Hôm nay,  

Tự Hào

19/07/201300:00:00(Xem: 222262)
viet-ve-nuoc-my_190x135Với kiểu “viết như nói”, tác giả đã góp nhiều bài viết và nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2005. Cô tên thật là Trần Thị Ngọc Trâm, sinh năm 1965 tại Saigon, thứ nữ một gia đình H.O. Công việc đang làm: chuyên viên Sở Xã Hội tại Salem Oregon. Bài mới sau đây là một tự sự về quan hệ giữa mẹ và con cái, được viết với lời ghi trân trọng ở cuối bài: “Kính tặng Cha Mẹ thân yêu của con.”

Trong hồ sơ của tôi tại một website của chính phủ tôi tự bạch như thế này:

“I have worked for DHS as a Human Service Specialist, now OHA since 1993. I was a refugee from Vietnam in 1990. I finished Associate of Art Degree from Chemeketa Community College in 1992. I finished Bachelor of Arts from Portland State University in 1996. I am proud to be a Vietnamese originally. I am also very proud to have a chance to immigrate to the US. I have been educated and matured in this country. Thank to my Father who was a Major in the military of The Republic Vietnam. The big part of me missed my Mother country very much. The significant part of me so appreciated what I have learnt and received in the US. My coming years will be the years for contributing to the community.”

Coi lại hồ sơ trên đây, tôi thấy chỉ trong một đoạn ngắn, mình đã hai lần nhấn mạnh là tự hào.

Mỗi con người trong xã hội, khi nhìn lại chính mình, chắc đều có thể tự hỏi điều gì làm mình tự hào nhất. Nhiều người nói chơi hay tự giễu là tôi chẳng có gì tự hào về tôi. Người đó có lẽ tự khó khăn với họ, vì thật sự điều tự hào không mang một kích thước cụ thể nào để đo lường. Cái gì làm mình vui và đáng trân trọng trong suốt quãng đời đã sống đều có thể gọi là tự hào.

Nhiều người có thể cho là tôi chướng vì tôi hay nói tôi tự hào khi thi 4 lần đại học tại Việt nam để vào Khoa Anh Văn trường Đại Học Tổng Hợp. Họ nói thẳng vào mặt tôi, rớt mà còn bày đặt. Vâng, dù rớt, dù chế độ thi cử không công bằng nhưng tôi có lòng kiên trì đeo đuổi ước mơ của mình khi còn có cơ hội. Trong suốt bốn năm luyện thi, tôi từng theo ba tôi đi chở gạo về bán sỉ từ xa cảng miền Tây. Tôi chờ xe đò tải gạo xuống, xốc lên đằng sau chiếc xe mi ni nhỏ của tôi chở về nhà người mua gần trường đua Phú Thọ để bán. Dù tôi không thành ông thành bà gì ở Việt nam tôi cũng tự hào là dù vất vả làm lụng, vẫn không ngừng việc học hỏi.

Vào cái thời của tôi, ở Việt nam mọi gia đình thường đông con, mưu sinh cực nhọc. Gia đình tôi có cả thảy 8 anh chị em. Thủa nhỏ, có thời mỗi tối tôi phải đợi phiên trả bài cho bố tôi. Sau cuộc đổi đời Tháng Tư 1975, khi tôi 10 tuổi, bố tôi phải đi tù tập trung cải tạo. Tám năm không có bố, cả nhà khó khăn hơn. Mãi tới khi tôi 18 tuổi mới thấy ông trở về nhà. Năm đó tôi thi tốt nghiệp phổ thông, đậu không phải là điều chính mà đã là con ông, phải đậu cao, không đậu loàng xoàng được.

Bố mẹ tôi vẫn nghĩ họ hiểu tôi. Hiểu tới đâu, có thể tôi không bao giờ nghiệm được, điều duy nhất tôi nghiệm được là lòng thương vô bờ bến của họ với tôi.

Qua tới Mỹ, làm một người tị nạn, cái nghĩa của hai chữ tự hào đôi lúc tôi cũng phải lật lại tự điển coi mình hiểu đúng hay không. Đúng là tự hào có nhiều kiểu. Điều tôi muốn bàn tới là sự tự hào do phải đổ mồ hôi, sôi nước mắt để một ngày nào đó nở được nụ cười với thành quả đạt được.

Trong những gia đình tị nạn, không ít bậc cha mẹ rất khó thích ứng với hoàn cảnh thực tế, thiếu sự cân nhắc chính xác họ đang ở đâu, con cái họ sinh ra tại đâu, lớn lên trong giai đoạn nào. Họ vẫn tin điều họ nghĩ từ xưa là đúng, trong khi thời đại đã khác rất xa, xa lắm rồi, so với những gì họ biết và trải qua trong quá khứ. Hoàn cảnh mới đòi hỏi sự thích nghi và sự thay đổi không ngừng của cha mẹ để tạo được hòa khí và giảm bớt căng thẳng với con cái trong gia đình.

Bản thân tôi, khi đã làm cha mẹ, tự mình kinh qua những điều mà cha mẹ tôi trước kia đối đầu, tôi mới thấu hiểu tận xương thịt tại sao cha mẹ mình lại buồn và đau đầu với mình như vậy. Lý do là tôi đang đối đầu với hai đứa con nhỏ của mình từng ngày trong một xã hội cha mẹ phải giảm bớt quyền lực với con cái, chừa chỗ cho lý lẽ, tình thương và lòng vị tha để luôn được con tin yêu, thân ái với con.

Tâm lý chung của mọi cha mẹ là điều gì mình không đạt được thì cố gắng tạo điều kiện cho con đạt được. Nhiều bậc cha mẹ là tấm gương hy sinh cho con rất đáng nể. Sự đền đáp xứng đáng cho họ là được nhìn thấy con thành công. Nếu được thì đáng mừng biết bao, nhưng thực tế nhiều khi trái lại. Những hy sinh vun quén điều tốt lành cho con, đôi khi chỉ mang lại sự thất bại, đau buồn.

Thật ra, nhiều kết quả bất như ý có thể tránh được nếu có sự giao tiếp thẳng thắn giữa cha mẹ và con cái. Các bậc cha mẹ cần hiểu con mình muốn gì chứ không phải mình muốn gì cho con. Đối với con cái, nên khuyến khích chúng nói lên ý kiến, lắng nghe để hiểu biết điều chúng đang thật sự mong muốn.

Vì hiểu như trên, ngay bây giờ đây, tôi cũng đang tự học hỏi cách giao tiếp với con, tìm hiểu những điều nó muốn để nâng đỡ và hỗ trợ những điều nó cần, mong giúp nó thành công, thay vì để nó ấm ức khi vào đời và rồi phải nhận lãnh những kết quả không như nó muốn.

Tôi cám ơn sở tôi đã cho tôi đi học 9 tháng về Leadership. Dù tôi nộp 29 jobs không job nào kêu tôi đi phỏng vấn với cái bằng Leadership, bằng cử nhân và 20 năm kinh nghiệp làm việc, tôi vẫn biết ơn vô ngần vì thời gian học này đã giúp tôi có cái nhìn xa hơn, biết định ra những mục tiêu ngắn hạn, dài hạn cho mình, cho hai con để hoàn tất tương đối chu đáo những điều phải làm trong đời thường chứ không chờ nước tới chân mới nhảy.

Tôi nương theo những ưu điểm của con, tìm ra cách giúp nó khắc phục những khuyết điểm. Thí dụ như con trai tôi ham chơi thường quên mang nộp bài phải làm ở nhà, hay quên đưa những giấy tờ cần thiết từ trường về cho tôi ký. Ngay cả một trái chuối ăn dặm mỗi ngày trong cặp nó cũng quên không ăn vì ham chơi. Tôi bày cho con, hai mẹ con cùng làm chung một việc như sau: mỗi tối mẹ nhắc con những điều con cần làm. Sáng ra khi vừa bước vào lớp điều con phải nhớ đầu tiên là mẹ dặn mình làm gì hôm nay. Nếu biết có thể quên, con chỉ cần ghi xuống giấy để trên bàn học. Và tôi đùa, “I don't want someday, your wife calls me and tells me I kick your son out of my house, he forgot my birthday or our aniversary.”

Đúng một tháng sau, mọi việc có vẻ tiến triển tốt đẹp. Sau đó cũng lơi dần, tôi lại tập trung một tháng theo dõi con thật kỹ, với hy vọng càng ngày tính hay quên của con bớt đi. Điều này cũng giúp tôi không phải hằn học với nó khi nó quên và nó cũng không phải bực mình khi tôi gắt gỏng.

Lo xa, lo trước mọi việc dĩ nhiên là tốt, nhưng cũng nên cân nhắc. Thí dụ như trong việc chọn trường đại học cho con cái, có cha mẹ muốn con chọn trường gần để không phải xa con. Có cha mẹ đổ hết của cải để con được học trường danh tiếng mà không coi lại con cái họ có đủ sức sống xa nhà và tập trung được trong chuyện học để đi tới đích hay không. Nếu bạn hỏi tôi chọn trường danh tiếng hay chọn trường gần nhà cho con, tôi sẽ không trả lời liền được. Tôi còn 7, 8 năm nữa để suy nghĩ, tìm hiểu con cái tôi muốn gì và đủ sức tự lập vào thời gian nó và tôi cùng quyết định điều đó hay là không.

Thêm một thí du khác: Thằng bé nhà tôi thích chơi Lego hiện tại, nó bảo lớn lên nó đi Cali làm việc cho Lego factory. Trời, tôi đang ở Oregon, con tôi mới bé bằng tí đã nói xa tôi đi làm việc nơi khác tỉnh bơ. Đáng mừng hay buồn đây. Khó nói lắm bạn. Nó chia xẻ với tôi ước mơ của nó, còn chuyện tương lai đi Cali hay không, lúc này vội nghĩ làm chi. Tôi còn bới cơm cho nó ăn mỗi ngày mà.

Chuyện tìm hiểu con trai là vậy, nhưng với con gái thì lại khác. Một trong những đặc điểm của trẻ tự kỷ là làm việc theo thói quen. Tôi cũng phải dựa vào đó mà phát triển những ưu điểm của cháu. Một điều nữa là cháu có thể cười ngất ngưởng những gì cháu cho buồn cười, còn cháu không cười được những điều tôi và anh của cháu cười, khi không hiểu cháu có thể cho vậy là chế giễu cháu. Dù tôi có giải thích cặn kẽ bao nhiêu, cháu vẫn không thể hiểu. Tôi cũng không còn cách nào khác là chấp nhận. Nếu cháu quên tập vở hay bài làm, tôi nói cháu nhờ người thư ký của trường gọi tôi để tôi xin sở về nhà lấy và đưa tới trường cho cháu. Độ vài lần cháu cởi mở với tôi hơn và không thấy tôi là người mẹ suốt ngày chỉ bắt con phải hoàn hảo nếu không thì sẽ bị mắng.

Tôi thất bại nhiều trong công việc làm và trong đời sống cá nhân. Tôi có thể hiểu được cảm giác của người thất bại. Tôi thề dạy con có tư cách và đạt được những gì nó muốn bằng con đường thẳng và tự sức mình, không ngõ trước ngõ sau hay háo thắng để cuối cùng không biết mình muốn gì.

Lúc nhỏ, tôi may mắn được nhiều người nâng đỡ cho đến khi ra đời trưởng thành mới hiểu mình đã ngủ quên trên những may mắn đó mà tưởng mình ngon. Sau mỗi thất bại của con, tôi đều phân tích cho con thấy những thành công đến từ đâu. Không có gì trong đời đạt được dễ dàng mà không trải qua rèn luyện. Tôi cũng chẳng mắng mỏ con, lườm nguýt khi nó không đoạt giải này nọ. Tôi hiểu khi con không đạt được đã là một điều làm nó bớt tự tin rồi. Điều cần tiếp theo là bồi đắp lòng tự tin của nó.

Trong đời, tôi tin không có ai là hoàn toàn không biết gì hết. Họ có muốn biết và muốn tìm hiểu để biết hay không mà thôi. Tôi dần dần thay câu trả lời của mình không hiểu, không biết bằng để em tìm hiểu rồi bàn lại sau. Tự câu trả lời cũng thử thách tôi và sau mỗi lần tìm hiểu để biết thêm điều gì đó, tôi thấy tự tin trong đời hơn.

Dù tôi không thăng tiến trong công việc, nhưng những kinh nghiệm qua năm tháng làm việc và sự liên kết giữa nhà trường và xã hội, đã giúp tôi vững chải hơn trong việc nhìn ra những gì có thể làm tốt hơn trong việc nuôi dạy con.

Một lần đi bộ với hai con, tôi chia xẻ với con gái tôi, tôi rất tự hào bản thân tôi hội tụ hai nền văn hóa tôi có, tôi sinh ra và lớn lên ở Việt Nam cho tới 24 tuổi và tới tháng 1/14 tôi cũng đã ở Mỹ 24 năm.

Tự hào, biết tự hào về mình và dạy con, nâng đỡ con biết tự hào với những thành quả nó đạt được là phương châm chính trong đời tôi lúc này.

Nếu tôi đã chưa thể làm hết sức cho cha mẹ tôi vui lòng, khi ra đời tôi không thành công như họ mong muốn, tôi mong sự nỗ lực học hỏi của tôi lúc này sẽ giúp cha mẹ tôi hiểu tôi đã biết ơn sự dạy dỗ và chăm sóc của họ như thế nào để có mặt nơi đây dạy dỗ và chăm sóc con tôi trên quê hương thứ hai.

Bài này được viết để kính tặng Cha Mẹ thân yêu của con.

Vành Khuyên

Ý kiến bạn đọc
19/07/201314:50:35
Khách
Bài viết rất hay và chân thật. Xin chúc gia đình tác giả nhiều bình an và may mắn.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 834,219,008
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Bài viết mới của tấc giả đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Ngày 14 Tháng Sáu sắp tới sẽ là Father’s Day 2019, mời đọc bài viết của tác giả Phước An Thy. Ông qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018, ông đã nhận giải đặc biệt về Huế Tết Mậu Thân với bài viết về một gia đình bên cầu Bạch Hổ Huế, có người cha bị cộng sản chôn sống.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2919. Ông cho biết có cha học tập cải tạo chết trong trại Vĩnh Phú năm 1979. Qua Mỹ năm 1998, ông hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết thứ hai của ông có lời ghi “Viết cho sinh nhật đầu tiên của cháu ngoại. Tựa đề được đặt lại theo nội dung: “bật mí” là âm nói lái của “bí mật.”
Tác giả là một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả đã nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ và là thành viên ban tuyển chọn chung kết của giải thưởng nhưng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019. Bà cho biết tên thật Jeanne Bùi, sinh năm 1945. Từ trước 1975, dạy học ở Saigon. Sang Pháp từ 1982, đi học lại rồi làm việc cho Mairie de Paris (Tòa Thị Chính), hiện đã nghỉ hưu. Sau 2 bài đầu không thể phổ biến vì quá dài, cám ơn tác giả kiên nhẫn góp thêm bài thứ ba sống động và duyên dáng. Mong bà tiếp tục viết. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019. Bà cho biết tên thật Jeanne Bùi, sinh năm 1945. Từ trước 1975, dạy học ở Saigon. Sang Pháp từ 1982, đi học lại rồi làm việc cho Mairie de Paris (Tòa Thị Chính), hiện đã nghỉ hưu. Sau 2 bài đầu không thể phổ biến vì quá dài, cám ơn tác giả kiên nhẫn góp thêm bài thứ ba sống động và duyên dáng. Mong bà tiếp tục viết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả lại tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.