Hôm nay,  

Bên Lề Họp Mặt: Duyên Không Số

16/08/201300:00:00(Xem: 116897)
thainc_2012_resized
Tác giả (hình trên) đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XII, 2012. Ông tên thật là Nguyễn Cao Thái, sinh năm 1959 tại Huế, vào Saigon 1968, vượt biển đến Mỹ 1979, hiện định cư tại San Jose, CA. Bài viết mới của ThaiNC là chuyện bên lề họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2013: Duyên Không Số.

Tháng tám ngày 11 vừa qua là ngày công bố kết quả cuộc thi Viết Về Nước Mỹ năm 2013 của Việt Báo. Đây là một ngày hội lớn với tất cả các tác giả Viết Về Nước Mỹ. Nói như Kim Dung tiên sinh, đây là ngày quần anh tụ hội, Hoa Sơn luận kiếm.

Năm nay tôi cũng về Hoa Sơn, không để luận kiếm như năm ngoái, chỉ làm một khách mời, nhưng cũng vui lắm vì có một cuộc gặp gỡ bất ngờ đầy thú vị.

Theo chương trình, buổi lễ chính thức phát giải của Việt Báo sẽ bắt đầu vào chiều Chủ Nhật. Buổi sáng hôm đó, anh em trong nhóm Việt Bút tổ chức một buổi họp mặt thân mật bỏ túi lúc 11 giờ sáng trong văn phòng ấm cúng của một bạn hữu trên đường Bolsa, trung tâm của Little Sàigòn. Tôi đến sớm, nên lang thang tản bộ qua mấy thương xá bên cạnh để thăm dân cho biết sự tình.

Và tôi đã gặp lại nàng sau …34 năm xa cách.

Ngày đó, tôi vượt biển thành công, vào trại tỵ nạn Thái Lan, và quen Thúy.

Thúy bằng tuổi tôi, đẹp và hát hay lắm. Tôi lại biết đàn guitar. Hai chúng tôi cùng làm chung trong ban thư viện trại, gặp gở hằng ngày. Hạp nhau như vậy đó, nhưng thời gian gần gủi còn ít ỏi nên chỉ mới …mến nhau như hai ngưòi bạn.

Thúy vào trại trước khá lâu, nên quen nhau chỉ được hai ba tháng ngắn ngủi, gia đình nàng có giấy lên đường định cư tại Mỹ. Đêm trước ngày Thúy rời trại lên đường định cư trúng vào dịp trăng tròn Trung Thu nên Ban chấp hành trại có tổ chức một buổi văn nghệ gọi là vừa mừng Trung Thu, vừa tiễn chân những người may mắn sắp được qua Mỹ xây dựng lại tương lai.

Buổi văn nghệ, Thúy nhận lời hát giúp vui môt bản. Nàng yêu cầu tôi đệm đàn guitar cho nàng một lần cuối để ghi lại một kỷ niệm chung cho hai đứa.

Đêm đó, hai chúng tôi được giới thiệu là “Lê Uyên và Phương của Thái Lan”. Thúy hát thật xuất thần, và tôi tuy lần đầu trình diễn trước đám đông nhưng cũng hoàn thành nhiệm vụ. Nói nào ngay, chỉ có một cái Micro nhỏ xíu cho ca sĩ nên khán giả chỉ nghe và ngắm “Lê Uyên” Thúy nức nở với bản nhạc “Ngăn Cách” chứ đâu ai thèm để ý tới “Phương” ThaiNC khép nép đứng sau lưng ôm đàn mà làm gì. Nói thiệt, nhiều khi tôi còn không nghe được tiếng đàn của mình nữa là khán giả.

Sau khi bản nhạc chấm dứt trong tiếng vổ tay vang dội với những tiếng “BIS!” “BIS!”. Có tên còn nêu đích danh bản nhạc ruột của Thúy ra yêu cầu “Huyền Thoại Người Con Gái … đi Thúy ơi”. Tiếng hoan hô và yêu cầu rầm rộ làm Thúy cao hứng quay lại nói với tôi “Huyền Thoại Người Con Gái nghe Thái”

Vậy mà tôi đành lòng nói “Không” với Thúy thật phủ phàng, và không để cho Thúy kịp hỏi tại sao, tôi bước một mạch xuống sân khấu làm Thúy cũng ngỡ ngàng. Thúy có thể hát không cần đàn, nhưng có lẽ cũng mất hứng nên bước xuống theo không hát thêm một bài nào nữa.

Sáng sớm hôm sau tôi muốn gặp Thúy để nói vài lời giải thích, nhưng lúc này mọi người đều bận rộn tiễn đưa nhau. Thúy cũng vậy, nên hai chúng tôi không có một phút nào nói chuyện riêng với nhau được.

Xe đã bắt đầu lăn bánh rời cổng trại mà tôi vẫn chưa nói được lời nào. Thúy ngồi ngay cửa sổ nhìn xuống xe thấy tôi đứng. Nàng vẩy tay chào không nói một lời, mặt buồn rười rượi. Không biết Thúy buồn vì giận tôi, hay buồn vì đang từ giả người bạn một thời khốn khó bên nhau, và tương lai không biết khi nào sẽ gặp lại.


Chúng tôi mất liên lạc từ đó mãi đến hôm nay.
Ba mươi bốn năm đằng đẵng.
Thúy đã là …bà ngoại của hai đưá cháu xinh xắn.
Không hiểu sao chúng tôi vẫn còn nhận ra nhau dù tôi trên đầu nữa muối nữa tiêu.

Hàn huyên thăm hỏi một hồi, bắt đầu nhắc đến cái đêm văn nghệ năm xưa đó. Nỗi niềm tâm sự chất chứa bao nhiêu năm của tôi bây giờ mới được giải bày.

Ngày đó, tôi chưa kịp nói cho Thúy biết rằng, tay đàn guitar của tôi còn non yếu lắm. Tôi chỉ mới biết đàn sơ sơ vài bản nhạc tủ và một vài điệu slow hay Boléro ruột là còn vỏ vẻ chút đỉnh, còn ngoài ra là tôi ấm ớ ngay. Đại khái với những thằng không biết đàn thì tôi là thằng chột làm vua mà thôi.

Lúc đó, người biết đàn thực sự và đầy đủ căn bản nhạc lý là anh Dũng. Anh Dũng hơn tụi tôi khoảng 6, 7 tuổi, là trưởng ban thư viện kiêm trưởng ca đoàn nhà thờ của trại, anh là anh cả của cả bọn tôi. Nghe nói anh có hôn thê vượt biên trước và đang chờ anh ở Mỹ.

Anh Dũng thương và coi tụi tôi như em. Những khi ngồi hát hò văn nghệ bỏ túi với nhau, những bài căn bản dễ dàng, anh Dũng biết tôi có thể đệm được thì anh để cho tôi chơi. Còn những bài nhanh và khó thì anh ấy đõ hết. Trông bề ngoài thì có vẻ như tôi và anh ấy chia nhau đàn, chứ đâu biết anh ấy là sư phụ, và tôi chỉ đáng làm học trò.

Cả Thúy cũng không nhận ra điều này. Nàng thấy rằng mỗi lần họp mặt ca hát, bản nào nàng ca cũng có người đàn theo, lúc thì tôi, lúc thì anh Dũng, đâu có gì trở ngại.

Cho nên, bản nhạc “Ngăn Cách” chơi theo điệu Boston chậm, và tôi có chuẩn bị trước nên có thể đệm theo dễ dàng, chứ còn bản “Huyền thoại người con gái” này thuộc loại kích động và nhanh, tôi lại chưa chuẩn bị. Bể dĩa là cái chắc!

Nhưng khi đó tôi không đủ can đảm thú nhận mình không biết. Chỉ nói một chữ “không” trơ trụi như vậy bảo sao Thúy không trách và buồn cho được? Tôi biết, nhưng thà để cho Thúy trách rồi sẽ giải thích sau chứ không dám gồng mình đàn cho nàng hát.

Câu chuyện là như vậy đó Thời gian qua thỉnh thoảng ngồi nhớ lại những lỗi lầm thời trai trẻ, tôi vừa tức cười vừa bứt rứt vì chuyện này.

Nghe tôi nói xong, Thúy cười an ủi.

- Thôi Thái quên chuyện đó đi. Thúy biết lâu rồi. Thông cảm, thông cảm.

Tôi ngạc nhiên;

- Sao Thúy biết?

Nàng hỏi lại:

- Biết ông xã Thúy là ai không?

- Ai?

- Anh Dũng chứ ai. Anh ấy nói cho Thúy biết chuyện của Thái từ lâu rồi.

Tôi chưng hửng. Tại sao anh Dũng lại thành chồng của Thúy được nhỉ? Không phải là ngày đó anh ấy đã có hôn thê chờ ở Mỹ hay sao?

- Duyên số hết Thái ơi- Thúy kể

… Không ai ngờ được anh Dũng và Thúy cùng về định cư một tiểu bang, chung thành phố, rồi lại vô đại học chung trường nữa chứ. Lúc đó khi anh Dũng qua tới nơi thì hôn thê cũ của anh không chờ đợi được, đã ôm cầm sang thuyền khác. Tụi này gặp. Anh ấy thương Thúy, Thúy cũng thương ảnh, rồi…cưới nhau. Vậy mà đã 27, 28 năm. Bây giờ tụi này làm ông ngoại bà ngoại rồi đó nghen.

Ôi! duyên số! duyên số!

Họ đúng là duyên số.

Còn tôi, tôi là duyên không số.

Chuyện của tôi là vậy. Cám ơn Việt Báo đã cho tôi dịp được xuống miền nam Cali này tham dự ngày phát giải Viết Về Nước Mỹ mới có cơ hội gặp lại người xưa đặng giải toả nỗi niềm tâm sự này. Bao nhiêu năm qua, mỗi lần nghĩ đến việc mình đã trót làm một người con gái buồn giận, thiệt là bứt rứt lắm, hối hận lắm…

8-14-2013
ThaiNC

Ý kiến bạn đọc
23/08/201304:39:28
Khách
Hân hạnh chào bạn Tifany, Hai Hoang. Cám ơn lời khen tặng của hai bạn.
Chào chú Sáu Steven. ThaiNC cũng hân hạnh gặp và hầu chuyện cùng chú hôm đó. Sang năm hy vọng sẽ gặp lại chú Sáu nữa nha. Cám ơn chú đã khen.
Thân mến,
ThaiNC
19/08/201309:05:42
Khách
Chào cháu Thái,
Câu truyện cháu bất ngờ gặp lại bạn rất cảm động và hay. Tôi rất hân hạnh gặp cháu tại họp mặt Việt Bút mới đây.

Sáu
19/08/201302:56:51
Khách
Truyện ngắn, hư cấu mà đọc cũng vui vui. Thành thật cám ơn tác giả. Mong bài sau.
16/08/201312:05:42
Khách
bài này thật vui và dễ thương .
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,364,167
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Bài viết mới của ông về quan hệ giữa cha mẹ và con cái.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2009. Bài viết mới của cô là một du ký, đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ hai của ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Sau đây là bài viết thứ tư của bà, về thảm họa Alzheimer’s đang gia tăng khắp thế giới, đặc biệt là tại Hoa Kỳ.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung . Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu, nơi ông đang làm việc.
Lời giới thiệu: Tôi là một nữ cư dân của California. Mi Thu là tên viết văn của tôi, hàng mi mùa Thu. Thật ra, tên nàylà âm của chữ MeToo, tên của phong trào nạn nhân lên tiếng tố cáo những người đã xâm phạm tình dục. Câu chuyện sau đây là có thật nhưng các tên đã được thay đổi vì hiện giờ tôi không thấy cần phải tiết lộ danh tánh những người trong chuyện. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8, 2017. Bà tên thật là Huỳnh Kim Oanh, sống tại tiểu bang Virginia. Trước 1975 tại Việt Nam đã làm thơ đăng báo. Đến Mỹ, hiện nội trợ việc nhà. Bài viết đầu tiên kể chuyện từ miền Đông về Little Saigon dự họp mặt liên trường tỉnh Tây Ninh. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến