Hôm nay,  

Đi “Thăm Nuôi” Ở Mỹ

16/07/201300:00:00(Xem: 237457)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả sinh năm 1938, cựu sĩ quan an ninh quân đội, sang Mỹ theo diện H.O. vào năm 1990, hiện đã về hưu và an cư tại Westminster. Ông tham dự Viết Về Nước Mỹ từ 2008 và đã góp nhiều bài kề lại những sinh hoạt sống động. Sau đây là bài viết mới của ông.

Vừa sắp đồ ăn vào thùng vợ tôi vừa càm ràm sao suốt đời tôi khổ vì chồng vì con. Ở Việt Nam thì phải “thăm nuôi” ông chồng đi tù cải tạo. Sang đây thì phải “thăm nuôi” con cháu. Điệu càm ràm được bà xuống gọng "xề" nghe não ruột làm sao!

- Cũng tại bà cả!

- Ông bảo tại tôi là sao?

- Thì hồi đó bà khắt khe với con bà quá thành ra nó phải bung ra rồi đi xa.

- Bao năm nay tôi đã biết lỗi của tôi rồi mà ông cứ nhắc hoài! Cũng may nó xa gia đình mà không bị hư hỏng, bây giờ có gia đình con đàn con đống.

- Vậy bà vui chứ sao kêu khổ hoài vậy?

- Ông tính coi người ở đàng đông kẻ ở đằng tây "hai phương trời cách biệt" mỗi lần đi cũng tốn kém lắm chứ.

Bà xã tôi nói vậy mà không phải vậy, bao nhiêu tình thương đổ dồn cho thằng con út hết, nó tên Khôi, cái thằng bỏ nhà đi đó. Hồi nó bỏ nhà đi bà đau khổ mà đau khổ trong lòng không dám nói ra sợ tôi la vì bà biết tôi cũng buồn, nó là niềm vui của tôi trong nhà.

Chúng tôi có ba đứa con, một gái hai trai, chị nó thì lúc nào cũng quấn quít bên mẹ, nó không có gần bố, cả thằng anh nó nữa, ba cha con có vẻ xa cách không biết vì lý do gì, nhưng thằng út thì lúc nào cũng gần gũi bố, nó có óc khôi hài làm mình vui, mặc dù nó đã 18, 19 tuổi rồi. Từ hồi nó đi xa lập nghiệp tôi cũng hụt hẫng, tôi nói với bà ấy, nó là niềm vui của tôi, bây giờ tôi biết đùa giỡn với ai. Tôi còn bảo bà nên biết con cái ở Mỹ này nó khác Việt Nam, mang lề lối xưa mà áp dụng với chúng nó ở bên Mỹ này thì đâu có được. Ừ. Hỏng thật! Bà nói, từ nay tôi sẽ áp dụng lối sống ở Mỹ này là con cái lớn lên khi đã có vợ có chồng thì ra sống riêng không ở chung với bố mẹ, ở chung với con dâu con rể phiền toái lắm. Thế là con gái đi lấy chồng có nhà riêng, con trai lấy vợ cũng ra ở riêng. Hai vợ chồng tôi cu ky sống trong một mái nhà. Ấy thế mà yên không có điều ong tiếng ve giữa mẹ chồng và nàng dâu.

Cũng may là hai đứa lớn có vợ có chồng đều có nhà ở gần chúng tôi trong City Westminster, mọi người gặp nhau hàng tuần. Lúc còn nhỏ, tụi nhỏ đã ăn quen những món ăn mà mẹ nấu, bây giờ ra ở riêng tụi nó vẫn thích những món ăn xưa nên hay đề nghị món này món kia đem lại cho chúng nó hằng tuần. Nghĩ đến thằng út ở Florida, lại thương cho nó không được ăn những món mẹ cho ăn khi còn nhỏ, cho nên một vài tháng lại làm đồ ăn gởi bưu điện lên cho nó.

Kỳ này vợ thằng út Khôi gọi về nhờ bố mẹ sang giúp vợ chồng nó vì ba đứa nhỏ đều đau cả. Vợ tôi nói lúc này mình cũng rảnh, đi “thăm nuôi” chúng nó một chuyến đi anh.

Đi thì đi.

Thế là chúng tôi bắt tay vào việc đi sắm đồ ăn. Hỏi chúng cần gì thì nó nói mẹ hỏi chị "Nanh". Con gái tôi tên Quỳnh Anh tên đẹp vậy mà hai em nó hồi nhỏ nói ngọng cứ gọi là chị "Nanh" thành ra chết cái tên của chị nó, mà hình như chị nó cũng thích cái tên thân thương đó nên không phản đối thành ra các cháu cũng kêu là bác "Nanh". Chị em chúng nó thương yêu nhau. Thằng em đề nghị mua cái gì đem sang chị nó đều mua hết, mà nó đề nghị những hàng độc không à.

Hàng độc gồm có: ốc len xào dừa 3 ký, thứ này mua cho Mỳ (Amy cứ kêu tắt là Mỳ, con lớn của Khôi), crawfish 2 ký vì bên Florida đồ sốt không ngon, dồi heo và giò thủ mua ở phở Nguyễn Huệ, 2 cân giò bì mua ở Nguyên Hương, 10 cân giò lụa mua ở Đức Hương, 5 packs pate gan ngỗng (mỗi pack 5 lon) mua ở Mỹ Hiệp, 10 con gà đi bộ mua ở Hố Nai, 10 ổ bánh mì thịt (đồ chua và thịt để riêng) mua ở Top Baguette và 1 gallon cà phê sữa mua ở Gala... ôi thôi kể ra không hết. Tôi phải đóng hai thùng, canh làm sao mỗi thùng 50 pounds để gởi đi máy bay vì quá số lượng họ bắt bỏ ra, còn quần áo và đồ chơi cho nấy đứa nhỏ trong hai va ly nhỏ kéo tay lên máy bay.

Đang đóng thùng vợ tôi nói: Ông ở nhà tôi đi đằng này một tý. Lát sau bà ấy lôi về độ 5, 6 pounds bánh cuốn Thanh Trì, đậu hủ chiên hành và một chai nước mắm và giải thích bánh cuốn tôi mua ở Thanh Sơn và nước mắm phải lại mua ở bánh cuốn Tây Hồ con mình nó thích như vậy. Bánh cuốn thì bỏ vào giỏ cầm tay chứ bỏ thùng nó nát mất. Ấy quên, ông ở nhà nhá... Thế là bà ấy lại phóng đi, lát cái đem về chuối nướng, nem chua và bánh đậu xanh. Chuối và nem chua ở Hiển Khánh còn bánh đậu xanh mua ở Bảo Hiên Rồng Vàng. Tôi noi, thôi bà ra mua cả chợ Sài Gòn đem sang cho nó. Thôi mà ông, lâu lâu mình mới đi thăm nuôi nó một lần

Vé máy bay chị nó book, nếu đi ban ngày giá trên sáu trăm một vé, còn đi ban đêm còn bốn trăm sáu, con book cho bố mẹ đi ban đêm đi thẳng không phải chuyển máy bay. Vậy tốt rồi nếu chuyển thì vé rẻ hơn nhưng mệt lắm.

Chúng tôi đến phi trường Orlando lúc hừng sáng. Phi trường này khác các phi trường khác là xuống máy bay phải đi bộ một đoạn rồi mới lên xe điện chở đến chỗ lấy hành lý, không phải chờ lâu khoảng độ 2, 3 phút thì có một chuyến. Nếu ai đến lần đầu xuống máy bay phải đi theo những người trước để đến bến xe điện vì rất dễ bị lạc.

Xe đón về đến nhà, con cháu mừng rỡ, thấy chúng vui cũng bõ cái công mình bỏ ra lo cho chúng. Bà nội liền sắp bánh cuốn ra, nào giò chả, đậu hủ chiên, nem, giá, dưa leo, rau thơm đủ bộ, rót nước mắm ra còn nói nước mắm Tây Hồ đó! Thằng nhỏ nói nhất Mẹ rồi, làm bà cũng cảm động.

Ăn uống xong vợ chồng nó chuẩn bị đi làm, đi hai xe, hai đứa làm hai nơi, chồng hối hai đứa lớn chuẩn bị lên xe chở đi học, còn đứa bé hai tuổi có cậu Phong trông coi ở nhà.

- Tao thấy, vợ tôi nói, mấy đứa nhỏ khỏe mạnh cả có đứa nào đau đâu?

- Xin lỗi bố mẹ chúng con phải nói dối vậy bố mẹ mới sang gấp.

- Thấy các con cháu khỏe mạnh cả là bố mẹ vui rồi.

- Ông rồi hảy dở đồ ăn ra để tôi thanh toán cái tủ lạnh sạch sẽ rồi hãy xếp đồ vô.

Lần nào cũng vậy, vợ tôi sang thăm chúng nó cũng phải bỏ mấy ngày ra dọn dẹp nhà cửa, từ lau chùi tủ lạnh đến kệ thờ, tủ quần áo đến bếp núc, cái gì vợ tôi cũng lau chùi rửa ráy xếp đặt lại, làm thì làm mà cũng càm ràm.

- Con vợ nó đoảng lắm chỉ lo làm tiền còn nhà cửa bếp núc thì bầy hầy, lúc nào sang cũng dọn dẹp.

- Bà bây giờ cũng lớn tuổi rồi lo nghỉ ngơi, kệ tụi nó.

- Ngập ngụa như vậy coi sao được!

Tối đến, Hải em vợ thằng Khôi sang thăm. Vừa bước vào nhà miệng oang oang:

- Con nghe hai bác sang chơi con lại thăm hai bác.

- Cám ơn con.

- Bác trai, kỳ này cháu sắm được tàu đi câu cá rồi, cuối tuần hai bác cháu mình đi câu.

Tôi liền giơ ngón tay lên miệng chỉ về bà xã tôi ý nói đừng nói lớn. Tôi nói nhỏ, độ này bà ấy tu rồi không cho bác sát sanh.

- Đi câu tàu thích lắm, bác trai phải đi một lần cho biết.

- Ừ, để bác bảo bác gái là bác đi tắm biển với tụi con.

- Vậy Chủ Nhật 5 giờ sáng cháu lại đón bác trai và anh Khôi, cháu sẽ chuẩn bị mồi câu và cần câu, bác trai không phải lo gì hết.

- Sao đi sớm vậy?

- Từ đây ra đến biển phải hơn 2 giờ lái xe.

Đời tôi có hai thú vui: thú xoa mạt chược và thú câu cá mà ngẫm ra thú nào cũng đau thương hết, gọi là thú đau thương: đi câu cá, cá mắc câu dãy dụa đau đớn mang tội sát sanh, còn xoa mạt chược tuy ít sát phạt nhưng ngồi lâu mất thì giờ hại cho sức khỏe bản thân, nói bỏ mà có bỏ được đâu!

Chủ Nhật cũng tới. Ba bác cháu lên xe lớn kéo theo cái ca nô ra biển. Trên đường đi ghé Mc Donald mua cà phê và đồ ăn sáng và trưa, sau ghé tiệm bán mồi, tụi nó rành mồi câu, câu cá nào thì phải mồi nào. Hải còn cho biết cháu đã nghiên cứu giờ nước lên và nước xuống và đi biển nào thì có cá, cháu có máy dò cá, bác trai yên tâm thế nào hôm nay đi sẽ câu được khá.

Tôi thấy lòng lâng lâng, từ trước đến nay chỉ đi câu trên cầu toàn cá nục và cá bạc má, con nục nào lớn chỉ bằng cườm tay. Bây giờ được đi câu cá lớn mường tượng lúc giật lên chắc sướng tay lắm.

Xuống đến biển, trời cao biển rộng thấy lòng lâng lâng, nhìn hai đứa nhỏ kéo ca nô xuống biển loay hoay hì hục mãi mới xong mình cũng cảm thấy áy náy là mình đi câu có vẻ tài tử quá không đụng đến ngón tay. Tàu ra khơi chạy hơn một tiếng mới ngừng lại, hôm nay biển lặng gió yên nên không có một mỏi. Chúng thả neo và chuẩn bị cần câu mỗi người một cần và móc mồi sẵn cho tôi, tôi quăng câu không được xa lắm, thấy vậy nó nói bác trai để con giúp bác, nó liệng một cái mồi câu vút đi xa tắp, đúng là tay câu sành sỏi.

Một loáng cái nó giật lên một cái vút, cần câu cong xuống, dây câu dằng qua dằng lại, mặt nó căng thẳng ghìm tay quay, thỉnh thoảng nới dây câu theo sự rút mạnh của con cá, nó giải thích lúc này cá mới móc câu nó còn mạnh nên phải nới lỏng cho nó vùng vẫy chứ mình kéo mạnh lên thì sẽ đứt dây câu, nhưng lâu lâu cũng quay dây câu lên khi thấy nó không vùng vẫy, con cá chạy quanh tàu làm người câu phải đi theo. Nó cười khoái trá đúng ổ rồi bác trai ơi, hôm nay tha hồ mình câu.

Sau mười phút vật lộn mới đem được con cá lên thuyền, trước khi lên phải dùng vợt xúc vì con cá lớn không thể nào kéo lên cao được. Hải lấy thước ra đo và giải thích phải đúng kích thước qui định, nếu nhỏ quá phải thả xuống không có mỗi con bị phạt 500 và người ta còn qui định mỗi người chỉ câu được sáu con. Một con cũng ăn ứ hự đâu cần phải câu sáu con, cá gì mà to như vậy? Cá Yellow tail, bác trai.

Tôi dòm đuôi thì thấy đuôi màu vàng. Hải lại móc mồi câu quăng xuống lúc cái lại kéo lên con nữa sau một hồi vật lộn. Khôi nói thằng này sát cá lắm bố ơi, lát sau Hải lại giật lên con nữa. Bố thấy không, con và bố đâu đã được con nào. Tôi nghĩ thầm đúng là có mả, câu tôi nhắp cần câu lên xuống lúc thì cuộn dây lên lúc thả dây ra tôi thấy nhấp nháy dây câu tôi để yên đợi cho nó kéo mạnh tôi đứng thế giật mạnh và la lớn finally có cá cắn câu. Bác trai để con giúp cho. Dỡn mày! Vậy bác trai cứ giữ chặt cần đừng có cuộn dây. Khi nào căng quá bác trai nới lỏng dây ra một chút.

Con cá mắc câu lượn qua lượn lại lúc thì sâu xuống, tôi thấy tê người cảm giác mình đang nặn con bài mạt chược, nặn ra đúng con Tổng trong khi mình chờ Khản Khản. Vùng vẫy mãi con cá cũng thấm mệt, tôi từ từ kéo con cá gần mạn thuyền nhưng không làm sao đem lên được, mệt phờ râu thôi đành chịu thua. Hải giúp bác một tay, với thao tác thông thạo chàng đem con cá lên không mấy khó khăn. Con cá thật lớn, chưa bao giờ tôi câu được con cá lớn như vậy.

Đi “thăm nuôi” kỳ này tôi vui mừng được gặp con cháu và được đi câu trên tàu, tìm được cảm giác mạnh, một kỷ niệm khó quên.

Nguyễn Kim Dục

Ý kiến bạn đọc
16/07/201318:12:58
Khách
Giờ này mà ông vẫn xài chữ , "tù cải tạo!" Tôi sợ ông thuộc bài quá thành ra quên là ông bị tù vì CS trả thù!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,000,727
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả là một kỹ sư hồi hưu, đã sống 25 năm bên Pháp, hiện là cư dân Irvine, từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Đây là bài viết mới của Ông.
Tôi đi mình lên trong chuyến xe lửa từ Paris sang Thụy Sĩ với tâm trạng nôn nao và thoáng lo âu ngần ngại, mặc dù đây không phải là lần đầu thân gái dặm trường xuyên quốc gia như thế này
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, nhưng trong tháng trước tác giả đã có bài "Nước Mỹ là nhà của Mị" ký tên thật là Quynh Gibney.
Tác giả: Nguyễn Thị Thêm Bài số 5834-20-31618-vb5111419 Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Bà sinh năm 1948 tại Biên Hòa, cựu học sinh Ngô Quyền. Trước 1975, dạy học. Qua Mỹ năm 1991 theo diện HO, hiện là cư dân Nam Ca Li. Bà kể, "Chồng tôi là lính VNCH. Hai con tôi nay là lính của quân đội Hoa Kỳ. Tôi hết làm vợ lính lại làm mẹ lính." Sau đây là bài viết mới của tác giả.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển, ơng định cư tại Mỹ từ 1990, hiện làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice A Journey of Hope" của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975.
Nhạc sĩ Cung Tiến