Hôm nay,  

Mẹ Tôi, Người Vợ Lính Miền Nam

23/08/201300:00:00(Xem: 69310)
Tác giả cho biết cô sinh năm 1971, tốt nghiệp Kỹ sư Kinh tế năm 1995 ở Sài gòn Việt Nam, theo chồng sang Mỹ từ năm 2006, hiện đang sống ở thành phố Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Tựa đề bài viết được đặt lại theo nội dung. Mong Trang Diệp sẽ tiếp tục viết.

Mẹ tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình giàu có, ông bà ngoại là điền chủ ruộng cò bay thẳng cánh ở miệt Phú Xuân Nhà Bè. Mẹ được ăn học ở thành phố, sau thời trung học ở trường Gia Long rồi đến Đại học Chính Trị Kinh Doanh Đà Lạt.

Ba tôi lại sinh trưởng trong gia đình nông dân nghèo khó, gia đình lại đông anh em, nhưng được cái Ba tôi học giỏi, hiền lành và rất có hiếu. Cũng vì gia đình bên ngoại ngăn cản nên Ba tôi "thất tình" đăng lính dù cổng trường Đại học Văn Khoa, Sư Phạm đang rộng mở. Bà Ngoại làm mối cho Mẹ nhiều người nhưng Mẹ đều "lắc đầu". Khi Ba tôi học xong khóa sĩ quan Thủ Đức 16 và được thăng cấp bậc Đại Úy, và Mẹ tôi thì cũng "chưa có ai" khi tuổi gần ba mươi. Có thể vì vậy mà bà ngoại tôi xiêu lòng và đồng ý cho Ba Mẹ tôi lấy nhau vào những ngày cuối năm 1969.

Dù bị ngăn cản từ đầu và phải qua nhiều khó khăn, thử thách Ba Mẹ tôi mới đến được với nhau, nhưng sau đó, Ba tôi lại là người con rể được bà Ngoại yêu quý nhất.

Cưới xong là Ba tôi ra mặt trận, đi khắp các chiến trường miền Nam từ Quảng Trị, Khe Sanh đến Long Giao, Long Khánh, Bình Long, Phước Long. Ngày tôi chào đời, Ba tôi còn chiến đấu tận bên Lào, bên Cam Bốt. Ôi! Những người vợ lính thời chiến!

Chiến tranh leo thang trong giai đoạn 70-74 thật khốc liệt. Mùa hè đỏ lửa 72, những trận đánh dữ dội ở Khe Sanh, Bình Giã, Đồng Xoài..., tin tử trận dồn dập về từng giờ, từng ngày. Mẹ như ngồi trên đống lửa. Mẹ vừa đi làm ở Tòa Đô Chánh vừa nuôi dạy chúng tôi và trông ngóng tin tức của Ba ngoài mặt trận, đứng ngồi không yên.

Ngày mất miền Nam, Ba tôi đi tù. Mẹ bụng mang dạ chửa, một mình sinh nở. Thằng em tôi ra đời vào tháng Sáu năm đó, đúng lúc gia đình đau thương và túng quẫn nhất. Mẹ một thân một mình, mấy đứa con còn nhỏ xíu, không tiền bạc. Với cái lý lịch "ngụy quyền" và có chồng đi "học tập cải tạo" không còn nơi nào dám nhận Mẹ vào làm. Mẹ xoay sở mọi cách để chúng tôi có cái ăn hàng ngày, đồ đạc trong nhà lần lượt ra đi đến khi không còn gì có thể bán được, Mẹ phải đi bán hàng rong cực nhọc đủ điều, nhưng Mẹ không có nửa lời than van.

Tôi còn nhớ, mỗi lần tết đến, vì không có tiền mua quần áo mới cho chúng tôi, Mẹ ngồi cắt từng chiếc áo dài của Mẹ khi xưa để may cho chúng tôi những bộ đồ mới đi chúc Tết họ hàng. Mẹ không muốn chúng tôi buồn và tủi thân, một mình Mẹ cam chịu.

Sau vài năm bặt tin của Ba, gia đình nhận được tin về người ở tận trâi tù vùng Hoàng Liên Sơn Yên Bái, mẹ tôi lại lo khăn gói lên đường thăm Ba. Thời đó, từ Nam ra Bắc quả là "gian khổ chập chùng", phải đổi bao nhiêu chuyến tàu, chuyến xe, băng rừng lội suối mới tới chỗ Ba tôi bị giam giữ. Thân trong lao tù, nhưng Ba luôn an ủi khích lệ gia đình, cứ mỗi độ xuân về Ba lại gởi cho chúng tôi những bài thơ Ba làm, khuyên nhủ dạy bảo chúng tôi.


Suốt tám năm ròng, Mẹ tôi tảo tần nuôi con, nuôi chồng không quản thân mình. Có thời ngăn sông cấm chợ, Mẹ phải gởi chúng tôi cho bà Nội, đi buôn chuyến Sài Gòn Phan Thiết. Sau mấy lần bị tịch thu hàng, Mẹ tôi không còn vốn liếng đi buôn nữa nên tiếp tục việc chạy hàng rong ngoài chợ. Tôi cũng ôm thùng cà-rem ngồi bán ở góc đường đầu ngõ cùng mấy thứ bánh kẹo lặt vặt bán cho mấy đứa con nít trong xóm để kiếm thêm ít tiền phụ mẹ phần nào.

Khi tới mùa lúa, Mẹ tôi về Nhà Bè làm ruộng với gia đình cô tôi để được chia chút gạo trắng cho chúng tôi có những bữa cơm không độn khoai mì, bo bo. Từng là tiểu thư thành phố, có ăn có học, nhưng công việc nặng nhọc đã cướp đi vẻ quý phái của Mẹ tự khi nào. Nhìn mái tóc điểm sương, đôi tay thô ráp, gương mặt hằn nỗi nhọc nhằn sớm tối của Mẹ chúng tôi thấy thương Mẹ vô cùng.

Hàng đêm trước khi ngủ, mấy mẹ con trên một chiếc giường chật như nêm nhưng chúng tôi rất thích, không ai chịu đi ra chỗkhác ngủ. Chúng tôi lớn dần theo những câu chuyện cổ tích của Mẹ ke. Mẹ tôi đã bươn trong rác rưởi đọa đày mà đi, nhưng Mẹ vẫn dành cho chúng tôi những niềm vui trẻ thơ, con cái vẫn là tài sản quý giá và quan trọng nhất đối với Người. Mẹ muốn chị em chúng tôi biết yêu thương nhau, biết hy sinh chia xẻ cho nhau; có ký ức tốt đẹp về tuổi thơ của mình; có kỷ niệm về gia đình êm ấm. Mẹ nói "Con người ta nghèo nàn về vật chất không sao, nhưng ai nghèo nàn về tâm hồn và tâm linh thì đáng tiếc lắm các con ạ. Mẹ muốn các con dù trong hoàn cảnh hiện tại khó khăn đói nghèo, nhưng tâm hồn mình không nghèo nàn". Mẹ là người đi góp nhặt từng niềm vui, tiếng cười cho chúng tôi trong những hoàn cảnh bi thương nhất của cuộc đời.

Cuối cùng, sau bao nhiêu năm mỏi mòn trông ngóng, Ba tôi trở về từ trại tù. Nhưng gia đình chúng tôi đoàn tụ chẳng bao lâu thì Ba tôi từ trần, khi Mẹ mới vào cái tuổi bốn mươi hai. Nhiều tai nạn dồn dập đổ xuống gia đình tôi, nhưng một lần nữa, vì chúng tôi, Mẹ không ngã gục.

Sau khi chúng tôi tới được đất Mỹ, một lần nữa, vì con cháu, Mẹ đành bỏ lại quê hương, nơi Mẹ đã sống gần bảy mươi năm; sang một đất nước xa xôi, lạ lẫm, bất đồng ngôn ngữ, văn hóa. Lòng Mẹ đau đáu nhìn về nơi chôn nhau cắt rốn, đau xót; nơi ấy Ba tôi đã nằm xuống, mồ im mả lạnh.

Cuộc đời của Mẹ tôi, cũng như của tất cả những bà Mẹ Việt Nam cùng thời, buồn nhiều hơn vui. Thời chiến thì mất chồng, mất con, sống trong cảnh đạn bom khói lửa và những cuộc di cư lánh nạn triền miên; đến thời bình thì bị giam cầm, nghèo khổ trong trại tù lớn là cả quê hương Việt Nam. Sang đến Mỹ, một đất nước giàu có, tự do thì lại làm những công việc chân tay cực khổ, nuôi con ăn học thành bác sĩ, kỹ sư. Nhưng khi con khôn lớn, lập gia đình, thì cũng chỉ một mình mẹ trong căn nhà trống vắng.

Trong mùa lễ Vu Lan, tôi tự hứa với lòng mình là sẽ làm mọi thứ để giữ nụ cười và chút niềm vui còn sót lại trên gương mặt đã già nua và hằn những vết đau khổ của Mẹ.

Cầu mong cho những tháng ngày còn lại của các bà mẹ được yên bình, vui vẻ bên cháu con.

Trang Diệp

Ý kiến bạn đọc
06/09/201306:42:07
Khách
Cám ơn tác giả.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,138,491
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả lại tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà là một chuyên viên xã hội, từng nhiều năm làm việc tại Trung tâm Cao niên một thành phố tại Bắc California. Bà cho biết muốn tham gia viết về nước Mỹ từ lâu, nhưng phải chờ tới khi về hưu mới thực hiện được ý nguyện.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà là một chuyên viên xã hội, từng nhiều năm làm việc tại Trung tâm Cao niên một thành phố tại Bắc California. Bà cho biết muốn tham gia viết về nước Mỹ từ lâu, nhưng phải chờ tới khi về hưu mới thực hiện được ý nguyện. Bài viết đầu tiên của bà là "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc". Sau đây là bài viết thứ hai của tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ khi tuổi ngoài bát tuần. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết đầu tiên là thư kể về mùa đông băng giá khác thường tại vùng Thủ Đô Hoa Kỳ. Sau đây, bài viết thứ ba là chuyện về mùa xuân và hoa đào.
Tác giả là một nhà giáo, tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm Huế năm 1972, đã dạy văn tại Huế 18 năm. Đến Mỹ 1990, đi học và trở lại nghề nhà giáo. Hiện dạy tại 2 trường California State University, Sacramento - Cosumnes River College, và Sacramento, California. Bà cũng từng là hôi trưởng, điều hành Trung Tâm Việt Ngữ Lạc Hồng, Sacramento, từ 1995-1997. Tác giả đã nhận Giải Danh Dự Viết về nước Mỹ 2009, với bài viết Levina, chuyện một thiếu nữ có mẹ Việt và bố là chiến binh Mỹ gốc Phi Châu bị giết tại Tân Sơn Nhất cuối tháng Tư 1975.
Tác Giả lần đầu tham dự VVNM từ tháng 7/2018. Tại Saigon trước 1975, Huỳnh Mai Hoa học Đại Học Văn Khoa, có làm thơ và viết truyện ngắn đăng trên vài nhật báo ở Saigon. Qua Mỹ năm 1993 theo diện HO của chồng, làm nghề tóc.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Tác giả nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến