Hôm nay,  

Thay Cho Lời Cám Ơn

11/09/201300:00:00(Xem: 77467)
Tác giả: Nguyên Phương
Bài số 4007-14-29407vb4091113


Với bài viết “Lời Cám Ơn Của Mẹ Tôi”, kể chuyện bà Mẹ 90 tuổi thi đậu Quốc Tịch Mỹ, Nguyên Phương đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2007. Tại Việt Nam trước 1975, bà là một dược sĩ. Vượt biển, định cư tại Mỹ từ 1982, bà làm việc trong một cơ quan chính phủ tại Virginia. Sau khi về hưu, Nguyên Phương hiện là cư dân vùng Little Saigon. Bài viết mới của Nguyên Phương kể về một trung tâm thiện nguyện chữa bệnh và chỉ dẫn các học viên tự chữa bệnh.

* * *

Từ ngàn xưa các cụ vẫn nói “ghét của nào trời trao của ấy” quả thật đã không sai đối với tôi.

Từ thuở bé tôi đã ghét cay ghét đắng khi bị bắt uống thuốc, lúc vào trường dược lại được nghe thầy T “tâm sự” thầy không thích uống thuốc, tôi mới thấy là mình đã không phải là người duy nhất. Lý do thì thay đổi theo thời gian, lúc bé vì sợ thuốc đắng nhưng khi lớn thì sợ những phản ứng phụ.

Một lần khi còn trẻ tôi thấy một anh đồng nghiệp mang ra một “nắm thuốc” để uống sau khi dùng bữa ăn trưa, anh nhìn tôi và cười cười:

- Tôi chỉ bị một bệnh cao máu thôi nhưng phải dùng một nắm thuốc như thế này, vì thuốc trị cao máu thì lại kèm theo thuốc trị những phản ứng phụ ….

Thời gian trôi qua, ngày nay khi chữ nghĩa đã trả thầy, bút nghiên đã gác lại, tuổi đời đã đủ cho cuộc sống tiếp nối những ngày tháng thong dong, tôi vẫn nhớ lời thầy nói nhưng dù ghét tôi cũng đã phải dùng một “nắm thuốc”, tuy không bị ba cao, một thấp (cao máu, cao mỡ, cao đường và thấp khớp), là những bệnh thông thường của những người tuổi không còn trẻ nữa, tôi cũng có bệnh lai rai và ngoài ra cũng phải dùng thêm thuốc bổ máu, bổ xương, bổ mắt ….

Đúng là “hãy cho tôi biết bạn của bạn là ai tôi sẽ hiểu về bạn”. Tôi có một chị bạn khá thân, chị cũng sợ dùng thuốc, sợ những phản ứng phụ của thuốc, nhưng chị chỉ sợ dùng thuốc tây, chị thường dùng thuốc thiên nhiên, đi chơi với chị thế nào chị cũng ghé những tiệm GNC, vitamins … và khi ra khỏi tiệm trên tay chị luôn luôn có một gói trong đựng lỉnh kỉnh vài lọ thuốc. Cũng có những điểm hay khi chị chỉ toàn dùng nghệ, quế, gừng, tỏi, nấm linh chi… chị không dùng một nắm thuốc tây nhưng là một nắm thuốc thiên nhiên. Chúng tôi cùng sợ thuốc nhưng mỗi người có một hướng đi khác nhau về cách tránh dùng thuốc.

Hình như tôi vẫn có một niềm đam mê trong những môn học cổ truyền về ngành y. Tôi chẳng có một ước vọng nào để trở thành lương y hay thầy thuốc, tôi chỉ muốn tìm cho mình một phương cách càng ít dùng thuốc càng tốt, dù biết rằng bốn cửa ải mà ai cũng sẽ phải qua: sanh, lão, bệnh, tử.

Từ những ngày đầu dọn về thủ đô của người Việt tỵ nạn, tôi đã cố công tìm kiếm lớp học về nhân điện, xem báo, hỏi thăm tin tức, dò tìm trên internet nhưng không tìm thấy.

Một ngày nọ người bạn cho tin tức về diện chẩn trị liệu pháp, một phương pháp chữa bịnh mới, chỉ cần thoa bóp những huyệt ở trên mặt, khoảng năm trăm huyệt, chính bạn đã tự chữa khỏi bệnh thấp khớp và chính bạn biết một vài người đã được chữa khỏi bệnh. Tôi không hoàn toàn tin rằng có một phương pháp nào có thể chữa được những bệnh nan y nhưng tôi vẫn thích tìm hiểu và học hỏi.

Người sáng lập ra phương pháp chữa bệnh này là thầy Bùi Quốc Châu, thầy có tâm nguyện là muốn mỗi người sẽ là một vị thầy thuốc chữa bệnh cho chính mình, thấy hay hay tôi tìm kiếm trên google và đọc những bài viết, những sổ tay diện chẩn, xem những youtube… càng đọc tôi càng say mê và ao ước tìm được thầy để học thêm, tôi vẫn tiếc vì có một lần thầy Châu đã qua California và đã mở một khóa dậy.

Tìm thầy Châu không được tôi cố tìm đệ tử của thầy may thay trong một lần đi tập tài chi ông nhà tôi đã tìm ra được một số phone 714.319.4193 để liên lạc và biết thêm chi tiết. Một ngày đẹp trời chúng tôi tìm đến hỏi thăm thì được biết lớp học về diện chẩn và bấm huyệt được hướng dẫn bởi thầy Lý Phước Lộc khóa hai mới bắt đầu được một tuần. Đây là một trung tâm thiện nguyện chữa bệnh từ thiện, và thầy Lộc đã được mời đến để hướng dẫn một khóa học

Tuy không tìm được những ông thầy nổi tiếng mà tôi xem được trên internet, đa số là còn ở Việt Nam, tôi cũng cứ ghi tên học.

Đến thứ bẩy cắp sách đến “trường”, trường nằm lọt trong một khu nhiều phòng mạch nha sĩ, bác sĩ, và thiền đường. Đó là trung tâm “trường sinh học điển quang” một trung tâm thiện nguyện chữa bệnh miễn phí

Thầy Lộc vào lớp và bắt đầu ngay việc giảng dậy.

Lớp học thật ấm cúng, số học viên có lẽ đủ cho thầy hứng khởi giảng bài. Tôi không tham dự buổi học đầu tiên nên tôi không được nghe lời giới thiệu về thầy, tuy nhiên tôi được biết thầy giảng bài tùy hứng nên mỗi học viên đến học là tùy duyên để được nghe thầy truyền đạt những gì thầy thâu thập được.

Theo chương trình, buổi sáng thầy giảng phần lý thuyết và buổi chiều vừa chữa bệnh vừa giải thích lý do đưa đến quyết định chữa trị.

Môn học của thầy bắt nguồn từ diện chẩn trị liệu pháp của thầy Bùi Quốc Châu, nhưng thầy Lộc không dùng dụng cụ mà chỉ dùng hai bàn tay, thêm vào đó thầy Lộc không chỉ dùng những huyệt trên mặt mà thầy còn liên hệ với những huyệt trên tay, chân để tìm ra đúng huyệt mà chữa bệnh. Nguyên tắc của thầy là tìm kiếm những sinh huyệt đã gây bệnh rồi chà sát mạnh vào vùng đó để làm khai thông những kinh mạch đã bị bế tắc. Theo thầy thì học viên phải thêm vào phần suy luận của mình và tìm ra đúng huyệt để xoa bóp thì mới có kết quả tốt.

Qua vài buổi học tôi cũng chưa thâu thập và nhớ được bao nhiêu nhưng kết quả chữa bệnh của thầy thì thật tài tình, tận mắt tôi nhìn thấy thầy chữa bệnh và thấy được nét vui mừng của bệnh nhân đã được chữa bệnh.

Một chị quá xúc động lên cảm tạ thầy đã chữa cho chị khỏi bệnh migraine headache, một bệnh đã lâu năm, bây giờ nhờ thầy giúp chị không còn nhức đầu nữa.

Một anh bị tai biến mạch máu não, cánh tay trái chỉ dơ được ngang tầm dưới vai và mặt cũng hơi nhăn nhó mỗi khi đưa tay lên, thầy tìm huyệt và bấm huyệt, mỗi cái bấm anh nhăn mặt để dằn cơn đau xuống, thầy xoa bóp xong, anh dơ thẳng được cánh tay qua khỏi đầu, quá cảm động anh khóc. Tưởng cánh tay anh đã không còn hy vọng dơ lên được.

Mỗi bệnh nhân có một bệnh lý khác nhau nên thầy cho những lời giải thích khác nhau.

Tôi có một chị bạn bị tai biến mạch máu não đã sáu năm, chị đã đi lại được với cây gậy, tay đã dơ lên được duy có bàn tay phải các ngón tay cứ co cứng lại không duỗi ra được dù đã dùng tay trái kéo ra. Sau buổi học tôi đã phone cho chị và chỉ cho chị những lời thầy đã giảng cho trường hợp bị tai biến mà tay co cứng lại, chị đã làm theo. Sáng hôm sau chị gọi cho tôi, chị nói chị mừng phát khóc vì các ngón tay phải khi kéo ra đã chịu nằm yên và bàn tay đã mềm ra... Thật là một buổi học tuyệt vời nhờ đó mà chị bạn tôi đã nhìn thấy một sự tiến triển mà chị đã trông chờ cả sáu năm qua.

Bản thân tôi, cũng đã tự chữa được những bệnh lặt vặt, một lần quỳ lạy Phật nhiều hơn bình thường, cái đầu gối phát đau, tôi lần mò được huyệt ở trên trán, day day trán và đầu gối bớt đau.

Một cậu mười chin tuổi, tham dự khóa học từ buổi đầu và không buổi nào vắng mặt, lần đầu cậu đưa bà ngoại đi chữa bệnh, rồi bà ngoại bệnh tình giảm bớt đã không lại nữa nhưng hai chị em cậu vẫn tiếp tục đến. Cậu nói cậu đã lấy những kinh nghiệm học hỏi của mình để chữa bệnh cho mẹ cậu ở Việt Nam qua webcam và mẹ cậu cũng hơi bớt bệnh, cậu tự nhún mình có lẽ tại cậu chỉ không đúng.

Nghe như mình tưởng tượng, nghe như phản khoa học nhưng thật sự với tôi tôi đã thấy có một sự liên hệ, có thấy thuyên giảm. Nhiều bạn tôi đã cười tôi và cho là tôi tưởng tượng, nhưng rồi những kết quả trước mắt cũng phải tin. Tôi nghĩ rằng những bệnh liên quan đến gân cốt thì có lẽ phải nói đây là một lối chữa bệnh tuyệt vời.

Thầy là một cư sĩ Phật giáo nên trong cách chữa bệnh thầy đã đặt hết cả tâm huyết vào việc chữa trị, thầy cũng nói thêm về phương pháp lạy Phật có những cái hay và ý nghĩa của nó trong từng thế, những cử động nhẹ nhàng những bắp thịt trên toàn thân được vận động, khi cúi đầu đảnh lễ năm điểm trên cơ thể (đầu, hai tay và hai chân) đều chạm đất, để học cái hạnh của đất, mặc cho mọi sự phỉ nhổ chà đạp đất vẫn mỉm cười, ngửa tay ra để tiếp nhận ánh sáng của mặt trời, nắm tay để thu lại và buông ra để buông xả, bố thí. Nên lạy Phật cũng là một phương pháp vừa có tính cách tâm linh vừa là một môn thể thao để có thể chữa được nhiều bệnh. Những lời giảng dậy của thầy luôn luôn bàng bạc những triết lý của đạo Phật.

Với thầy Lộc, thầy thích dậy học hơn là chữa bệnh vì theo thầy chữa bệnh thì chỉ chữa được cho từng người nhưng thầy muốn phổ biến, thầy muốn truyền bá những gì thầy đã kinh nghiệm và thực chứng được để mỗi người đến nghe thầy đều có thể trở thành một người thầy thuốc ít nhất là tự chữa được cho mình và nếu có cơ duyên thì còn có thể chữa được thêm cho người khác, và để bản thân không phải đến thăm bác sĩ thường xuyên khi nhức đầu sổ mũi, khi đau vai, nhức chân …

Với tôi, thuốc Tylenol lúc nào cũng phải có trong nhà phòng khi cần đến nhưng chỉ để đó và đến ngày hết hạn thì lại mua lọ khác thay vào.

Thầy tiếp, thầy muốn trả ơn nước Mỹ, người Mỹ đã cưu mang thầy, hiện nay tình hình kinh tế của Mỹ cũng đang khó khăn và gánh nặng thêm với một số những người đang phải hưởng sự trợ giúp y tế miễn phí. Sự đóng góp của thầy sẽ chỉ là những hạt cát trong sa mạc nhưng có lẽ cũng phần nào giảm bớt được chút ít chi phí về y tế.

Lời tâm sự của thầy đã làm tôi thật cảm động và thật sự kính mến thầy, kính mến tấm lòng của thầy.

Thay cho lời cám ơn thầy tôi viết đoản văn này để gửi đến những ai có lòng tha thiết muốn chữa bệnh ít nhất là cho bản thân mình, cho người thân của mình, và nhất là muốn cho số “nắm thuốc” trong tay mình không tăng thêm mà có thể còn …. giảm bớt.

Nguyên Phương

Ý kiến bạn đọc
31/10/201307:00:00
Khách
Đúng là lương y nơi cưả Phật,giúp đời với tấm lòng Bồ tát.Hy vọng nhờ đọc bài này mọi người sẽ biết thêm về một cư sĩ hành y giúp đời.Cám ơn tác giả.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,341,893
Năm nay, Chủ Nhật thứ hai của tháng Năm, ngày 13 sắp tới, sẽ là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc sớm bài viết mới của Song Lam. Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Tác giả là một nhà giáo hồi hưu, sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota, hiện cư ngụ với vợ tại Brooklyn Park, MN. Ông cũng từng dạy Anh Văn thiện nguyện tại Trung hoa và Việt Nam và dạy Việt Ngữ cho chùa Phật Ân tại Roseville, MN. Với nhiều bài viết đặc biệt, ông đã tham dự và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Tên thật của nhà giáo họ Đặng là Thống Nhất và người em trai của ông có thên là Độc Lập. Bài viết mới của ông bắt đầu bằng một lời cảm thán với lịch sử “Thống Nhất- Độc Lập fì đâu mà...
Tác giả là một dược sĩ, cư dân Chino Hills, California, đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2007. Bà là nhà văn có 3 tác phẩm đã xuất bản. Ngoài văn chương, sở thích của bà là đàn đương cầm, đã có 2 CD độc tấu nhạc cổ điển và tân nhạc. Sau đây là một truyện ngắn mới được dành cho Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả định cư tại Canada từ 9/1982, tốt nghiệp đại học dược khoa Toronto 1985. Năm 2011, ông góp bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên, một chuyện vui sống động trên chuyến bay từ Hongkong về Bắc Mỹ. Sau đó là bài “Bà Mẹ Tây” hay “Thằng Tầu Con của Mẹ” là bài viết thứ ba của ông, không chỉ sống động mà còn xúc động trong cách viết, cách kể. Sau đây là bài mới nhất của ông, ngày viết được ghi là 30 tháng Tư 2018.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất. Hình ảnh một gia đình này nói lên được phần nào hiện trạng của một gia đình giàu có trong xã hội Ả Rập.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Sau đy là bài viết mới của bà.
Captovan hoặc Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm hai bài viết đặc biệt: “Saigon 68 và Ông Sáu Lèo”, kể về Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan, và bài “Anh Lính Chiến và Người Phóng Viên”, kể về cuộc hành quân tại Phú Lâm A. Bài viết về Mậu Thân thứ ba của ông.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Hôm nay, ngày 30 tháng Tư, mới đọc một hồi ức về ngày này. Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Ông hiện là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Bài viết thứ tư của ông là chuyện Cần Thơ 43 năm trước.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết nhưng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến