Hôm nay,  

Thụy

29/08/201300:00:00(Xem: 78876)
Trước 1975, tác giả từng cộng tác với tuần báo Tuổi Ngọc tại Saigon, và là một trong những cây bút học trò được bạn đọc yêu mến. Chỉ mới định cư tại Hoa Kỳ vài năm trước đây, Thu Dung dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải đặc biệt năm 2013 với bài "Chuyện Cổ Tích Không Phải Cho Bé Thơ", kể về một cựu chiến binh Mỹ còn nặng tình với cuộc chiến tại Việt Nam. Sau đây là bài mới nhất của tác giả.

1.
“Chưa bao giờ anh nhìn em bằng cái nhìn như thế!”

Trân đứng sau lưng, tôi không nhìn rõ mặt cô nên cứ nghĩ cô nói đùa, hơn nữa đang bận bịu chọn những tấm hình để gởi cho các bạn nên tôi cũng không quan tâm những lời cô nói.

Trong những dịp lễ hội, Trân bao giờ cũng là một Lady xinh đẹp dù cái ngày cô được bầu làm hoa khôi liên trường, được đóng vai Trưng Trắc hiên ngang cỡi voi (là một chiếc xe Jeep ngụy trang) đi diễn hành trên phố biển đã là một thời xa rất xa.

Những tấm hình lướt qua như những thước phim quay chậm…copy, paste, save, sent…

“Mình nói chuyện chút xíu, anh”.

“Nói đi,vài phút thôi, anh đang bận.”

Tôi đã quen với cái cách nói chuyện chút xíu của Trân, đôi khi kéo dài cả tiếng mà chẳng có gì quan trọng cả… nhưng rất dễ thương, chuyện gì qua lời cô nói cũng bớt đi gần hết phần bi quan yếm thế.

“Em muốn nói từ lâu lắm rồi, anh có nhất thiết phải quan tâm đến Thụy một cách đặc biệt như vậy không?”

Tôi sững sờ quay lại:

“Ý em là …?”

Trân mím môi giữ lại một cơn giận nào đó tôi không hiểu nỗi. Tôi luôn yêu Trân về điều đó, biết kềm chế mọi tình cảm quá độ để lúc nào cũng là một Lady đúng nghĩa.

Không- như –Thụy… Con bé nghịch ngợm của ngày xưa…

Đôi mắt Thụy có màu nâu nhạt, lúc nào cũng nheo nheo tinh nghịch…tôi hay chọc “Người khôn con mắt đen tuyền / Người dại con mắt nửa huyền, nửa mơ…” để nhìn Thụy mở to đôi mắt tròn xoe giận dữ…Thụy có một nốt ruồi son bên mép trái làm nụ cười cô lúc nào cũng tươi tắn dễ thương.

Thụy theo tôi như cái đuôi ngày nhỏ, nhõng nhẻo, mè nheo, nũng nịu… Khi tôi lớn, có vài mối tình thì cô vẫn còn là một bé con nghịch ngợm… Cô đưa thư cho bạn gái tôi, cô luôn là người thứ ba trong các cuộc hẹn hò ngày ấy và sáng suốt phân tích những ưu khuyết điểm của những mối tình tôi cứ ngỡ là sống chết bằng một vẻ đùa cợt nhẹ nhàng… Đám bạn tôi cũng luôn coi cô như một cô em gái nhỏ đáng yêu.

Khi tôi quen Trân, Thụy nói:

“Người này sẽ cột anh bằng dây xích”

Tôi cười:

“Ngớ ngẩn, có thấy ai cột được anh bao giờ chưa?”

Tôi tưởng như những câu đùa giỡn khác, tôi tưởng như những mối tình chợt đến chợt đi khác… Không phải, Trân đã không cột tôi bằng sợi xích nặng nề như Thụy tiên tri mà chỉ là những sợi tơ nhện giăng giăng vững bền muôn kiếp. Tôi có chủ quan lắm không? Và tôi mất Thụy từ đó…biệt tăm.

Tôi là người vốn coi trọng cuộc sống gia đình, những mối tình xưa tôi ném vào ký ức không thương tiếc, huống chi Thụy chỉ là một cô bạn nhỏ thuở học trò…Tôi không cố tình tìm lại dù nếu tìm thì cũng dễ thôi… Đâu đó, tôi vẫn nghe tên cô được nhắc nhở từ bè bạn.

2.
Phòng hồi sinh âm u… tôi bật ngọn đèn sáng nhất để nhìn rõ Thụy. Mien thuy nguyen. Tôi bàng hoàng khi nhận ca trực tối nay với cái tên của một bệnh nhân vô cùng quen thuộc. Đã không ai nói với tôi Thụy mang trong người một căn bệnh nan y. Thụy đang thiêm thiếp trong giấc ngủ sâu sau mổ, xanh xao, nhợt nhạt… Cô bé thân yêu của tôi đâu rồi. Tôi đặt tay mình lên bàn tay bé nhỏ của Thụy, lạnh và buồn. Chưa bao giờ trong đời tôi thấy mình xót xa tuyệt vọng đến vậy… Thụy ơi, tôi gọi tên Thụy như gọi tên một hồi ức thân yêu xưa cũ… một vòm trời kỷ niệm trôi về chầm chậm…

Thụy mắt nâu, má lúm đồng tiền, nốt ruồi son trên mép đang đắm đuối trên sân khấu cùng ban nhạc The Blue Stars: “…từ trăng thôi là nguyệt … Là trăng với bao la… Buồn vui kia là một…Như quên trong nỗi nhớ…”

Thụy áo trắng, tóc xõa dài như mây trên ngọn đồi đại học

Thụy chống cằm phiền muộn trước ly cà phê đen đắng ngắt ở hội quán Hồng Thập Tự không thèm gọi ít cà phê, nhiều sữa, nhiều đá như mọi lần vì đang giận hờn ai đó…

Thụy ơi, tôi gọi tên Thụy và nếm được những giọt nước mắt mặn chát trên môi.

Elisa hỏi: Người thân của Hạo?

Tôi gật đầu

Elisa nói: 4 giờ nữa cô ấy mới thức dậy.

Tôi gật đầu.

Elisa vỗ lên vai tôi: Không sao đâu Hạo.

Tôi gật đầu, Elisa rời phòng sau khi kiểm tra các thiết bị.

Thụy ơi, thức dậy đi, thức dậy đi Thụy ơi…

3.
Khi Thụy thức dậy, tôi là người mà cô thấy đầu tiên, hàng mi cô run nhè nhẹ, tôi ôm khuôn mặt xanh xao của cô trong tay mình, cô he hé mắt nhìn tôi không một chút ngạc nhiên tưởng như không hề có nhiều năm dài xa cách… như ngày xưa …cô nhoẻn miệng cười rồi lại chìm vào giấc ngủ …như ngày xưa, Thụy là con sóc nhỏ, nghịch ngợm, hồn nhiên, vui vẻ… Như ngày xưa, Thụy là cô em bé bỏng luôn đi theo tôi mọi nơi, mọi chốn… Như ngày xưa, Thụy tựa nhẹ nhàng vào vai tôi ngủ gật trong những đêm lửa trại… như ngày xưa…

Tôi không có dịp để nói với Trân về những điều đó. Cuộc sống bộn bề đã cuốn Trân vào công việc… Trân chỉ có thời gian cho những công việc của mình, thú vui của mình và chẳng quan tâm đến những gì cô cho là vô bổ… như chuyện của tôi và Thụy. Tôi nghĩ mình chẳng cần phải giải thích gì với Trân nữa khi Trân thản nhiên nói: “Thụy mổ ở bệnh viện anh hả, nó khỏe không? Em bận quá không thể đi thăm nó…”

Tôi hỏi Thụy về Quang, về cuộc ly dị xôn xao dư luận giữa hai người rất yêu nhau… Thụy cười giòn giã:

- Như hai đứa bé xây lâu đài trên cát, sóng lên cuốn mất, hai đứa ngỡ ngàng nhìn nhau, thấy cái kỳ công của mình thật là vô bổ, vậy là mạnh ai về chỗ nấy…”

Những ngày cùng Thụy trên tầng 7 của bệnh viện nhìn xuống rừng thông của Los Angeles thật bình yên, Thụy như một giấc mơ thanh thản, một nơi về ấm cúng… không phải là ngôi nhà lớn xinh đẹp mà lạnh lẽo vắng người mỗi ngày tôi vẫn trở về. Không phải những cơn lốc công việc xoáy tròn không dứt kể cả những lúc cần phải nghỉ ngơi. Không phải với một Trân quá cứng cỏi, lý trí. Trân là người giúp tôi thăng bằng trong cuộc sống và cùng tôi trải qua bao ghềnh thác cuộc đời để có ngày hôm nay. Nhưng Trân không nên quyết đoán những điều mà cô không thể nào hiểu rõ.

“Em nghĩ vậy là xúc phạm Thụy, hiểu không?”

“Em không xúc phạm Thụy, em chỉ nói điều em nghĩ: thái độ của anh!”

“Anh đã làm gì?”

“Đã như không có em bên cạnh.”

Rất bình thản, Trân chỉ vào tấm hình Thụy với những sợi tóc bay lòa xòa bên má và bàn tay tôi đang vén gọn giùm cô… Đôi mắt Thụy hơi nheo lại và môi cô cười tươi hết cỡ. Tấm khác, Thụy trên sân khấu, chìm trong ánh đèn màu tím thẩm, chỉ là một dáng hư ảo khói sươn, và tôi đang nhắm hờ hai mắt nghe tiếng hát Thụy vang từ tiềm thức “…chỉ cách một mặt hồ …mà muôn trùng chia xa…” Tấm khác, rất nhiều bạn bè hiện diện, ngồi trước mặt tôi và Trân, môi cô hơi mím lại để giấu một nụ cười mà lại khoe hai đồng tiền sâu xoáy. Tôi nhớ lúc ấy, Trân đang kể một chuyện gì đó làm cả bàn cười vui vẻ. Và tôi, tôi đang nhìn cái nốt ruồi son bé nhỏ trên môi Thụy và nghĩ “Cô nhợt nhạt xanh xao quá.” Nên không thể góp với mọi người một chút xíu niềm vui!

Trân không nói gì thêm, cô bỏ đi.

Chẳng sao, rồi mọi chuyện sẽ lại như cũ sau vài ngày chiến tranh. Cuộc sống tất bật đến nỗi chúng tôi không có cả thì giờ để giận hờn lâu …

4.
Phòng hồi sinh âm u.

Thụy đang chìm vào cơn hôn mê cuối.

Elisa gọi tôi bằng điện thoại khẩn.

“Hạo ở lại với cô ấy nhé!”

Chỉ có những nhân viên bệnh viện mới được ở lại phòng hồi sinh. Tôi cầm tay Thụy, những ngón tay gầy lạnh.

Một bàn tay ấm áp đặt lên vai tôi:

“Em xin lỗi.”

Tôi không quay lại, dù rất muốn quay lại để nói với Trân rằng: “Đã quá muộn để nói lời xin lỗi…”

Tôn Nữ Thu Dung
(San Dimas, CA)

Ý kiến bạn đọc
19/09/201307:00:00
Khách
My god! Think about this!
30/08/201315:06:50
Khách
Cảm ơn các bạn đã thích câu chuyện nhỏ này . Những gì nói từ trái tim sẽ đến với những trái tim . Mình nghĩ vậy .
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 834,459,508
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”