Hôm nay,  

Mùa Hè Đã Qua

06/09/201300:00:00(Xem: 77620)
Tác giả tên thật Trương Như Thảo sinh năm 1971, tốt nghiệp Đại Học Kinh Tế trong nước, sang Mỹ theo diện bảo lãnh đầu năm 2012, hiện là cư dân của thành phố Garden Grove, California và đang làm công việc văn phòng tại quận Cam. Đây là bài viết về nước Mỹ đầu tiên của cô.

* * * * *

Thế là một mùa hè đã trôi qua, một mùa hè thật sự đầy đủ với rất nhiều những hoạt động "ngoài trời" thú vị.

Tôi nhớ hôm đó vào ngày Chủ Nhật, cả gia đình chúng tôi đi Legoland. Không thể tả nổi sự thích thú của mấy đứa nhỏ khi được vào "vùng đất Lego". Lego là thứ trò chơi mà tụi nó mê từ nhỏ, chỉ với những khối nhựa nho nhỏ nhiều màu sắc, hình thù tương đối giống nhau nhưng có thể lắp ráp thành nhiều thứ khác nhau, một trò chơi hình thành tính sáng tạo rất cao cho mọi lứa tuổi từ tiểu học đến trung học, thậm chí nhiều sinh viên đại học cũng đam mê trò chơi đầy sáng tạo này. Và còn tự do nữa chứ, muốn lắp ráp kiểu gì cũng được, tùy theo người chơi, không cần phải theo những mô hình có sẵn.

- Má mua cho con một hộp Lego đi má.

- OK, thưởng cho con trai vì có sự tiến bộ trong việc học "ngôn ngữ", nhưng limit là 30 đồng.

- Má à, 30 đồng mua đâu có được cái hộp này, 30 đồng chỉ mua được cái hộp lắp ráp một chiếc xe rồi thôi, mình không có làm được chiều thứ. Mua cái hộp lớn này mình lắp ráp xong cái này, có thể tháo ra làm cái khác, chơi được lâu mà không thấy chán. Con có thể làm nhiều mô hình khác nhau. Má muốn con lắp ráp cái nào con sẽ làm cái đó cho má.

Tôi thấy nó nói có cũng lý, đành bấm bụng chi gần trăm đô mua cho nó. Nếu kích thích được sự đam mê và sáng tạo của một đứa trẻ mà chỉ tốn trăm bạc thì quá rẻ. Tôi tự an ủi mình. Thấy vậy, con gái tôi nói:

- Sao má phí tiền mua cái đồ chơi này làm chi, ở nhà nó có cả đống rồi, má không mua cho nó một cái Laptop riêng để con đăng ký những chương trình làm toán online cho nó học. Có trang web ixl.com rất hay. Nó hứa với con là nếu má mua cho nó một cái Laptop riêng thì một ngày nó sẽ đọc sách và làm toán ba tiếng. Ở nhà bốn người xài chung một cái Laptop bất tiện quá.

- Ok, vậy đợi một hai tuần nữa má mua thêm một cái Laptop cho thằng em, nhưng con phải "giám sát" coi nó có giữ lời hứa hay không đó nha.

- Yes mom.

Thấy đứa con gái biết lo cho thằng em tôi cũng mừng. Chị em tụi nó rất thương nhau, thằng em ( 9 tuổi) rất nể sợ chị nó (14 tuổi). Hai vợ chồng đi làm từ sáng đến tối nên trong suốt mùa hè tôi giao hoàn toàn thằng em cho bé chị lo, từ chuyện ăn uống đến chuyện học hành. Đáng lẽ ra tôi phải cho thằng em học thêm tutoring nhưng vì không có ai đưa đón và không đủ điều kiện vừa đóng tiền học vừa trả tiền đưa đón nên tôi giao thằng em cho bé chị. Bé chị rất xuất sắc trong vai trò "gia sư" và "baby sis.". Khả năng đọc và toán của thằng em tiến bộ rõ rệt, và thằng em cũng "có da có thịt" hơn lúc mới nghỉ hè. Ngoài ra, đứa con gái còn giúp tôi rửa chén hàng ngày và mỗi tuần thì take care luôn chuyện lau dọn vệ sinh restroom và hút bụi. Thấy vậy, một người bạn nói với tôi:

- Sao con em giỏi vậy, con anh nó chỉ lo phòng của nó.

Tôi nói đùa:

- Chắc tại con anh là con "sanh ra ở Mỹ" con tụi em là con "Việt Nam mới qua Mỹ".

Tôi nhớ lại trong năm học trước, một hôm con gái tôi đi học về, tôi thấy nó có vẻ ít nói hơn mọi khi, thường thì khi đi học về nó hay kể cho tôi nghe những chuyện xãy ra trong trường. Đây là một thói quen từ nhỏ, ngày nào đi học về tôi cũng hỏi nó: "Hôm nay con đi học vui không? Có chuyện gì xãy ra không?..." Hôm đó nó trả lời:

- A little bit bad feeling.

- Là chuyện gì có thể kể cho má nghe được không?

- Có hai chuyện. Thứ nhất là cái mô hình "Solar System" của con tự nhiên nằm trong thùng rác. Má nhớ không, hôm trước má giúp con làm đó.

- Sao không nhớ, làm mấy cái đó muốn phồng tay luôn.

Số là hôm trước nó có bài thực hành làm mô hình "Solar System" không hiểu sao nó lại chọn kiểu làm khó nhất, mỗi một hành tinh được ghép bằng nhiều vòng tròn giấy, rồi phải lấy kim may theo đường kính vòng tròn rồi xòe ra để có được một hành tinh. Cứ như thế tôi giúp nó may cả chục cái rồi ghép lại thành một Thái Dương Hệ. "Sản phẩm" làm ra rất đẹp, nó post lên Facebook và được bạn bè bấm "like" nhiều. Tự nhiên hôm nay thấy sản phẩm của mình vào thùng rác thì không tránh khỏi "bad feeling". Tôi an ủi nó:

- Chắc có ai đó không biết nên bỏ vào thùng rác.

- Trong phòng đó chỉ có cô giáo hoặc chủ nhân mới được lấy những mô hình đó thôi, học sinh khác đâu ai dám lấy.

- Chắc con chưa kịp đem về nhà nên người quét dọn vệ sinh tưởng con bỏ nên quăng vào thùng rác.

- Con cũng không biết, chắc là vậy, nếu là người khác thì không sao nhưng nếu là cô giáo bỏ cái này của con vào thùng rác thì không được rồi, má ha.

- Dĩ nhiên rồi, cô giáo ai lại làm thế.

Tôi nói chắc như đinh đóng cột với nó như vậy nhưng trong lòng cũng không biết thực hư ra sao.

Nó cười hi hi.

- Vậy còn chuyện thứ hai là gì?

- Chuyện này cũng không có gì nhưng con kể má nghe cho vui. Có một bạn trai trong lớp con người Việt Nam, bạn ấy được sinh ra và lớn lên ở đây, bạn ấy nói tiếng anh như két má à, nhưng con chắc là kết quả học tập bạn ấy không bằng con, bạn ấy chế giễu con là "You are FOB". Con định nói lại "Your parents used to be FOB" nhưng con không nói gì và lẳng lặng bỏ đi chổ khác.

F.O.B là cách nói gọn của “fresh off boat” (vừa rời khỏi thuyền), ngụ ý chỉ người còn chân ướt chân ráo khi tới nước Mỹ, không am hiểu gì. Tôi ôm thằng con vào lòng và nói:

- Con làm vậy là đúng, không nên gây rắc rối trong trường dẫn đến việc bất hoà, bè phái, con hiểu không? Đây là chuyện nhỏ li ti ấy mà. Mọi người trên đất Mỹ này đều là FOB từ buổi ban đầu, chỉ là kẻ trước người sau mà thôi. Bạn ấy không hiểu nguồn gốc nên mới nói vậy. Nhân nói đến nguồn gốc má cũng muốn nói thêm với con là mình nên giữ nguồn gốc của mình, mình là người Việt Nam. Làm gì thì làm, dù có sinh ra và lớn lên ở đây, dù có nói tiếng Mỹ như người bản xứ, dù có thấm nhuần văn hóa Mỹ thì mình cũng không phải là Mỹ, ngoại hình của mình cho mình biết điều đó. Mình phải hòa hợp với ở đây, nhưng vẫn phải biết mình là ai, xuất phát từ đâu, tức là phải biết nguồn gốc của mình. Đề tài này dài và rộng lắm, để khi khác nói.

Tôi cố gắng "đánh lạc hướng" nhưng hình như nó vẫn còn gút mắc chuyện "FOB" nên nói:

- Đáng lẽ người đi trước phải biết giúp đỡ và thông cảm cho những người đi sau ha má.

- Đây lại là một chuyện khác nữa con à, ở đời đâu phải ai cũng tốt với con và đừng bao giờ mong điều đó, có người này người khác. Con đã đến Ellis Island ở New York rồi nên con cũng hiểu ít nhiều về chuyện những người Châu Âu di dân sang Mỹ từ những năm 1892 khi Mỹ có chính sách kêu gọi di dân từ các nơi khác đến để phát triển và xây dựng Hiệp Chủng Quốc. Những chuyện chế giễu hoặc thậm chí là "kỳ thị" của bạn bè con đừng quan tâm, má không nhớ nguyên văn nhưng có một câu nói đại ý là "Hãy cám ơn người đạp ta ngả xuống để ta biết cách đứng lên." Câu trả lời tốt nhất của con đối với bạn ấy là kết quả học tập của con, xa hơn nữa, câu trả lời tốt nhất của con đối với những người "kỳ thị" con là tương lai của con sau này. Đồng ý không?


Nó cười lớn và trả lời tôi: "completely agree má à"

Hai câu chuyện được "giải tỏa". Giải tỏa trong lòng nó, nhưng trong lòng tôi chưa được giải tỏa...

Một lúc sau điện thoại reo, trường elementary của thằng con trai gọi. Một cô trong văn phòng nhà trường cho biết, thằng con tôi và một đứa khác đánh nhau trong sân trường. Tôi vội hỏi chuyện xảy ra như thế nào, có nghiêm trọng lắm không. Cô trả lời: "Hai đứa bị gọi lên văn phòng hiệu trưởng, thằng con tôi nói là bạn kia xô nó trước nên nó xô lại. Trong trường hợp bị như vậy, đáng lý ra nó phải báo với cô giáo hoặc giám thị chứ không được quyền xô lại, nếu vậy thì bạn kia có lỗi. Đằng này... một mình thằng con bị cảnh cáo. Tôi giải thích cho nó, ở Mỹ này khó lắm, mình không được "touch" người khác chứ đừng nói là xô người ta. Nếu có chuyện gì phải báo cho cô giáo hoặc văn phòng không được tự ý hành động, mình bị gây sự trước cũng không tự ý phản ứng lại, bất kể chuyện gì phải báo với cô giáo.

- Sao kỳ vậy, tại bạn xô con trước, bây giờ mình con có lỗi.

- Đó là sự khác biệt. Ví dụ nhé, con biết anh A đánh anh B, con muốn bênh vực anh B, nhưng con không thể tự ý đánh anh A, con chỉ có thể báo cảnh sát để cho luật pháp trừng trị anh A, nếu con nhào vô đánh anh A thì con cũng phạm pháp đánh người như anh ta. Có thể can ngăn hoặc khống chế anh ta mà thôi. Hiểu không con trai?

- Ok, má.

Tôi biết tính thằng con trai rất cộc, nó thường không bao giờ chọc ghẹo các bạn khác, nhưng có bạn nào chọc nó thì bản năng nó phản ứng lại liền, nó chưa đủ lớn để "control himself". Do đó, đây là lần thứ hai tôi bị kêu lên trường. Lần trước, trong giờ ăn trưa, có một bạn gái trong lớp ngồi kế bên, cứ lấy tay chọc vào lưng thằng nhỏ, nó bực quá đẩy tay con bé ra, chắc là đẩy mạnh nên con bé lọt tủm xuống ghế, cũng may là con bé kia không bị gì nhưng chúng tôi bị mời lên phòng hiệu trưởng nghe bà nói chuyện mất nửa tiếng.

Tôi "hăm dọa" nó:

- Nãy giờ má nói gì con phải nhớ, nếu xãy ra một lần nữa thì nhà trường đuổi học, và không có một trường nào khác dám nhận con vào học, lúc đó không biết phải làm sao. Chỉ có một cách là cho con về Việt Nam học.

- Con không về Việt Nam đâu, bên đó học cực khổ quá, học cả ngày chưa đủ, buổi tối và cuối tuần cô giáo còn nói phải đi học thêm.

- Vậy phải hứa không bao giờ được để xãy ra tình trạng rắc rối trong trường nữa.

- Yes mom.

Nãy giờ con gái tôi ngồi nghe liền xen vào:

- Thiệt đó má, mấy đứa bạn con bên Việt Nam học dữ lắm, tụi nó đi học thêm nào là toán lý hóa, Anh văn, ngữ văn. Tụi nó học buổi sáng (ở Việt Nam một số trường chia làm hai ca, ca sáng và ca chiều) buổi chiều thứ hai tư sáu bạn Lan học thêm toán của cô trong lớp, tối học lý, còn chiều thứ ba và thứ năm học thêm ngữ văn cũng của cô trong lớp dạy thêm, buổi tối bạn đi học lớp toán nâng cao Lý Tự Trọng gì nữa đó. Cuối tuần phải đi học Anh văn Hội Việt Mỹ.

Tôi nghe mà muốn té xỉu. Nó quay sang thằng em:

- Em thấy chưa, không lo học, lo gây sự trong trường một lần nữa là má cho về Việt Nam học, khổ cho biết. Thấy bạn của chị chưa, chứ đâu phải như bên này, em học sướng quá chừng.

- Chị nói đúng, mình học sướng vậy thì phải lo học, con nít chỉ có mỗi một chuyện duy nhất là học mà cũng không làm xong thì lớn lên biết làm gì nữa.

Một hôm kia, có một cô bạn từ Việt Nam gọi điện thoại sang "tán dóc". Từ ngày chúng tôi sử dụng Viber thì gọi điện thoại qua lại thoải mái, không sợ tốn tiền nên "tâm sự" đủ chuyện "trên trời dưới đất". Nó than thở:

- Hôm trước con Bean (tên nhỏ gái đang học lớp 5 của cô bạn) có một đề văn yêu cầu: "Em hãy tả cảnh công viên vào buổi sáng". Tao hướng dẫn nó làm, trong đó có nêu một ý là trong công viên buổi sáng có nhiều người tập thể dục. Bài văn của con bé không được điểm cao vì thầy giáo phê là "có yếu tố con người" không đạt yêu cầu. Tao hỏi mày, công viên vào buổi sáng không có những người tập thể dục thì có cái gì, công viên mà không có "yếu tố con người" thì có "yếu tố" gì, chẳng lẽ xây công viên lên để cho chó mèo vào đó ị à. Mà mày biết không, ông thầy này là giáo viên dạy giỏi cấp thành phố đó. Ổng soạn ra một cuốn tập làm văn bán cho học trò và "hăm dọa" không đứa nào được cho các bạn khác mượn sao chép lại tài liệu này nghe không. À còn chuyện này nữa, tao có chị bạn có dư một bộ sách lớp 5 còn mới tinh của con chị ấy năm ngoái chưa sử dụng, chị cho con tao. Mày cũng biết, sách giáo khoa ở đây năm nào cũng in mới nhưng chẳng có gì khác, chỉ là năm sau sửa lại những lổi chính tả sai của năm trước chút xíu. Con tao hỏi thầy: "Em có thể sử dụng bộ sách năm trước được không thầy?" Thầy mắng: "Đẹp bỏ hết, mua cái mới." Bộ sách năm trước và năm nay y chang nhau, chỉ khác là màu của bìa sách năm nay đậm hơn một chút. Mày coi có tức không.

Nghe thấy mà phát rầu. Cô bạn nói thêm:

- Ở đây con nít bị ép học khủng khiếp, chương trình nặng nề, chỉ chú ý khối lượng kiến thức nạp vào đầu tụi nhỏ, không quan tâm đến sự suy nghĩ sáng tạo của học sinh, chắc đây là "định hướng xã hội chủ nghĩa" vắt kiệt sức của tụi nhỏ để lớn lên "dễ khuyên bảo". Từ chuyện bài văn của con Bean tao tức lắm, định là gặp ông thầy giáo nói chuyện, nhưng nghĩ lại thầy cũng "làm theo cấp trên thôi". Mày coi, làm văn mà theo ý thầy, không cho học sinh tự suy nghĩ viết theo cảm tưởng của nó thì làm văn cái nỗi gì. Chỉ nhồi nhét vào đầu con nít những gì mình muốn. Ở đây cái gì cũng theo "định hướng...".

- Ừ, tao cũng có suy nghĩ như vậy, bất kỳ chuyện gì dù lớn dù bé cũng đều phải kèm theo cái đuôi "định hướng" Kiểu này đúng là không khá được, trừ phi....

- Trừ phi cái gì?

- Cái gì là gì thì ai cũng biết rồi. Thôi thôi không nói chuyện này nữa.

Chúng tôi cúp điện thoại vì trời đã khuya, hơn 12 giờ đêm rồi còn gì.

Vài ngày nữa là hết mùa hè rồi, tụi nhỏ sẽ lại tung tăng đến trường, tôi hoàn toàn yên tâm về những gì tụi nhỏ được học trong nhà trường, chính sách giáo dục ở đây thật tuyệt, nó giúp học sinh hoàn thiện bản thân về kiến thức và nhân cách làm hành trang vào đời. Nhưng quan trọng hơn hết là học sinh có bản lĩnh lãnh hội được những tinh hoa này hay không, vì bên cạnh đó, lối sống vật chất đua đòi cũng là thứ ngược chiều lôi kéo tụi nhỏ đi về hướng khác.

Đêm đã khuya, trăng non gieo ánh sáng bàng bạc xuống mảnh sân nhỏ sau nhà, đêm hè gió thổi mát rượi vào tận tâm can, tôi chìm vào giấc ngủ lúc nào không hay biết.

Như Thảo

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,341,893
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 28 năm qua, ông không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Trong năm qua, có tới 7 cuốn sách mới. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục thêm bài mới.
Tác giả là một dược sĩ tại Toronto. Với bài viết đầu tiên “Hai Bà Đầm,” ông đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011. Ba năm sau, 2014, ông góp thêm bài “Hồi Ký Của Một Người Tên Ông.” Năm 2016, thêm bài “Bà Mẹ Tây” hay “Thằng Tầu Con của Mẹ.” Sang năm 2018, thêm bài thứ tư, “Đứa Con Lai...Hải Tặc.” Bài viết mới thứ 5 “Chuyện Tình...Hải Tặc” là phần kết của câu chuyện. Bạn đọc Viết Về Nước Mỹ trên Việtbao Online chỉ cần double click vào tên tác giả ở đầu bài, sẽ thấy bài cũ của cùng tác giả. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp và hết.
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông, sống trong trại lính, làm việc theo một hợp đồng dân sự. Chuyện làm việc ở Trung Đông, bài đầu đã được phổ biến ngày 4 tháng 5. Sau đây là bài viết thứ hai, chuyện của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan.
Tác giả tên thật Huỳnh Thị Huệ, 69 tuổi, đến Mỹ năm 1991 theo diện HO. hiện đang là cư dân Downey, California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là chuyện đau thương có thật của gia đình, khi ntgười con trai tử nạn trên xa lộ vì bị một anh Mễ không giấy tờ say rượu lái xe.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ tư của bà.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, đã nhận giải bán kết 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Bài viết gần đây là ký ức Mậu Thân của cô bé thời mới lớn. Và sau đây, thêm một bài viết mới.
Từ 2005, tác giả Hoàng Đức, một nhà giáo hưu trí tại Westminster, góp bài “Dodautre tại Mỹ” và nhận giải đặc biệt Viết về Nước Mỹ. Mười ba năm sau, 2018, thêm một bài mới của Hoàng Đức 2018. Theo tiểu sử do tác giả mới tự sơ lược, tại Việt Nam, 1963-1975, ông là Giáo sư Trung học Đệ nhị cấp. Sau 1975 là mười năm thất nghiệp. Công việc tại Hoa Kỳ từ 1985: High School Teacher; College Instructor, sau đó là Social Worker. Về hưu từ 2002. Mong ông tiếp tục viết và bổ túc địa chỉ liên lạc.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bài viết mới của bà là chuyện tấm hình một cô bé học trò 15 tuổi. Tấm hình từng qua tay kẻ trộm, trở thành bùa hộ mạng của một thuyền nhân, với những tình tiết éo le dài gần một đời người lưu lạc.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến