại, Chín Dẫm thường dạy dỗ, la rầy nó như lúc còn bé. Nancy đem câu chuyện ông cha ghẻ đối xử, cấm đoán mình như vậy tâm sự với người bạn trai, và cho rằng cha ghẻ qúa cay nghiệt, xâm phạn sự tự do của nó, cư xử không tốt với nó. Tên Ken nghĩ ra cách làm cho bạn gái vừa lòng, lại thêm có lợi cho hắn là khi đến rủ rê Nancy đi chơi qua đêm, không bị ông cha ghẻ rầy la, cấm cản. Ken phải làm cho anh Chín phải ngồi tù. Y bày vẽ cho Nancy:

“You biết rằng ở xã hội Mỹ nầy, chuyện molesting trẻ em và child abuse, sexual harassement thường xảy ra, và luật pháp Mỹ xử rất nặng những kẻ phạm tội. You làm đơn thưa ông cha ghẻ you về những tội trên. Ông ấy ngồi tù, chúng ta sẽ tự do vui vẻ đi chơi thỏai mái.”

Chị Chín biết chuyện nhưng không cản trở vì vợ chồng đã xích mích từ lâu, đồng sàng dị mộng, và cho rằng anh Chín quá khắc nghiệt với con riêng của mình nên không ngăn. Cảnh sát bắt Chín Dẫm, và truy tố ra tòa về tội molesting, child abuse, sexual harassement. Nhân chứng là tên Ken. Những ngày tạm giam trong sở cảnh sát, chín Dẫm thấy nỗi oan của mình không sao giãi bày được.

Nhưng ở đời, ở hiền gặp lành, sau cơn mưa trời lại sáng. Anh có người bạn thân là Tám Thi, hiện là thông dịch viên tòa án, biết rõ mọi việc oan ức của Dẫm nên nhờ luật sư Jenny N. bào chửa tại tòa. Luật sư Jenny N., người Mỹ gốc Việt. Khi theo cha mẹ tỵ nạn cọng sản sang Mỹ hồi năm 1975, cô mới có bốn tháng tuổi. Điều ngạc nhiên, bây giờ cô rất thông thạo tiếng Việt cả đọc, viết, và nói. Được như vậy, là hồi còn nhỏ, sau giờ học ở trường, cô được cha mẹ chở đến học tiếng Việt ở các Trung tâm Việt ngữ, các chùa chiền, nhà thờ của những người tỵ nạn cộng sản Việt nam mở ra khắp nơi. Các Thầy Cô ở đây rất tận tâm dạy dỗ tiếng Việt; nên luật sư Jenny có một trình độ tiếng Viêt không thua gì người Việt nam có học đã trưởng thành. Lại thêm, hằng ngày ở nhà cha mẹ cô nói tiếng Việt với cô, dạy thêm tiếng Viêt cho cô, và thường hướng dẫn, giảng giải các phong tục, tập quán, và văn hóa của người Việt. Cô trình bày trước Tòa:

“Thưa ông Chánh án và quí vị trong bồi thẩm đoàn. Văn hóa và phong tục Việt nam là khi làm cha mẹ, ông bà, họ hết lòng thương yêu con cái. Họ thường âu yếm, săn sóc trẻ thật chu đáo. Chuyện hôn hít, ẵm bồng, nâng niu khi bé còn nhỏ là chuyện bình thường. Khi bé lớn lên, những chuyện trên không còn nữa, nhưng họ vẫn tiếp tục giúp đỡ khi con cái đã lập gia đình. Họ hy sinh cả thời gian nghỉ dưỡng tuổi già, họ sẵn sàng giúp con cái, săn sóc các cháu nội ngọai như đưa chúng đi học, baby-sitter, mớm cơm, pha sửa. Có khi còn nấu nướng cho con cái dùng bửa nữa. Có rất ít trường hợp molesting hay sexual harassement xảy ra trong những gia đình Việt nam; nhưng có chăng đi nữa chỉ là những kẻ có bịnh tâm thần, không bình thường. Thân chủ tôi là người bình thường, không có bệnh thâm thần. Ông ta là người đầy lòng nhân ái luôn luôn giúp đỡ những người “sa cơ lỡ bước” bằng chứng là đã giúp đỡ mẹ con cô Mén khi còn ở Việt nam. Sau khi bị người chồng trước bỏ rơi, cô Mén (mẹ nguyên đơn) đã nhiều lần quyên sinh; nhưng được thân chủ tôi cứu thoát, anh ta đã ra tay nghĩa hiệp hết lòng giúp đỡ, và kết thành vợ chồng với mẹ nguyên đơn, bảo lãnh mẹ con họ đến đây, nuôi nấng, dạy dỗ cô Nancy để thành người hữu dụng. Chuyện Nancy nghe lời bạn trai xúi bẩy thưa thân chủ tôi tại toà là chuyện vu cáo, không có bằng chứng xác thực, không cấu thành tội trạng. Hơn nữa, tập tục, văn hóa của người Việt không bao giờ xảy ra những tội phạm như đã nói trên.”

Sau khi toà nghị án, chin Dẫm được Tòa tha bổng vì không đủ yếu tố buộc tội; nhưng có một điều buồn cho anh, một tháng sau, cô Mén ly dị anh, và đem bé Nancy đến lập nghiệp ở tiểu bang miền Đông Hoa Kỳ.

Nguyễn Hữu Thời

Ý kiến bạn đọc
18/03/201605:42:30
Khách
THẬT TỘI NGHIỆP CHO ÔNG CHÍN DẪM. MỘT SỰ THẬT ĐAU LÒNG. NGƯỜI VIỆT MÌNH THƯỜNG NÓI: " Cứu vật , vật trả ơn. Cứu nhân, nhân trả oán.' Tác giả đã để lại một bài học cho những người về VN kiếm vợi.
24/10/201307:00:00
Khách
Thật tội nghiệp!Đúng là làm ơn mắc oán.Chuyện cũng là bài học thực tế cho những người đàn ông muốn về VN kiếm vợ hay bồ nhí.Cám ơn tác giả đã đóng góp một bài hay.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,200,017
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Bài viết thứ ba của bà được viết nhân khai trường, để Kính tặng các Thầy Cô cuả Trường SPSG; - Thân tặng các Anh Chị cựu Giáo-sinh SPSG; Và riêng tặng các bạn SPSG/ nhất 9 nhị 15/ K.12/73-75.
Tác Giả tham dự VVNM năm 2015, đã nhận giải danh dự năm (2016) và giải “Vinh danh tác phẩm” (Á khôi) năm 2017. Tác giả về hưu từ lâu và đang định cư tại Orange County. Bài viết mới, thể hiện tâm tư và cách nhìn chủ quan của “một kẻ lưu vong bất đắc dĩ,” nói theo tác giả, và không có ý định tạo mâu thuẫn, tranh cãi với những người không cùng quan điểm.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình My, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tiếp tục viết bằng tiếng Việt và đây là bài thứ hai.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, bài viết mới
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Với bài "Hành Trình Tiếng Việt của Một Người Mỹ", tác giả đã nhận Giải Viết Văn Việt ngữ Trùng Quang năm đầu tiên, 2013. Ông là một cựu chiến binh Mỹ từng đóng quân ở Biên Hoà và kết hôn với một phụ nữ Việt. Ông bà có 7 người con, hiện ở Ohio. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông, ngày 18 -12-2012 đã kể chuyện tình 40 năm hạnh phúc của Ông Bà Sáu. Năm 2018 đánh dấu 45 kết hôn của ông bà Tuyết - Steve Brown. Đúng thời điểm đặc biệt này, ngày 2 tháng 5 năm 2018, Bà Sáu Tuyết thình lình qua đời vì cơn bệnh bất ngờ. Bài viết của ông Sáu tưởng niệm “Cuộc Đời Của Tuyết” đã được phổ biến ngày 27/07/2018. Sau đây, là bài viết mới về LA họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến