Hôm nay,  

Chọn Nơi Sanh

16/09/201300:00:00(Xem: 76706)
Tác giả: Y Châu
Bài số 4012-14-29412vb2091713


Tác giả là cư dân Miami, tiểu bang Folrida, đã góp hai bài viết về nước Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất. Cả ba bài đều là những bài viết rất ngắn có nội dung cô đọng. Mong Y Châu sẽ tiếp tục viết thêm.

* * *

Sự lựa chọn là điều tất yếu trong sinh hoạt hằng ngày của mỗi người; từ việc nhỏ như mua sắm, tới chuyện lớn hơn như chọn bạn chọn vợ chọn chồng. Nhưng không ai chọn lựa được cha mẹ hay nơi ta chào đời!

"Con vua thì được làm vua
Con sãi ở chùa phải quét lá đa".


Câu chuyện"mẹ quạ nuôi con tu hú", khi tu hú con được mẹ quạ nuôi từ trong trứng, đủ lông đủ cánh, theo bản năng, bay đi tìm đàn. Người đời chê trách! Lỗi của tu hú cha mẹ hay lỗi của tu hú con?

Đạo lý hơn là chuyện thiên nga, khi chim mẹ mớm mồi cho chim con, có dung dịch màu đỏ từ miệng chim mẹ. Người ta ca tụng mối tình mẫu tử của loài thiên nga, hy sinh cả máu thịt của để nuôi con, thật cao đẹp biết bao. Phải chăng cao xanh đưa ra những điển hình từ loài vật để dạy chúng ta!

Gần đây một cặp đồng tính nam, ở một tiểu bang của Mỹ, bị đưa ra tòa vì không làm tròn bổn phận chăm sóc đứa con nuôi. Quan tòa ra phán quyết là họ phải có trách nhiệm nuôi nấng đứa bé đến lúc trưởng thành. Xã hội công nhận, mạng sống của con người rất quí trẻ em càng quí hơn là tài sản của mỗi quốc gia, những người trẻ, những người đang ở tuổi đi làm làm ra tổng sản lượng quốc gia; để đất nước phát triển và nuôi những người về hưu, người già.


Theo ước tính được cập nhật thì chi phí để nuôi một đứa bé từ khi nhỏ đến lúc trưởng thành là 200.000,00 Mỹ kim, không kể thời gian và công lao dạy dỗ; có lẽ vì vậy mà nhất là xã hội Âu Mỹ tỷ lệ sinh sản rất thấp, họ nuôi chó, mèo để hủ hỉ, thay thế trẻ con.

Câu chuyện của Miss Andreas, một người thân quen, đường hoạn lộ của cô rất thành công, nhưng đường tình duyên nhiều trắc trở. Sau khi ly dị, cô nuôi cả một đàn chó, chúng luôn quấn quít và bảo vệ cô,...

Sau một thời gian vắng bóng, tôi gặp lại, khi cô đang đẩy một chiếc xe đôi. Trên xe là hai bé xê xích tuổi nhau, gốc Africa, mà xin làm con nuôi nhân khi viếng thăm. Những đứa trẻ bất hạnh nằm trong danh sách thật dài ở viện mồ côi, từ các nơi: lục đia đen, Á châu, Đông Âu, Nga, Nam Mỹ,... Các em đâu chọn được nơi sanh ra mình, chỉ chờ đợi những cha mẹ nuôi, những trái tim mở rộng khi chọn lựa, không lằn ranh màu da, chủng tộc.

Nếu có cơ duyên, một sự cố gắng bền bĩ của các em, thì những đứa trẻ không chọn được nơi sanh, bị dứt bỏ, khi lớn lên sẽ làm nuôi lớp về hưu, lớp già, trong đó có đấng sanh thành của các em.

Y Châu

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,143,322
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả lại tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà là một chuyên viên xã hội, từng nhiều năm làm việc tại Trung tâm Cao niên một thành phố tại Bắc California. Bà cho biết muốn tham gia viết về nước Mỹ từ lâu, nhưng phải chờ tới khi về hưu mới thực hiện được ý nguyện.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà là một chuyên viên xã hội, từng nhiều năm làm việc tại Trung tâm Cao niên một thành phố tại Bắc California. Bà cho biết muốn tham gia viết về nước Mỹ từ lâu, nhưng phải chờ tới khi về hưu mới thực hiện được ý nguyện. Bài viết đầu tiên của bà là "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc". Sau đây là bài viết thứ hai của tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ khi tuổi ngoài bát tuần. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết đầu tiên là thư kể về mùa đông băng giá khác thường tại vùng Thủ Đô Hoa Kỳ. Sau đây, bài viết thứ ba là chuyện về mùa xuân và hoa đào.
Tác giả là một nhà giáo, tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm Huế năm 1972, đã dạy văn tại Huế 18 năm. Đến Mỹ 1990, đi học và trở lại nghề nhà giáo. Hiện dạy tại 2 trường California State University, Sacramento - Cosumnes River College, và Sacramento, California. Bà cũng từng là hôi trưởng, điều hành Trung Tâm Việt Ngữ Lạc Hồng, Sacramento, từ 1995-1997. Tác giả đã nhận Giải Danh Dự Viết về nước Mỹ 2009, với bài viết Levina, chuyện một thiếu nữ có mẹ Việt và bố là chiến binh Mỹ gốc Phi Châu bị giết tại Tân Sơn Nhất cuối tháng Tư 1975.
Tác Giả lần đầu tham dự VVNM từ tháng 7/2018. Tại Saigon trước 1975, Huỳnh Mai Hoa học Đại Học Văn Khoa, có làm thơ và viết truyện ngắn đăng trên vài nhật báo ở Saigon. Qua Mỹ năm 1993 theo diện HO của chồng, làm nghề tóc.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Tác giả nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến